intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

445
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1 Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam, phần 2 trình bày các nội dung: Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam, lựa chọn mô hình công nghiệp hóa cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam: Phần 2

  1. -------------------------Chương 3 ----------------------------- n ô ttìntt cô n c nctiiỆp ttón ở VIỆT nan Mặc dù trong các Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đưa ra một mô hình cụ thế nào về công nghiệp hóa đất nước cho cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hay cho từng giai đoạn cụ thể, nhưng qua các quan điểm, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, chúng ta vẫn có thế nhận thấy bóng dáng của mô hình công nghiệp hóa qua từng thòi kỳ. Có thê’ phân chia quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam thành ba giai đoạn, gắn với những đặc điếm lịch sử, kinh tế cụ thể khác nhau: 1955-1975, 1976-1985 và 1986-2010. Mú HÌNH CỦNG NGHIỆP HÓA GIAI SŨẠN 1955-1975 Ở Miền Nam Bối cảnh tiến hành công nghiệp hóa • Đặc điếm nổi bật của thời kỳ này là sự hình thành và mở rộng của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, theo đó là thu hẹp
  2. 234 MỘT s ó MO H)NH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VA VIÊT NAM Sự thống trị của hệ thống tư bản, thê’ hiện rõ nét nhất là sự tan rã của chủ nghĩa thực dân kiêu cũ. Trước thực tế đó, Mỹ đã chuyển sang thực hiện sự bóc lột và nô dịch thuộc địa băng chính sách thực dân kiểu mới. Thêm vào đó, sự thất bại của phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sự suy yếu của các đế quốc Anh, Pháp và Hà Lan cũng tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện ý đồ nô dịch châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. • Tại Việt Nam, tháng 7/1954, ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne- vơ được ký kết, chính quyền Ngô Đình Diệm đã được Mỹ dựng lên nhằm thực hiện mun đồ biến miền Nam thành thuộc địa kiếu mói của chúng. Đê’ duy trì chế độ này, Mỹ tăng cường đầu tư vào Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung thông qua chiêu bài đầu tư tư bản tài chính và công nghiệp, viện trợ kinh tế, viện trợ kỹ thuật. ề. Mục đích Mỹ viện trợ kinh tế cho miền Nam, đặc biệt viện trợ hàng hóa, là nhằm tạo cho vùng này một sự phồn vinh giả tạo, kích thích sự đua đòi tiêu dùng của người Việt. Chi tính trong 2 năm 1958-1959, Mỹ đã "rót" vào Sài Gòn và các vùng phụ cận đến 1,2 tỳ đôla127. Động thái đó đã đưa Sài Gòn trờ thành miếng nam châm thu hút các nhà tư sản trong và ngoài nước, đặc biệt là tư sản người Hoa. • Công nghiệp hóa tại miền Nam thòi kỳ này đã có tiền đề vật chất - kỹ thuật do thực dân Pháp tạo ra. Đó là là một hệ thống công nghiệp và kết cấu hạ tầng có trình độ phát triển cao hom miền Bắc cùng then điếm, trong đó có nhà máy rượu Bình Tây (xây dựng năm 1901), nhà máy bia-nước ngọt BGI và nhà máy thuốc lá MIC (1929), nhà máy thuốc lá Bastos (1939), xưởng đóng tàu Caric (1938), các nhà máy điện J. Compte, hãng cao su Labbe...128 127 N guyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, sđd. 128 N guyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, sđd.
  3. Mô hình c ô n g nghiệp h óa ở Việt Nam 235 Thực trạng công nghiệp hóa Công nghiệp hóa ở miền Nam gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược nhằm âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiêu mới của Mỹ, do đó là một quá trình mang đậm bản chất của mô hình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Công nghiệp nhẹ điếm đột phá của tiến trình công nghiệp hóa - Điểm đột phá của sự nghiệp công nghiệp hóa tại miền Nam lúc đó là các ngành công nghiệp nhẹ, dựa vào lợi thế về lao động và tài nguyên tại chỗ, có khả năng xuất khẩu. Đây là những ngành cần ít vốn nhưng lợi nhuận cao vì vòng chu chuyển vốn ngắn. Mặt khác, đây cũng là chủ trương của Mỹ trong chiến lược biến miền Nam thành xã hội tiêu dùng "kiểu Mỹ". Đó chính là sự lặp lại mô hình công nghiệp hóa các nước tư bản chủ nghĩa đi trước đã thực hiện. Với phương châm đó, các ngành công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp hàng tiêu dùng như công nghiệp dược phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp da-giày và công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm... được đầu tư phát triển mạnh. Hàng năm, công nghiệp hàng tiêu dùng chiếm khoảng từ 73-74% giá trị sản lượng và khoảng 77% tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp.129 Hệ thống máy móc được sử dụng thời kỳ này hầu hết đều có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển như: Pháp, Mỹ, Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản, vì vậy trình độ công nghệ khá hiện đại. Các khu công nghiệp đã được hình thành khá sớm. Đầu tiên là Khu công nghiệp Biên Hòa, thu hút tới 70% tổng số xí nghiệp và 80% năng lực sản xuất toàn miền, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng tốt, đáp úng tốt nhu cầu thị trường. Tiếp đó là các khu công nghiệp khác ở Đà Nang, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ... cũng được hình thành. 129 Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, sđd.
  4. 236 MỘT s ó MO HlNH CỔNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ể GlO l v a v i ệ t n a m Bảng 3.1: Năng lực sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu của miển Nam thời kỳ 1955-1975 Chl tiê u Công su ất Chỉ tiê u Công su ất Năng lượng (triệu kwh/năm ) 1.500 Bột ngọt (tấn/nám ) 5.200 Cơ khí và luyện kim Gang thép (tán/năm ) 76.000 Dệt, nhuộm (triệu m éưnăm ) 250 Thuốc lá (triệu bao/năm ) 1.100 Giấy (nghìn tán/năm ) 5 0 -6 0 Đường (nghìn tấn/năm ) 60 Diêm (triệu bao/năm ) 100 Nước ngọt (triệu líưnăm ) 60 Thủy tinh (tán/năm ) 30.000 Bia (triệu líưnăm ) 110 Xà phòng (tấn/năm ) 30.000 Ép và tinh luyện dáu thực vặt 84.500 (tán/năm ) Xay xát và chế biến hoa màu 400-S00 Xi măng (tán/năm ) 294.000 (nghìn tán/năm ) Nguỏn: Tổng hợp số liệu từ Chính sách công nghiệp... và các công cụ chính sách công nghiệp: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra cho công nghiệp hóa cùa Việt Nam và 45 nâm kinh tế Việt Nam (1945-1990), sđdắ Theo SỐ liệu thống kê của chính quyền Sài Gòn cũ, tính đến đầu năm 1975, toàn miền Nam có khoảng 175.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, với hơn 1,4 triệu lao động. Vào thời kỳ đó, tại miền Nam đã có nhiều xí nghiệp quy mô lớn, với số lượng công nhân từ 200-1.000 người, trong đó có 11 xí nghiệp sử dụng trên 1.000 công nhân. Riêng Sài Gòn, trước năm 1975 có 761 xí nghiệp lớn và vừa, trong đó có 437 xí nghiệp có quy mô từ 500 công nhân trở lên, 270 công ty độc quyền trong các ngành hàng quan trọng. Những xí nghiệp tên tuổi trong ngành cơ khí và luyện kim có Vicasa, Vikimco, Vinappro, Vikyni, Silico, Sirtco, National, Sony, Canic, Citroen..., đặc biệt nhà máy Ba Son có thể sửa chửa và đóng mới được các loại tàu có trọng tải hàng nghìn tấn; trong lĩnh vực sành sứ7 thủy tình có Thủy tình Việt Nam ở Khánh Hội, Thủy tinh Hưng Phú, nhà máv phích nước Bình Tâyử..; trong lĩnh vực cao su có các xí nghiệp Michelin, Bình
  5. M ô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 237 Lợi, Tiến Đạt, Tân Phú, UFI Palastic... Ngoài ra, còn có nhà máy Bia Sài Gòn công suất 150 triệu lít/năm130; các nhà máy chế biến mỳ ăn liền (Hai tôm, Năm tôm...). Nhiều nhà máy trong số đó vẫn tồn tại và phát huy hiệu quả cho đến ngày nay. Tính đến thời điểm đầu năm 1975, tổng giá trị tài sản cố định toàn ngành công nghiệp miền Nam ước đạt khoảng 800 triệu đôla. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm chiếm từ 8-10% tổng sản phẩm xã hội toàn miền. Trong lĩnh vực xây dựng, vào những năm 1960-1970, tại miền Nam đã có mặt nhiều công ty nước ngoài với tư cách là "công ty mẹ", trong đó có những công ty thuộc loại tầm cỡ của Mỹ, như RMK-BRU (Raymond Morrison Knutsen-Brown and Root Jr) và PAEI (Pacific Architects and Engineers Inc). Ờ trong nước, các hãng thầu khoán xây dựng, với quy mô vốn lên tới hàng tỷ đồng (tiền miền Nam lúc đó) cũng tăng mạnh, trong đó nổi lên là công ty Phương Nam, Kiến Tạo, Nam Thắng, Hiệp Mỹ, Thái Thuận... Công nghiệp miền Nam tuy có bước phát triển song phụ thuộc nặng vào nước ngoài. Ngoại trừ ba ngành xay xát gạo, nấu rượu và làm muối sử dụng 100% nguyên liệu trong nước, còn lại đều phải nhập khẩu nguyên liệu, trong đó có ngành phải nhập từ 70-100%. Kế từ 1970, hàng năm miền Nam phải nhập khẩu tói khoảng 300 triệu đôla nguyên liệu và phụ tùng, 65 triệu đôla máy móc thiết bị. Đáng chú ý là, ngay cả nhiều ngành trong nước có nguồn nguyên liệu tiềm năng vẫn phải nhập khẩu với một lượng khá lớn, như đường (5 vạn tấn/năm), thuốc lá (3.000 tấn/năm), ép dầu (1.000 tấn dầu dừa khô/năm), cao su (7.000 tấn/năm)Ểắ. Sự lan tỏa của công nghiệp hóa sang lĩnh vực thương mại ■dịch vụ Thực hiện chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, mạng lưới thương nghiệp và đội ngũ thương nhân ờ miền Nam trước năm 130 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 45 năm kinh tẽViệt Nam (1945-1990), NXB. Khoa học Xã hội, H„ 1990.
  6. 238 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1975 phát triển khá mạnh. Đê’ nuôi sống hàng chục vrạn quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, biến miền Nam thành "thiên đường" ăn chơi của quân đội Mỹ, thực hiện ý đồ tạo lối sống xa hoa mà không sản xuất, chi dựa vào nguồn viện trợ đê’ "buộc chặt" miền Nam vào chú nghĩa tư bản, Mỹ và các nước tư bản khác đã ồ ạt tung viện trợ hàng hóa ngày càng nhiều vào miền Nam Việt Nam. Nếu như năm I960, nguồn viện trợ chiếm 42,7% tổng số hàng nhập khẩu, thì chi sau đó 3 năm đã tăng lên đến 63% vào năm 1963, và lên tói 80-90% vào những năm 1970-1971. Đây là nguồn lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển tại miền Nam. Số hộ kinh doanh buôn bán tại miền Nam tăng nhanh. Năm 1967, toàn miền có 17.975 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Con SỐ đó tăng lên 24.158 hộ năm 1970 (tăng 34,4%). Sự phát triển của đội ngũ thương nhân đã đẩy mạnh hoạt động ngoại thương tại Sài Gòn thời gian đó, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng tăng liên tục và ờ mức độ cao. Như vậy, sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn miền Nam đã tăng hơn 2,2 lầnỂKim ngạch xuất nhập khẩu tăng chủ yếu là do tăng mạnh nhập khẩu, còn xuất khẩu thì ngược lại, có xu hướng giảm dần. Điều đó làm cho tình trạng nhập siêu tăng mạnh. Tính chung trong 10 năm, tổng nhập siêu của toàn miền lên tới 5.901 triệu đôla, trong đó nhập siêu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 1960 nhập siêu 146,8 triệu đôla, đến các năm tiếp theo (1961-1971) lần lượt là: 201; 219 9; 224,1; 270,5; 330,1; 621,4; 711,8; 630,2; 820,2; 837; và 882 triệu đôla. Một nền kinh tế nhập siêu cao như vậy (kim ngạch xuất khẩu chưa bằng 1/10 kim ngạch nhập khẩu) đã làm tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào tư bản nước ngoài. Vì vậy, vào thập niên 1960, thế giới có thê nhìn thấy một Sài Gòn phồn vinh, nhưng là một sự phồn vãnh giả tạo.
  7. M ô hlnh c ôn g nghiệp h óa ờ Việt Nam 239 Bảng 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của miền Nam giai đoạn 1960-1971 Đơn vị: Triệu đôla Nám Tống kim ngạch X uất khấu N hập khẩu x u ấ t nhập khấu 1960 413,2 88,8 324,4 1961 344,2 71,6 272,6 1962 317,3 48,7 268,6 1963 390,7 83,3 307,4 1964 374,5 49,5 325,0 1965 411,1 40,5 370,6 1966 581,8 25,2 556,6 1967 787,0 37,6 749,4 1968 713,2 41,5 671,7 1969 886,2 33,0 853,2 1970 862,6 12,8 849,8 1971 916,0 17,0 899,0 Tổng 7 ệ019 559,0 6.46 0 Nguỗn:ĩ\nh toán theo Viên Khoa hoc xã hôi Viẽt Nam, sđd. Chính sách thực dân mới của Mỹ đã biến Sài Gòn trở thành trung tâm thương mại và tiêu dùng lớn vào những năm 1960-1970. Tâng lớp thương nhân Sài Gòn đã chi phối toàn bộ hoạt động thương nghiệp trên toàn miền Nam, đặc biệt là tại khu vực Chợ Lớn. Nền kinh tế thị trường tại miền Nam phát triển rất nhanh. Các hoạt động buôn bán, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ được vận động theo xu hướng tự do hóa. Sài Gòn không dựa trên cơ sờ phát triển sản xuất, mà chi dựa vào nguồn viện trợ (trong đó viện trợ quân sự chiếm số lượng lớn) và buôn đi bán lại các thứ hàng
  8. 240 MỘT SỐ MÔ HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v a v i ệ t n a m hóa của nước ngoài đưa vào, trong đó phần lớn là hàng viện trợ. Không chi Mỹ, mà các nhà tư bản tài chính thuộc các nước trong "thế giới tự do" khác cũng được khuyến khích đô’ tiền vào miền Nam, vói số viện trợ ước đạt 2,5 tỷ đôla. Điều đó dân đến một co cấu kinh tế què quặt và một nền kinh tế "bong bóng". Hộp 3.1 Sự đáng sỢ của một nền kỉnh tế ỉệ thuộc “Nển kinh tế ngoại thuộc, đứng về khía cạnh chuycn môn, một nén kinh tế chỉ tổn tại bằng ngoại viện cũng đá đáng hủy diệt chưa nói gì đến lý do chính trị bất lợi khác. M ột nén kinh tế với những cơ cấu bệnh hoạn như vậy vẫn tổn tại là nhờ một chính sách viện trợ 6 ạt, chính sách này dưới hình thức hàng hóa nhập cảng đã biến nến kinh tế miển Nam thành một nến kinh tế ticu thụ với những hiện tượng lạ lùng và tai hại nhất. Nển kinh tế Việt Nam (Ngụy quyển Sài Gòn) chỉ có việc tiêu thụ hàng hóa nhập cảng, chính phủ thu thuế và trả lương. Nếu hết viện trợ thi nhập cảng cũng chấm dứt, tiêu thụ cũng hết, và ngàn sách củng hết” - N hận định của Nguyễn Văn H ào, Phó Thủ tướng chế độ Mỹ-Ngụy. “Sau nhiếu năm đ ư ợ c Mỹ tận lực giứp đỡ, miên Nam Việt Nam (Ngụy quyển Sài Gòn) đã biến thành kẻ ăn xin thường trực” * Nhạn xét cùa Milron Taylor, phái đoàn cố vấn cùa truờng Đại học Michigan sanggiúp chính quyền Sài Gòn. “Kinh tế Việt Nam (Ngụy quyển Sài Gòn) chỉ còn là “chợ trời” của Mỹ” - Bão Công luận, ngày 12/8/1968. Nguón: Viện Khoa học Xả hội Việt Nam, sđd.
  9. Mỗ hình công nghiệp h óa ở Việt Nam 241 Sự xuất hiện của các ngân hàng Mỹ tại miền Nam tuy có muộn hơn so với các hãng sản xuất, song lại phát triển khá nhanh. Phải đến cuối những năm 1950, sau sự thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ mới bắt đầu tính đến việc đưa các ngân hàng sang hoạt động tại Sài Gòn, cạnh tranh với các ngân hàng của Pháp và Anh. Nhưng đến trước năm 1975, tại miền Nam hệ thống ngân hàng tư nhân đã phát triển mạnh (chủ yếu tập trung ờ Sài Gòn), trong đó có 31 ngân hàng thương mại và 90 ngân hàng nông thôn đang hoạt động131. Các ngân hàng đó đều tập trung vào các hoạt động giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế. Công nghiệp hóa nông nghiệp, hình thành và phát triển giai cấp tư sản ở nông thôn Khác với miền Bắc, tại miền Nam sản xuất nông nghiệp không phát triến theo xu hướng tập thế hóa mà là tư sản hóa sản xuất nông nghiệp và hữu sản hóa nông dân. Mặc dù các hoạt động công nghiệp được tập trung phát triển, song Mỹ vẫn xác định nông nghiệp, nông thôn là chỗ dựa vững chắc, lâu dài của chế độ thực dân móiỂ Vì vậy, Mỹ đã sử dụng đội ngũ "cố vấn" để áp đặt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào lĩnh vực nông nghiệp, nhằm tạo ra một tầng lớp tư sản mới ở nông thônệ Thực hiện cuộc "cải cách điền địa" lần thứ nhất (năm I960), Mỹ tiến hành tước đoạt những phần ruộng đất tốt nhất mà cách mạng đã đem lại cho nông dân để trao lại cho địa chủ, nhằm phục vụ đắc lực cho chính sách xâm lược của chúng. Trong 3 năm 1970-1972, một lần nữa kế hoạch cải cách điền địa - một giải pháp chính trị ở miền Nam của Mỹ, với tổng chi phí khoảng 400 triệu đôla được thực hiện nhằm thực thi Luật Người cày có ruộng. Kết quả là Mỹ đã chuộc lại 1,3 triệu ha ruộng đất của hơn 16.000 địa chủ và hơn 60 vạn hộ, với 4 triệu nông dân được cấp không ruộng đất. Đ ế khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông 131 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
  10. 242 MỘT SÓ MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THỂ GIỚI VA VIỆT NAM dân sau khi nhận đất còn được vay thêm 8.000 đồng làm vốn và được miễn thuế trong 1 năm. Những chính sách đó đã đẩy nhanh việc hình thành nên tầng lớp trung nông khá giả ở nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đây là lực lượng quan trọng đê’ tiếp thu và du nhập kỹ thuật hiện đại đê’ áp dụng vào nông nghiệp và nông thôn. Đ ể thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, từ năm 1968 đến 1971, miền Nam đã nhập 157ẽ436 máy nông nghiệp các loại, với tổng công suất 1,2 triệu sức ngựa, trong đó có 18.493 máy cày tay và máy cày 4 bánh, 444 máy gặt đập lúa, 2.152 máy bom nước. Tính đến năm 1974, tổng số máy nông nghiệp được nhập vào miền Nam lên tới 186.000 chiếc, trong đó có 20.000 máy cày132. Các loại máy móc đó đều được nhập từ các nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Pháp và Tây Đức. Với các chính sách trên, ở nông thôn miền Nam đã dần hình thành một tầng lớp tư sản, họ vừa thuê mướn nhân công đê’ canh tác ruộng đất, vừa kinh doanh hoặc chuyên kinh doanh máy nông nghiệp, buôn bán lúa gạo hay cho vay nặng lãi. Tức là, tầng lớp tư sản ở nông thôn miền Nam lúc đó không còn thuần túy kinh doanh nông nghiệp, mà đã vươn ra kinh doanh cả các lĩnh vực công, thương nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, do chính quyền Sài Gòn chưa thật sự quan tâm đến nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng cả về diện tích và sản lượng. Đến năm 1970, diện tích các loại cây công nghiệp đều bị giảm mạnh, trong đó cây cà phê giảm 70%, dừa giảm trên 20%, mía giảm 2/3... so với năm 1965. Đặc biệt, diện tích cao su (cây công nghiệp chủ lực) giảm từ 14 vạn ha trước chiẽin tranh xuống còn 8,2 vạn ha năm 1972, khiến sản lượng cao su xuất khẩu cũng giảm từ 73.500 tấn thời kỳ 1955-1965 xuống còn 38.000 tấn năm 1970. Sản lượng gạo xuất khẩu cũng giảm mạnh, từ 1 triệu tấn gạo/năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai xuống còn 20 vạn 132 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
  11. Mô hình c ôn g nghiệp h óa ở Việt Nam 243 tấn/năm những năm 1956-1963; và đến năm 1969 phải nhập khẩu 32,5 vạn tấn, năm 1970 nhập 78,76 vạn tấn (không kế 14,56 vạn tấn bột ngũ cốc)133. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa Để phục vụ cuộc chiến, Mỹ đã chi hơn 2 triệu đôla (tương đương tổng sản phẩm xã hội toàn miền Nam tạo ra trong 1 năm) đế xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Các công ty xây dựng đã đầu tư cải tạo và xây dựng hệ thống các sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ và các phương tiện vận tải được đầu tư phát triển. Năm 1967, đê’ hiện đại hóa sân bay Tân Som Nhất, Mỹ đã chi 15 triệu đôla (bằng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn miền trong năm đó), nhờ vậy năng lực vận chuyển bằng đường không đã lên tới 1 triệu lượt người vào đầu những năm 1970. Hệ thống đường bộ cũng được kiên cố hóa, với tổng đường được rải nhựa lên tới 2.127 km trên tổng chiều dài 20.930 km, đạt 10,16%. Các phương tiện vận tải cũng được trang bị, vói 70.000 ô tô và máy kéo, 60.000 tàu thủy và xuồng máy, 200 đầu máy xe lửa134... Sự phát triến hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu trung tâm kinh tế đã thu hút nhiều nhà kinh doanh cũng như dân cư khắp mọi nơi tập trung về đây, hình thành nên các trung tâm đô thị lớn. Chiến tranh củng làm cho nhiều nông dân phải rời bỏ quê hương đê’ vào thành thị kiếm sống, trong số đó phần lớn chọn nghề buôn bán nhỏ và trở thành tầng lớp cư dân đô thị. Thêm vào đó, việc thực hiện chính sách "cưỡng bức đô thị hóa"135 của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng cũng đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển triển của đô thị, làm cho dân số tại các thành thị lớn, nhất là ờ Sài Gòn-Chợ Lớn, Đà Nằng, Cần Thơ tăng nhanh. Nếu vào đầu 133 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd. 134 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd. 155 Mỹ - Ngụy thực hiện chính sách bạo lực, như vạch ra những vùng "tự do giết hại", "tự do bắn phá" khiến dần cư tại các vùng đó phải rời bỏ làng què đến sinh sống tại các trục giao thông lớn, các đô thị đê’ tách nhân dàn ra khòi lực lượng cách mạng, cô lập lực lượng cách mạng.
  12. 244 MỘT SÓ MO HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIÊT NAM những năm I960, dân số đô thị tại miền Nam mới chiếm khoảng 20%, đến đầu những năm 1970 dân số đô thị đã tăng lên đến 43%136. Nhận xét Thứ nhất, mô hình công nghiệp hóa mà miền Nam tiến hành dưới thời Mỹ - Ngụy là mô hình cổ điên, theo cơ chế thị trường. Đây là mô hình được áp dụng từ kinh nghiệm của Pháp-Anh-Mỹ. Các nhà đầu tư được tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề đế đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận, các nhà tư sản đã đổ xô đầu tư vào các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp dược phẩm, sau đó là vào lĩnh vực thương mại-dịch vụễ Thứ hai, công nghiệp miền Nam 20 năm dưới thời Mỹ-Ngụy đã có bước phát triến mạnh, với năng lực sản xuất tương đối lớn, trình độ công nghệ khá hiện đại, trong đó có một số dây chuyền sàn xuất đạt trình độ tiên tiến của khu vực (như trong ngành dệt-may và chế biến lương thực-thực phẩm). Đặc biệt, tại miền Nam lúc đó đã hình thành ngành công nghiệp điện từ và cơ khí chính xác (mặc dù mới chi là lắp ráp). Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng tại miền Nam đã có sự phát triển khá đồng bộ. Từ hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đến hệ thống bến cảng, nhà gaẽ.. đều được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, đáp ứng cho nhu cầu quân sự cũng như nhu cầu kinh doanh của các hãng và nhu cầu dân sinh. Thứ tư, cùng với quá trình công nghiệp hóa là sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóaẾNhưng, cũng như sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở miền Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra không hoàn toàn do sự tự vận động của nó theo quy luật, mà là do sự áp đặt, cưỡng bức từ bên ngoài, vì vậy sự phát triến các đô thị củng chi là giả tạo. 136 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
  13. M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 245 Thứ năm, tuy công nghiệp hóa được tiến hành theo cơ chế thị trường, nhưng do quá lệ thuộc vào nước ngoài (có tới 70% hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp do tư bản nước ngoài chi phối), nên sự phát triến kinh tế của miền Nam bị méo mó, cơ cấu mất cân đối và lãng phí công suất máy móc thiết bị. Do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên tình trạng lãng phí công suất rất phổ biến. Chẳng hạn, ngành sản xuất nước uống chỉ huy động được 18% công suất thiết kế, ngành giấy huy động được 30%, thuốc lá 36%, hóa nhựa 40%, dệt 50% 137... Thứ sáu, mặc dù đã quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, song đầu tư cho nông nghiệp trên thực tế còn quá thấp. Tỷ lệ chi ngân sách năm 1966 cho đầu tư nông nghiệp chi đạt 0,63%, cho nông thôn đạt 0,09% trong khi chi cho quốc phòng lên tới 60,18%. Đến năm 1973, các chi số đó củng không thay đổi nhiều, chi tăng lên được 6,52% cho nông nghiệp và 0,28% cho nông thôn. Thêm vào đó, chiến tranh liên tục tàn phá khiến cho sự phát triển của nông nghiệp miền Nam ngày càng tụt dốc. Thứ bảy, công n g h iệ p hóa ở miền Nam được thực hiện trong điều kiện chi phối của Mỹ và nước ngoài nên nền kinh tế chi được phát triến trong giới hạn được xác định. Quy mô công nghiệp phần lớn là nhỏ bé, với chi 1% số cơ sở sản xuất có số lượng công nhân từ 10 người trở lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì công nghiệp nhẹ chiếm ưu thế, còn công nghiệp nặng chi chiếm tỷ trọng nhò, khoảng 10% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp. Do vậy, tuv chủ nghĩa tư bản đã phát triển tại miền Nam, nhưng trên thực tế sản xuất nhỏ vẫn tồn tại phô biến tại đây. Đặc biệt, sau khi thống nhất đất nước, nguồn viện trợ và nguồn hàng nhập khâu bị mất đi, nhiều nhà máy tại miền Nam rơi vào tình trạng phải ngùng hoạt động vì thiếu vốn và nguyên liệu. 137 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
  14. 246 MỘT S ố MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỠI VÀ VIỆT NAM Ở M iền Bắc Bối cảnh miền Bác khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa Bối cảnh trong nước Công nghiệp hóa là một quá trình khách quan trên con đường trở thành nước công nghiệp của các quốc gia đang phát triển. Công nghiệp hóa tạo ra nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật: năng suất lao động cao, cơ cấu sản xuất đa dạng, công ăn việc làm phong phú, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người ngày càng tăng. Nhận thức được sự cần thiết và vai trò của công nghiệp hóa trong xây dựng và phát triển kinh tế, ngay sau khi hoàn thành công cuộc cải tạo đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, vào đầu những năm I960, miền Bắc tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế. Sự nghiệp này diễn ra trong bối cảnh: • Miền Bắc đang ờ trong quá trình từ một xã hội với nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bò qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, điểm xuất phát của miền Bắc khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa rất thấp. Kinh tế miền Bắc lúc đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp có tính chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Diện tícih ruộng đất tính bình quân trên đầu người chỉ có 3 sào Bắc Bộ (khoảng 1/10 ha), số lao động không có việc làm ở nông thôn quá đông. Năm I960, công nghiệp chiếm 18,2% thu nhập quốc dân sản xuất và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,3% và 83%. Sản lượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 100 đôla. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và
  15. M ô hlnh côn g ngh iệp hóa ở Việt Nam 247 lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, thì quan hệ sản xuất lại được "đẩy" lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu (năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thế vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp). • Trong thời kỳ này, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, với hai chế độ chính trị khác nhau, hai cách thức và trình độ phát triến khác nhau. Đối với miền Bắc, tuy nền kinh tế còn rất lạc hậu, lại bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến chống thực dân Pháp (nhiều ngành kinh tế chi còn bằng 60-80% mức năm 1939), nhưng ngay từ những ngày đầu được giải phóng (năm 1954), Đảng và Nhà nước đã lựa chọn con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau 5 năm tiến hành khôi phục và cải tạo nền kinh tế (1955-1960), miền Bắc tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế đê’ xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bối cảnh trên đã có tác động quyết định đến nhiệm vụ của miền Bắc thời kỳ này, đó là cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. • Tình hình trong nước và quốc tế thời gian này diễn biến phức tạp và không thuận chiều. Khi miền Bắc thực hiện công nghiệp hóa được 4 năm (1960-1964), đế quốc Mỹ tiến hành mờ rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Lúc này, miền Bắc phải vừa xây dựng kinh tế, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, lại vừa trờ thành hậu phương vững chắc cung cấp sức người, sức của cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Bối cảnh quốc tế • Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong sự bao vây cấm vận của các nước tư bản. Chúng ta
  16. 248 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẼ GIỚI VÀ VIÊT NAM chi nhận được sự hợp tác, giúp đõ của Liên Xô, Trung Quốc và một SỐ nước Đông Âu nhưng trình độ phát triên của các nước đó cũng không hơn gì nhiều so với Việt Nam. • Cuộc khủng hoảng dầu lừa thế giới (1973) đã làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiêu khó khăn, kìm hãm sự phát triến kinh tế, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh kém. Đặc biệt, sự tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian dài đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, thiếu sức sống, vì vậy các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đều rơi vào trì trệ. Một khi kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa bị suy giảm thì chỗ dựa về kinh tế của Việt Nam đương nhiên cũng bị lung lay. • Vào thời gian này, sự khác biệt giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa không quá lớn, thậm chí hệ thống xã hội chủ nghĩa ở một số mặt còn tỏ ra ưu việt hơn trong phát triến Idnh tế. Đồng thòi, đây là thời kỳ Việt Nam phải vừa phát triên kinh tế đất nước, vừa chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, nên nguồn lực đã ít òi lại bị bị chia sẻ cho nhiều mục tiêu. Điều đó tất yếu làm giảm hiệu quả của tiến trình công nghiệp hóa. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa Mục tiêu Xuất phát từ bối cảnh trên, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) xác định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc cần phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, và có đủ điều kiện đê bò qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó, nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nưóc ta lúc này là phải "phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, củng cố và phát triẽn quan hệ sản xuất mới, đưa miền Bắc nước ta tiến nhanh, tiến manh, tiến
  17. M ô hlnh côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 249 vững chắc lên chủ nghĩa xã hội"138. Đê’ thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương "thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xa hội". Mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được Đại hội đại biếu toàn quốc lặn thứ III (9/1960) của Đảng Lao động Việt Nam đề ra là: cải biến nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dựa trên cơ sở sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Nói cách khác, mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa là chuyến dần nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng đề ra các mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế-xã hội (cũng là mục tiêu của công nghiệp hóa) trong 5 năm 1961-1965: • Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 148% so với năm 1960, trong đó nhóm A tăng 215%, nhóm B tăng 110%. Bình quân hàng năm công nghiệp sẽ tăng khoảng 20%, riêng nhóm A tăng 25,8%, nhóm B tăng 16%. • Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 61%, bình quân tăng 10%/nămẵ • Trong tổng giá trị sản lượng năm 1965, tỷ trọng giá trị công nghiệp chiếm 51%, còn tỷ trọng giá trị nông nghiệp chiếm 49%. • Năng suất lao động trong công nghiệp quốc doanh tăng 54%, bình quân tăng 9%/năm. • Đào tạo 125.000 cán bộ chuyên môn cao cấp và trung cấp. • Thu nhập thực tế của công nhân và nông dân tăng khoảng 30%. 158 Đảng Cộng sản Việt Nam, Van kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H., 2002, Tạp 21, tr. 565-566.
  18. 250 MỘT Số MỒ HlNH CỒNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ể g i ớ i v a v i ệ t nam Quan điểm Thứ nhất, coi công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất đê đưa nền sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sàn xuất lớn xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ trung tâm của cả thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật, nhằm xây dựng cơ sờ vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tạo điều kiện cơ bản cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng đinh tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế, đồng thời nêu rõ nhiệm vụ công nghiệp hóa là hết sức quan trọng đối với nước ta. Nghị quyết Đại hội III của Đàng xác định: "Muốn cài biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta"139. Để đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sỏ hữu cá thê’ về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thế, từ tình ưạng kinh tế rời rạc và lạc hậu tiến lên một nền kinh tế cân đối và hiện đại, Việt Nam phải làm một cuộc cải biến cách mạng về mọi mặt. Đê’ hoàn thành tốt cuộc cách mạng đó, đòi hỏi chúng ta vừa phải đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, cải tạo các quan hệ sản xuất phi xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; vừa phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát triến sức sản xuất đã được giải phóng, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ tình trạng lạc hậu, cải biến nền sản xuất nhò thành nền 139 Đàng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Q uốc gia, H, 2002,Tập 37, tr.543-544.
  19. M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 251 sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất được thực hiện thông qua công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh; nhiệm vụ thứ hai được thực hiện bởi công cuộc công nghiệp hóa. Nhiệm vụ cải tạo tuy gay go, phức tạp nhưng vẫn có thể được hoàn thành trong một thời gian ngắn, nhưng nhiệm vụ công nghiệp hóa nền kinh tế đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, thực hiện trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa không chỉ là đơn thuần xây dựng công nghiệp hiện đại, mà còn phải làm cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đều trở thành hiện đại. Thứ hai, Đảng xác định công nghiệp nặng là ngành cốt yếu của nền kinh tế, phải được ưu tiên phát triến. Công nghiệp hóa tại nước ta trong thời kỳ này được áp dụng theo mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, những đặc trung chung của mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đều được thế hiện rõ nét ở Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện thực hiện công nghiệp hóa ở mỗi nước khác nhau nên việc triển khai các bước đi củng có sự khác biệt. Tại Đại hội III (9/1960), sau khi xác định đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc "đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội", Đại hội đưa ra Nghị quyết "phải ưu tiên phát triến công nghiệp nặng, làm cho công nghiệp phải giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân... và do vậy phài xây dựng một cơ cấu công nghiệp hiện đại, phải phát triển điện lực, phát triển công nghiệp gang thép, công nghiệp chế tạo cơ khí làm tiền đề để đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thực hiện tái sản xuất mờ rộng xã hội chủ nghĩa"140. 1W. Đảng Cộng sàn Việt Nam, V3?! kiệti Đáng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H., 2002, Tập 37.
  20. 252 MỘT S ổ MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỜI VÀ VIÊT NAM Về lý luận, việc Đảng xác định "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" trong triển khai công nghiệp hóa thời kỳ này là thê hiện sự trung thành với tư tưởng của V. I. Lênin, thực hiện theo đúng quy luật "ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất đê sản xuất tư liệu sản xuất". Về thực tiễn, việc ưu tiên phát triêh công nghiệp nặng sẽ góp phần cung cấp đầy đủ tư liệu sản xuất cho công nghiệp và nông nghiệp, nhờ đó bảo đảm thực hiện không ngừng tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa, phát triển cao độ nền kinh tế quốc dân, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Quan điểm này cũng phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, muốn "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" trong điều kiện một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đang phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn, thách thức do bối cảnh trong nước và ngoài nước gây ra. Để thực hiện phương châm đó, tại Đại hội III (9/1960), Đảng đưa ra chính sách cụ thế: "phải làm cho công nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc d ân ...", xây dựng một cơ cấu công nghiệp hiện đại, phải phát triển điện lực, phát triển công nghiệp gang thép, công nghiệp chế tạo cơ khí làm tiền đề đế đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Đảng chỉ rõ những ngành công nghiệp nặng cần được "ưu tiên" phát triển bao gồm: điện lực, luyện kim, chế tạo cơ khí, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa học... Tuy nhiên, Đảng cũng lưu ý là không phải xây dựng tất cả các ngành công nghiệp nặng, trong mỗi ngành phái lựa chọn để xây dựng những cái gì thật sự cần thiết và có khả năng phát triển, nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật thiết yếu cho chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế. Cụ thể, trong công nghiệp nặng thì công nghiệp điện lực đi trước một bước, chú trọng phát triến công nghiệp gang thép và công nghiệp chế tạo co khí, đồng thời phát triến công nghiệp than, công nghiệp vật liệu xây dựng và bước đầu xây dụng công nghiệp hóa học. Mặc dù vậy, trong khi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2