JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 151-157<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0067<br />
<br />
MÔ HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DÀNH CHO HỌC SINH ĐIẾC<br />
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG<br />
Đặng Lộc Thọ<br />
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương<br />
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học tập của học sinh điếc; giới<br />
thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây dựng mô hình<br />
giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát<br />
triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhằm xây dựng mô<br />
hình đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc.<br />
Từ khóa: HS điếc, khiếm thính, GD đặc biệt, GD phổ thông, cao đẳng sư phạm trung ương.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong 21 năm thực hiện Nghị định 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ về việc giao nhiệm<br />
vụ dạy văn hóa cho trẻ khuyết tật (TKT) chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), giáo dục<br />
TKT của Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, số lượng TKT được đi học đã tăng lên hơn<br />
10 lần, trong đó có học sinh (HS) điếc. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 64.000 trẻ điếc có nhu cầu<br />
học bằng ngôn ngữ kí hiệu (NNKH).<br />
Mục tiêu hàng đầu trong giáo dục HS điếc là giao tiếp tốt trong môi trường xã hội bằng<br />
NNKH và sử dụng ngôn ngữ viết tiếng Việt [6]. Thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu của các nước<br />
có: nghiên cứu về đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ điếc của Sinhiak V.A, Nudenman N.M<br />
(1998) [9]; sử dụng điệu bộ tự nhiên để dạy HS điếc qua 3 bước của Juan Pablo Bonet (Tây Ban<br />
Nha); sử dụng NNKH hỗ trợ dạy học cho HS điếc của John Wallis (Anh), Charlet Michel Albe<br />
de L’epee (Pháp), Thomas Hopkin Gallaudet (Mĩ) [10] [13], Truax, Foo and Whitesell (2002)<br />
[15], Sandy Niemann, Devorah Greenstein and Darienna David (2006) [8], Kirstin Bostelmann &<br />
Vivien Heller (2007) [5], Audrey C. Cooper & Samuel L. Weber (2015) [1]... Ở Việt Nam, có các<br />
nghiên cứu về đại cương giáo dục trẻ khiếm thính của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005) [12], thực<br />
hành NNKH của Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Vương Hồng<br />
Tâm (2012) [10], NNKH và việc dạy NNKH cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam của Đỗ Thị Hiền<br />
(2013) [4], sử dụng NNKH hỗ trợ trong dạy hoà nhập HS khiếm thính cấp tiểu học của Bùi Thị<br />
Anh Phương (2015) [7]...<br />
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu sâu về giáo dục phổ thông (GDPT) cho HS điếc<br />
nhằm giải quyết được tốt nhất quyền học tập, quyền sống, làm việc và đáp ứng nhu cầu học tập<br />
cao hơn (cao đẳng, đại học) cho người điếc. Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học<br />
tập của HS điếc; giới thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây<br />
Ngày nhận bài: 15/2/2017. Ngày nhận đăng: 17/4/2017.<br />
Liên hệ: Đặng Lộc Thọ, e-mail: tho1962@gmail.com<br />
<br />
151<br />
<br />
Đặng Lộc Thọ<br />
<br />
dựng mô hình GDPT dành cho HS điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo<br />
dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (CĐSPTƯ) nhằm phát triển, nhân rộng<br />
mô hình chung đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Một số điểm mạnh và hạn chế của học sinh điếc khi học phổ thông<br />
<br />
2.1.1. Đặc điểm của học sinh điếc<br />
Khuyết tật thính giác (khiếm thính) có thể chia làm hai nhóm: (i) Nhóm có những vấn đề<br />
nghiêm trọng về khả năng nghe (bị điếc hoàn toàn); (ii) nhóm bị suy giảm khả năng nghe (khiếm<br />
thính) [3]. Một số đặc điểm thường thấy ở HS khiếm thính là: (i) Về ngôn ngữ: việc sử dụng NNKH<br />
và đọc hình miệng dựa vào thế mạnh về thị giác (thị giác phát triển tốt và tinh nhậy hơn) dẫn đến<br />
sự nghèo nàn về vốn từ nên diễn đạt (bằng NNKH) khó hiểu; (ii) Về trí nhớ: Ghi nhớ chủ yếu thông<br />
qua thị giác và xúc giác nên những từ tượng thanh thường nhớ khó khăn hơn trẻ bình thường; (iii)<br />
Về khả năng tưởng tượng: Khó khăn trong việc hiểu các từ ẩn dụ, từ có nghĩa bóng nên khó khăn<br />
cho sự hình thành hình tượng mới, do đó tưởng tượng ít phát triển; (iv) Về tri giác: Tri giác phân<br />
tích trội hơn tri giác tổng hợp nên thường chú ý đến những chi tiết nhỏ của sự vật, hiện tượng;<br />
chậm phát triển thao tác tư duy (trừu tượng hoá, khái quát hoá); (v) Về tư duy: Do dựa trên tư liệu<br />
trực quan, cảm tính; hình dạng và hình ảnh cụ thể nên khó khăn trong nhận thức các khái niệm, ý<br />
nghĩa khái quát của sự vật và hiện tượng [2].<br />
<br />
2.1.2. Những điểm mạnh của HS điếc<br />
Nhiều nghiên cứu sâu về HS điếc cho thấy: có khả năng phát triển nhận thức giống như HS<br />
nghe đồng lứa khác nên có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề dựa trên tình huống các em chủ yếu là<br />
tư duy trực quan (là những người có trí thông minh thực tế); rất ham thích học hỏi, đặc biệt trong<br />
các hoạt động mới lạ như hoạt động sử dụng phương tiện hỗ trợ trực quan, phương tiện điện tử.<br />
Ở HS điếc, thị giác đảm nhận những chức năng thay thế cho thính giác, khả năng tri giác<br />
bằng thị giác và xúc giác là khả năng phát triển vượt trội thường thấy ở trẻ điếc nên HS điếc dễ<br />
dàng phát hiện những đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng, hành động nhờ khả năng quan sát<br />
tốt. Đây là một đặc điểm cơ bản mà GV cần đặc biệt chú ý để dạy HS điếc thông qua quan sát, bắt<br />
chước và thực hành.<br />
Không nghe nói được hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của HS điếc. Các<br />
em có thể đạt được mức độ phát triển kĩ năng vận động như ở tất cả các HS khác. Quan sát thị giác<br />
tốt giúp các em khéo léo trong kĩ năng vận động, các em thường thể hiện một số khả năng nổi trội<br />
như vẽ, múa, trang trí. . . Do đó, cần đưa các hoạt động này vào sinh hoạt và học tập của HS điếc<br />
nhằm tăng cường khả năng giao tiếp xã hội.<br />
<br />
2.1.3. Những khó khăn của HS điếc<br />
HS điếc không nghe được dẫn đến khả năng tư duy bị hạn chế, việc tiếp nhận thông tin chủ<br />
yếu bằng thị giác nên gặp khó khăn để hiểu các khái niệm trừu tượng. Các em hiểu các khái niệm<br />
chỉ gắn với sự vật, hiện tượng, sự kiện cụ thể và gặp nhiều khó khăn khi tổng hợp, khái quát hóa,<br />
trừu tượng hóa. Để hiểu được thông tin trong quá trình học tập hoặc giao tiếp, HS điếc cần tập<br />
trung chú ý cao độ, vừa phải quan sát vừa phải phán đoán nên thường khó duy trì khả năng tập<br />
trung chú ý trong khoảng thời gian dài.<br />
Không nghe nói được làm mất đi ở HS điếc rất nhiều cơ hội học ngẫu nhiên thông qua các<br />
cuộc giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống. Điều này dẫn đến nhiều khi các em không hiểu hoặc<br />
hiểu không đầy đủ các quy tắc, mối quan hệ xã hội nên đôi khi các em có phản ứng không phù hợp<br />
152<br />
<br />
Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường cao đẳng...<br />
<br />
hoặc có ngưỡng ức chế thấp hoặc tỏ ra quá nhạy cảm, dễ xung đột.<br />
Sự hạn chế về ngôn ngữ gây ra những hạn chế về khả năng đọc hiểu. Đối với HS điếc, sự<br />
không giống nhau trong cấu trúc ngữ pháp của NNKH và tiếng Việt nên hạn chế khả năng đọc<br />
hiểu - đây là một khó khăn chính của HS điếc. Trẻ điếc nếu được tiếp cận NNKH sớm sẽ thuận lợi<br />
trong việc học tiếng Việt (đọc và viết) sau này [1].<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng giáo dục cho học sinh điếc hiện nay ở trường phổ thông<br />
<br />
Trước những năm 2000, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện thí điểm giáo dục<br />
hòa nhập tại một số huyện thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,<br />
Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang... Trong giai đoạn này, HS khiếm<br />
thính tại các địa bàn thí điểm đã được đi học ở cấp tiểu học. Từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
triển khai giáo dục hòa nhập trên toàn quốc, nên có nhiều HS điếc được học ở các cấp học mầm<br />
non (MN), tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS).<br />
Giáo dục chuyên biệt được coi là phương thức hiệu quả và cần thiết dành cho HS điếc (cần<br />
sử dụng NNKH để giao tiếp). Tính đến trước năm 2012, đối với cấp TH, mô hình giáo dục chuyên<br />
biệt dành cho HS điếc có hầu hết tại các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải<br />
Phòng, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn, Đắc Lắc, Vĩnh Long, Tiền<br />
Giang. . . ; đối với cấp THCS, số lượng các tỉnh có các lớp chuyên biệt dành cho HS điếc chỉ tập<br />
trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên...; đối<br />
với cấp trung học phổ thông (THPT) có tại Trung tâm Nghiên cứu - Thúc đẩy văn hóa điếc thuộc<br />
Trường Đại học Đồng Nai từ năm 2000 và tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương từ năm học<br />
2014-2015.<br />
Cho đến nay, hạn chế trong giáo dục phổ thông cho HS điếc là: (i) chưa có sự kết nối hệ<br />
thống giữa các cấp học, chưa xây dựng được đội ngũ GV có ngôn ngữ kí hiệu ở tất cả các bộ môn;<br />
(ii) chưa có nghiên cứu sâu về mô hình dành cho người điếc, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu học tập<br />
cao hơn (cao đẳng, đại học); (iii) chưa giải quyết được tốt nhất quyền học tập, quyền sống, làm<br />
việc của mọi người điếc và xây dựng mô hình học tập hoà nhập cộng đồng.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Xây dựng mô hình giáo dục phổ thông cho học sinh điếc tại trường Cao<br />
đẳng Sư phạm Trung ương<br />
<br />
2.3.1. Căn cứ xây dựng mô hình<br />
Dự án giáo dục THCS dành cho người điếc giữa Bộ GDĐT với tổ chức Nippon Foundation<br />
(Nhật Bản) được thực hiện tại Trường CĐSPTƯ từ năm 2008. Giai đoạn 2008 - 2010 là quá trình<br />
bồi dưỡng NNKH cho đội ngũ GV; từ năm học 2010-2011 bắt đầu tuyển sinh 01 lớp 6 và 1 lớp<br />
dự bị 6 với 21 HS, đến năm học 2016 - 2017 có 07 lớp từ lớp 5 đến lớp 12 (gồm 1 lớp TH, 5 lớp<br />
THCS và 2 lớp THPT) với 81 HS.<br />
Trường CĐSPTƯ đã xây dựng mô hình tổ chức các lớp dạy học cho HS điếc cấp trung học từ<br />
năm học 2014 - 2015 (được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt theo Công văn số 4072/BGDĐT-TCCB<br />
ngày 04/8/2014); xây dựng mô hình phổ thông từ tiểu học đến THPT từ năm học 2016-2017 (được<br />
Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt theo Công văn số 3495/CV-BGDĐT ngày 15/7/2016) với mô hình<br />
giáo dục bước đầu là “Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt” nhằm đáp ứng được nguyện<br />
vọng được học tiếp THPT sau khi học hết THCS của hầu hết số HS điếc và phụ huynh HS.<br />
<br />
2.3.2. Mô hình các lớp phổ thông cho học sinh điếc tại trường CĐSPTƯ<br />
- Mục tiêu xây dựng mô hình giáo dục phổ thông cho HS điếc (từ TH đến THPT) tại trường<br />
CĐSPTƯ là: (i) Tạo dựng một mô hình tổ chức các lớp dạy phổ thông cho HS điếc để có thể nhân<br />
153<br />
<br />
Đặng Lộc Thọ<br />
<br />
rộng mô hình tại các Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các cơ sở giáo dục trong cả nước; (ii)<br />
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống NNKH trong giao tiếp, học tiếng Việt; nghiên cứu phương tiện thiết<br />
bị dạy học để thực hiện nhiệm vụ dạy học cho HS điếc ở Việt Nam (iii) Trở thành cơ sở nguồn của<br />
Bộ GDĐT trong hỗ trợ mạng lưới các cơ sở giáo dục HS điếc về ứng dụng chương trình, phương<br />
pháp dạy học và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông dành cho đối tượng<br />
HS điếc tại Việt Nam [11].<br />
- Quy mô lớp học: Kế hoạch đào tạo năm học 2017 – 2018 có 9 lớp (gồm 2 lớp TH, 5 lớp<br />
THCS và 2 lớp THPT từ lớp 1 đến lớp 12) với 115 học sinh; từ năm học 2018-2019 trở đi sẽ duy<br />
trì quy mô 12 lớp (có đủ từ lớp 1 đến lớp 12) với số lượng từ 150 đến 170 HS; có thể mở rộng<br />
tuyển sinh HS điếc lứa tuổi MN và xây dựng chương trình đào tạo GV Giáo dục đặc biệt cho người<br />
điếc trình độ cao đẳng để dạy trẻ điếc lứa tuổi MN và TH. Số HS trong lớp khoảng chừng 12 -14<br />
em để việc sắp xếp chỗ ngồi sao cho GV luôn có thể tương tác với từng HS.<br />
- Chương trình thực hiện: Chương trình TH được thực hiện theo chương trình xóa mù chữ và<br />
giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của<br />
Bộ trưởng Bộ GDĐT); chương trình trung học được thực hiện theo chương trình giáo dục thường<br />
xuyên do Bộ GDĐT ban hành. Do HS điếc gặp khó khăn về NNKH và tiếp thu khái niệm trừu<br />
tượng, nên sẽ tổ chức học phụ đạo thêm cho các em với số tiết tăng thêm từ 0,3 đến 0,7/tổng số tiết<br />
theo quy định từng môn học của chương trình. Ngoài ra, để phát huy mặt mạnh của HS điếc, Nhà<br />
trường tổ chức các môn học tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thẩm mĩ (Múa, Mĩ thuật)... và thực hiện<br />
định hướng nghề nghiệp.<br />
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy: Hiện có tổng số 29 GV (trong đó có 05 GV Trung học cơ<br />
hữu biên chế thuộc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt, 22 GV thuộc các phòng/khoa<br />
tham gia giảng dạy kiêm nhiệm và 02 GV mời giảng), đội ngũ GV hiện có đủ về số lượng, đồng bộ<br />
các môn; lực lượng GV trẻ, nhiệt tình, GV đạt từ trình độ đại học trở lên (trong đó có 01 NGƯT,<br />
01 tiến sĩ và 20 thạc sĩ); GV thực hiện quy chế chuyên môn nghiêm túc, nhiệt tình trong giảng<br />
dạy. GV được biên chế sinh hoạt ở 02 tổ chuyên môn dạy 12 môn học theo chương trình Giáo dục<br />
thường xuyên, cụ thể: Tổ tự nhiên có 14 GV gồm 5 GV Toán, 2 GV Lí, 2 GV Hoá, 2 GV Sinh và 3<br />
GV Tin; tổ Xã hội – Nghệ thuật có 15 GV gồm 5 GV Văn, 2 GV Tiếng Anh, 3 GV Lịch sử, 2 GV<br />
Địa lí, 4 GV GDCD, 1 GV Tiểu học và 1 GV NNKH (trong đó có 03 GV dạy nhiều môn: Tiếng<br />
Anh - NNKH, Ngữ văn - GDCD, Lịch sử - GDCD). Hầu hết GV được bồi dưỡng về NNKH thông<br />
qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn về NNKH, về văn hóa người Điếc và phương thức dạy<br />
học người điếc.<br />
- Cơ sở vật chất: Có 12 phòng học cho mô hình 12 lớp học (từ lớp 1 đến lớp 12) với đầy đủ<br />
hệ thống chiếu sáng, quạt mát và máy chiếu; có đủ các phòng máy vi tính, phòng tập múa, phòng<br />
học vẽ theo các khoa đào tạo trực thuộc trường (khoa CNTT, Âm nhạc, Mĩ thuật), thư viện điện tử<br />
(thư viện chung của trường); có 02 thí nghiệm Lí – Sinh và Hoá - Sinh. Nhà trường dành riêng 5<br />
đến 7 phòng kí túc xá cho học sinh điếc đủ điều kiện sinh hoạt cho khoảng 100 học sinh.<br />
<br />
2.3.3. Kết quả đã đạt được<br />
Việc giáo dục HS điếc tại trường CĐSPTƯ từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015 –<br />
2016 đã đạt một số kết quả như sau: (i) Quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng; (ii) Hệ thống<br />
văn bản pháp lí nền tảng đã được ban hành; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được duy<br />
trì và phát triển; (iii) công tác quản lí giáo dục HS điếc ngày càng hiệu quả và kết quả đào tạo khả<br />
quan. Trung bình trong 3 năm qua, kết quả đạt được là: trên 40% đạt danh hiệu HS giỏi, HS tiên<br />
tiến (trong đó trên 5% đạt danh hiệu HS giỏi), có 99% HS xếp hạnh kiểm tốt và khá (không có<br />
hạnh kiểm yếu); xếp loại thi đua tập thể lớp không có tập thể yếu.<br />
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mô hình giáo dục còn gặp không ít những khó khăn,<br />
hạn chế như: Giao tiếp bằng NNKH của GV với HS còn nhiều hạn chế; chất lượng đầu vào (lớp<br />
154<br />
<br />
Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường cao đẳng...<br />
<br />
6) còn thấp, tỉ lệ HS yếu nhiều, nguy cơ bỏ học cao; có sự chênh lệch lớn giữa các HS trong 1 lớp<br />
(về trình độ, tuổi, điều kiện tham gia học tập); cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng<br />
được yêu cầu của một cơ sở dạy phổ thông theo Điều lệ trường học nhiều cấp về công tác quản lí,<br />
tổ chức hoạt động dạy - học; còn thiếu các văn bản phối hợp chỉ đạo giữa Bộ GDĐT và Sở GDĐT<br />
Hà Nội; chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những mặt mạnh của HS điếc.<br />
Thực tế khi kiểm tra đánh giá để xếp lớp một số HS mới nhập học thường phải học dự thính lùi lại<br />
1 đến 2 năm do đã bị hổng kiến thức, hạn chế về tiếng Việt, về NNKH.<br />
<br />
2.3.4. Phát triển mô hình giáo dục phổ thông cho HS điếc<br />
- Nâng cao năng lực sử dụng NNKH cho GV<br />
NNKH là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ, sự thể<br />
hiện trên khuôn mặt và kí hiệu kết hợp để diễn đạt thông tin của người khiếm thính với một hệ<br />
thống các quy định và quy tắc giống như ngôn ngữ nói [8] [10]. William Stokoe – Tiến sĩ ngôn<br />
ngữ học Mĩ, đưa ra năm thành tố cơ bản của NNKH và khẳng định đây là một phương tiện giao<br />
tiếp chính của riêng cộng đồng người Điếc. Do đó GV dạy HS điếc cần học cách sử dụng phương<br />
tiện giao tiếp này để có các bài giảng rõ ràng, hiệu quả. . . [14].<br />
Để bài giảng hiệu quả và thu hút, GV cần chuẩn bị giáo cụ trực quan, đồ dùng, thiết bị để<br />
truyền đạt bằng chữ viết, bằng hình ảnh, làm mẫu. . . kết hợp với việc hướng dẫn, giảng giải bằng<br />
NNKH để giúp HS điếc hiểu được là rất cần thiết. Nhờ ứng dụng CNTT, GV có thể tìm tòi, tra<br />
cứu, cập nhật thông tin kịp thời, phong phú, nhanh gọn, chính xác và cụ thể để tăng hiệu quả của<br />
bài dạy, giúp người học hiểu rõ vấn đề hơn bằng những hình ảnh, video minh họa kèm theo phụ<br />
đề. Tuy nhiên việc xử lí thông tin sẽ bị hạn chế rất nhiều vì các chữ phụ đề thường nhỏ và chưa<br />
phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của NNKH, do đó sự hỗ trợ diễn tả bằng NNKH của GV đóng vai<br />
trò quan trọng trong quá trình học tập của HS điếc.<br />
Đội ngũ chuyên biệt giảng dạy cho HS điếc còn ít, do đó cần tiếp tục chú trọng phát triển<br />
nguồn nhân lực có chất lượng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng GV đi đôi với việc chỉ đạo và<br />
giám sát hỗ trợ điều chỉnh chương trình; đổi mới phương pháp, môi trường dạy học và đánh giá kết<br />
quả giáo dục.<br />
- Lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp dạy và cách diễn đạt<br />
Thực hiện chương trình giáo dục cho HS bình thường đã khó, đối với HS điếc sẽ càng khó<br />
khăn hơn. Do đó cần phải điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp giáo dục linh hoạt, sáng<br />
tạo, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của HS. Nhu cầu lớn nhất của các em là học những kĩ năng<br />
giao tiếp, do đó phải được thiết kế đặc biệt. Chu trình giao tiếp bị đổ vỡ không chỉ do HS không<br />
thể nói và không có phương tiện để gửi câu trả lời, do GV thất bại trong việc hiểu thông tin của HS<br />
mà còn do các nhân tố khác như: thời gian, hoàn cảnh. GV cần dành thời gian để giải thích thông<br />
tin cho HS, hỏi để biết HS hiểu thông tin có đúng hay không, để xác nhận lại thông tin mình hiểu<br />
từ các em có đúng hay không...<br />
Để chu trình giao tiếp diễn ra trôi chảy, có sự thích nghi trong giao tiếp, GV cần diễn đạt<br />
ngắn gọn, chú ý nguyên tắc tôn trọng và khuyến khích để giúp các em học và ứng xử tốt nhất. Điều<br />
này có nghĩa là GV thực sự coi trọng HS, coi trọng những mong muốn để đáp ứng được các nhu<br />
cầu của HS; có tình yêu thương, sự kiên trì, bền bỉ để giúp các em được học tập và phát triển với<br />
niềm tin rằng: Người điếc có thể học được.<br />
Để hoạt động dạy học đạt hiệu quả, GV dạy HS điếc cần làm cho HS tập trung chú ý rồi<br />
mới bắt đầu dạy; sử dụng các hành động, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình và vật thật nhiều hơn thông<br />
thường để giúp trực quan hóa các từ, khái niệm khó; làm mẫu những điều mình muốn để chỉ dạy<br />
cho các em thực hiện; luôn giữ thái độ tích cực, khuyến khích và động viên HS.<br />
<br />
155<br />
<br />