intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

751
lượt xem
176
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm mặn lợ ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phát triển rất nhanh. Trước năm 2000, diện tích nuôi tôm của khu vực chỉ khoảng 200.000ha, hiện nay diện tích này đã lên khoảng 450.000ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp cũng gia tăng đáng kể, tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đạt trên 10.000ha.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long

  1. Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: vietlinh.com.vn I. MỞ ĐẦU Trong mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm mặn lợ ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phát triển rất nhanh. Trước năm 2000, diện tích nuôi tôm của khu vực chỉ khoảng 200.000ha, hiện nay diện tích này đã lên khoảng 450.000ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp cũng gia tăng đáng kể, tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đạt trên 10.000ha. Chính vì vậy, môi trường nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Qua các đợt khảo sát cho thấy, môi trường nước ở một số tỉnh của khu vực Nam sông Hậu có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ. Tôm nuôi bị bệnh và chết, gây tổn thất lớn cho người nuôi tôm. Ðể việc nuôi tôm sinh thái vừa tạo ra sản phẩm tôm sạch, vừa không làm ô nhiễm môi trường nuôi, giúp cho nghề nuôi tôm phát triển một cách bền vững, Viện Nghiên cứu NTTS II đã tiến hành nghiên cứu đề tài Mô hình nuôi tôm sinh thái ở ÐBSCL. Ðề tài được thực hiện từ tháng 6/2004 - 6/2006. Dựa vào điều kiện tự nhiên và hiện trạng nuôi tôm ở các tỉnh ÐBSCL, nuôi tôm sinh thái được nghiên cứu xây dựng theo các mô hình sau : - Nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa. - Nuôi tôm sinh thái trong đầm nuôi quảng canh gồm đất rừng và đất vùng chuyển đổi từ nông nghiệp. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Bố trí thí nghiệm Xây dựng 8 điểm nuôi ở các vùng khác nhau, trong đó có 4 điểm tôm lúa và 4 điểm tôm đầm quảng canh.
  2. 1.1. Các điểm nuôi tôm lúa - Hai điểm tôm lúa ở vùng sinh thái nội đồng, điều kiện môi trường nước có độ mặn không cao trong mùa khô và hoàn toàn ngọt trong mùa mưa tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, chịu ảnh hưởng triều biển Ðông và Tây. (Ðiểm 1 có diện tích 1,7ha và Ðiểm 2 có diện tích 2,5ha). - Hai điểm tôm lúa ở vùng sinh thái nội đồng, điều kiện môi trường nước có độ mặn cao trong mùa khô và ngọt trong mùa mưa, chịu ảnh hưởng triều biển Ðông và Tây. (Ðiểm 3 có diện tích 2 ha ở xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và điểm 4 có diện tích 2 ha ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). 1.2. Các điểm nuôi đầm quảng canh - Hai điểm nuôi đầm quảng canh ở Bạc Liêu ở vùng đất sinh thái chuyển đổi từ nông nghiệp có độ mặn cao trong mùa khô và rất thấp trong mùa mưa ở xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu. (Ðiểm 1 : diện tích 2 ha. Ðiểm 2 : diện tích 2 ha). - Hai điểm nuôi đầm quảng canh ở tỉnh Cà Mau, đất có nguồn gốc tôm rừng. Ðộ mặn cao trong mùa khô và lợ trong mùa mưa. (Ðiểm 3 có diện tích 2 ha ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, chịu ảnh hưởng triều biển Ðông và điểm 4 có diện tích 2 ha ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, chịu ảnh hưởng triều biển Tây). 2. Giải pháp kỹ thuật nuôi tôm 2.1. Thiết kế đầm ruộng nuôi Ðầm và ruộng nuôi (hình dạng tùy theo điều kiện có sẵn) mương bao quanh rộng 3m, sâu 6-7dm với mô hình nuôi tôm lúa và đầm quảng canh và mương rộng 5-10m, sâu 1m với mô hình nuôi tôm quảng canh đất rừng. Ðầm nuôi có diện tích đầm lắng để bổ sung nước trong quá trình nuôi. Ðầm lắng chiếm khoảng 10-20%
  3. tổng diện tích nuôi. Tuy nhiên, đầm nuôi tôm quảng canh ở đất rừng khó giữ nước nên phải thường xuyên lấy và thay nước. 2.2. Kỹ thuật nuôi vuông, đầm được làm vệ sinh trước vụ nuôi, bón vôi (20-100kg/1.000m2), dùng thuốc để diệt cá dữ còn sót trong vuông, đầm (1kg/50m3 nước). Sử dụng phân hữu cơ (ba lá xanh) bón lót gây màu (50-100kg/ha) ở các điểm nuôi tôm lúa và đầm quảng canh đất lúa. Lấy nước vào vuông đầm qua lưới lọc hoặc túi lọc (khi sử dụng bơm). 2.3. Thả giống Thả giống với mật độ thả 2,5con/m2 - 3con/m2 ở mô hình tôm lúa và ở đầm quảng canh. Trong mô hình tôm lúa thả giống 2 lần, trong mô hình tôm đầm quảng canh thả giống 3 lần trong 1 vụ nuôi. Thời gian thả giống cách nhau 1 - 2 tháng. 2.4. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường - Ðo định kỳ hằng tháng các yếu tố môi trường gây ô nhiễm NH3, PO4, COD và chất rắn lơ lửng để có giải pháp làm sạch môi trường. - Ðo hằng ngày các yếu tố môi trường nuôi thủy sản pH, nhiệt độ, độ trong và độ mặn. - Thu mẫu kiểm tra định kỳ hằng tháng thực vật phù du để có giải pháp về thức ăn tự nhiên. - Theo dõi tăng trưởng của tôm và tỷ lệ sống khi thu hoạch. III. KẾT QUẢ NUÔI TÔM SINH THÁI TRONG RUỘNG LÚA 1. Các yếu tố môi trường nước ở ruộng - Ðộ mặn (%o) Khi mới thả tôm, độ mặn của điểm 1 và 2 trên 10, sau 1 tháng nuôi lên khoảng 30 và sau đó hạ dần đến khi nước ngọt hoàn toàn.
  4. Ðiểm 3 và 4, khi mới thả tôm độ mặn trên 20, sau 2 tháng nuôi lên trên 30, sau đó hạ dần tới khi nước ngọt hoàn toàn. - Ðộ pH : Ðộ pH của các điểm nuôi thay đổi theo thời gian (hình 2). Ðộ pH của các điểm có biến động nhưng thường ở mức 7-8, riêng điểm 1 và 2 khi mới mưa pH có lúc giảm xuống 6, trong trường hợp này sử dụng vôi bột rải ven bờ và pH tăng trở lại mức bình thường. - Nhiệt độ : Nhiệt độ của nước chủ yếu thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sáng nhiệt độ thường ở khoảng 28 - 310C và buổi chiều nhiệt độ nằm trong khoảng 31 - 360C. Trong trường hợp nhiệt độ tăng cao vào buổi chiều (trên 350C), cần bổ sung thêm nước để hạ nhiệt độ. 2. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong các tháng nuôi Hàm lượng NH3 trong ruộng nuôi ở các điểm luôn ở mức giới hạn cho phép (dưới 0,1mg/l). COD trong đầm và ruộng nuôi cũng trong giới hạn cho phép (dưới 20). PO4 ở mức thấp không gây ô nhiễm môi trường. Riêng chất rắn trong ruộng tương đối cao do trong nước có phù sa. 3. Thực vật phù du Sinh lượng của phù du thực vật ở các ruộng nuôi khác nhau rất nhiều. Sinh lượng trong ruộng nuôi thay đổi qua các tháng nuôi, sinh lượng ở các điểm nuôi từ 5.000 - 20.000 cá thể/lít, cao nhất là Bacillariophyta, sau tảo silic là tảo Chlonophyta. Tuy nhiên, ở các điểm, tảo lam có thường xuyên nhưng không nhiều (như ở điểm 1 vào tháng thứ 2). 4. Tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm sau 120 ngày nuôi
  5. Tên Tỷ lệ Trọng điểm sống (%) lượng thân (g) Ðiểm 22,6 29,88 ± 1 2,30 Ðiểm 31,3 31,95 ± 2 2,39 Ðiểm 23,6 31,65 ± 3 2,12 Ðiểm 30,0 30,02 ± 4 2,53 5. Thu hoạch Sau thời gian 3,5 tháng, ở các điểm tôm được thu hoạch tỉa (cỡ từ 30 - 35 con/kg). Năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 200kg/ha : (Ðiểm 1 : 270kg, năng suất : 159kg/ha. Ðiểm 2 : 650kg, năng suất : 260kg/ha. Ðiểm 3 : 374kg, năng suất : 187kg/ha. Ðiểm 4 : 450kg, năng suất : 225kg/ha). IV. KẾT QUẢ NUÔI TÔM SINH THÁI TRONG ĐẦM QUẢNG CANH 1. Các yếu tố môi trường nước ở đầm - Ðộ mặn của nước trong đầm (%o) Ðộ mặn của các điểm nằm trong khoảng 20-25, tăng dần đến tháng nuôi thứ 3 và thứ 4 lên hơn 30, sau đó giảm dần xuống dưới 20. Ðối với các đầm quảng canh độ mặn tăng dần và không đột ngột như trong mô hình tôm lúa, nguyên nhân do lượng nước được thay đổi nhiều hơn.
  6. - Ðộ pH Ðộ pH của các đầm quảng canh không biến động nhiều, thường ở mức 7,5 - 8, có lúc thấp hơn 7,5 và có lúc cao hơn 8 nhưng không đáng kể. - Nhiệt độ : Thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sáng thường khoảng 28 - 310C và buổi chiều thường trong khoảng 31 - 340C. Nhiệt độ nước trong đầm quảng canh tương đối ổn định do mương bao rộng và sâu nên lượng nước nhiều. 2. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường Trong mô hình tôm đầm quảng canh, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường cũng ở mức thấp hơn giới hạn cho phép. Ðiều này cho thấy nuôi sinh thái môi trường không bị ô nhiễm. 3. Thực vật phù du : Thực vật phù du của các đầm quảng canh cũng không khác biệt với các điểm ở mô hình tôm lúa. Tảo Bacillariophyta chiếm ưu thế, các loại khác cũng có hiện diện với số lượng rất ít. Sinh lượng cao nhất có tháng trên 20.000 cá thể/lít, nhưng cũng có tháng dưới 5.000 cá thể/lít. Mức trung bình từ 5.000 đến 20.000 cá thể/lít. 4. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sau 120 ngày nuôi Tên Tỷ lệ Trọng điểm sống (%) lượng thân (g) Ðiểm 25,7 30,39 1 ± 2,36 Ðiểm 21,4 29,96 ± 2 1,76 Ðiểm 17,8 32,71 ±
  7. 3 2,59 Ðiểm 17,3 31,50 ± 4 2,16 - Tỷ lệ sống ở điểm 1 và 2 cao hơn điểm 3 và 4, nguyên nhân do đất chuyển đổi từ nông nghiệp dễ giữ nước và quản lý môi trường nước hơn đất rừng. - Tăng trưởng của tôm nuôi ở điểm 3 và 4 cao hơn điểm 1 và 2 vì đất rừng màu mỡ hơn đất chuyển đổi từ nông nghiệp. 5. Thu hoạch Sau 3,5 tháng, thu hoạch ở các điểm 1 và 2 (chỉ thu tỉa tôm cỡ từ 30 - 35con/kg). Riêng điểm 3 và 4 thu hoạch bằng cách tháo nước qua cống và thu tôm lớn. Năng suất thu hoạch bình quân khoảng 150-200kg/ha/vụ : (Ðiểm 1 : 390kg, năng suất 195kg/ha/vụ. Ðiểm 2 : 320kg, năng suất : 160kg/ha/vụ. Ðiểm 3 : 349kg, năng suất 175kg/ha/vụ. Ðiểm 4 : 300kg, năng suất 150kg/ha/vụ). V. KẾT LUẬN Nuôi tôm sinh thái chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên nên không thể thả tôm nuôi với mật độ dày. Mật độ thả tương đối phù hợp đối với mô hình tôm lúa (2,5con/m2) và mô hình tôm đầm quảng canh (3con/m2) 1 vụ nuôi. Nuôi tôm sinh thái sử dụng thức ăn tự nhiên và sử dụng ít phân hữu cơ gây màu chưa làm ô nhiễm môi trường. Do đó, không cần xử lý nước thải ra. Thực vật phù du trong ruộng và đầm nuôi không phong phú về thành phần loài và sinh khối, trung bình 5.000 - 20.000 cá thể/lít. Nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa cho năng suất ổn định và cao hơn so với đầm quảng canh do quản lý môi trường nước dễ dàng hơn. Năng suất nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa đạt 200kg/ha. trong khi năng suất tôm nuôi trong đầm quảng canh chỉ đạt 150kg - 200kg/vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2