intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đảm bảo chuẩn đầu ra (CĐR), việc lựa chọn một mô hình phù hợp để xây dựng và phát triển CTĐT là cần thiết. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển CTĐT trên thế giới, từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngành Toán kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 02. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TS. Đặng Thị Ngọc Lan Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Ngành Toán kinh tế không phải là một ngành mới tại Việt Nam, tuy nhiên đây là ngành khá non trẻ tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Phát triển ngành Toán kinh tế lớn mạnh đang là một bài toán khó cho nhà trường nói chung và Khoa Kinh tế - Luật nói riêng. Chương trình đào tạo (CTĐT) được ví như trái tim của ngành. Xây dựng và phát triển một CTĐT có chất lượng là yêu cầu cấp bách đối với Khoa. Đảm bảo chất lượng đầu ra của ngành là căn cứ để giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng CTĐT; làm cơ sở cho sinh viên lựa chọn ngành học và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực. Để đảm bảo chuẩn đầu ra (CĐR), việc lựa chọn một mô hình phù hợp để xây dựng và phát triển CTĐT là cần thiết. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển CTĐT trên thế giới, từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngành Toán kinh tế. Từ khóa: Chương trình đào tạo, ngành Toán kinh tế, chuẩn đầu ra. 1. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của xã hội loài con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến các cấp giáo dục nói chung. Trước sự ảnh hưởng của công nghệ, giáo dục đại học đang phát triển nhanh chóng theo những xu hướng rõ rệt: thị 17
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN trường hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa. Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội, việc đảm bảo chất lượng đối với mỗi CTĐT là yếu tố sống còn của mỗi ngành đào tạo nói riêng và các trường đại học nói chung. Ngày nay, hơn bao giờ hết, các trường đại học đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn mở các ngành đào tạo nào để phát triển, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với các trường đại học trên thế giới nói chung và các trường đại học tại Việt Nam nói riêng, việc đảm bảo một CTĐT có chất lượng được xem như chìa khóa mở cửa vào tương lai cho một ngành đào tạo. Các cơ sở giáo dục nếu không quan tâm đến chất lượng giáo dục đại học sẽ đồng nghĩa với việc tự tước bỏ sự phát triển bền vững. Bối cảnh này tạo nên những cơ hội đồng thời có cả những thách thức đối với các ngành đào tạo mới. Ở Việt Nam, việc thực hiện mô hình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR) đã được khởi xướng ở cấp độ quốc gia thông qua các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chẳng hạn như Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại học nói chung vẫn đứng trước thách thức phát triển những khung chuẩn để xây dựng và thực hiện bền vững CTĐT theo mô hình CĐR. Mô hình đào tạo dựa trên CĐR đòi hỏi mỗi trường đại học phải chứng minh sinh viên tốt nghiệp đạt được đầy đủ các CĐR yêu cầu. Điều này yêu cầu tất cả các quyết định về CTĐT, hoạt động giảng dạy và học tập, đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các CĐR liên quan. Nghiên cứu của Aravind & Rajparthiban (2011) chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất là phân loại và hệ thống hóa các CĐR ở cấp độ CTĐT và cấp độ môn học. Thách thức thứ hai là liên kết các thành phần của CTĐT để xây dựng được một mô hình đánh giá mức độ đạt CĐR đối với mỗi sinh viên. Có nhiều cách tiếp cận khả thi để giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống này. Tuy nhiên, một trong những giải pháp hiệu quả là phát triển một mô hình hay một khung chuẩn để giải quyết một cách hệ thống các vấn đề liên quan với nhau, đồng thời thúc đẩy nỗ lực đổi mới giáo dục đại học. Một mô hình đánh giá năng lực của sinh viên, dựa trên ma trận các môn học và kỹ năng được xây dựng. Có thể áp dụng mô hình này để đánh giá năng lực của sinh viên ở cấp độ môn học hay theo năm học. Từ những đánh giá này có thể xác nhận sự tiến bộ hay mức độ đáp ứng CĐR của sinh viên. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển các CTĐT trên thế giới, để từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngành Toán kinh tế nói riêng và các ngành đào tạo tại Trường Đại học Tài chính - Marketing có thể áp dụng hiệu quả và thực tiễn. Mô hình phát triển CTĐT với những kế hoạch, 18
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN những nguyên tắc, khung mẫu (pattern), khung chuẩn (framework), sơ đồ (scheme) nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển CTĐT ngành Toán kinh tế đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CTĐT (curriculum) là một kế hoạch được thiết kế cho việc giảng dạy, học tập và đánh giá nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo. Theo Tyler (1949), CTĐT trình độ đại học cần được các trường đại học xây dựng và phát triển như những đề án. Trong mỗi CTĐT đào tạo luôn cần làm rõ các vấn đề cốt lõi của chương trình và giảng dạy thông qua việc trả lời những câu hỏi sau: Những mục tiêu giáo dục nào nhà trường cần đạt được? Những trải nghiệm học tập nào là thích hợp để đạt được các mục tiêu đó? Làm thế nào để những trải nghiệm học tập được tổ chức hiệu quả? Làm thế nào để đánh giá sự tiến triển hay mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục đã đề ra? Bản Tuyên ngôn toàn cầu về Giáo dục đại học của Liên Hợp Quốc khẳng định: Thế kỷ 21 “có một nhu cầu chưa từng thấy về sự đa dạng, phong phú trong giáo dục đại học, cũng như những nhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng sống còn của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của xã hội”. Một yêu cầu về vấn đề có tính sống còn đối với bất kỳ mô hình cải cách giáo dục nào – đó là chất lượng giáo dục. Vì thế, ngày nay, hơn bao giờ hết, tất cả các quốc gia đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học – nơi cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những đổi thay to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) (2019), một chương trình giáo dục tốt là một chương trình ủng hộ sự đa dạng, cung cấp các kỹ năng quan trọng, thách thức mọi định kiến và có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực sâu rộng bên ngoài nhà trường. Beauchamp (1981) cho rằng, phát triển CTĐT là quá trình tổng thể vòng đời, bao gồm thiết kế, thực hiện và đánh giá CTĐT – những công việc phức tạp. Sự phức tạp càng nhiều nếu không có một mô hình với những triết lý hay và nguyên lý rõ ràng và những phương pháp hay cách thức cụ thể cho việc phát triển CTĐT. Khái niệm mô hình phát triển CTĐT được Oliva (1982) đề xuất lần đầu tiên như một giải pháp hoạch định CTĐT nhằm đáp ứng những nhu cầu, bối cảnh và mục đích nhất định. Cơ sở đào tạo sử dụng mô hình để phát triển CTĐT sẽ đem đến hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Viray và cộng sự (2011) đã nghiên cứu các mô hình cho thấy, các nhà hoạch định CTĐT thường lựa chọn một mô hình phù hợp với lĩnh vực cụ thể của 19
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN mình, hoặc thiết kế mô hình riêng, hoặc đưa ra mô hình tổng hợp từ các mô hình được tìm hiểu dưới dạng tài liệu hướng dẫn thiết kế hay phát triển CTĐT. Như vậy có thể thấy, khi các trường đại học hội nhập, để phát triển bền vững mỗi CTĐT cần xây dựng những giá trị đặc trưng cho ngành đào tạo. Những đặc trưng này thể hiện trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực thích ứng với thị trường lao động ở phạm vi khu vực và quốc tế. Mỗi ngành đào tạo cần xây dựng một mô hình phát triển CTĐT cho lĩnh vực đào tạo của nhà trường. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÊN THẾ GIỚI Trong lĩnh vực phát triển CTĐT, mô hình Tyler (1949) là mô hình đầu tiên đưa ra những nguyên lý cơ bản về CTĐT và giảng dạy. Mô hình Tyler thường được gọi là mô hình dựa trên mục tiêu (objective model). Đặc điểm nổi bật của mô hình là sự tham gia tích cực của sinh viên trong quá trình xây dựng mục tiêu giáo dục tổng quát; nhấn mạnh sự nhất quán giữa mục tiêu, trải nghiệm học tập và kết quả; yêu cầu mục tiêu giáo dục thể hiện cả kỹ năng và phẩm chất cần phát triển. Mô hình Taba (1962) đặc trưng bởi phương pháp tiếp cận từ cơ sở (grass-roots approach) nhấn mạnh vai trò của giảng viên. Trong mô hình này, Taba xem xét những yếu tố có thể coi là cơ sở để phát triển CTĐT. Mô hình Leyton Soto (1969) nổi bật nhờ hệ thống hóa các yếu tố, các khái niệm, các quá trình phát triển CTĐT và mối quan hệ giữa các thành phần của mô hình. Mô hình Saylor, Alexander và Lewis (1981) đặc trưng bởi phương pháp tiếp cận hành chính (administrative model). Mô hình Oliva (1982) cung cấp một quá trình phát triển CTĐT toàn diện và cụ thể. Mô hình cũng nhấn mạnh nhu cầu của những đối tượng sinh viên khác nhau. Đa số các mô hình được phân loại như sau: 20
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Bảng 1: Phân loại các mô hình phát triển chương trình đào tạo TT Tên Mô hình Đặc trưng của mô hình (a) (b) (c) (d) (e) (f) 1 Mô hình Tyler (1949) x 2 Mô hình Taba (1962) x x x 3 Mô hình Leyton Soto (1969) x x x 4 Mô hình Saylor, Alexander & Lewis (1981) x x x 5 Mô hình Oliva (1982) x x x 6 Mô hình thảo luận Ornstein & Hunkins (2004) x x x 7 Mô hình mô học tích hợp Fink (2003) x x x x x 8 Mô hình CTĐT tích hợp theo CDIO Crawley et al (2007) x x x x x (a) Nhóm mô hình quy tắc (mô hình đào tạo dựa trên CĐR) (b) Nhóm mô hình sản phẩm (c) Nhóm mô hình theo phương pháp tiếp cận (mô hình kỹ thuật) (d) Nhóm mô hình theo phương pháp tiếp cận (mô hình phi kỹ thuật) (e) Nhóm mô hình lấy người học làm trung tâm (f) Nhóm mô hình CTĐT tích hợp (Nguồn: Tác giả tổng hợp) (a) Nhóm mô hình quy tắc Mô hình quy tắc hay còn gọi là mô hình dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR - Outcome- based education). Một thí dụ nổi tiếng về mô hình quy tắc là mô hình dựa trên mục tiêu của Tyler (1949). Mô hình này được thiết kế ngược từ chuẩn đầu ra (CĐR) đến các thành phần khác của CTĐT. Nói một cách đơn giản là CTĐT phải được thiết lập dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR). Các mô hình này có tác động đáng kể đến việc thiết kế giảng dạy do tập trung vào những gì người học làm thay vì những gì giảng viên dạy. (b) Nhóm mô hình sản phẩm Mô hình sản phẩm được cho là quá đề cao về mục tiêu giáo dục và việc thiết kế CTĐT mang nặng tính kỹ thuật. Mô hình của Tyler (1949) cũng là một thí dụ nổi tiếng về mô hình sản phẩm. Mô hình này có giá trị trong việc phát triển và truyền đạt những CĐR rất rõ ràng đến sinh viên và đưa trọng tâm giảng dạy ra khỏi việc liệt kê các nội dung. 21
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN (c) + (d) Nhóm mô hình theo phương pháp tiếp cận Mô hình theo phương pháp tiếp cận kỹ thuật và phi kỹ thuật phát triển CTĐT là sơ đồ hữu ích để cơ cấu môi trường học tập. Nhóm mô hình này có nhiều điểm tương đồng. Phương pháp tiếp cận này được mô tả là hợp lý, hữu dụng và hiệu quả cho đào tạo (Ornstein & Hunkins, 2004). (e) Nhóm mô hình lấy người học làm trung tâm Mô hình lấy người học làm trung tâm thường được sử dụng ở những bậc học cao như thạc sĩ, tiến sĩ. (f) Nhóm mô hình CTĐT tích hợp Mô hình này cho phép thiết kế cấu trúc CTĐT sắp xếp các nội dung, kiến thức và CĐR về kỹ năng thành các môn học đảm bảo liên kết kiến thức và phát triển kỹ năng giữa các môn học. Về nguyên tắc tổ chức, có thể phân biệt hai mô hình CTĐT tích hợp: (1) Mô hình CTĐT tích hợp dựa trên vấn đề (problem-based curriculum); (2) Mô hình CTĐT tích hợp dựa vào các môn học kiến thức ngành. Các mô hình có thể có những điểm khác nhau, nhưng cơ bản có nhiều điểm tương đồng. Các ngành đào tạo muốn phát triển bền vững cần xây dựng một mô hình phát triển CTĐT phù hợp. 4. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CTĐT CHO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã xây dựng ngành Toán kinh tế theo hướng ứng dụng, đào tạo cử nhân đại học ngành toán kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức sâu về Toán ứng dụng trong kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có tư duy độc lập, có năng lực học tập bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, thích nghi với mọi thay đổi của môi trường làm việc. Ngành Toán kinh tế bao gồm hai chuyên ngành: (1) Chuyên ngành Toán kinh tế (Economic Mathematics Specialization); (2) Chuyên ngành Toán tài chính (Mathematical Finance Specialization). Việc lựa chọn một mô hình phù hợp để xây dựng và phát triển CTĐT cho một CTĐT mới là cần thiết. Thừa kế mô hình của tyler (1949), Fink (2003), Crawley và cộng sự (2007), Saylor, Alexander và Lewis (1981), mô hình phát triển CTĐT ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing được đề xuất như sau: 22
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Hình 1: Mô hình phát triển CTĐT ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Mô hình được chia thành 4 giai đoạn phát triển của CTĐT: Giai đoạn đầu tiên, các nhà trường nhận biết mục tiêu giáo dục thích hợp của CTĐT. Sử dụng các triết lý giáo dục của nhà trường như bộ lọc để loại bỏ những mục tiêu không cần thiết. Đồng thời, nhà trường thu thập dữ liệu từ các nguồn nhu cầu như: sinh viên, giảng viên và xã hội. Bằng việc phân tích dữ liệu liên quan đến nhu cầu và sự quan tâm của sinh viên, đó là nhu cầu về giáo dục, xã hội, nghề nghiệp, thể chất, tâm lý. Từ việc phân tích này sẽ nhận biết được những mục tiêu tiềm tàng và các CĐR tương ứng với từng mục tiêu chung. CĐR của CTĐT được sử dụng để thiết kế CĐR ở cấp độ môn học. Để có thể đo lường được CĐR, CTĐT cần có thêm mục trình độ năng lực (TĐNL). Khoa có thể tự thiết kế hay lựa chọn một thang trình độ năng lực để thống nhất sử dụng. Giai đoạn thứ hai, thiết kế CTĐT được quyết định bởi các nhóm phụ trách thiết kế CTĐT. CTĐT được thiết kế dựa vào các môn học, hay theo nhu cầu và mối quan tâm của sinh viên. Thiết kế CTĐT được thông qua việc lựa chọn và xây dựng các đề cương môn học, xác định mục tiêu riêng cho từng môn học để hoàn thiện bảng mô tả CTĐT và kế hoạch giảng dạy cho cả CTĐT. Thiết kế đề cương môn học phải đảm bảo liên kết với các CĐR của CTĐT. Nguyên tắc thiết kế CTĐT mô tả cách thức và các xem xét chính yếu làm nền tảng cho việc thiết kế cấu trúc CTĐT để đáp ứng mục tiêu đề ra. Cấu trúc CTĐT phải cho phép các môn kiến thức và lập luận ngành hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra, cấu trúc này phải cho phép các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp được đan xen vào các môn học. Tùy thuộc vào bối cảnh tổ chức và quản lý đào tạo, người quản lý, giảng viên và sinh viên có những quan tâm khác nhau đối với đề cương môn học. Một yêu cầu chung với đề cương môn học phải bao gồm 23
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN các nội dung cần thiết để thể hiện vai trò và mối liên kết với CTĐT, để giảng dạy, học tập và phục vụ kiểm định CTĐT. Giai đoạn thứ ba, xác lập mục tiêu giảng dạy, lựa chọn phương pháp giảng dạy là cơ sở để bắt đầu, lôi cuốn sự tham gia tích cực của sinh viên. Phương pháp tiếp cận đơn giản để phát triển các mục tiêu hành vi. Giảng viên cần phân biệt giữa trải nghiệm học tập và hoạt động học tập; xác định mục tiêu là sự tổng hợp các trải nghiệm mà sinh viên cố gắng để đạt được. Những trải nghiệm này là những hành vi được diễn giải thành những mục tiêu và hoạt động học tập được lựa chọn, được giảng dạy có tổ chức. Nhưng chỉ có những trải nghiệm cuối cùng, tức là những kỹ năng đạt được, mới được đánh giá. Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn rà soát, đánh giá CTĐT các vấn đề chưa hiệu quả trong cả quá trình tổ chức thực hiện khép lại một vòng đời của CTĐT và được tiếp tục cải tiến ở vòng đời tiếp theo. Mô hình phát triển CTĐT “dựa trên CĐR” kết hợp với “mô hình tích hợp” này được xem như là một mô hình toàn diện để phát triển CTĐT đi từ lựa chọn mục tiêu đến đánh giá kết quả học tập và xem xét các vấn đề chưa hiệu quả. Trong quá quá trình phát triển CTĐT, các nhà quản trị giáo dục cần nắm được bốn nguyên lý cơ bản về CTĐT và giảng dạy: (1) Những mục tiêu giáo dục nào CTĐT cần đạt được? (2) Những hoạt động dạy - học nào thích hợp để đạt được các mục tiêu đó? (3) Làm thế nào để các hoạt động dạy - học được tổ chức hiệu quả? (4) Làm thế nào có thể đánh giá được các mục tiêu của CTĐT đã đặt ra? Mô hình phát triển CTĐT ngành Toán kinh tế có thể được xem như một bản kế hoạch chung, bao gồm những nguyên tắc, khung mẫu, khung chuẩn, quy trình đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: • Cung cấp một phương pháp để thực hiện. • Như một khung chuẩn để giải thích cho quá trình cải tiến liên tục. • Thể hiện các giai đoạn hoặc các thành phần và quan hệ tương hỗ, được thực hiện trong một chu kỳ liên tục có phản hồi. • Có sự tham gia của các bên liên quan trong việc hoạch định CTĐT. • Chất lượng được ưu tiên trong mục tiêu giáo dục. 24
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN • CTĐT được thay đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu mới và sự phát triển của xã hội. • Cách thức phát triển CTĐT có thể khác nhau ở mỗi hệ thống, mỗi trường đại học, mỗi ngành đào tạo, nhưng phải nhất quán và hợp lý. • Được trình bày đơn giản dễ hiểu. 5. KẾT LUẬN Mô hình phát triển CTĐT giúp các nhà trường/ khoa/ bộ môn vạch ra một cách hệ thống và rõ ràng cơ sở sử dụng các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá. Qua tổng quan các mô hình phát triển CTĐT của các nhà nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, không có một mô hình lý tưởng có thể phù hợp với toàn bộ CTĐT của nhà trường. Để phát triển CTĐT của ngành Toán kinh tế nói riêng và các ngành tại Trường Đại học Tài chính - Marketing nói chung được tương đồng và nhất quán, thì một mô hình phát triển CTĐT là cần thiết. Một mô hình có tính thực tiễn tốt sẽ giúp cho CTĐT của ngành Toán kinh tế mang lại những trải nghiệm giáo dục tốt nhất cho cả sinh viên và giảng viên. Định kỳ, CTĐT cần được rà soát, điều chỉnh để các môn học được sắp xếp hợp lý hơn và tích hợp các kỹ năng nhiều hơn cho sinh viên. Việc phát triển CTĐT được sử dụng kết hợp giữa “mô hình dựa trên CĐR” và “mô hình tích hợp” cho phép tích hợp, đan xen giảng dạy kỹ năng với kiến thức. Mô hình cũng cho phép có thể liên kết hợp lý các thành phần của CTĐT, môn học. Ngoài ra, mô hình cũng linh hoạt trong việc thiết lập những hoạt động giảng dạy phù hợp nhằm thúc đẩy học tập, giúp cung cấp các trải nghiệm học tập ý nghĩa để đáp ứng CĐR. Tuy nhiên, mô hình phát triển CTĐT về mặt kỹ thuật là hữu ích, nhưng nó có những hạn chế là bỏ qua những khía cạnh con người như: thái độ, cảm xúc. Vì vậy, mô hình phát triển CTĐT không nên thay thế một cách cứng nhắc các quyết định nghề nghiệp và cá nhân về phương pháp nào là tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aravind, C.V., & Rajparthiban, R. (2011), A Dynamic Approach to Outcomes Based Education in Engineering Curriculum. Proceedings of the IETEC’11 Conference. Kuala Lumpur, Malaysia: IETEC. 2. Beauchamp, G.A. (1981), Curriculum Theroy. Pub ID 102-087-080, F.E. Peacock Publishers. 25
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. 4. Crawley, E.F., Malmqvist, J., Ostlund, S., & Brodeur, D.R. (2007), Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach. Springer Science + Business Media, LLC (Bản dịch tiếng Việt: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh. Cải cách và xây dựng CTĐT kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, 2010). 5. Fink, L.D. (2003), Creating Significant Learning Experiences: An Integrated Approach to Designing College Courses. San Francisco, CA: John Wiley & Sons, Inc. 6. Leyton Soto, M., & Tyler, R.W. (1969), Planeamiento Educational. Santiago, Chile: Editorial Universitaria, 1969. 7. Oliva, P.F. (1982), Developing the curriculum. Boston: Little, Brown & Co. 8. Saylor, J.G., & Alexander, W.M. (1966), Curriculum Planning for Modern Schools. Pub ID 101-217-189 Holt, Rinehart and Winston. 9. Saylor, J.G., & Alexander, W.M., & Lewis, A.J. (1981), Curriculum Pllanning for Better Teaching and Learning. New York, NY: Holt, Rinehart, & Winston 10. Taba, H. (1962), Curriculum development: Theory and practice. New York: Harcourt, Brace, & World, Inc. 11. Tyler, R.W. (1949), Basic Principles of Curriculum and Instruction. Chicago: University of Chicago Press. 12. UNESCO (2019), Global Education Monitoring Report Summary 2019: Migration, displacement and education: Building bridges, not walls. Paris, UNESCO. 13. Viray, F.C., & Gamit, E.T. (2011), Curriculum Design and Development. Central Luzon State University, Phillippines. 26
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1