intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học sư phạm

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu về mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học Sư phạm, trong đó chú trọng đến các khía cạnh: (1) Chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (2) Các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (3) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (4) Định hướng cơ bản trong quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học sư phạm

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0035<br /> Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 173-184<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC<br /> QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO SINH VIÊN<br /> CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> <br /> Phạm Thị Thuý Hằng<br /> Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> Tóm tắt. Bài viết giới thiệu về mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền<br /> sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học Sư phạm, trong đó chú trọng đến các<br /> khía cạnh: (1) Chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (2) Các yếu<br /> tố đảm bảo chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (3) Xây dựng<br /> hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học;<br /> (4) Định hướng cơ bản trong quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho<br /> sinh viên các trường đại học sư phạm.<br /> Từ khoá: Quản lí chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ, chất lượng giáo dục quyền sở hữu<br /> trí tuệ, quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ, đại học sư phạm.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Những nghiên cứu về quản lí chất lượng (QLCL) của các nhà nghiên cứu trên thế<br /> giới như Harvey, Green (1993); Bogue, Saunder (1992); Crosby, Juran & Deming (2010);<br /> Everard, Morris & Wilson (2010) thường tập trung nghiên cứu vào bản chất của chất<br /> lượng, QLCL, đưa ra những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, thiết kế quy trình QLCL [1, 2].<br /> Trên cơ sở đó, trong thời gian gần đây, việc áp dụng các mô hình QLCL vào lĩnh vực giáo<br /> dục đã được khởi xướng và ngày càng trở thành xu hướng chung trong quản lí giáo dục,<br /> trong đó có thể kể đến các nghiên cứu của Edward Sallis (1992); Gharib, Alfarah (2012);<br /> Bratean, BLates (2013) đã đóng góp tích cực về mặt lí luận và thực tiễn trong công tác<br /> quản lí chất lượng giáo dục (QLCLGD) trong nhà trường. Các nghiên cứu cho thấy nếu<br /> nhà quản lí đề cao vai trò của giáo viên thì chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục sẽ<br /> tăng lên. Ngoài ra, nhà quản lí giáo dục có nhận thức đúng đắn về chất lượng và QLCL từ<br /> đó đưa ra những chính sách chất lượng phù hợp cho tổ chức mình cũng có vai trò quyết<br /> định chất lượng giáo dục [1, 3-5].<br /> <br /> Ngày nhận bài: 14/2/2019. Ngày sửa bài: 12/3/2019. Ngày nhận đăng: 18/3/2019.<br /> Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thuý Hằng. Địa chỉ e-mail: pham_thuyhang2001@yahoo.com<br /> <br /> 173<br /> <br /> Phạm Thị Thuý Hằng<br /> <br /> Nghiên cứu về quản lí hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) ở trường đại học (ĐH) và mô<br /> hình quản lí hoạt động SHTT cũng là một xu hướng nghiên cứu khá phổ biến được các tác<br /> giả trên thế giới quan tâm trong bối cảnh của việc xem xét hệ thống quyền SHTT và<br /> chuyển giao công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu và các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó,<br /> các nghiên cứu tập trung nghiên cứu các mô hình quản lí hoạt động SHTT tiên tiến,<br /> chuyên nghiệp của các trường ĐH trên thế giới, đóng góp ý nghĩa to lớn về lí luận và thực<br /> tiễn đối với các trường ĐH trong việc định hướng vận dụng bài học kinh nghiệm phù hợp<br /> trong thực tiễn quản lí hoạt động SHTT cho các trường ĐH trên thế giới, tiêu biểu như:<br /> Giorgio (2006); Guo (2007); Wang (2012); Nhóm tác giả Sabrina, Valeria, Aurora,<br /> Henrique (2013) [6]. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới đều nhấn mạnh tầm<br /> quan trọng của QLCLGD và quản lí hoạt động SHTT trong trường ĐH. Tuy nhiên, thực<br /> tế nghiên cứu cho thấy QLCL hoạt động giáo dục (HĐGD) quyền SHTT là vấn đề chưa<br /> được chú trọng nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu có liên quan thường thực hiện ở khía<br /> cạnh vĩ mô, do các tổ chức quốc tế và các Bộ giáo dục của các quốc gia thực hiện, áp<br /> dụng chung cho khu vực hay quốc gia; thông thường quan tâm đến nghiên cứu quản lí nội<br /> dung chương trình đào tạo, ít đề cập đến quản lí chất lượng của HĐGD này trong trường<br /> đại học. Thực tiễn cho thấy, hầu như chưa có nghiên cứu xây dựng mô hình QLCL<br /> HĐGD Quyền SHTT cho sinh viên trong các trường ĐH.<br /> Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến quản lí hoạt động SHTT trong trường ĐH<br /> là vấn đề còn khá mới cả về lí luận và thực tiễn, tuy nhiên một số các nghiên cứu đã có<br /> những đóng góp rất quan trọng trong xây dựng mô hình quản lí, khai thác SHTT cũng như<br /> mô tả bức tranh về quản lí SHTT trong trường ĐH từ hoạt động nhận diện, xác định<br /> quyền sở hữu, thống kê và quản lí về mặt hành chính SHTT; hoạt động xác lập và bảo vệ<br /> quyền sở hữu pháp lí SHTT cho đến hoạt động khai thác thương mại SHTT và đề xuất<br /> những biện pháp quản lí hoạt động SHTT trong trường ĐH. Bên cạnh đó, nhiều nghiên<br /> cứu về hoạt động giáo dục và đào tạo về SHTT đã được tiến hành như: Trần Văn Hải<br /> (2007), Lê Văn Hồng (2008), Đoàn Đức Lương (2009), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2010)<br /> [7-10]. Các nghiên cứu trên đây đã khái quát hóa và làm rõ những vấn đề lí luận về giáo<br /> dục SHTT và là hướng tiếp cận rõ ràng không chỉ đối với việc giúp SV ý thức hơn trong<br /> việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, tôn trọng quyền SHTT của người khác, mà tích cực<br /> hơn dưới góc độ mình có thể sử dụng, khai thác gì từ việc bảo hộ quyền SHTT, làm cơ sở<br /> để những ý tưởng sáng tạo được bảo hộ và thương mại hóa trong tương lai. Tuy nhiên,<br /> việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lí chất lượng HĐGD quyền SHTT cho SV<br /> trong trường ĐH vẫn là mảnh đất trống chưa được quan tâm triển khai nghiên cứu tại<br /> nước ta.<br /> Trên cơ sở những kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn đã có về QLCLGD trong nhà<br /> trường và quản lí hoạt động SHTT ở trường ĐH trên thế giới và Việt Nam, bài viết kế<br /> thừa, ứng dụng và phát triển có chọn lọc, đồng thời đề xuất mô hình quản lí HĐGD quyền<br /> SHTT cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) tại Việt Nam.<br /> 174<br /> <br /> Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên…<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Lí luận chung về quản lí chất lượng hoạt động giáo dục sở hữu trí tuệ cho<br /> sinh viên ở các trường đại học sư phạm<br /> 2.1.1. Chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên trong<br /> trường đại học sư phạm<br /> * Quyền sở hữu trí tuệ<br /> Tại Việt Nam, quyền SHTT được định nghĩa theo Bộ luật dân sự 2005 [11] và theo<br /> Luật sở hữu trí tuệ 2005 [12] như sau: “là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí<br /> tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công<br /> nghệp và quyền đối với giống cây trồng”. Như vậy, theo định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ<br /> được hiểu gồm bốn loại: (i) quyền tác giả; (ii) quyền liên quan (đến quyền tác giả); (iii)<br /> quyền sở hữu công nghiệp và (iv) quyền đối với giống cây trồng. Quyền SHTT là quyền<br /> hợp pháp cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo, đó là<br /> độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép<br /> họ được sử dụng hay khai thác khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo. Quyền<br /> SHTT nhằm bảo vệ người sáng tạo, những nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trí tuệ khác<br /> nhau bằng cách trao cho họ những quyền bị khống chế và thời hạn để kiểm soát việc sử<br /> dụng những sản phẩm nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ<br /> các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.<br /> * Hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ<br /> Khái niệm HĐGD quyền SHTT được hiểu là hoạt động có mục đích, có tổ chức giữa<br /> nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành nhận thức đúng đắn, thái độ phù<br /> hợp và hành vi tôn trọng các sản phẩm trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả),<br /> quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng) do con người sáng tạo; rèn<br /> luyện thói quen bảo vệ tài sản trí tuệ đồng thời khuyến khích hoạt động sáng tạo của SV<br /> trong học tập, nghiên cứu.<br /> Chúng tôi xác định bản chất của HĐGD quyền SHTT là quá trình chuyển hoá một<br /> cách tích cực, tự giác các yêu cầu về việc thực thi Luật SHTT thành hành vi và thói quen<br /> hành vi trong cuộc sống, học tập, nghiên cứu; có ý thức bảo hộ quyền SHTT đối với sản<br /> phẩm trí tuệ của bản thân và không xâm phạm SHTT của người khác, mặt khác có ý thức<br /> loại bỏ những biểu hiện hành vi tiêu cực trong học tập, nghiên cứu như: quay cóp, gian<br /> lận trong thi cử, in sao chép bài giảng, tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học khi chưa<br /> có sự đồng ý của tác giả thông qua quá trình nhà giáo dục tổ chức các hoạt động và giao<br /> lưu cho người được tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo và người được<br /> giáo dục giữ vai trò chủ động.<br /> * Chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên sư phạm<br /> HĐGD quyền SHTT cho SV có chất lượng được chúng tôi hiểu là HĐGD được nhà<br /> trường tổ chức sao cho SV có được nhận thức đúng đắn, thái độ phù hợp và hành vi tích<br /> cực đối với vần đề bảo vệ quyền SHTT, có ý thức tôn trọng SHTT của bản thân và người<br /> khác, đồng thời qua đó khuyến khích hoạt động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và<br /> hình thành nhân cách toàn diện của người giáo viên trong tương lai.<br /> 175<br /> <br /> Phạm Thị Thuý Hằng<br /> <br /> Sinh viên được giáo dục các nội dung cơ bản về Quyền SHTT đề biết cách bảo vệ<br /> những thành quả sáng tạo của mình và không xâm phạm tài sản trí tuệ của người khác<br /> cũng như giáo dục cho các công dân tương lai của đất nước hiểu biết về vấn đề SHTT. Có<br /> thể đánh giá chất lượng HĐGD quyền SHTT dựa vào kiến thức về quyền SHTT mà SV<br /> nắm và thái độ đối với việc rèn luyện, trau dồi hành vi thực thi quyền SHTT. Cụ thể, căn<br /> cứ vào đặc điểm của chuyên ngành đào tạo, tính chất riêng biệt lĩnh vực đào tạo và yêu<br /> cầu nghiên cứu của trường có thể mỗi Ngành/Khoa tự chọn cho mình nội dung đặc thù và<br /> nội dung Luật SHTT (Nội dung Luật SHTT bao gồm 6 phần, 18 chương, 222 điều, do đó,<br /> phải lựa chọn nội dung phù hợp với chuyên ngành đào tạo). Từ căn cứ nêu trên, chúng tôi<br /> lựa chọn nội dung Luật SHTT để tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV Sư phạm cụ thể<br /> như sau: (1) Phần thứ nhất – Những quy định chung (điều 1, 2, 3, 4, 7); (2) Phần thứ hai –<br /> Quyền tác giả và quyền liên quan (điều 13, 14, 15, 18, 25, 26, 28, 32, 33); (3) Phần thứ<br /> năm – Bảo vệ quyền SHTT (điều 198, 199) [8]. Về mức độ hiểu biết về quyền SHTT có<br /> thể đánh giá khả năng nắm kiến thức về Quyền SHTT của SV theo các mức độ của thang<br /> đánh giá: Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu kém. Cụ thể: Giỏi (SV thực đầy đủ, đúng các yêu<br /> cầu về nội dung kiến thức liên quan đến SHTT); Khá (Thực hiện tương đối tốt yêu cầu về<br /> nội dung kiến thức liên quan đến quyền SHTT); Trung bình (Thực hiện được yêu cầu cơ<br /> bản về nội dung kiến thức liên quan đến quyền SHTT); Yếu kém (Không thực hiện được<br /> yêu cầu cơ bản về nội dung kiến thức liên quan đến quyền SHTT).<br /> Như vậy, tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV có chất lượng phải dựa vào những căn<br /> cứ sau: 1) Tất cả SV các được giáo dục các nội dung cơ bản về quyền SHTT được lựa<br /> chọn phù hợp với SV Sư phạm 2) Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo gắn với kế hoạch<br /> đào của trường Sư phạm, gắn với lợi ích và thực tiễn hoạt động học tập, nghiên cứu của<br /> SV; 3) SV đạt được mức độ trung bình trở lên về mặt nhận thức về quyền SHTT sau tham<br /> gia HĐGD quyền SHTT làm cơ sở để bồi dưỡng thái độ đúng đắn và rèn luyện hành vi<br /> tích cực trong thực thi quyền SHTT của SV.<br /> 2.1.2. Các mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học<br /> Khái niệm CLGD đại học được định nghĩa rất khác nhau ở nhiều nước trên thế giới<br /> tuỳ theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: sinh viên, giảng viên, người sử<br /> dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó còn<br /> phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, đồng thời tính đa dạng<br /> trong cách tiếp cận khái niệm này cũng bắt nguồn từ nội hàm phức tạp trừu tượng và tính<br /> đa diện, đa chiều của khái niệm “chất lượng”. Do vậy, đây được xem là một khái niệm<br /> động, đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người.<br /> Trong các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ CLGD của nhiều tác giả, trong phạm vi bài<br /> viết này chúng tôi sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” của<br /> Burrows và Harvey (1993) như là một định nghĩa phù hợp nhất đối với giáo dục đại học<br /> của nước ta. Tác giả đề cập đến năm khía cạnh CLGD đại học: chất lượng là sự vượt trội<br /> (hay sự xuất sắc); chất lượng là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không có sai sót), chất<br /> lượng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng); chất lượng là sự<br /> đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư); và chất lượng là sự chuyển đổi<br /> (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác) [13, 14].<br /> Định nghĩa của Harvey và Green (1993) đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công<br /> nhận và phát triển. Các tổ chức đảm bảo CLGDĐH của Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác<br /> 176<br /> <br /> Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên…<br /> <br /> đang sử dụng khái niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Sự phù hợp với mục<br /> tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan tâm như các nhà quản lí,<br /> nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm<br /> cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự<br /> phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu<br /> quả của đầu tư. Mỗi một trường ĐH cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu<br /> trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của<br /> mình. Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao để đạt được các mục tiêu đó.
Một số tổ chức<br /> khác vận dụng khái niệm “chất lượng là sự xuất sắc” để so sánh CLGD đại học giữa các<br /> quốc gia hay giữa các trường ĐH khác nhau. Khái niệm “chất lượng là có giá trị gia<br /> tăng” được vận dụng để khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH quan tâm đến việc không<br /> ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.<br /> Các mô hình QLCLGD và đào tạo thế giới có thể đề cập tới như: QLCLGD theo Hệ<br /> thống quản lý ISO 9000: 2015; Tiêu chuẩn ISO 9000: 2015; Cơ sở từ vựng ISO 9000:<br /> 2015; QLCLGD theo Mô hình SEAMEO; QLCLGD theo các tiêu chuẩn: EFQM, ABET,<br /> AUN,…; QLCLGD theo Mô hình QLCL tổng thể (TQM). Trong đó, có thể vận dụng các<br /> mô hình QLCL trong QLCLGD và đào tạo tại Việt Nam cụ thể là ở bậc Trung học chuyên<br /> nghiệp, cao đẳng, ĐH như: Kiểm định chương trình giáo dục và đào tạo (TT 04, CV 1075,<br /> 768, 769) (AUN-QA 3.0); Kiểm định cơ sở giáo dục (TT 12, CV 766, 767) (AUN-QA<br /> 2.0). Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập đến ba cấp độ QLCL được nhiều người biết<br /> đến là: Kiểm soát chất lượng (Quality Control), Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)<br /> và QLCL tổng thể (Total Quality Management) và Mô hình các yếu tố tổ chức. Có thể<br /> tóm tắt các mô hình QLCL bằng sơ đồ hình 1.<br /> <br /> Kiểm định/ ISO<br /> <br /> Kiểm định/ISO<br /> QUẢN LÝ CHẤT L ƯỢNG T ỔNG THỂ (TQM )<br /> Thanh tra<br /> ĐẢM BẢO CHẤT L ƯỢNG<br /> CẢI THI ỆN L I ÊN TỤC<br /> KI ỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG<br /> PHÒNG NGỪA<br /> <br /> PHÁT HI ỆN<br /> <br /> Hình 1. Các mô hình quản lí chất lượng giáo dục<br /> - Kiểm soát chất lượng là hình thức QLCL đã được sử dụng lâu đời nhất, được thực<br /> hiện ở khâu cuối cùng trong quá trình đào tạo nhằm phát hiện và loại bỏ toàn bộ hay từng<br /> phần sản phẩm cuối cùng không đạt các chuẩn mực chất lượng (ví dụ không đạt các thông<br /> số kỹ thuật). Đây là quá trình xẩy ra sau khi sản phẩm đã được tạo ra, nên nếu phải loại bỏ<br /> sản phẩm sẽ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và công sức. Với SV, họ còn mất<br /> nhiều cơ hội khác trong khi phải theo đuổi một chương trình học tập nhưng cuối cùng<br /> không được tốt nghiệp [14-16].<br /> 177<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2