Mô hình quản trị đại học tại Úc, một trường hợp nghiên cứu cho việc thay đổi quản trị đại học Việt Nam hướng đến nền giáo dục thực chất
lượt xem 3
download
Bài viết "Mô hình quản trị đại học tại Úc, một trường hợp nghiên cứu cho việc thay đổi quản trị đại học Việt Nam hướng đến nền giáo dục thực chất" nghiên cứu và phân tích Mô hình quản trị đại học tại Úc; từ đó tác giả đề xuất mô hình quản trị đại học nhằm hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình quản trị đại học tại Úc, một trường hợp nghiên cứu cho việc thay đổi quản trị đại học Việt Nam hướng đến nền giáo dục thực chất
- MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI ÚC, MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHO VIỆC THAY ĐỔI QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT ThS. NCS. Đỗ Thị Ánh Hồng* 1 Tóm tắt. Úc là một trong những quốc gia có nền giáo dục hiện đại hàng đầu thế giới với mô hình quản trị đại học hiệu quả. Mô hình quản trị đại học tại Úc được triển khai đồng bộ dưới nhiều khía cạnh như cơ quan quản lý chung, tự chủ về cơ cấu tổ chức, tự chủ về nhân sự và tự chủ về tài chính trên một nền tảng pháp lý tiên tiến đã giúp cho quốc gia này gặt hái được nhiều thành tựu trong giáo dục. Bài viết dưới đây sẽ nghiên cứu và phân tích Mô hình quản trị đại học tại Úc; từ đó tác giả đề xuất mô hình quản trị đại học nhằm hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam. Từ khóa: Quản trị đại học, giáo dục đại học, tự chủ, giáo dục thực chất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam hiện nay có hơn 90 triệu dân nhưng có tới gần 300 trường đại học [1]. Với số lượng trường đại học nhiều như vậy nhưng Việt Nam lại chưa có trường đại học nào lọt vào top 500 của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS năm 2021 (QS World University Rankings 2021)[2]. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, tỷ lệ sinh viên đại học ra trường không có việc làm đang ngày càng gia tăng bắt nguồn từ những bất cập về chất lượng giáo dục đại học và mô hình quản trị đại học chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù Việt Nam đã có chủ trương tiến hành từng bước tự chủ đại học nhưng chưa được phổ biến trên quy mô lớn. Đồng thời, các quy định pháp luật về tự chủ đại học, về cơ quan quản lý giáo dục đại học cũng như vấn đề tự chủ về cơ cấu tổ chức, nhân sự và tài chính còn tồn tại nhiều hạn chế. Xuất phát từ những bất cập trên, cần thiết phải nghiên cứu mô hình quản trị đại học tiên tiến của các nước trên thế giới (trong đó có Úc – một quốc gia tiêu biểu về mô hình quản trị đại học hiệu quả, với 36/43 trường nằm trong Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS năm 2021) [3], từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần hoàn thiện mô hình quản trị đại học Việt Nam hướng đến nền giáo dục thực chất. * Trường Đại học Luật Hà Nội.
- 190 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 2. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI ÚC 2.1. Cơ sở pháp lý của chính sách giáo dục đại học tại Úc Trước hết, Đạo luật giáo dục năm 2013 (Australian Education Act 2013)[4] và Đạo luật về các dịch vụ giáo dục cho du học sinh ban hành năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2017 (The Education Services for Overseas Students Act 2000, Amendment No.97, 2017) [5] là quốc sách về giáo dục tại Úc, quy định về việc đăng kí trường/ mở trường, quản lý tài chính, yêu cầu thực hiện luật, nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của nền giáo dục Úc, an toàn về học phí cho sinh viên và phù hợp với Đạo luật di trú năm 1958, sửa đổi bổ sung năm 2018 (Migration Act 1958, Amendment No.67, 2018) của Úc [6]. Đặc biệt, Bộ luật quốc gia về cơ quan có thẩm quyền đăng ký và các tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo cho du học sinh của Úc (gọi tắt là Bộ luật quốc gia) năm 2018 (The National Code of Practice for Registration Authorities and Providers of Education and Training to Overseas Students (the National Code)) [7] gồm 4 phần: các quy định chung của luật, cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm, đăng kí các chương trình đào tạo và yêu cầu đối với nhà đào tạo (các trường đại học). Bên cạnh đó, Đạo luật hỗ trợ giáo dục đại học khối thịnh vượng chung năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2018 (Higher Education Support Act 2003, Amendment No.160, 2018)[8] đề ra ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục đại học ở Úc là: các trường đại học, các tổ chức giáo dục đại học tự công nhận, và cơ sở giáo dục đại học tiểu bang và vùng lãnh thổ được công nhận. Ngoài ra, một số văn bản pháp luật khác của Úc quy định về trách nhiệm đăng kí mã số đào tạo, cung cấp dữ liệu về tất cả các khóa học mà các trường đại học đăng ký đào tạo tại Úc, trong đó, mỗi trường và mỗi ngành đào tạo được cấp một mã số riêng [9]. 2.2. Cơ quan quản lý về giáo dục đại học tại Úc Mặc dù mỗi bang trong số sáu bang của Úc đều có cơ quan quản lý chuyên sâu về giáo dục [10]; song ở cấp liên bang không có Bộ Giáo dục riêng, mà Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm (the Department of Education, Skills and Employment) [11] đứng chung thành một Bộ với các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao cho đất nước, hội nhập với thế giới qua các hoạt động văn hóa và thương mại, nuôi dưỡng một nền kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo. Thứ hai, thành lập cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục độc lập. Tổ chức này có mục đích xây dựng một chính sách về kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 191 gồm kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo (Training Programs) và kiểm định hoạt động của các trường đại học, cao đẳng (Universities And Colleges). Thứ ba, lập ngân sách giáo dục và đào tạo trình Chính phủ Úc chấp thuận. Thứ tư, trách nhiệm pháp lý bắt buộc các trường/ đơn vị có ngân sách do Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm của Úc quản lý phải giải trình ngân sách và báo cáo kết quả các hoạt động của mỗi chương trình. Mỗi chương trình được Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm xây dựng ra đều có các mục tiêu, các chương trình hoạt động và lộ trình thi hành, có ngân sách và các tiêu chí đánh giá cho mỗi chương trình [12]. Ngoài ra, Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm còn có nhiệm vụ xây dựng nhiều chính sách và chương trình quan trọng khác, ví dụ như chương trình quỹ tín dụng cho sinh viên vay tiền để trang trải các chi phí học tập, chương trình giúp đỡ sinh viên khuyết tật, chương trình tạo cơ hội cho mọi sinh viên phát triển con đường học vấn của mình, chương trình hợp tác quốc tế và phát triển du học sinh quốc tế,… 2.3. Vấn đề tự chủ về cơ cấu tổ chức tại các trường đại học tại Úc Các trường đại học ở Úc thường có Hội đồng trường là cơ quan chỉ đạo và Ban giám hiệu chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của trường theo đường lối, chính sách do Hội đồng trường đề ra, cụ thể: Ở Úc, Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm quy định các trường công lập có Hội đồng trường và các trường ngoài công lập có Hội đồng Quản trị là cơ quan chỉ đạo trường đại học và có nhiệm vụ bổ nhiệm Ban giám hiệu để quản lý các hoạt động của trường. Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm của Úc có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực thi các chính sách về giáo dục và đào tạo do Chính phủ và Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm đã đề ra; còn việc quản lý các trường đại học là trách nhiệm của các Hội đồng trường, không phải của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm liên bang. Tại Úc, Hội đồng trường được thành lập theo Luật Giáo dục của mỗi tiểu bang. Mỗi trường đại học có Điều lệ riêng. Hội đồng trường được thành lập và hoạt động tại tiểu bang nào thì có trách nhiệm báo cáo các hoạt động cho Bộ Giáo dục của Tiểu bang ấy. Thông thường, Hội đồng trường có trên/dưới 15 thành viên, gồm 1/3 do Thủ hiến tiểu bang bổ nhiệm, 1/3 do trường đại học mời từ những người thành đạt trong xã hội và khoảng 1/3 là đại diện cho giảng viên, cho nhân viên hành chính, Ban giám hiệu. Hội đồng trường có nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng trường bầu ra. Hội đồng trường có nhiệm vụ: (i) bổ nhiệm và theo dõi hoạt động của Hiệu trưởng; (ii) chấp thuận sứ mệnh và chiến lược phát triển của trường; (iii) giám sát sự điều hành trường; (iv) xem xét ngân sách hàng năm và kế hoạch kinh doanh của trường; (v) xây dựng chính sách và các nguyên tắc hoạt động của trường. Hội đồng trường có nhiều tiểu ban như tiểu ban tài chính, tiểu ban xây dựng và tài sản, tiểu ban
- 192 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP kiểm soát, tiểu ban quản lý rủi ro,… Điển hình ở Úc, Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Sydney, Đại học Victoria, Monash và Latrobe đều là những trường đại học có Hội đồng trường hoạt động rất hiệu quả. Ban giám hiệu gồm có Hiệu trưởng kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng trường và các Phó hiệu trưởng do Hội đồng trường bổ nhiệm. Mỗi trường đại học có nhiều khoa. Đứng đầu mỗi khoa có Trưởng khoa. Dưới mỗi khoa có các bộ môn, đứng đầu là Trưởng Bộ môn. Dưới mỗi bộ môn có các ngành học, người đứng đầu mỗi ngành học gọi là Course Leader. Hội đồng Khoa học có nhiệm vụ giúp Hội đồng trường về các mảng nghiên cứu phát triển, xây dựng các chương trình đào tạo, cấp các loại văn bằng tốt nghiệp, và cho ý kiến về ngân sách hàng năm của trường. Hội đồng Khoa học cùng các khoa trong trường, các trung tâm, các ban, ngành trong trường chịu trách nhiệm trong việc cung cấp các chương trình hoạt động có chất lượng. 2.4. Vấn đề tự chủ về nhân sự trong các trường đại học tại Úc Úc là quốc gia có nền giáo dục đại học phát triển sánh ngang với các nước Châu Âu. Chính sách về tự chủ đại học nói chung và tự chủ về nhân sự nói riêng ở các trường đại học của Úc được coi là một bài học kinh nghiệm có giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng. Trước hết, các trường đại học tại Úc được tự xác định ngạch, bậc giảng viên: Tiến sỹ Trịnh Ngọc Thạch - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam – cho biết: Theo chính sách tự chủ mà Chính phủ Úc ban hành, các trường đại học ở Úc được tự xác định ngạch, bậc giảng viên, được quyền tự đề ra điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm và các chế độ đãi ngộ đối với giảng viên. Để xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu thích hợp với sứ mạng, mục tiêu của nhà trường, các trường đại học đều xây dựng một danh mục các ngạch giảng viên (Academic ranks) [13] để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ. Về cơ bản, ngạch giảng viên trong các trường đại học ở Úc được phân làm năm bậc: A, B, C, D, E. Trong đó, bậc A là Trợ giảng/ Trợ lý nghiên cứu (Tutor/Associate Lecturer/Research Associate); bậc B là Giảng viên/ Nghiên cứu viên (Lecturer/Research Fellow); bậc C là giảng viên chính/ Nghiên cứu viên chính (Senior Lecturer hoặc Senior Research Fellow); bậc D là Phó Giáo sư/ Nghiên cứu Trưởng (Associate Professor/Reader); bậc E là Giáo sư (Professor) [14]. Tại Đại học Quốc gia Úc, bậc E còn được chia ra thành: E1, E2, E3. E3 là bậc cao nhất dành cho các giáo sư xuất sắc (Distinguished Professor) [15]. Giảng viên trong các bậc trên, theo nguyên tắc, được hưởng lương tối thiểu trong thang bảng lương dành cho giảng viên đại học do Chính phủ Liên bang quy định. Nhà nước ban hành một “chính sách khung” để
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 193 các trường đại học lấy làm cơ sở. Tùy vào sự cống hiến và năng lực của giảng viên, mỗi trường có những chế độ đặc thù nhằm đãi ngộ xứng đáng đối với những người có đóng góp xuất sắc. Tuy nhiên, tùy vào khả năng của từng trường, các trường đại học trả lương cao hơn rất nhiều mức lương do Chính phủ quy định dựa trên sự đóng góp xuất sắc và năng lực của từng giảng viên. Chính phủ không can thiệp sâu vào vấn đề nhân sự của nhà trường. Bên cạnh đó, Úc có Ủy ban thăng ngạch giảng viên gồm: Hội đồng khoa học và bộ phận nhân sự trong trường đại học dựa trên các quy định của Ủy hội quan hệ công nghiệp của Chính phủ liên bang Úc để soạn ra các “chính sách và quy trình thăng ngạch giảng viên” cho trường đại học của mình. Mọi quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng ngạch giảng viên đều phải áp dụng đúng các tiêu chuẩn tối thiểu đối với mỗi bậc nêu trên (5 bậc) và phù hợp với các điểm chuẩn và chỉ số ngành nghề học thuật. Mỗi đại học có quyền đưa ra những quy định riêng phù hợp với yêu cầu về chất lượng của mình. Chẳng hạn, Đại học Melbourne quy định rằng, tất cả giảng viên đều xuất sắc trên tất cả các hoạt động: giảng dạy: với 13 loại chỉ số; nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu: với 11 loại chỉ số; lãnh đạo: với 3 loại chỉ số; phục vụ cộng đồng: với 16 loại chỉ số. Các thành tích về học thuật cùng với chất lượng và hiệu quả của các thành tích đó trong xã hội (không căn cứ vào thâm niên giảng dạy của giảng viên) sẽ là hai tiêu chí then chốt của các quyết định liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng thưởng một giảng viên giảng dạy và nghiên cứu hay một giảng viên thuần túy nghiên cứu. Vì vậy, số lượng giảng viên trong các trường đại học ở Úc đạt trình độ cao ngày càng gia tăng, ví dụ như số lượng giảng viên tại Đại học Sydney lên tới 3698 người có trình độ tiến sĩ, Đại học Queensland có đến 85% giảng viên có bằng tiến sĩ, tiếp theo là Đại học Quốc gia Úc với 78% và Đại học Monash với 73% [16]. 2.5. Vấn đề tự chủ về tài chính trong các trường đại học tại Úc Theo quy định của pháp luật Úc, trong phần ngân sách dành cho giáo dục đại học có ấn định số sinh viên mỗi trường đại học được tuyển, dựa trên nhu cầu phát triển nhân lực và phân bổ ngân sách cho các trường đại học. Cũng cần lưu ý rằng, tương tự như một số nước phát triển như Mỹ, Canada,… tại Úc, ngân sách tài trợ cho các chương trình đào tạo bậc đại học (Bachelor degree), kể cả văn bằng thạc sĩ ứng dụng (Master by course work) do Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm Liên bang cấp; còn ngân sách cho các chương trình đào tạo sau đại học như thạc sĩ nghiên cứu (Master by research) và tiến sĩ, gọi chung là “đào tạo nghiên cứu” do các Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (Australian Research Council) thuộc Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm cấp và/ hoặc các doanh nghiệp lớn tài trợ [17]. Hằng năm, Chính phủ Úc dành khoảng 70% ngân sách nghiên cứu cho các trường thuộc nhóm tám trường đại học hàng đầu ở Úc (Group of Eight – Go8) [18] bao gồm: Đại học Tây Úc (The University of Western Australia),
- 194 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Đại học Monash (Monash University), Đại học Quốc gia Úc (Australian National University), Đại học Adelaide (The University of Adelaide), Đại học Melbourne (The university of Melbourne), Đại học New South Wales (The University of New South Wales), Đại học Queensland (The University of Queensland) và Đại học Sydney (The University of Sydney). Đây là nơi tập trung những giáo sư, những nhà nghiên cứu giỏi và các trung tâm nghiên cứu quy mô lớn. Chính vì vậy, các trường thuộc Go8 luôn có tên trong bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu thế giới. Mặt khác, Đạo luật hỗ trợ giáo dục đại học khối thịnh vượng chung năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2018 đề ra ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục đại học ở Úc là: các trường đại học, các tổ chức giáo dục đại học tự công nhận, và cơ sở giáo dục đại học tiểu bang và vùng lãnh thổ được công nhận. Sinh viên học tập tại cả ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục trên đều có đủ điều kiện để vay phí giáo dục đại học, một khoản vay để trang trải các khoản chi phí và lệ phí học tập cũng như sinh hoạt. Bên cạnh đó, Chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên (Financial Education Loan Program – HELP) của Chính phủ liên bang Úc gồm bốn loại chính là: (i) HECS- HELP (Higher Education Contribution Scheme): với nội dung sinh viên cùng chính phủ mỗi bên đóng góp một phần vào giáo dục đại học. Nếu sinh viên nào có tiền thì trả trước (được giảm giá), còn không thì trả sau khi tốt nghiệp [19]; (ii) FEE-HELP: cho sinh viên Úc vay để trả học phí học tại các trường đại học tư thục; (iii) OS-HELP: cho sinh viên vay để học tại các trường đại học ở nước ngoài; (iv) VET-HELP: cho sinh viên Úc vay để trả học phí học trong các trường cao đẳng tại Úc. Đặc biệt, nguyên tắc giáo dục của Úc là cá nhân và chính phủ (thuế của dân) cùng đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Do đó, nếu một ngành học mà sinh viên lúc ra trường được nhận nhiều giá trị vật chất và tinh thần (như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư) thì người đó phải trả học phí cao hơn xã hội đóng góp (qua thuế do dân đóng góp). Nếu sinh viên ra trường làm việc mang tính chất cống hiến cho xã hội nhiều hơn (như trong các viện bảo tàng, viện khảo cổ) thì thuế của xã hội phải đóng cao hơn sinh viên. Các trường hợp còn lại thì đóng mức giống nhau. Trong trường hợp một sinh viên không có đủ khả năng chi trả học phí và/ hoặc sinh hoạt phí thì chính phủ phải có một chính sách riêng cho sinh viên vay mượn và trả lại từ từ sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định. 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT TẠI VIỆT NAM Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị đại học nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và hiệu quả. Hiện nay, mô hình quản trị đại học tại Việt Nam được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp lý sau: Luật Giáo dục đại học, sửa đổi bổ sung năm 2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 195 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 60/2021/ NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, nội dung của các văn bản này liên quan đến mô hình quản trị đại học chủ yếu quy định về cơ cấu tổ chức, nhân sự của các cơ sở giáo dục đại học; nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học; quy chế tự chủ tài chính;… Như vậy, Việt Nam cũng đã có những tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình quản trị đại học từ nhiều quốc gia song điểm bất cập của chúng ta là hoạt động thực thi các quy định pháp luật trên thực tế. Mặc dù pháp luật quy định các đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính (trong đó có cả các cơ sở giáo dục đại học) nhưng trên thực tế, rất nhiều cơ sở hiện nay vẫn chưa hoàn toàn tự chủ được mà vẫn phải dựa vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thay vì mở trường đại học bằng lối tư duy trường lớn, chúng ta lại tư duy theo hướng mở nhiều trường nhỏ, khiến nguồn lực nhỏ lại càng trở nên manh mún. Chúng ta vẫn đặt tham vọng có trường đại học Việt Nam lọt vào danh sách các trường đại học hàng đầu khu vực hoặc thế giới nhưng cho đến khi nào chưa thực hiện lối tư duy trường lớn, phát triển tập trung vào một số trường đại học có chất lượng, đầu tư thích đáng cho nghiên cứu thì điều này vẫn chỉ là tham vọng. Vì vậy, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Úc, sàng lọc và tập trung phát triển một số lượng nhỏ các trường đại học trọng điểm có chất lượng đào tạo tốt để nhanh chóng vươn lên những bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng quốc tế. Thứ hai, về cơ quan quản lý giáo dục đại học, Việt Nam cần điều chỉnh chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bàn về cải cách mô hình quản trị đại học, muốn cải tổ triệt để một hệ thống giáo dục đại học, rất cần thiết cải tổ cả cơ quan chủ quản của các trường đại học, tức Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở so sánh với Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm của Úc, có thể thấy, cơ quan quản lý giáo dục của quốc gia này hoạt động rất hiệu quả. Đây là cơ quan duy nhất quản lý tất cả các trường đại học tại Úc. Trong khi đó, ở Việt Nam, một số trường đại học vẫn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc một Bộ chuyên ngành và chịu sự giám sát, quản lý của Bộ đó. Như vậy, thiết nghĩ cần phải tập trung quyền quản lý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam giống như cách làm của Úc. Thậm chí, cần nâng cao trách nhiệm chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải là quản lý các hoạt động của giáo dục đại học mà là tập trung tối đa vào ưu tiên xây dựng các chính sách, tài trợ và theo dõi, kiểm tra sự thực thi các chương trình do Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Úc, sứ mệnh phát triển giáo dục và đào tạo là của mỗi tiểu bang. Bộ Giáo dục, Đào tạo và Việc làm của Úc chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục tại mỗi tiểu bang. Theo kinh nghiệm của Úc thì nên “phân quyền làm “chủ” đại học cho
- 196 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP địa phương”. Do đó, nếu các tỉnh quản lý các trường đại học nằm tại các địa phương thì các doanh nghiệp địa phương cũng sẽ dễ dàng trong việc tài trợ hơn. Thứ ba, hoàn thiện và trao quyền tự chủ cho cơ quan quản trị tại các trường đại học. Theo quy định, các trường đại học tại Việt Nam có cơ cấu tổ chức đầy đủ, tương tự như cơ cấu tổ chức của các trường đại học tại Úc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, gồm: Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường đại học tại Việt Nam vẫn chưa thành lập được Hội đồng trường để quản trị và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Mặt khác, Đảng ủy hiện nay lại là tổ chức lãnh đạo nhà trường [20]. Về bản chất, Hội đồng trường và Đảng ủy tại các trường đại học ở Việt Nam “mang bóng dáng của nhau”, dẫn tới những lúng túng khi triển khai, thực thi luật, làm bế tắc tiến trình tự chủ [21]. Như vậy, thiết nghĩ nếu muốn xây dựng một mô hình quản trị đại học hiệu quả thì cần phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường và Đảng ủy để tránh gây ra sự chồng chéo thẩm quyền của hai cơ quan trên trong công tác quản trị trường, từ đó mới có thể tiến tới tự chủ thực sự về cơ cấu tổ chức. Thứ tư, tăng cường tự chủ về nhân sự tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng giảng viên của trường. So sánh với Úc, chính sách đãi ngộ cho các giảng viên được mỗi trường đại học quy định riêng dựa trên năng lực và những cống hiến của giảng viên cho trường. Trong khi đó, chính sách đãi ngộ cho giảng viên ở Việt Nam vẫn nặng về thâm niên giảng dạy. Điều này cũng gây ra sự bất cân xứng giữa năng lực thực tế của giảng viên so với mức đãi ngộ tương ứng. Chính sách đãi ngộ cho giảng viên của nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách và chính sách chung của Nhà nước nên không khuyến khích được sự nỗ lực thực sự từ phía các giảng viên. Bên cạnh đó, hiện nay, giảng viên tại Việt Nam ngoài nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu còn phải thực hiện các công tác hành chính khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng viên. Do đó, trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm của Úc, chúng ta cần phải cân nhắc vấn đề tự chủ về nhân sự, trao quyền chủ động cho các trường đại học trong việc đánh giá và đãi ngộ nhân sự của đơn vị mình. Thứ năm, thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học tại Việt Nam để tăng tính chủ động trong hoạt động quản trị tại mỗi trường. Theo nghiên cứu, có ba thách thức tài chính lớn tại các trường đại học Việt Nam hiện nay: (i) Các trường Đại học thiếu kinh phí một cách trầm trọng; (ii) Bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học (GDĐH) giữa người giàu và người nghèo xuất phát từ mức học phí quá thấp; (iii) Cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình tài chính tại các trường còn nhiều bất cập. Về tài chính, Việt Nam luôn ưu tiên hàng đầu cho giáo dục đào tạo và hằng năm dành ra một phần GDP không nhỏ cho lĩnh vực này song nhiệm vụ giáo dục luôn
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 197 phát sinh và điều đó khiến cho tình trạng thiếu kinh phí xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đây là vấn đề chung của tất cả các trường đại học trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Về tính bất bình đẳng, có thể thấy rất rõ trong việc phân tầng các loại trường đại học Việt Nam (đại học cấp quốc gia, đại học cấp vùng và các trường đại học khác). Trong khi đó, các nước phát triển không phân tầng trường đại học như ở Việt Nam mà họ chỉ phân biệt các trường đại học theo “loại hình” (classification of university categories). Việc phân tầng như vậy vô hình trung tạo nên sự ỷ lại, không công bằng và thiếu cạnh tranh giữa các trường đại học. Vì vậy, để có sự công bằng trong việc phân bố tài chính cho sinh viên và các trường đại học, trước hết Việt Nam cần xây dựng một triết lý tài chính đại học (Philosophy Of Financing Higher Education) hợp lý. Chính phủ Việt Nam cũng nên kiện toàn chính sách tín dụng cho sinh viên nếu muốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Luật Giáo dục đại học, sửa đổi bổ sung năm 2018 và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đã cơ bản có những quy định trao quyền tự chủ hơn cho các trường đại học nhưng trên thực tế thực thi vẫn có nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc phân loại mức độ tự chủ cần bổ sung căn cứ vào kết quả kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH và kết quả xếp hạng để trao quyền tự chủ tài chính; đổi mới phương thức cấp kinh phí cho cơ sở GDĐH theo sản phẩm đầu ra. Trên cơ sở tự chủ tài chính, nhà trường được quyết định mức thu nhập của cán bộ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp xuất sắc của cán bộ, không bị lệ thuộc vào quy định của cấp quản lý khác, trừ việc đóng thuế thu nhập theo pháp luật. Cuối cùng, sau khi làm tốt công tác kiểm định chất lượng và xếp hạng cơ sở GDĐH, cần phân biệt mức độ tự chủ về quản trị nhân sự trong trường đại học theo hướng tạo hành lang pháp lý để các cơ sở GDĐH có kết quả kiểm định cao và được xã hội thừa nhận thông qua các bảng xếp hạng đại học được tự chủ hoàn toàn về công tác nhân sự [22]. KẾT LUẬN Mô hình quản trị đại học tại Úc là một mô hình tiến bộ, xứng đáng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản trị đại học tại Úc, tác giả đưa ra một số đề xuất trong việc xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đại học tại Việt Nam. Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị đại học nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và hiệu quả; Thứ hai, về cơ quan quản lý giáo dục đại học, Việt Nam cần điều chỉnh chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thứ ba, hoàn thiện và trao quyền tự chủ cho cơ quan quản trị tại các trường đại học; Thứ tư, tăng cường tự chủ về nhân sự tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng giảng viên của trường; Thứ năm, thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học tại Việt Nam để tăng tính chủ động trong hoạt động quản trị tại mỗi trường. Như
- 198 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP vậy, Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm và từng bước xây dựng, hoàn thiện mô hình quản trị đại học tại quốc gia mình, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, hướng tới xây dựng nền giáo dục thực chất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thùy Linh, Những con số nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam, https://giaoduc.net.vn/ giao-duc-24h/nhung-con-so-noi-bat-cua-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-post201566.gd, truy cập ngày 25/7/2021. 2 QS World University Rankings 2021, https://www.topuniversities.com/university-rankings/ world-university-rankings/2021, truy cập ngày 25/7/2021. 3 Chloe Lane, Top Universities In Australia 2021, https://www.topuniversities.com/university- rankings-articles/world-university-rankings/top-universities-australia-2021, truy cập ngày 25/7/2021. 4 Australian Education Act 2013, https://www.legislation.gov.au/Details/C2013A00067, truy cập ngày 26/7/2021. 5 The Education Services for Overseas Students Act 2000, Amendment No.97, 2017, https:// www.legislation.gov.au/Details/C2017C00292, truy cập ngày 26/7/2021. 6 Migration Act 1958, Amendment No.67, 2018, https://www.legislation.gov.au/Details/C2018C00337, truy cập ngày 26/7/2021. 7 The National Code, https://internationaleducation.gov.au/regulatory-information/education- services-for-overseas-students-esos-legislative-framework/national-code/nationalcodeparta/ pages/esosnationalcode-parta.aspx, truy cập ngày 26/7/2021. 8 Higher Education Support Act 2003, Amendment No.160, 2018, https://www.legislation. gov.au/Details/C2019C00033, truy cập ngày 26/7/2021. 9 National register of VET, https://www.asqa.gov.au/about/vet-sector/training-national- register, truy cập ngày 27/7/2021. 10 https://www.education.vic.gov.au/about/department/, https://qed.qld.gov.au/,https://education. nsw.gov.au/about-us/department-contacts,https://www.education.tas.gov.au/about-us/ ministerial-portfolios/, https://www.education.wa.edu.au/en/,https://www.education.sa.gov. au/department/about-department/about-minister-education, truy cập ngày 28/7/2021. 11 The Department of Education, Skills and Employment, https://www.dese.gov.au/, truy cập ngày 28/7/2021. 12 Nguyễn Xuân Thu, Giáo sư người Việt ở Úc kiến nghị 7 vấn đề đổi mới cho giáo dục đại học Việt Nam, http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-su-nguoi-Viet-o-Uc-kien-nghi-7-van- de-doi-moi-cho-giao-duc-Dai-hoc-Viet-Nam-post170105.gd, truy cập ngày 28/7/2021. 13 Mỹ Anh, Tăng cường tự chủ nhân sự ở các trường đại học Việt Nam, https://dangcongsan. vn/doi-moi-can-ban-va-toan-dien-giao-duc-dao-tao/tang-cuong-tu-chu-nhan-su-o-cac- truong-dai-hoc-viet-nam-495184.html, truy cập ngày 29/7/2021.
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 199 14 Nguyễn Xuân Thu, Tuyển dụng và thăng ngạch giáo viên ở Úc, https://giaoduc.net.vn/giao-duc- 24h/tuyen-dung-va-thang-ngach-giao-vien-o-uc-post176803.gd, truy cập ngày 29/7/2021. 15 Australian National University – Procedure: Academic Promotion, https://policies.anu.edu. au, truy cập ngày 29/7/2021. 16 Hải Bình, Bài học từ kinh nghiệm tự chủ nhân sự trong trường đại học của Úc, https:// giaoducthoidai.vn/giao-duc/bai-hoc-tu-kinh-nghiem-tu-chu-nhan-su-trong-truong-dh-cua- uc-3915361-v.html, truy cập ngày 29/7/2021. 17 Tại Úc, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia tài trợ các chương trình đào tạo nghiên cứu cho các trường đại học và Tổ chức CSIRO (Tổ chức Khoa học ứng dụng trong công nghiệp liên bang. (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation) là một tổ chức nghiên cứu có gần 1000 cơ sở nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Úc, New Zealand và trên thế giới, kể cả tại Trung tâm NASA của Hoa Kỳ. Tám lĩnh vực nghiên cứu chính của tổ chức là Thiên văn, môi trường, y tế, khai thác hầm mỏ và chế tạo, loài vật và thảo mộc, nông nghiệp và sản xuất thực phẩm, công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo. 18 Group of Eight, https://go8.edu.au/, truy cập ngày 29/7/2021. 19 Điều 58, Luật Giáo dục năm 2019. 20 Uyên Nguyên, Thiết kế hệ thống quản trị đại học ở Việt Nam: Mô hình nào cho tự chủ?, https://tiasang.com.vn/-giao-duc/Thiet-ke-he-thong-quan-tri-dai-hoc-o-Viet-Nam-Mo- hinh-nao-cho-tu-chu---25549, 30/7/2021.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị trường đại học công lập trong bối cảnh mở rộng tự chủ cơ sở tại Việt Nam
10 p | 79 | 10
-
Mô hình quản trị đại học tự chủ cùng với trách nhiệm giải trình xã hội và mục tiêu nâng cao vị thế của các trường đại học Việt Nam
18 p | 13 | 5
-
Nghiên cứu mô hình trường đại học khởi nghiệp và quản trị đại học tiên tiến: Những gợi ý chính sách cho các trường đại học công lập ở Việt Nam
12 p | 50 | 5
-
Bài giảng Sứ mệnh của đại học và vai trò của giảng viên trong mô hình quản trị đại học hiện đại
20 p | 107 | 4
-
Đề xuất mô hình quản trị đại học ở Trường Đại học Tiền Giang nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo hướng tự chủ đại học
6 p | 5 | 4
-
Xây dựng mô hình quản trị đại học tinh gọn tại Việt Nam
11 p | 94 | 4
-
Đề xuất mô hình quản trị đại học hướng đến cơ chế tự chủ đại học
6 p | 41 | 4
-
Mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam – Nghiên cứu so sánh với Hàn Quốc
11 p | 20 | 4
-
Mô hình quản trị của các tập đoàn đại học quốc lập tại Nhật Bản: Một số gợi ý cho Việt Nam
9 p | 21 | 3
-
Chuyển đổi mô hình quản lý sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10 p | 20 | 3
-
Quản trị đại học trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam
9 p | 17 | 3
-
Chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học từ góc độ quản trị đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục
12 p | 32 | 3
-
Tổng quan các nghiên cứu về mô hình quản trị trường đại học công lập
6 p | 28 | 3
-
Về “mô hình quản trị trường đại học” trong giai đoạn hiện nay
9 p | 46 | 3
-
Một số mô hình quản trị đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam
15 p | 8 | 3
-
Kiến tạo mô hình quản trị Đại học tinh gọn made in Vietnam
13 p | 47 | 2
-
Quản trị đại học trong bối cảnh tự chủ - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
9 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn