Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MÔ PHỎNG BÁN TỰ NHIÊN THỜI GIAN THỰC TÊN LỬA<br />
ĐIỀU KHIỂN TẦM GẦN KIỂU B-72<br />
Nguyễn Văn Chúc*, Nguyễn Phú Thắng, Phạm Khắc Lâm<br />
Tóm tắt: Trong bài báo trình bày sơ đồ và cơ sở toán học phối ghép tín hiệu<br />
điều khiển vật lý từ đài điều khiển 9C415 và tín hiệu điều khiển trong mô hình. Điều<br />
đó cho phép trên một mô hình chạy mô phỏng 3 chế độ dẫn tên lửa: Bằng tay, tự<br />
động và bán tự động. Một mô hình toán đầy đủ được đề xuất mô phỏng cho lớp tên<br />
lửa quay quanh trục dọc, dẫn theo phương pháp 3 điểm, điều khiển theo nguyên lý<br />
một kênh. Khả năng dẫn tên lửa tới kịch bản mục tiêu di động ở 3 chế độ dẫn có các<br />
thông số quỹ đạo phù hợp với tính năng chiến kỹ thuật của tổ hợp[5,6], chứng minh<br />
cho tính đúng đắn của sơ đồ phối ghép, mô hình toán và công cụ Simulink Desktop<br />
Realtime được đề xuất.<br />
Từ khóa: Mô phỏng bán tự nhiên, Mô phỏng thời gian thực, Tên lửa một kênh.<br />
<br />
Ký hiệu và chữ viết tắt<br />
Vxb, Vyb, Vzb - Vận tốc tên lửa trên hệ tọa độ uy, uz - Tín hiệu điều khiển kênh tầm,<br />
(HTĐ) gắn liền OXbYbZb kênh hướng<br />
ωx, ωy, ωz - Vận tốc góc của tên lửa trên Uo, φ - Biên độ, góc pha tín hiệu điều<br />
HTĐ gắn liền khiển tổng hợp.<br />
- Góc Ơle xác định vị trí HTĐ - Biên độ tín hiệu tuyến tính<br />
ψ, ν, γ Utt, δ<br />
OXbYbZb với HTĐ mặt đất hóa và tín hiệu điều khiển đầu<br />
OXeYeZe vào khâu tên lửa<br />
- Tọa độ tâm khối tên lửa trong Cx, Cy, Cz - Hệ số khí động lực cản, lực<br />
xe, ye, ze HTĐ OXeYeZe pháp tuyến, lực ngang khí<br />
- Tọa độ mục tiêu trong HTĐ động trên HTĐ OXbYbZb<br />
xmt, ymt, zmt OXeYeZe α, β - Góc tấn và góc trượt cạnh<br />
- Tọa độ tên lửa trong hệ tọa độ mx1, my1, mz1 - Hệ số mô men khí động<br />
rtl, εtl, χtl cầu [r] [ε] [χ] ky, kz - Hệ số lệnh kênh tầm, kênh<br />
- Tọa độ mục tiêu trong hệ tọa độ hướng<br />
rmt, εmt, χmt cầu [r] [ε] [χ] I - Ma trận mô men quán tính<br />
của tên lửa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế chế tạo tên lửa điều khiển tầm gần<br />
kiểu B72. Nhiệm vụ đặt ra phải hiểu rõ bản chất nguyên lý điều khiển tên lửa một<br />
kênh quay quanh trục dọc, đặc trưng kết cấu, khí động và động học bay của lớp tên<br />
lửa này.<br />
Tên lửa điều khiển một kênh đã có một số công trình nghiên cứu trong nước.<br />
Tuy nhiên một mô hình toán đầy đủ mô phỏng động lực học bay của tên lửa kiểu<br />
B-72 chưa được công bố.<br />
Trong bài báo này sẽ trình bày phương pháp tiếp cận, xây dựng mô hình toán<br />
mô tả chuyển động có điều khiển của tên lửa quay quanh trục dọc kiểu B72, dùng<br />
đài điều khiển thực của tổ hợp 9C415 để kiểm tra tính phù hợp của mô hình bằng<br />
mô phỏng ở chế độ bán tự nhiên, thời gian thực cho phép đài 9C415 “lái” tên lửa<br />
được mô phỏng với các đặc trưng quỹ đạo phù hợp với tính năng chiến kỹ thuật<br />
của tổ hợp<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 5<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Sơ đồ của phương pháp được thể hiện trên hình vẽ 1<br />
<br />
MT Trắc Đài TL<br />
Km<br />
thủ 9C415<br />
<br />
<br />
<br />
Hiển<br />
Khối tạo Thuật toán Kap thị<br />
sai lệch điều khiển<br />
<br />
<br />
Khâu động học<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ chức năng mô phỏng vòng điều khiển B72.<br />
Với sơ đồ phối ghép trên cho phép chạy trên một mô hình với các chế độ<br />
khác nhau:<br />
+ Chế độ bằng tay (bán tự nhiên): Ktay=1 và Kap=0.Tín hiệu điều khiển từ đài<br />
9C415 qua ghép nối với card thu thập dữ liệu là đầu vào của khâu tên lửa, và đài<br />
điều khiển được đồng bộ bởi tín hiệu thông tin (tọa độ góc) từ mô hình. Dẫn tên<br />
lửa trực tiếp từ trắc thủ qua màn hình [7] (khâu động học) Tên lửa-Mục tiêu. Để<br />
đồng bộ tín hiệu điều khiển và vòng tính toán, mô hình phải chạy ở chế độ thời<br />
gian thực với bước thời gian nhỏ hơn thời gian trễ của máy lái (6…14ms).<br />
+ Chế độ tự động (Ktay=0 và Kap=1). Trong chế độ này khối tạo sai lệch mô<br />
phỏng “Trắc thủ” lý tưởng phát hiện sai lệch không có sai số. “Khâu thuật toán<br />
điều khiển” mô phỏng nguyên lý điều khiển một kênh có các tham số điện áp phù<br />
hợp với đài 9C415 [5]. Ở chế độ mô phỏng này có thể mô phỏng chế độ thời gian<br />
thực và chế độ tăng tốc nhanh gấp 10-15 lần thời gian thực. Chế độ này cần cho<br />
khảo sát và tối ưu tham số.<br />
+ Chế độ phối hợp (bán tự động). Ở chế độ này các hệ số được chọn sao cho :<br />
Ktay + Kap = 1 ( Ví dụ Ktay=0.5 và Kap=0.5). Chế độ này chỉ chạy được chỉ khi tín<br />
hiệu điều khiển của “Khối thuật toán” và đài điều khiển 9C415 cùng pha và đảm<br />
bảo hệ số lệnh điều khiển trong vùng tuyến tính với biên độ tổng cộng. Trong bài<br />
báo sẽ trình bày cơ sở toán học của việc phối ghép này. Chạy thành công ở chế độ<br />
này cho phép kết luận tính phù hợp của lệnh điều khiển của “Khâu thuật toán” với<br />
lệnh của đài 9C415.<br />
2. MÔ HÌNH TOÁN CHUYỂN ĐỘNG TÊN LỬA ĐIỀU KHIỂN MỘT KÊNH<br />
Chuyển động có điều khiển của tên lửa một kênh được xét chuyển động của vật<br />
rắn 6 bậc tự do với biến trạng thái x [Vb ;b ;E u ;R e ]T .<br />
<br />
Trong đó Vb [Vxb ,Vyb ,Vzb ]T , b [x , y ,z ]T , Eu [ , , ]T ,<br />
Re [x e , y e , z e ]T .<br />
<br />
<br />
<br />
6 N. V. Chúc, N. P. Thắng, P. K. Lâm, “Mô phỏng bán tự nhiên thời gian thực… kiểu B-72.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Phương trình mô tả chuyển động của tên lửa dưới dạng ma trận có dạng[10]:<br />
Fb [ x]V ;<br />
V (1)<br />
b b b<br />
m<br />
I1 (M [ x](I. ));<br />
(2)<br />
b b b<br />
<br />
<br />
Eu CEu .b ; (3)<br />
Re Ve Ceb .Vb ; (4)<br />
Trong đó:<br />
m = m(t) Khối lượng tên lửa;<br />
Fb [Fx ,Fy ,Fz ]T - Véc tơ tổng ngoại lực trên hệ tọa độ gắn liền;<br />
<br />
M [M x ,M y ,M z ]T - Véc tơ tổng mô men ngoại lực trên hệ tọa độ gắn liền;<br />
<br />
0 - z y <br />
<br />
[ b x] z 0 - x - Ma trận phản đối xứng véc tơ tốc độ góc;<br />
- y x 0 <br />
<br />
Ceu, Ceb Ma trận tính góc Ơ-le và ma trận chuyển hệ tọa độ gắn liền sang mặt<br />
đất được phụ thuộc vào các góc Ơ-le [10].<br />
Ngoại lực tác dụng lên tên lửa B72 có các thành phần:<br />
P a gra d P a<br />
FF F F F . Trong đó: F - Lực đẩy động cơ, F - Lực khí<br />
gra d<br />
động, F -Trọng lực và F - Lực căng cáp điều khiển. Trừ trọng lực, các thành<br />
phần ngoại lực do có điểm đặt khác vị trí tâm khối của tên lửa nên tạo ra mô men<br />
ngoại lực M . Chuyển động có điều khiển của tên lửa B72 thông qua tác động đầu<br />
góc lệch loa phụt động cơ hành trình kết hợp với tên lửa quay làm thay đổi lực<br />
F F ( x, , t) và mô men M M ( x, , t) để tạo ra quỹ đạo dẫn mong muốn.<br />
Phần dưới đây là mô hình toán bổ sung để xác định tham số đầu vào δ theo phương<br />
pháp dẫn ba điểm và nguyên lý điều khiển một kênh [8].<br />
Khâu động học tên lửa:<br />
<br />
tl arc sin(ye / xe2 ye2 ze2 ) ;tl arctg ( ze / xe ). (5)<br />
<br />
Khâu động học mục tiêu:<br />
V V ( t ); mt mt(t); mt mt(t) ; (6)<br />
mt mt<br />
<br />
xmt Vmt cos mt cos mt ; (7)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 7<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
y mt Vmt sin mt ; (8)<br />
<br />
zmt Vmt cos mt sin mt ; (9)<br />
<br />
mt arc sin( ymt / xmt2 ymt2 zmt2 ); mt arctg ( zmt / ymt ). (10)<br />
<br />
Sai số phương pháp dẫn ba điểm.<br />
( mt tl ); ( mt tl ) ; (11)<br />
<br />
y rtl ; z rtl . ; (12)<br />
Thuật toán điều khiển tên lửa một kênh quay quanh trục dọc:<br />
u y k k u yb / s ; u z k k (13)<br />
<br />
U o u y 2 u z 2 ; arc tg (u z / u y ); (14)<br />
<br />
U dk U 0 sin( ) Utt sin 2( ) ; (15)<br />
<br />
max sign(U dk ) ; (16)<br />
<br />
Hệ (1) ÷ (16) là mô tả toán học vòng điều khiển tên lửa một kênh, dẫn theo<br />
phương pháp 3 điểm.<br />
Để giải được hệ (1) ÷ (16) phải xác định được các tham số đầu vào của mô hình<br />
như: Lực, mô men và các tham số khác. Các tham số hình học khối lượng, quán<br />
tính, định tâm khí động được xác định thông qua đo đạc, khảo sát mẫu B72. Hệ số<br />
khí động được tính toán bằng phần mềm ANSYS và hiệu chỉnh bằng thí nghiệm.<br />
3. MÔ PHỎNG THỜI GIAN THỰC TRONG MÔI TRƯỜNG SIMULINK<br />
DESKTOP REALTIME (SDRT)<br />
Quá trình xây dựng mô hình mô phỏng trong môi trường SDRT cần phải thực<br />
hiện các bước sau:<br />
Xây dựng một mô hình Simulink thể thiện toàn bộ mô hình toán (1)÷(16)<br />
Dùng các bộ công cụ Simulink Control Design và Simulink Design<br />
Optimization để chọn các hệ số trong khối thuật toán.<br />
Chạy mô phỏng ở chế độ thời gian ảo (non- realtime) để đánh giá tính ổn định<br />
và sai số của mô hình với bước thời gian khác nhau. Tối ưu các khối trong mô<br />
hình.<br />
Chạy mô hình ở chế độ thời gian thực, truyền số liệu qua mạng máy tính để<br />
kiểm tra tính đồng bộ của vòng mô phỏng với bước thời gian đã chọn (<br />
∆t=1ms).<br />
Tạo một ứng dụng thời gian thực nhờ Simulink Code biên dịch mô hình sang<br />
ngôn ngữ C. Ứng dụng này có thể chạy ở chế độ External ngoài môi trường<br />
Matlab.<br />
<br />
<br />
8 N. V. Chúc, N. P. Thắng, P. K. Lâm, “Mô phỏng bán tự nhiên thời gian thực… kiểu B-72.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.1. Số liệu đầu vào<br />
Các tham số khối lượng quán tính, định tâm của tên lửa được thể hiện trong<br />
bảng 1.<br />
Bảng 1. Các tham số khối lượng quán tính.<br />
t(s) m, kg XT (m) YT (m) Jx , kgm2 Jy , kgm2 Jz , kgm2<br />
0 10.9 0.494 0.0004 0.0308 0.3163 0.3163<br />
0,65 10.2 0.494 0.0004 0.0291 0.3130 0.3106<br />
27,1 7.3 0.474 0.0004 0.0247 0.2771 0.2274<br />
Lực đẩy động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ 150C[2]: Động cơ phóng có lực đẩy<br />
1981 N, thời gian cháy 0,68 s, động cơ hành trình với lực đẩy 79,5 N và thời gian<br />
cháy 27.1s. Hệ số khí động của tên lửa B72 có tính tới chuyển động quanh trục dọc<br />
được xác định bằng mô phỏng số trong môi trường ANSYS.CFX [3]. Kết quả một<br />
số hệ số khí động quan tâm được đưa ra trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Hệ số khí động tên lửa B-72.<br />
Cx Cy mx mz<br />
0<br />
α Không Không Không Không<br />
Quay Quay Quay Quay<br />
quay quay quay quay<br />
0 0.3733 0.3415 0.0001 0.0014 0.5184 -0.0023 -0.0002 0.0006<br />
2 0.3898 0.3550 0.4891 0.4857 0.5248 -0.0089 0.0679 0.0619<br />
4 0.4361 0.3971 0.9854 0.9788 0.5428 -0.0190 0.1519 0.1412<br />
6 0.5131 0.4696 1.4966 1.4845 0.5674 -0.0284 0.2621 0.2447<br />
8 0.6179 0.5748 2.0053 1.9967 0.5758 -0.0391 0.3793 0.3685<br />
10 0.7559 0.7109 2.5144 2.5061 0.5818 -0.0614 0.5188 0.5024<br />
<br />
Ở tên lửa B72 lực căng dây cáp điều khiển ở giai đoạn bay hành trình có giá trị<br />
d<br />
F kdV 2 , và hướng ngược với véc tơ vận tốc V . Trong hệ tọa độ gắn liền, với<br />
góc , nhỏ, lực và mô men do lực căng dây tác động lên tên lửa được tính [2]:<br />
d d<br />
F kdV 2 , 0, 0 ; M kmV 2 , 0, 0 ; (17)<br />
<br />
Trong đó: kd, km – các hệ số được xác định bằng thực nghiệm.<br />
<br />
3.2. Mô hình mô phỏng trong SIMULINK<br />
Việc mô hình toán (1)÷(16) được thực hiện bằng hệ thống liên kết các mô hình<br />
mô phỏng trong môi trường MATLAB-SIMULINK . Lớp thứ nhất (LEVEL 1) của<br />
mô hình được thể hiện ở hình vẽ:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 9<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ mô hình mô phỏng bán tự nhiên thời gian thực tổ hợp B72.<br />
Để đảm bảo tính đồng bộ, trong sơ đồ chọn chế độ đa nhiệm với nhịp thời gian<br />
khác nhau. Điều này giảm đáng kể sai số lỗi nhịp cho việc thu thập số liệu.<br />
Khối điều khiển ba chế độ dẫn được thể hiện hình vẽ 3.<br />
-1 kap<br />
Gain3 KAP<br />
1 phi_mt1<br />
Sign_Udk<br />
PHI_mt_rad<br />
Udk_Tam Out_TrAp_Tam<br />
khi_mt1<br />
Udk_S_gama_phi<br />
Khi_mt_rad<br />
2 phi_tl<br />
DienAp_DK_Tam<br />
<br />
khi_tl Out_TrAp_Huong 2<br />
3 Udk_Huowng Y_dk<br />
DienAp_DK_Huong Y_dk<br />
phi_khi_r<br />
R_t<br />
<br />
Utt_S_2gam_phi<br />
Khoi Tao Dien Ap Tam Huong 1<br />
4 Gama_rad Sign_Udk<br />
Gama_tl_rad Goc_Pha_rad<br />
<br />
KHOI THUAT TOAN DIEU KHIEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
AI_U_DK kman<br />
LEVEL2 KHOI DIEU KHIEN<br />
N.V,CHUC, 7/2016<br />
K_TAY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DAI DIEU KHIEN 9C415<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối điều khiển ba chế độ.<br />
Tín hiệu vật lý từ đài 9C415 thông qua bộ nối ghép truyền vào máy tính qua<br />
cổng vào tương tự (Analog Input) của card thu thập dữ liệu PCI-6025E và phối<br />
ghép tín hiệu điều khiển từ “Khối thuật toán” chế độ tự lái. Tín hiệu điều khiển<br />
tổng cộng:<br />
<br />
<br />
10 N. V. Chúc, N. P. Thắng, P. K. Lâm, “Mô phỏng bán tự nhiên thời gian thực… kiểu B-72.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
U dk _ sum K apU dk _ td K manU dkk _ tay ; (18)<br />
<br />
Trong đó: Kap , Ktay – Hệ số nhận giá trị 0 ÷ 1; Udk_td – Tín hiệu điều khiển ở<br />
chế độ tự động; Udk_tay – Tín hiệu điều khiển do đài 9C415 tạo ra.<br />
Hệ số lệnh của các tín hiệu điều khiển tổng cộng có thể tính qua hệ số lệnh của<br />
các lệnh điều khiển thành phần, với giả thiết : Udk_td và Udk_tay – cùng pha ban đầu,<br />
hệ số lệnh phụ thuộc tuyến tính vào biên độ tổng cộng. Trong trường hợp này, các<br />
tín hiệu điều khiển có dạng như hình vẽ 4.<br />
<br />
Udk Udk_td<br />
min z z 2m<br />
Udk_tay<br />
<br />
<br />
<br />
φ <br />
<br />
<br />
<br />
γ1 γ2 γ'2 γ3 γ’4 γ4<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ tín hiệu điều khiển hai chế độ.<br />
Hệ số lệnh của các tín hiệu điều khiển thành phần được tính bằng công thức [1]:<br />
1<br />
k y (U dk _td ) cos 1 cos 2<br />
cos 3<br />
cos 4 ; (19)<br />
2<br />
1<br />
k y (U dk _tay ) cos '1 cos '2 cos '3 cos '4 ; (20)<br />
2<br />
Với các giả thiết nêu trên ta có thể chứng minh được:<br />
1<br />
k y (U dk _ sum ) <br />
2<br />
k y (U dk _ td ) k y (U dk _ tay ) ; (21)<br />
<br />
Như vậy hệ số lệnh của tín hiệu tổng cộng là trung bình cộng của tín hiệu<br />
riêng biệt. Điều này cho phép tạo 3 chế độ dẫn: Bằng tay, Tự động, và ghép hai<br />
chế độ này<br />
3.3. Một số kết quả mô phỏng<br />
Với tham số đầu vào ở nhiệt độ chuẩn, kịch bản mục tiêu như sau:<br />
Tọa độ ban đầu của mục tiêu so với hệ tọa độ mặt đất (xmt0, ymt0,<br />
zmt0)=(2500m, 2m, 120m); Tốc độ mục tiêu 40 km/h, hướng vuông góc trục OXe.<br />
Kết quả mô phỏng với 3 chế độ dẫn được thể hiện trên hình 5<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 11<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
QUY DAO TEN LUA B72 & MUC TIEU TRONG MAT PHANG DUNG<br />
20<br />
Dan bang tay<br />
Dan Tu Dong<br />
15 Dan ban Tu Dong<br />
Chieu cao Ye [m]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quy dao MT<br />
<br />
10 Dan bang tay<br />
Dan Tu Dong<br />
Dan ban Tu Dong<br />
5<br />
<br />
<br />
0<br />
0 500 1000 1500 2000 2500 3000<br />
Cu ly [m]<br />
<br />
<br />
QUY DAO TEN LUA B72 & MUC TIEU TRONG MAT PHANG NGANG<br />
150<br />
Dan bang tay<br />
100 Dan Tu Dong<br />
Dan ban Tu Dong<br />
Do dat suon Ze [m]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
50 Quy dao MT<br />
<br />
0<br />
<br />
-50<br />
<br />
-100<br />
<br />
-150<br />
0 500 1000 1500 2000 2500 3000<br />
Cu ly [m]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Quỹ đạo tên lửa mô phỏng ở 3 chế độ dẫn.<br />
Kết quả cả ba phương pháp dẫn đều đưa tên lửa vào vùng tiêu diệt mục tiêu<br />
min ye y mt 1m ; min z e z mt 2 m . Một số kết quả của tham số quỹ đạo chế<br />
độ lái lái tự động nhận được từ mô phỏng như sau:<br />
Vận tốc hành trình của tên lửa: Từ 118m/s đến 125.9m/s;<br />
Tốc độ góc quay quanh trục dọc: Từ 49.1 rad/s đến 53.4 rad/s;<br />
Quá tải cực đại nx, ny, nz: 19.3,1.6,1.8.<br />
Các số liệu này phù hợp với các thông số của tổ hợp được công bố [2,6].<br />
Hệ số lệnh tương ứng với chế độ lái bằng tay và tự động được đưa ra ở hình 6<br />
và hình 7.<br />
HE SO LENH KENH TAM<br />
HE SO LENH KENH TAM 1<br />
1<br />
0.8<br />
0.5<br />
ky<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.6<br />
ky<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0 0.4<br />
UyDimless UyDimless<br />
HSL Ky HSL Ky<br />
-0.5 0.2<br />
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20<br />
Thoi gain [s] Thoi gain [s]<br />
HE SO LENH KENH HUONG HE SO LENH KENH HUONG<br />
0.5 0.5<br />
<br />
<br />
0 0<br />
kz<br />
kz<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-0.5 -0.5<br />
UzDimless UzDimless<br />
HSL Kz HSL Kz<br />
-1 -1<br />
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20<br />
Thoi gain [s] Thoi gain [s]<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Hệ số lệnh dẫn bằng tay Hình 7. Hệ số lệnh dẫn bằng tự động.<br />
<br />
<br />
<br />
12 N. V. Chúc, N. P. Thắng, P. K. Lâm, “Mô phỏng bán tự nhiên thời gian thực… kiểu B-72.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Giá trị các hệ số lệnh phù hợp số liệu của tổ hợp B72 và tương ứng với quỹ đạo<br />
tạo ra ở hai chế độ.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo đã trình bày mô hình toán và giải pháp mô phỏng bán tự nhiên<br />
thời gian thực chuyển động có điều khiển của tên lửa có điều khiển 9M14M của<br />
hợp B72.<br />
Kết quả mô phỏng cả 3 chế độ có tham số quỹ đạo phù hợp với các chỉ tiêu<br />
chiến kỹ thuật của tổ hợp B72. Khả năng dẫn chính xác tên lửa ở cả 3 chế độ<br />
khẳng định tính đúng đắn của mô hình toán, mô hình ghép nối và công cụ mô<br />
phỏng thời gian thực SDRT.<br />
Trên cơ sở mô hình được xây dựng cho phép nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng<br />
của các tham số để phục vụ nhiệm vụ tính tới thiết kế tên lửa điều khiển tầm gần,<br />
cũng như phục vụ xây dựng các thiết bị huấn luyện trắc thủ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Văn Chúc, Nguyễn Văn Sơn, Trần Phú Hoành. “Phương pháp xác<br />
định hệ số lệnh tên lửa một kênh quay quanh trục dọc”. Tạp chí Nghiên cứu<br />
KHKT&CNQS, Đã chấp nhận đăng ngày… tháng 7 năm 2016.<br />
[2]. “Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K11”. Cục kỹ thuật/ Bộ tư lệnh Pháo binh. Hà<br />
Nội 2006.<br />
[3]. Trần Mạnh Tuân, Nguyễn Phú Thắng, Nguyễn Văn Chúc, Đỗ Tiến Cần, Phạm<br />
Khắc Lâm. Xây dựng phương pháp xác định hệ số khí động tên lửa B72 khi<br />
xoay quanh trục dọc. Tạp chí Nghiên cứu KH-CN quân sự, No… 8/2016<br />
[4]. “Simulink Destop Realtime. User’s guide”. MathWorks Matlab R2015.<br />
[5]. “Техническое описание наземной аппаратуры управления 9М14”. Москва.<br />
Издательство Машиностроение –1967.<br />
[6]. “Управляемый снаряд 9М14М. Техническое описание”. Изд. Министр<br />
Обороны СССР 1966.<br />
[7]. Тренажер 9Ф66А1. “Техническое описание и инструкция по<br />
эксплуатации”<br />
[8]. Толпегин О.А., Новиков В. Г.“Математичесские модели системы<br />
наведения ЛА ”. Коломна 2011.<br />
[9]. Кашин В.М., Лифиц А.Л., Ефремов М.И. “Основы проектирования<br />
переносных зенитных ракетных комплексов”. Москва, Изд-во МГТУ<br />
им. Н. Э. Баумана – 2014.<br />
[10]. Лебедев А.А. Чернобровкин Л.С. “Динамика полета беспилотных<br />
летательных аппаратов”. Москва. Издательство Машиностроение<br />
1973.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 13<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE REALTIME SEMI-PHYSICAL SIMULATION OF<br />
CLOSE-RANGE GUIDED MISSILES TYPE B72<br />
A schema and mathematical basis of combining physical control signals<br />
from control device 9C415 and signals from the model is presented in this<br />
paper. The simulation models could run in 3 modes: Manual, Automatic and<br />
Semi-automatic. A comprehensive mathematical model in simulation is<br />
applied to missiles rolling around their longitudinal axis which are guided<br />
by the three-points-method and controlled by the single-channel principle.<br />
The ability guiding the missile to the target in 3 modes with appropriate<br />
trajectory parameters has proved the correctness of using the schema,<br />
mathematical model and Simulink Desktop Realtime in the project.<br />
Keywords: Semi-physical simulation, Realtime simulation, Single-channel missile.<br />
<br />
Nhận bài ngày 14 tháng 7 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa -Viện Khoa học và công nghệ quân sự;<br />
*<br />
Email: nvchuc2008@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14 N. V. Chúc, N. P. Thắng, P. K. Lâm, “Mô phỏng bán tự nhiên thời gian thực… kiểu B-72.”<br />