intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đề xuất để phát triển bảo hiểm nông nghiệp từ thực tiễn kinh doanh của công ty bảo hiểm Agribank

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ nghiên cứu thực tiễn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank, bài viết đề xuất giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đề xuất để phát triển bảo hiểm nông nghiệp từ thực tiễn kinh doanh của công ty bảo hiểm Agribank

  1. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM AGRIBANK Phạm Trần Oánh Phòng Nghiên cứu phát triển và Truyền thông Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank Tóm tắt Từ năm 2011, với Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đã được thực hiện tại nhiều địa phương trong cả nước. Để động viên, khuyến khích nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia kinh doanh BHNN, đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách BHNN, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về BHNN; năm 2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách BHNN, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ 90% phí BHNN. Tuy nhiên, đến nay, BHNN vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, việc triển khai thực hiện BHNN vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong nội dung xây dựng Chiến lược phát triển nông thôn bền vững đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến vai trò của Hợp tác - Liên kết - Thị trường giữa các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp trong khu vực Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân. Thực tế, BHNN đóng góp phần quan trọng vào chuỗi liên kết Nhà nước, nhà ngân hàng, nhà doanh nghiệp và nhà nông, hình thành nên các gói sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao và tăng thu nhập cho người nông dân. Từ nghiên cứu thực tiễn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank, bài viết đề xuất giải pháp phát triển BHNN ở Việt Nam. Từ khóa: Bảo hiểm nông nghiệp, chuỗi liên kết, tín dụng 1. Mở đầu Từ năm 2011, với Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ7, việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được thực hiện tại nhiều địa phương trong cả nước. Để động viên, khuyến khích nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp, ngày 18/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về BHNN; ngày 22/6/2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách BHNN. Theo đó, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ 90% 7 Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. 83
  2. phí BHNN. Tuy nhiên, đến nay, BHNN vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, việc triển khai thực hiện BHNN vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong nội dung xây dựng Chiến lược phát triển nông thôn bền vững đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến vai trò của phương thức “Hợp tác - Liên kết - Thị trường” giữa các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Thực tế, BHNN đóng góp phần quan trọng vào chuỗi liên kết Nhà nước, nhà ngân hàng, nhà doanh nghiệp và nhà nông, hình thành nên các gói sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, đem lại giá trị gia tăng cao và tăng thu nhập cho người nông dân. 2. Vị trí của bảo hiểm nông nghiệp trong chuỗi liên kết của Nhà nước, Ngân hàng và Nhà nông trong sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là lĩnh vực có độ rủi ro cao. Là một nước nông nghiệp, Việt Nam phải chịu những đợt thiên tai, dịch bệnh gây tổn thất lớn. Hàng năm, thiên tai, dịch bệnh đã cướp đi của người nông dân lượng tài sản ước tính 1,5% - 2% GDP. Các thiệt hại đó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng tới đời sống người nông dân, tới chính sách an sinh xã hội của Chính phủ ở khu vực tam nông (Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân). Thông thường, lợi ích của bảo hiểm được nhìn nhận ở góc độ bảo vệ đối tượng tham gia mua bảo hiểm nhưng trên thực tế, ở khu vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân, BHNN không chỉ bảo vệ cho đối tượng tham gia mua bảo hiểm, trong đó chủ yếu là bà con nông dân, BHNN còn đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đóng góp vào chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, giúp Nhà nước, trực tiếp là các chính quyền địa phương, giảm bớt gánh nặng chi tiêu của ngân sách, giảm bớt các khoản kinh phí cứu trợ nông dân chịu thiệt hại ở các vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Với nhiệm vụ chính là công cụ để phân tán, chia sẻ rủi ro, dùng kỹ thuật bảo hiểm, thông qua các sản phẩm bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe người vay hay tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản thế chấp tiền vay để bảo vệ nguồn vốn ngân hàng khi cấp vốn cho khu vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân, trong những năm qua, bảo hiểm đã có được những bước tăng trưởng ấn tượng. Thực tế, song song với những con số tăng trưởng về doanh thu, quỹ dự phòng, lợi nhuận, nộp ngân sách... là chiều sâu đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn. Về phía ngân hàng, trong thực tế, để có thể xuất vốn cho người nông dân vay, người nông dân phải có tài sản thế chấp, điều này khiến nhiều hộ dù có nhu cầu mở rộng sản xuất nhưng không thể vay được tiền. Bằng hợp đồng bảo hiểm, ngân hàng có thể yên tâm cho nông dân vay mà không cần thế chấp tài sản. Khi đó, người nông dân có khả năng trả nợ vì đã có hợp đồng bảo hiểm là biện pháp thế chấp hữu hiệu, đảm bảo cho nông dân vay tiền ngay cả khi gặp thiên tai, dịch bệnh. Do đó, với ngân hàng, tín dụng nông nghiệp có cơ hội thuận lợi để phát triển. Mặt khác, hàng năm, rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong khu vực nông nghiệp - nông thôn gây tổn thất lớn đến vốn tín dụng nông nghiệp của ngân hàng, do vậy, 84
  3. ngân hàng đều phải trích lập dự phòng rủi ro từ chi phí hoạt động. Thực chất đây là phương thức tự bảo hiểm của ngân hàng, chưa phải là phân tán rủi ro hoặc chia sẻ rủi ro cho các định chế tài chính khác, đặc biệt chi phí rủi ro hoàn toàn do ngân hàng ứng trước, sau đó phân bổ vào chi phí vay vốn cho người vay. Thông qua BHNN, quá trình phân tán hay chia sẻ rủi ro mới được thực hiện. Về phía người nông dân, bảo hiểm góp phần khắc phục các rủi ro, tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, giúp người nông dân có khả năng thanh toán khoản vay, đủ điều kiện để tiếp cận được khoản vay mới từ ngân hàng, giúp người nông dân có cơ hội tái đầu tư, sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Với dịch vụ bảo hiểm, người nông dân có một điểm tựa để yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lớn, góp phần giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, khi tham gia bảo hiểm rủi ro, đòi hỏi người nông dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hiểm liên quan đến quản lý, giám sát rủi ro được bảo hiểm như: thiên tai, dịch bệnh, kể từ trước khi ký kết cho đến cả quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quá trình này sẽ từng bước góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, giám sát rủi ro cho các hộ nông dân. 3. Thực tiễn hoạt động của Bảo hiểm Agribank và những khó khăn khi triển khai bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm Agribank (Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp – ABIC) đã đào tạo hơn 30.000 khai thác viên được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ hành nghề, qua đó xây dựng được hệ thống kênh phân phối bán lẻ đến thôn, xóm, bản làng. Đối với bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho các hộ sản xuất và cá nhân vay vốn, hàng năm, Bảo hiểm Agribank đã bảo hiểm trên 2.500.000 lượt người vay, đạt trên 65% hộ nông dân có quan hệ tín dụng với Agribank. Đối với bảo hiểm tài sản hình thành từ vốn vay hay tài sản thế chấp tiền vay, từ năm 2010, Bảo hiểm Agribank đã bắt đầu triển khai bảo hiểm đàn bò sữa cho TH True Milk tại địa bàn tỉnh Nghệ An, bảo hiểm cây cao su ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận. Hiện nay, đối tượng bảo hiểm được mở rộng nhanh chóng bao gồm: bò sữa, bò thịt, dê, cây cao su, cây keo và cây bạch đàn. Đến nay, Bảo hiểm Agribank là đơn vị tiên phong triển khai kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ vào khu vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân dưới phương thức cung cấp Gói sản phẩm Tín dụng nông nghiệp và BHNN. Các sản phẩm bán lẻ đã mang lại thành công của Bảo hiểm Agribank và đạt tiêu chuẩn xếp loại 1A trong nhiều năm. Tuy nhiên, mặc dù số lượng khách hàng ở khu vực này đông đảo, song trình độ dân trí, nhất là hiểu biết về bảo hiểm, chưa cao. Khó khăn lớn mà doanh nghiệp bảo hiểm gặp phải là thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm quá cao thì khách hàng không đủ khả năng tài chính. Hoặc nếu năm thứ nhất không xảy ra tổn thất, không được bồi thường thì đến năm thứ hai, có khả năng khách hàng sẽ không tiếp tục tham gia bảo hiểm. Qua thực tiễn triển khai các dịch vụ bảo hiểm vào khu vực nông nghiệp - nông thôn và nông dân, Bảo hiểm Agribank mới thành công về nhóm các sản phẩm bảo hiểm tính mạng và 85
  4. sức khỏe cho người vay, còn nhóm các sản phẩm bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay, tài sản thế chấp tiền vay chưa đạt được kỳ vọng, trong khi tiềm năng khai thác rất lớn. Nguyên nhân là do Bảo hiểm Agribank gặp phải một số khó khăn khi triển khai thực tế như sau: - Cung cấp gói sản phẩm nhiều tính năng cho một đối tượng khách hàng là xu thế của kinh tế hàng hóa, phân công lao động và xã hội hóa cao nhằm thỏa mãn cao nhất cho như cầu tiêu dùng cũng như nhu cầu tự bảo vệ, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng nông nghiệp cũng quy định lãi suất cho vay giảm khi bán gói bảo hiểm. Tuy nhiên, việc bán Gói sản phẩm Tín dụng nông nghiệp cùng BHNN dễ bị hiểu là hành vi ép buộc khách hàng (Công văn số: 7928/NHNN-TTGSNH ngày 30/10/2002 của Ngân hàng Nhà nước). Mặc dù trong suốt quá trình triển khai, Agribank và Bảo hiểm Agribank luôn tích cực vận động, tuyên truyền, giải thích, tư vấn cho khách hàng cũng như các tổ, hội và các cấp chính quyền địa phương hiểu mục đích, lợi ích của sản phẩm bảo hiểm và tính tự nguyện khi tham gia. - Đơn bảo hiểm chưa được bổ sung là một trong các biện pháp bảo đảm tiền vay, các hộ vay vốn vẫn phải thế chấp bằng tài sản đảm bảo hoặc Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất gây lãng phí trong nguồn lực xã hội. Ví dụ, một khoản vay tín dụng để nuôi trâu, bò thì ngoài đàn trâu bò hình thành từ vốn vay, hộ nông dân vẫn phải thế chấp bằng Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. - Số lượng đơn BHNN đã cấp tại thị trường Việt Nam chưa đáp ứng được nguyên tắc số đông, xác suất rủi ro chưa được thống kê đầy đủ. Mặt khác, phương thức chăn nuôi của các hộ chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chưa tuân thủ quy trình chuẩn nên mức độ rủi ro cao, do vậy, thị trường tái bảo hiểm hiện đang tính phí BHNN tại Việt Nam rất cao. Phí bảo hiểm làm tăng chi phí cho khoản vay và làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm BHNN. 4. Một số đề xuất Để BHNN thực sự phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội khu vực tam nông, chúng tôi có một số đề xuất như sau: (i) Cần cơ chế đặc thù phát triển bảo hiểm nông nghiệp Năm 2018, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát hành Báo cáo “Thực trạng tài chính nông nghiệp Việt Nam” có nhiều lưu ý về sử dụng công cụ quản lý rủi ro trong khu vực tam nông, trong đó, BHNN cần phân biệt hai nhóm rủi ro, rủi ro thảm họa cần được Nhà nước tham gia 100%, các hộ và doanh nghiệp tham gia rủi ro đơn lẻ. Ví dụ về đầu tư bảo hiểm trong nông nghiệp của Israel, đất nước có ngành khoa học kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu thế giới, hầu hết vốn đầu tư là từ Chính phủ, gồm cả đầu tư từ ngân sách và kêu gọi vốn đầu tư qua quỹ đầu tư mạo hiểm. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cũng có thể đổ vào các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân song cơ cấu quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ Israel chiếm quy mô lớn. Do Chính phủ trực tiếp đi kêu gọi vốn nên nguồn vốn đầu tư 86
  5. thu được sẽ cao hơn, bởi nhà đầu tư tin tưởng và an tâm hơn về tính chắc chắn khi Chính phủ trực tiếp quản lý quỹ. (ii) Về phương án triển khai bảo hiểm nông nghiệp gắn với tín dụng Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng nông nghiệp cũng quy định lãi suất cho vay giảm khi bán gói bảo hiểm; Công văn số 477/KTHT-GN về việc cung cấp thông tin triển khai BHNN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gợi ý phương án “Ngân hàng giảm một phần lãi suất để trả phí bảo hiểm, khi người vay vốn được nhận thêm thẻ Bảo hiểm. Khi đó, ngân hàng được đảm bảo vốn vay vì trường hợp rủi ro xảy ra trong sản xuất có thiên tai dịch bệnh, người vay đã có bảo hiểm, không bị nợ xấu. Người vay được lợi vì được giảm lãi suất để mua bảo hiểm, được hỗ trợ từ bảo hiểm nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm, người sản xuất phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành nên sẽ giúp sản xuất có chất lượng, đảm bảo tính bền vững”. Bảo hiểm Agribank đã có Công văn số 6184/2020/CV-ABIC-TSKT ngày 25/12/2020 trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch phối hợp triển khai bán Gói sản phẩm Tín dụng nông nghiệp và BHNN. Trong đó, Công văn đã báo cáo thể hiện nhu cầu tham gia bảo hiểm, tính khả thi của phương án qua thực tế khảo sát và triển khai của Bảo hiểm Agribank tại một số địa bàn, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị. Phương thức triển khai BHNN gắn với tín dụng nông nghiệp qua kênh phân phối Agribank là mô hình chứng minh đạt nhiều kết quả khả quan trong thực tiễn triển khai của Bảo hiểm Agribank 13 năm qua. Bảo hiểm Agribank đã phối hợp chặt chẽ với Agribank tuyên truyền, giải thích, tư vấn về sản phẩm bảo hiểm cũng như áp dụng các chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn tín dụng tại Agribank có tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm Agribank (Agribank có gói lãi suất ưu đãi một số địa bàn giảm lãi suất đến 1% so với các ngân hàng thương mại khác, Bảo hiểm Agribank giảm phí bảo hiểm 20%). Ngoài những nỗ lực từ chính sách, cần có sự liên kết các nhà: Nhà nước, nhà ngân hàng, nhà doanh nghiệp, nhà bảo hiểm và nhà nông, trong chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao và tăng thu nhập cho người nông dân. Do đó, Bảo hiểm Agribank đề xuất kế hoạch phối hợp triển khai BHNN gắn với tín dụng nông nghiệp thông qua hoạt động của Agribank. Bảo hiểm Agribank kiến nghị coi phương thức triển khai bảo hiểm dưới hình thức gói tín dụng nông nghiệp của Agribank với các sản phẩm bảo hiểm của Bảo hiểm Agribank là mô hình để triển khai thành công bảo hiểm rủi ro trong khu vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân bằng hình thức thương mại (không có hỗ trợ phí bảo hiểm từ ngân sách nhà nước.) (iii) Về phương án triển khai bảo hiểm nông nghiệp gắn với chuỗi liên kết Cũng theo Công văn số 477/KTHT-GN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gợi ý phương án “Phí bảo hiểm được lấy từ giá trị gia tăng khi tham gia chuỗi (khi đó, hộ nông dân ký hợp đồng sản xuất theo chuỗi với hợp tác xã, hoặc doanh nghiệp tiêu thụ thì nhận được thẻ Bảo hiểm). Phí bảo hiểm được tính ở một phần giá bán sản phẩm theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên (doanh nghiệp có thể ứng ra để mua bảo hiểm hoặc người sản xuất ứng ra mua)”. Hiện nay, mô hình này đã được triển khai phổ biến và thành công ở các 87
  6. nước phát triển có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, áp dụng hình thức sản xuất chuyên môn hóa - đại nông trường. Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đặc biệt tại khu vực nông thôn chủ yếu là hình thức nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không có nguồn cung ổn định, trồng trọt chăn nuôi theo tập quán, không theo quy chuẩn. Do vậy, việc áp dụng phương án triển khai BHNN gắn với chuỗi liên kết phù hợp hơn với mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi theo quy chuẩn. Đối với các mô hình sản xuất cá thể, hộ gia đình, việc đưa phí bảo hiểm tính vào giá sản phẩm sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Để áp dụng được phương án này, cần phải áp dụng đồng bộ, có sự giám sát, hỗ trợ từ các chính sách và cơ chế của Nhà nước như: - Chuẩn hóa quy trình sản xuất, chăn nuôi trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao, tiếp cận trình độ sản xuất của các nước có nền nông nghiệp phát triển; - Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra và cung ứng nguyên liệu đầu vào; - Hỗ trợ một phần chi phí quản lý rủi ro (trong đó có chi phí bảo hiểm); - Quy định rõ vai trò của từng thành viên trong chuỗi sản xuất: nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào, người nông dân, nhà bảo hiểm và nhà bao tiêu sản phẩm. 5. Kết luận Nông nghiệp đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế thông qua việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định chính trị - xã hội và phát triển đất nước. Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, thị trường cho BHNN ở Việt Nam là rất rộng lớn và đầy tiềm năng phát triển. Hy vọng rằng, mô hình cung cấp Gói sản phẩm Tín dụng nông nghiệp và BHNN trong phương thức “Hợp tác - Liên kết - Thị trường” sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để BHNN Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống tại khu vực nông nghiệp - nông thôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, ban hành ngày 01/3/2011. 2. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, ban hành ngày 27/02/2013. 3. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn., ban hành ngày 09/6/2015. 88
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2