intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô tả phân loại một số loài nấm ký sinh côn trùng Chi Cordyceps được thu nhận tại Sinh cảnh rừng ẩm dọc sườn Núi Langbiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được tiến hành thu mẫu vào đợt đầu mùa mưa tháng 5 năm 2023. Mục tiêu của nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu và định danh các loài nấm thuộc Chi Cordyceps được phân bố tại khu vực Núi Langbiang, tỉnh Lâm Đồng. Bằng việc mô tả đặc điểm hình thái kết hợp với giải phẩu hình thái để bước đầu định danh các mẫu nấm ký sinh trung thu được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô tả phân loại một số loài nấm ký sinh côn trùng Chi Cordyceps được thu nhận tại Sinh cảnh rừng ẩm dọc sườn Núi Langbiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

  1. MÔ TẢ PHÂN LOẠI MỘT SỐ LOÀI NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG CHI CORDYCEPS ĐƯỢC THU NHẬN TẠI SINH CẢNH RỪNG ẨM DỌC SƯỜN NÚI LANGBIANG, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Vương Lợi 1 1. Viện Phát triển ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Cordyceps là chi nấm ký sinh côn trùng, hay còn gọi là chi Nấm Đông trùng hạ thảo vì loài nấm Đông trùng hạ thảo (Ophiocordyceps sinensis) được hầu hết mọi người biết đến là thành viên của Chi Cordyceps. Ở Việt Nam có khoảng vài chục loài nấm thuộc Chi Cordyceps phân bố từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, tập trung nhiều ở những nơi có hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng thành phần loài thực vật và đa dạng thành phần loài côn trùng. Khu vực Núi Langbiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cũng có nhiều đặc điểm tương đồng nên có thể là nơi phù hợp để có nhiều loài nấm ký sinh côn trùng thuộc chi Cordyceps phân bố. Nghiên cứu này được tiến hành thu mẫu vào đợt đầu mùa mưa tháng 5 năm 2023. Mục tiêu của nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu và định danh các loài nấm thuộc Chi Cordyceps được phân bố tại khu vực Núi Langbiang, tỉnh Lâm Đồng. Bằng việc mô tả đặc điểm hình thái kết hợp với giải phẩu hình thái để bước đầu định danh các mẫu nấm ký sinh trung thu được. Nghiên cứu đã đạt được kết quả bước đầu phân loại 4 loài nấm ký sinh côn trùng thuộc chi Cordyceps, bao gồm: Cordyceps sp1., Cordyceps sp2., Cordyceps sp3. và Ophiocordyceps langbianensis. Nghiên cứu này là nền tảng ban đầu để có thể tiến hành các nghiên cứu chi tiết hơn về định loại, về gias trị dược liệu và hay khả năng nuôi trồng nhân tạo để thu nhận quả thể hay các hoạt chất thành phần. Từ khóa: Cordyceps, mô tả hình thái, Nấm ký sinh côn trùng 1. GIỚI THIỆU Tại Việt Nam, tính đến nay chưa có tài liệu nào tập hợp đầy đủ và công bố chính xác số lượng loài nấm ký sinh côn trùng thuộc Chi Cordyceps được phát hiện và phân bố tại Việt Nam. Khu vực Núi Mẹ thuộc Cụm Núi Langbiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với đa dạng hệ sinh thái rừng ẩm dọc theo tuyến đường lên đỉnh Núi Mẹ. Tại đây đã có rất nhiều nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật, lưỡng cư, côn trùng, nấm lớn và trong đó đặc biệt là các loài nấm ký sinh công trùng thuộc chi Cordyceps. Năm 2011, Phạm Thị Hạnh và cộng sự đã ghi nhận loài mới Ophiocordyceps langbianensis tại khu vực Núi Langbiang [1]. Năm 2021, Lao Đức Thuận và công sự đã tiến hành phân tích đặc điểm di truyền và sinh học phân tử loài Ophiocordyceps langbianensis khẳng định chính xác đây là loài khác biệt so với các loài trước đây đã được ghi nhận [2]. Năm 2015, tác giả Nguyễn Phương Đại Nguyên ghi nhận 10 loài nấm thuộc họ Clavicipitaceae thuộc 3 chi Cordyceps, Ophiocordyceps và Isaria (Hình 1.1) tại Vườn Quốc Gia, Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk. Đa số các loài nấm sống kí sinh trên kiến và ong. Các mẫu nấm kí sinh côn trùng thu được chủ yếu phân bố trên mặt đất và trên lá cây.[3] 353
  2. Năm 1982, Kobayasi đã xây dựng được một khóa định loại cho nhóm nấm Cordyceps và Torrubiella dựa trên bộ mẫu có 282 loài Cordyceps, 59 loài Torrubiella và 75 loài thuộc các chi khác, đây được coi là khóa định loại hình thái hoàn chỉnh nhất cho nhóm nấm này. Theo khóa định loại này, chi nấm Cordyceps gồm 3 dưới chi Ophiocordyceps, Eucordyceps và Neocordyceps dựa trên cơ sở cấu tạo thể chén (perithecia) và bào tử túi (ascospore). Ở các loài dưới chi Ophiocordyceps, thể chén có thể ẩn hoặc nhô lên bề mặt vùng sinh sản, bào tử túi hình thoi, có vách ngăn nhưng không tách rời thành các bào tử thứ cấp. Ở các loài dưới chi Eucordyceps, thể chén có thể ẩn sâu hoặc nhô lên, bào tử túi hình trụ, có vách ngăn và thường tách rời tạo nên các bào tử thứ cấp hình trụ cụt. Ở các loài dưới chi Neocordyceps, thể chén luôn luôn ẩn sâu, bào tử túi hình thoi, có vách ngăn…[4] Hình 1. Một số loài nấm ký sinh côn trùng họ Clavicipitaceae Núi Langbiang là một cụm núi cao nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Hai núi cao nhất tại đây là núi Bà cao 2.167 m và núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt có thể thấy núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như "nóc nhà" của Đà Lạt. 354
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài nấm Cordyceps ký sinh trên ấu trùng côn trùng phân bố ở sinh cảnh rừng ẩm dọc sườn Núi Bà, Cụm núi LangBiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đi thực địa thu mẫu nấm Lộ trình thu mẫu được thực hiện dọc theo tuyến đường mòn người dân địa phương và các du khách thích leo núi thường đi lên đỉnh núi Bà với độ cao 2.167m so với mực nước biển. Thời điểm thực hiện thu mẫu: tháng 5 năm 2023. 2.2.2. Phân tích định danh bằng hình thái Mẫu thu được sẽ được mang về Phòng thí nghiệm, Trường Đại học Thủ Dầu Một để tiến hành ghi nhận kích thước, chụp hình chi tiết các bộ phận, và giải phẫu để quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, kích thước của cơ quan sinh sản, bào tử để định danh loài dựa theo Khoá phân loại của Kobayshi 1982. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả phân loại của Cordyceps sp. ký sinh trên sâu róm Hình 2. Cordyceps sp1. ký sinh trên sâu róm Mô tả đặc điểm hình thái: Từ khắp xung quanh cơ thể ký chủ sâu róm - ấu trùng của bộ Lepidoptera (bộ cánh vẩy) có nhiều quả thể với nhiều kích thước mọc túa ra xung quanh. Quả thể dạng sợi màu vàng cam ở cuống khi non, màu trắng ở phần ngọn (Hình 2). Khi trưởng thành, quả thể nấm đạm màu hơn, chiều dài từ 24 – 42mm. Vùng sinh sản bắt đầu cách gốc nấm 15 - 27mm và kéo dài lên đến 9 – 15mm, màu nâu sô cô la. Với đặc điểm hình thái như trên thì đây có thể là loài Cordyceps militaris hoặc Cordyceps pseudomilitaris thuộc chi Cordyceps. Để có thể định danh chính xác hơn cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm nuôi cấy và giải phẩu phân tích hình thái bào tử, cấu trúc thể chén. Ký chủ: Sâu róm bộ Lepidoptera (bộ cánh vẩy). Phân bố: Mẫu nằm trên bề mặt lớp thảm mục khu vực có độ cao từ 1.550m đến 1.600m. Thực vật chiếm ưu thế ở khu vực này cây lá rộng cao tầm 3m – 5m mọc dày đặc. Lớp lá phủ trên mặt đất chưa hoai mục nhiều do độ ẩm khu vực này tương đối. Khu vực tìm thấy mẫu có độ cao 1.550 – 1.600m. 355
  4. 3.2. Đặc điểm phân loại của Cordyceps sp. ký sinh trên ấu trùng sâu đất Hình 3. Cordyceps sp2. ký sinh trên sâu đất Mô tả đặc điểm hình thái: Từ phần đầu cơ thể ký chủ sâu đất màu vàng chanh nằm dưới mặt đất khoảng 10mm – 20mm quả thể mọc dài ra và hướng lên phía trên nhú lên khỏi mặt đất khoảng 15 – 45mm. Quả thể dạng sợi màu vàng chanh ở cuống khi non, màu vàng đậm hơn về phía ngọn (Hình 3). Khi trưởng thành, quả thể nấm có màu vàng đất ở vùng sinh sản, chiều dài quả thể từ 42 – 72mm. Vùng sinh sản bắt đầu cách gốc nấm 24 - 36mm và kéo dài lên đến 18 – 36mm, màu vàng đất. Với kết quả phân tích đặc điểm hình thái như trên thì loài thuộc chi Cordyceps. Để có thể định danh chính xác hơn cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm nuôi cấy và giải phẩu phân tích hình thái bào tử, cấu trúc thể chén. Ký chủ: Sâu đất. Phân bố: Mẫu có một phần quả thể nhú cao lên khỏi mặt đất khoảng 15 – 45mm. Ký chủ thường nằm ngang cách mặt đất 10 – 20mm. Thực vật chiếm ưu thế ở khu vực này cây lá rộng cao tầm 3m – 5m mọc dày đặc. Lớp lá phủ trên mặt đất chưa hoai mục nhiều do độ ẩm khu vực này tương đối. Khu vực tìm thấy mẫu có độ cao 1.550 – 1.600m. 3.3. Đặc điểm phân loại của Cordyceps sp. ký sinh trên ấu trùng ve sầu Hình 4. Cordyceps sp3. ký sinh trên ấu trùng ve sầu Mô tả đặc điểm hình thái: Từ phần đầu cơ thể ký chủ - ấu trùng ve sầu dưới mặt đất khoảng 10mm – 20mm quả thể mọc dài ra và hướng lên phía trên nhú lên khỏi mặt đất khoảng 15 – 45mm. Xung quanh cơ thể ký chủ có xuất hiện hệ sợ tơ nấm màu vàng chanh. Quả thể có khuynh hướng phân nhánh ở gốc cách mặt đất khoảng 5mm trở lên. Quả thể dạng xốp màu 356
  5. vàng chanh ở cuống khi non, màu vàng nhạt hơn ở ngọn (Hình 4). Mẫu này mới thu được 1 mẫu duy nhất và quả thể vẫn chưa trưởng thành đủ để có thể quan sát chi tiết phần vùng sinh sản. Để có thể định danh chính xác hơn cần tiếp tục thu thập mẫu quả thể ở dạng trưởng thành và nghiên cứu đặc điểm nuôi cấy và giải phẩu phân tích hình thái bào tử, cấu trúc thể chén. Ký chủ: ấu trùng ve sầu. Phân bố: Mẫu có một phần quả thể nhú cao lên khỏi mặt đất khoảng 25 – 45mm. Ký chủ thường nằm đứng với phần đầu hướng lên trên cách mặt đất 15 – 25mm. Thực vật chiếm ưu thế ở khu vực này cây lá rộng cao tầm 7m – 10m mọc khá dày. Lớp lá phủ trên mặt đất hoai mục tương đối do độ ẩm của đất ở khu vực này tương đối cao do nằm gần vị trí suối. Khu vực tìm thấy mẫu có độ cao 1.600m. 3.4. Đặc điểm phân loại của Ophicordyceps langbianensis (F) (D) (H) (C) (E) (K) (G) (A) (B) (I) Hình 5. Đặc điểm hình thái của Ophiocordyceps langbianensis: (A) Quả thể ngoài tự nhiên , (B) Ký chủ ấu trùng Coleoptera, (C, D) Thể chén, (E) Túi bài tử có nắp bán cầu, (F, G, H) Bào tử túi hữu tính, (K) Hệ sợi của trên môi trường PGA, (I) Hệ sợi của trên môi trường PG. Mô tả đặc điểm hình thái: Từ phần đầu cơ thể ký chủ - ấu trùng của bộ cánh cứng màu nâu cánh gián nằm dưới mặt đất khoảng 10mm – 20mm quả thể mọc dài ra từ đỉnh đầu và hướng lên phía trên nhú lên khỏi mặt đất khoảng 15 – 45mm. Quả thể dạng sợi, đường kính thân thân quả thể bé (0,1 – 0,3mm) thuôn dài có thể đến 70mm màu vàng rơm ở cuống khi non, màu ngà ở ngọn (Hình 5). Điểm nổi bật của mẫu là có tua đỉnh phân nhánh. Đa số mẫu thu được tua đỉnh phân thành 2 nhánh (Hình A). Tuy nhiên có 1 số mẫu tua đỉnh có thể phân thành 6-7 nhánh. Giải phẩu ngang vùng sinh sản cho thấy thể chén nằm chìm hẵn phía trong vùng sinh sản (Hình C). Chỉ đến khi trưởng thành thì miệng thể chén mới nhô ra và mở ra để phóng thích các bào tử hữu tính (Hình D). Các bào tử hữu tính được gắn kết với nhau tạo thành sợi bào tử hữu tính. Các sợi bào tử hữu tính được chứa bên trong thể túi có nắp đậy hình bán cầu phía đỉnh túi (Hình E). Khi bào tử trưởng thành thì nắp đậy được mở ra để giải phóng các bào tử hữu tính vào môi trường không khí (Hình F và G). Bào tử hữu tính có dạng hình que và thắt eo 2 lần (Hình H). Hệ sợi nấm có màu trắng sữa phát triển nhanh, bề mặt hệ sợi nhẵn bóng, hình thành từ các vòng sinh trưởng đồng tâm trên môi trường khoai tây dạng thạch và dạng lỏng (Hình K và I). Kết quả phân tích đặc điểm hình thái như trên cho thấy đây chính là loài Ophiocordyceps langbianensis được nhóm tác giả Phạm Thị Hạnh và cộng sự ghi nhận và đặt tên vào năm 2011 [1]và nhóm tác giả Lao Đức Thuận và cộng sự mô tả và ghi nhận đặc điểm sinh học phân tử vào năm 2021. [2] 357
  6. Ký chủ: ấu trùng của Bọ cánh cứng (Coleoptera). Cơ thể ký chủ có 13 đốt. Phần đầu và phần đuôi ký chủ thon nhọn và gần giống như nhau. Phân bố: Quả thể đơn nhánh nhú cao lên khỏi mặt đất khoảng 25 – 45mm. Ký chủ thường nằm xiên với phần đầu hướng lên trên cách mặt đất 15 – 25mm. Thực vật chiếm ưu thế ở khu vực này cây họ Dẻ (Fagaceae) lá rộng cao tầm 7m – 10m mọc khá dày. Lớp lá phủ trên mặt đất hoai mục tương đối do độ ẩm của đất ở khu vực này tương đối cao do nằm gần vị trí suối. Khu vực tìm thấy mẫu có độ cao 1.550 – 1.650m. 4. KẾT LUẬN Tại sinh cảnh rừng ẩm dọc đường mòn lên Núi Mẹ thuộc Cụm Núi Langbiang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có điều kiện khí hậu phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm môi trường đất; đa dang thành phần côn trùng nên có nhiều loài nấm ký sinh côn trùng thuộc chi Cordyceps phân bố. Kết quả thu mẫu trong đợt nghiên cứu này đã ghi nhận được sự hiện diện của một số loài nấm ký sinh côn trùng thuộc chi Cordyceps: Cordyceps sp1., Cordyceps sp2., Cordyceps sp3. và Ophiocordyceps langbianensis có xuất hiện ở sinh cảnh rừng ẩm với đa số thực vật họ Dẻ (Fagaceae) chiếm ưu thế, độ cao của khu vực này khoảng 1.550 – 1.650m. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Hạnh, Lê Huyền Ái Thúy, Đinh Minh Hiệp, Trương Bình Nguyên, Phát hiện loài mới thuộc chi Cordyceps, Ophiocordyceps langbianensis tại Núi Langbian, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 2011. 9 (4B): p. 5. 2. Thuan, L.D., T.A.H. Le, and N.B. Truong, Morphological and genetic characteristics of the novel entomopathogenic fungus Ophiocordyceps langbianensis (Ophiocordycipitaceae, Hypocreales) from Lang Biang Biosphere Reserve, Vietnam. Scientific Report, 2021. 3. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Kết quả điều tra thành phần loài nấm họ Clavicipitaceae kí sinh côn trùng ở Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk. Hội nghị Khoa học Toàn Quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Lần thứ 6, 2015. 4. Kobayasi, Y., Keys to the taxa of the genera Cordyceps and Torrubiellaa. 1982. 358
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1