intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘC HƯƠNG (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke.-Họ Cúc (Compositae). Mô Tả: Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘC HƯƠNG (Kỳ 2)

  1. MỘC HƯƠNG (Kỳ 2) Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke.-Họ Cúc (Compositae). Mô Tả: Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần.
  2. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có những đốm mầu tím. Mùa hoa vào các tháng 7-9. Mùa quả tháng 8 – 10. Đa số trồng ở Vân Nam (Trung Quốc – Vì vậy mới gọi là Vân Mộc hương). Thu hái, Sơ chế: Về mùa đông, sau khi đào lên, rửa sạch đất, rễ tơ và thân lá, cắt thành những khúc ngắn 6,6 – 13,3cm. Loại thô to, rỗng ruột thì chẻ dọc thành 2-4 miếng, phơi khô, bỏ vỏ ngoài là được. Bộ phận dùng: Rễ khô. Loại cứng chắc, mùi thơm nồng, nhiều dầu là tốt. Loại hơi xốp, ít mùi thơm, ít dầu là loại vừa. Mô tả dược liệu: Mộc hương hình trụ tròn, hình giống xương khô, dài 5 – 11cm, đường kính 1,6 – 3,3cm. Mặt ngoài mầu vàng nâu, nâu tro, có vằn nhẵn và rãnh dọc rõ rệt, đồng thời có vết của rễ cạnh. Chất chắc, khó bẻ gẫy, vết bẻ không phẳng. Chung quanh méo. Ở giữa mầu trắng tro hoặc mầu vàng. Còn phần khác mầu nâu tro, nâu tối, có tâm hình hoa cúc. Cả thân rễ có thể nhìn thấy điểm dầu mầu nâu phân tán. Có mùi thơm đặc biệt, vị đắng. Có nhiều loại mộc hương:
  3. 1- Vân Mộc Hương hoặc Quảng Mộc Hương: tên khoa học: Saussurea lappa Clarke. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo, lá phía gốc hình 3 cạnh tròn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Lá phía thân cũng hình 3 cạnh, càng lên cao lá càng nhỏ, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế. 2- Thổ Mộc Hương hoặc Hoàng Hoa Thái, tên khoa học: Inula helenium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Lá phía gốc to, lá phía thân nhỏ hơn, mọc so le. Mép lá có răng cưa không đều. Cụm hoa hình đầu, màu vàng. Quả bế. 3- Xuyên Mộc Hương hoặc Thiết Bản Mộc Hương, tên khoa học Jurinea aff souliei Franch. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Mép lá chia thùy. Mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông nhung trắng. Cụm hoa hình đầu. Quả dẹt. Ngoài ra, trong nhân dân còn dùng với tên Mộc hương nam cây Aristolochia balansae Franch. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae). Cây bụi, cành đen. Lá nhẵn hình trái xoan dài. Hoa màu đỏ. Quả nang. Có nơi còn gọi vỏ cây Tai Nghé (Hymenodictyon excelsum (Roxb) Wall var. veluttinum Pierre, họ Cà phê (Rubiaceae) là vỏ Rụt, cần chú ý tránh nhầm lẫn. Loại cây này cao 7-8m, lá rộng 8-13cm, 2 mặt lá đều có lông. Hoaậppp trung thành bông dài, quả nang. Bào chế: mộc hương
  4. + Dùng để điều khí thì dùng sống. Nếu muốn cho ruột sáp lại thì bọc bột, nướng chín dùng (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy rễ ngâm nước, vớt ra, trên ủ vải ướt. Khi nước ngấm vào mềm đều, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc trộn với bột mì bọc lại, đem nướng lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Rửa sạch, phơi trong râm cho khô. Thái mỏng, tán bột. Khi dùng, cho vào nước thuốc đã sắc xong rồi, quấy đều, uống. Hoặc mài với nước thuốc thang đã sắc rồi, uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, kín. Kỵ nóng. Không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm. Thành phần hóa học: + Trong tinh dầu có Aplotaxene, a Ionone, b Seline, Saussurea lactone, Costunolide, Costic acid, a Costene, Costuslacone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin (Trung Dược Học). + Aplotaxene, a-Ionone, b-Selinene, Saussurealactone, Custunolide, Costic acid, Costol, a-Costene,Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Dihydrodehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin, Saussuine (Trung Dược Đại Từ Điển).
  5. + Trong Vân và Quảng Mộc hương có chừng 1 – 2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa Sausurin và chừng 18% chất Inulin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là Aplotaxen C17H28 và b Costen C15H24 chất Costuslacton C15H20O2, chất Dihydrocostus lacton C15H22O2, acid đặc biệt của Vân Mộc hương là Costus aid C15H22O3, rượu Costola C15H24O, một ít Camphen và Phelandren (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Rễ Mộc hương có: Aplotaxene, a-Ionone, b-Seline, Saussure alactone, Custonolide, Costic acid, a-Costene (Dược Liệu Việt Nam).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0