intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Module Giáo viên mầm non 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Chia sẻ: Lục Duật Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Module Giáo viên mầm non 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non" giúp bạn đọc hiểu được tại sao cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Phân tích được các yêu cầu, quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em ở các cơ sở GDMN. Vận dụng các kiến thức được trang bị và đánh giá mức độ đảm bảo an toàn cho trẻ em của cơ sở GDMN mình đang công tác xác định được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Module Giáo viên mầm non 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

  1. Modul 10 ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON A. MỤC TIÊU - Hiểu được tại sao cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN - Phân tích được các yêu cầu, quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em ở các cơ sở GDMN - Vận dụng các kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đảm bảo an toàn cho trẻ em của cơ sở GDMN mình đang công tác xác định được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh và xử lí một số tình huống mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN. B. MÔ TẢ NỘI DUNG Trẻ em lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy nơi trẻ tiếp xúc phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập được và môi trường phải đảm bảo tính an toàn, tính thẩm mỹ, tính sư phạm, tính giáo dục cao. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng đặc biệt quan tâm nhất là trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạnh, tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Vì vậy đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, đảm bảo an toàn cho trẻ nhiệm vụ cần thiết hàng đầu đối với các cơ sở giáo dục mầm non. C. NỘI DUNG CỤ THỂ LÝ THUYẾT ( 10 tiết) 1. Các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN.
  2. Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. Ngày 15/2/2022 Thông tư có hiệu lực thi hành. Thông tư nêu rõ: 1.1. Đề cao an toàn cho trẻ Việc thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, cũng là điều hết sức quan trọng và cần thiết thể hiện mối quan tâm đặc biệt này. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở GDMN; cũng như yêu cầu các biện pháp ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật đã thể hiện yêu cầu trách nhiệm cao. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở GDMN. Việc tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định và tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.2. Nâng cao năng lực chuyên môn Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; phòng chống đuối nước; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Phổ biến các quy định liên quan đến công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh và phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của cơ sở GDMN. Việc trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến thức, kỹ năng để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong cơ sở GDMN. 1.3.Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá
  3. Nhiều nhà giáo dục đánh giá cao nội dung Thông tư yêu cầu cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá. Theo đó, trước khi bắt đầu năm học mới, cơ sở GDMN tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chí về an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định. Đối với những tiêu chí được đánh giá “chưa đạt”, có phương án xử trí, khắc phục kịp thời. Cuối năm học, cơ sở GDMN tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo tiêu chuẩn quy định. 2. Nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN và cách phòng tránh 2.1. Phòng ngã Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể: + Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt + Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can. + Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay. + Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được. + Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay. + Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn. 2.2 Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học + Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường. + Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí. + Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết. 2.3. Phòng ngừa tai nạn giao thông + Trường phải có cổng, hàng rào. + Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường. + Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học. + Hướng dẫn trẻ thực hiện luật an toàn giao thông.
  4. 2.4. Phòng dị vật đường thở + Không cho trẻ cầm đồ vật, đồ chơi quá nhỏ trẻ có thể đưa vào miệng, mũi, tai. + Sửa lại tư thế ngủ của trẻ khi thấy trẻ ngủ nằm sấp. + Chế biến sắt thái thức ăn nhỏ, phù hợp lứa tuổi. + Trong lớp không để hột hạt và đồ chơi quá nhỏ. + Khi cho trẻ ăn các quả có hạt, cần bóc vỏ, bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn. + Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn vừa nói, cười, đùa nghịch. + Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. + Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc đặc biệt là thuốc dạng viên. + Giáo viên và người chăm sóc trẻ cần nắm vững cách phòng tránh dị vật đường thở cho trẻ và có một số kỹ năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật đường thở ra khỏi miệng. + Khi xảy ra trường hợp trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ, đồng thời báo cho gia đình trẻ và đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất để cấp cứu cho trẻ. 2.5. Phòng tránh đuối nước + Không nên để trẻ một mình gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có nguồn nước. + Tất cả dụng cụ chứa nước đều có nắp đậy chắc chắn. 2.6. Phòng tránh cháy, bỏng + Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. + Không cho trẻ đến gần bếp ăn, nồi canh, cơm, thức ăn, phích nước nóng. + Chú ý bô xe máy còn nóng, trẻ đến gần dễ bị bỏng. + Giáo dục trẻ nhận biết các đồ vật và nơi nguy hiểm dễ gây bỏng. + Bếp ăn tập thể phải có dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. Nhân viên cấp dưỡng phải biết sử dụng bình cháy chữa cháy. + Thường xuyên kiểm tra hạn dùng của bình cháy, chữa cháy. Kiểm tra dây điện, nguồn điện.
  5. + Tắt, khóa tất cả các thiết bị; ga, điện, nước trước khi ra về, bảo vệ thường xuyên kiểm tra lại tất cả nguồn điện, bình ga, dây dẫn ga, điện, nước khi đến nhận ca trực. 2.7. Phòng tránh ngộ độc a. Ngộ độc thức ăn: + Đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, lưu hủy mẫu hàng ngày. + Khi nghi ngờ trẻ ăn phải thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, chất phụ gia (lạp xưởng, thịt nguội…) do gia đình mang đến lớp, cô giáo báo ngay cho nhà trường hoặc phụ huynh. b. Ngộ độc thuốc: + Thuốc chữa bệnh cần để trên cao, ngoài tầm với của trẻ. + Giáo viên không nhận trẻ vào lớp khi trẻ đang bệnh hoặc bị sốt. + Không cho trẻ chơi đồ chơi có nhiễm hóa chất: chai, lọ đựng thuốc, màu sắc độc hại. Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, a-xít trong vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, cốc…. + Không nhận thuốc chữa bệnh của cha mẹ trẻ gửi cho trẻ uống khi không có tên trẻ và cách dùng. + Không cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 2.8. Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn + Cất giữ các vật sắc nhọn xa tầm với cửa trẻ. Nếu trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn. + Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt….khỏi nơi vui chơi của trẻ. + Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt bắt gặp. 2.9. Những nguy cơ tai nạn đối với trẻ mầm non theo vị trí
  6. TT Những nguy cơ 1 Trên đường tới trường và về nhà: an toàn giao thông, đuối nước, động vật cắn, say nắng… 2 Chơi ở ngoài trời: trẻ có thể gặp các tai nạn như tổn thương phần mềm, rách da, bầm tím, chảy máu, gảy xương… 3 Giờ chơi trong lớp: dị vật trong mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi của mình hoặc nhét vào bạn, các vật trẻ có thể nhét là hạt cườm, súc sắc, các loại hạt quả, đôi khi cả đất nặn 4 Trẻ đùa đẩy nhau vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ…gây chấn thương cho trẻ. 5 Trong giờ học ở trường: trẻ đùa nghịch, chọc các vật vào nhau 6 Trong giờ ăn ở trường: Sặc thức ăn, dị vật đường ăn, bỏng thức ăn… 7 Trong giờ ngủ ở trường: Ngạt thở, hóc dị vật: do trẻ ngậm trước khi ngủ, ngộ độc: khi ngủ hít phải khói độc từ không khí. 8 Trẻ hay ngậm đồ chơi vào mồm, chọc vào làm rách niêm mạc miệng. 3. Quy trình xử lý khi xảy ra tình huống mất an toàn cho trẻ em (bao gồm cả tình huống khẩn cấp) Tình huống sư phạm mầm non luôn có khả năng xảy ra trong mọi lúc. Các tình huống xảy ra nhanh chóng và giáo viên buộc phải xử lý nhanh chóng. Xử lý như thế nào cho đúng, cho phù hợp mà không ảnh hưởng đến trẻ. Quy trình xử lý tình huống sư phạm như thế nào mới đúng. 3.1. Khái niệm tình huống sư phạm mầm non Tình huống sư phạm được hiểu là những vấn đề, sự việc, hoàn cảnh phát sinh trong môi trường mầm non. Khi xảy ra cần được giải quyết nhanh chóng và thích đáng để tránh mâu thuẫn hoặc hệ lụy về sau. 3.2.Nguyên tắc xử lý tình huống
  7. Khi xử lý tình huống sư phạm mầm non phải thật sự bình tĩnh,đảm bảo tính công bằng, phù hợp. Cách thức xử lý không gây các tác động ảnh hưởng đến an toàn và sự hình thành tính cách của trẻ. Quá trình xử lý tình huống cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc tính mô phạm: Tính mô phạm được hiểu là lối sống theo đúng chuẩn mực đạo đức, nhân văn và là tấm gương cho mọi người noi theo. Dù tình huống xảy ra như thế nào đi nữa, giáo viên phải hành xử đúng chuẩn mực. Lời nói nhỏ nhẹ, dễ hiểu, giải thích vấn đề đúng – sai cho trẻ. Nhằm giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn, được yêu thương bảo bọc và sự tin tưởng của trẻ. - Nguyên tắc tôn trọng: Xử lý một vấn đề phải đảm bảo được tính công bằng. Biết lắng nghe trẻ nói, tiếp nhận thông tin và không thể hiện thái độ với trẻ. Sự tôn trọng, nghiêm túc và công bằng luôn là căn cứ hình thành nhân cách chuẩn mực cho trẻ. Nếu không được tôn trọng, sẽ dẫn đến phản bác hoặc mất niềm tin ở trẻ. Nguy cơ sai lệch trong quá trình phát triển của trẻ là hoàn toàn có khả năng. - Nguyên tắc cảm thông: Đồng cảm và tin tưởng là nguyên tắc khá quan trọng trong khi giải quyết vấn đề. Bởi đây là yếu tố xoa dịu được căng thẳng giữa các bên. Nếu trẻ có làm sai, hãy khuyến khích, động viên, an ủi và không ngừng cho trẻ biết bạn tin tưởng. - Nguyên tắc kịp thời: Đây là nguyên tắc cuối cùng phải ghi nhớ, nhưng lại có hiệu quả tích cực nhất. Nắm bắt được tình huống kịp thời, xử lý nhanh chóng sẽ hạn chế được tối đa sự ảnh hưởng đến các trẻ khác. 3.3. Quy trình xử lý tình huống sư phạm mầm non Để xử lý tình huống sư phạm mầm non, cần tuân thủ theo đúng các quy trình sau.
  8. - Nhận diện tình huống: Trong quá trình chăm sóc trẻ, giáo viên phải luôn lưu ý đến trẻ, đảm bảo rằng không có mâu thuẫn giữa các trẻ. Khi tình huống xảy ra phải thật bình tĩnh để phân tích và tiến hành xử lý. - Phân tích tình huống: Nhìn nhận tình huống hiện tại, quan sát thái độ và hành vi từ các trẻ để nắm được sơ lược. Lắng nghe trẻ nói, phân tích các yếu tố liên quan nhằm phán đoán lời nói của trẻ. - Lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho việc giải quyết vấn đề - Xử lý tình huống Khi xác định được đúng vấn đề, tiến hành xử lý nhanh chóng. Không lúng túng và căng thẳng trước các vấn đề. 4. Xử lí tình huống có liên quan Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, khi cả lớp đang chơi vui vẻ thì có 1 trẻ tự ngồi chơi một mình. Trẻ ngồi chơi lắp ráp xe sát cửa chính, bất ngờ một bánh xe lăn ra chỗ khe cửa. Trẻ thò tay ra để lượm thì có một bạn phía bên kia cánh cửa đẩy cánh cửa vào làm kẹp tay trẻ này và tay trẻ bị xưng lên và chảy máu. Trẻ khóc òa lên, cô chạy đến hỏi tại sao thì thấy tay trẻ bị thương và chảy máu. Anh/chị hãy đánh giá mức độ an toàn của cơ sở giáo dục mầm non đó? Nêu hạn chế và hướng khắc phục? Nêu biện pháp xử lý tình huống đó của giáo viên? Đánh giá độ an toàn: Tổ chức thảo luận nhóm Gợi ý trả lời cách xử lý của cô: - Cô dỗ trẻ nín khóc - Sau đó, cô nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau cho trẻ. Ngay sau khi phát hiện bé bị chảy máu tay, cô đặt bé ngồi trên ghế và rửa vết thương cho trẻ bằng nước muối pha loãng. Dùng gối kê cao bàn tay bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay bị thương cao hơn tầm trái tim. Tiếp theo cô chườm đá cho trẻ.
  9. Dùng túi hoặc khăn đựng đá chườm lên vùng tổn thương, có thể bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Cô thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 tiếng trong vòng 24 tiếng đầu. Sau đó cô băng bó vết thương cho trẻ. Đồng thời thông báo cho phụ huynh biết để chăm sóc trẻ khi trẻ ở nhà. Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, trẻ chơi bịt mắt bắt dê, trẻ thua bị bịt mắt lại rồi đi tìm bạn. Trong khi trẻ đang tìm bạn, vì không nhìn thấy gì nên trẻ va vào cây trụ và bị chảy máu cam. Trẻ vừa sợ vừa đau nên khóc rất nhiều. Cô thấy vậy liền chạy lại. Anh/chị hãy đánh giá mức độ an toàn của cơ sở giáo dục mầm non đó? Nêu hạn chế và hướng khắc phục? Nêu biện pháp xử lý tình huống đó của giáo viên? Đánh giá độ an toàn: Tổ chức thảo luận nhóm Gợi ý cách xử lý của cô: - Khi nhìn thấy trẻ bị chảy máu cam, cô bình tĩnh đặt trẻ ngồi, đầu hơi cúi về phía trước và dỗ cho trẻ nín khóc, vì nếu trẻ càng khóc thì máu sẽ càng chảy nhiều. Sau đó cô dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép cánh mũi bên bị chảy máu. - Cô nhẹ nhàng ấn sát mũi vào xương mặt để chèn lại mạch máu đang chảy. - Cô giữ trong 5 phút, vừa giữ vừa xem máu đã hết chảy chưa. Nếu chưa máu chưa hết chảy cô dùng khăn quấn viên đá lạnh để chườm giảm đau và giúp co mạch máu nhanh hơn. - Sau 5 phút, cô thả tay rất nhẹ nhàng để xem máu chảy hết chưa. Khi máu đã ngưng chảy, cô cho trẻ sinh hoạt nhẹ nhàng như bình thường. Tình huống 3: Trong giờ thể dục ngoài trời, do bậc thang có vũng nước trơn nên trẻ trượt chân ngã, phần mắt cá chân có dấu hiệu phù nề, sưng đỏ, trẻ rất đau và không thể đi được. Anh/chị hãy đánh giá mức độ an toàn của cơ sở giáo dục mầm non đó? Nêu hạn chế và hướng khắc phục? Nêu biện pháp xử lý tình huống đó của giáo viên? Đánh giá độ an toàn: Tổ chức thảo luận nhóm
  10. Gợi ý cách xử lý của cô: - Đánh giá được tình hình và nhận biết tai nạn thông qua dấu hiệu: Dấu hiệu bong gân + Có dấu hiệu đau tự nhiên. Đau nhói xuất hiện khi ấn vào và khi cử động khớp, nhất là ở thể nặng (Cần chụp X quang để chẩn đoán sẽ cho kết quả chính xác) + Ngoài đau còn có phù nề, bầm tím. - Bong gân là trường hợp khi dây chằng bị kéo quá mức, bị rách hay bị đứt hoàn toàn do chấn thương trẹo khớp đột ngột. Dây chằng là các cấu trúc gia tăng cho bao khớp và có nhiệm vụ bảo đảm sự vững chắc của kớp xương khi vận động. Khi sức kéo quá tăng quá mức bình thường (>4%) dây chằng bị giãn, biến dạng nhưng khớp xương vẫn chắc, chưa bị vênh, đó là bong gân nhẹ. Khi dây chằng giãn biến dạng nhiều, khớp xương bị lỏng lẻo, vênh đó là bong gân nặng. Ngoài ra, bong gân còn có thương tổn của bao khớp và các cơ tham gia gữi vững khớp. Xử lý bong gân: - Dùng băng thun, băng ép tại vùng bị bong gân, giữ băng ít nhất 48 giờ. - Chờm lạnh để làm hết đau, gây co mạch, tránh phù nề. - Tuyệt đối không được xoa bóp hoặc chờm nóng vùng bị bong gân bằng bất kỳ hình thức nào. Tình huống 4: Trong tiết học âm nhạc, trời mùa hè nóng bức, bỗng có một trẻ nhợt nhạt, người lạnh toát, đổ mồ hôi, trẻ rất mệt mỏi và không thể học tiếp. Anh/chị hãy đánh giá mức độ an toàn của cơ sở giáo dục mầm non đó? Nêu hạn chế và hướng khắc phục? Nêu biện pháp xử lý tình huống đó của giáo viên? Đánh giá độ an toàn: Tổ chức thảo luận nhóm Gợi ý cách xử lý của cô: - Đánh giá được tình hình và nhận biết tai nạn thông qua dấu hiệu
  11. Dấu hiệu cảm nóng: Da lạnh, nhợt nhạt Có mồ hôi không sốt Trẻ mệt mỏi nhưng tỉnh táo - Xác định nguyên nhân: Thường xảy ra trong mùa hè, nhất là những ngày nhiệt độ không khí cao, độ ẩm cao, không có gió, trẻ thiếu nước uống. Trẻ mặc quá nhiều áo quần, quần áo quá dày, chật và bí Trẻ ở nhà mái tôn chật và thấp Ngồi trong buồng xe, tàu có nhiệt độ cao - Đề phòng: Trẻ nhỏ cần ở nơi thoáng, nhà trẻ, mẫu giáo phải đủ rộng, có đủ cửa, trồng cây quanh nhà. Có đủ quạt cho trẻ( quạt điện, quạt tay). Đảm bảo đủ nước chín cho trẻ uống và đủ nước rửa cho trẻ. Thức ăn cho trẻ đủ nước và Vitamin(đủ các loại canh, rau)… Quần áo của trẻ đủ rộng, thoáng mát, hút mồ hôi. - Xử trí: Xác định nguyên nhân để xử lý Tình huống 5: Sau giờ thể dục ngoài trời, một vài học sinh có biểu hiện như sau: Sốt cao >40 độ C; Dấu hiệu mất nước; Đỏ ửng da, da khô; Thở nhanh và nông Nhịp tim nhanh, do nhiệt độ tăng cao tim phải đập nhanh, Triệu chứng thần kinh: đau đầu co giật, mất ý thức rồi hôn mê, ảo giác Chuột rút: cơ bụng và cơ cẳng chân, cánh tay, vai đi khập khễnh Anh/chị hãy đánh giá độ an toàn của cơ sở giáo dục mầm non và nêu cách xử lý của giáo viên trong trường hợp này. Đánh giá độ an toàn: Thảo luận nhóm Gợi ý cách xử lý: Lưu ý:
  12. Say nắng say nóng là một tình trạng đe dọa tính mạng khi nhiệt độ cơ thể >40 độ C gây ra bởi môi trường nhiệt độ cao hoặc do hoạt động thể chất trong thời tiết nắng, nóng, ẩm cao.v.v. Dù nguyên nhân nào cũng cần chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn chăn tổn thương não, suy các cơ quan và tử vong . Nguyên tắc điều trị Làm mát Bù nước và các chất điện giải Không dùng các thuốc hạ sốt Xử lý - Đưa nạn nhân vào chỗ mát, nhúng toàn thân vào nước mát, hay dùng vòi nước tưới cây phun vào người nạn nhân tránh phun vào mũi, lấy bọt biển nhúng nước lau khắp người . - Tốt nhất là đưa nạn nhân vào phòng có điều hòa, bỏ hết quần áo ra, túi đá đắp ở 2 bên cổ, 2 nách và 2 bẹn phun nước ấm dạng bụi vào khắp người, hướng quạt về phía nạn nhân, hơi nước bốc hơi nhanh mang nhiệt đi làm hạ nhiệt độ cho nạn nhân tìm mọi cách đưa nhanh nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39 độ đóng vai trò quan trọng nhất để cứu sống bệnh nhân. - Có thể bọc nạn nhân trong tấm chăn làm mát đặc biệt, cùng với chườm đá vào cổ bẹn và nách bệnh nhân có thể run nên cần cho thuốc giãn cơ như benzodiazepine ( thực hiện ở trung tâm cấp cứu ) - Các phương pháp làm lạnh bên trong chỉ tiến hành ở trung tâm cấp cứu THỰC HÀNH (10 tiết) TT Nội dung Chuẩn bị Hình thức Thời lượng thực hành 1 Đánh giá an toàn của cơ sở Hình ảnh, Semina 2 tiết GMMN trong một hình ảnh, video
  13. video về một tai nạn cụ thể của trẻ. Nêu giải pháp đảm bảo an toàn. 2 Đánh giá an toàn trong dinh Một thực đơn Semina 2 tiết dưỡng 3 Đánh giá an toàn trong giờ ăn. Hình ảnh, Semina 2 tiết Hướng xử lý khi trẻ bị hóc dị video vật. 4 Thiết kế mô hình giáo dục Máy chiếu Các nhóm thiết 4 tiết mầm non an toàn (mô hình lý kế, trình bày tưởng) Các nhóm khác đánh giá độ an toàn CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là nội dung cần lưu ý để đề phòng ngã cho trẻ: a. Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt b. Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can. c. Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay. d. Đồ chơi có kích thước không quá nhỏ Câu 2: Nội dung nào KHÔNG phải là nội dung cần lưu ý để phòng dị vật đường thở cho trẻ, giáo viên cần: a. Không cho trẻ cầm đồ vật, đồ chơi quá nhỏ trẻ có thể đưa vào miệng, mũi, tai. b. Khi cho trẻ ăn các quả có hạt, cần bóc vỏ, bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn. c. Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn vừa nói, cười, đùa nghịch. d. Các phích và ổ cắm điện cần đặt ở vị trí đảm bảo an toàn
  14. Câu 3: Điều nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc khi xử lý tình huống tai nạn: a. Nguyên tắc tôn trọng b. Nguyên tắc cảm thông c. Nguyên tắc dân chủ d. Nguyên tắc kịp thời Câu 4: Khi nhận biết các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bong gân, thao tác nào sau đây sai: a. Dùng băng thun, băng ép tại vùng bị bong gân, giữ băng ít nhất 48 giờ. b. Chờm lạnh để làm hết đau, gây co mạch, tránh phù nề. c. Xoa bóp vùng bị bong gân d. Cả ba thao tác trên Câu 5: Dấu hiệu sau đây là cảm nóng hay say nắng: Da lạnh, nhợt nhạt Có mồ hôi không sốt Trẻ mệt mỏi nhưng tỉnh táo a. Cảm nóng b. Say nắng Câu 6: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là nội dung đề phòng tránh ngộ độc cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non: a. Đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chọn thực phẩm đến bảo quản, chế biến b. Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, lưu hủy mẫu hàng ngày. c. Khi nghi ngờ trẻ ăn phải thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, chất phụ gia do gia đình mang đến lớp, cô giáo báo ngay cho nhà trường hoặc phụ huynh và xử lý kịp thời d. Nghiêm cấm phụ huynh mang theo đồ ăn đến trường cho trẻ Câu 7: Để đề phòng bỏng cho trẻ, cơ sở giáo dục mầm non KHÔNG nên làm gì:
  15. a. Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. b. Đảm bảo khoảng cách giữa trẻ và vật nóng c. Huấn luyện trẻ sử dụng dụng cụ phòng cháy, chữa cháy d. Giáo dục trẻ nhận biết các đồ vật và nơi nguy hiểm dễ gây bỏng. Câu 8: Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc về nguyên tắc mô phạm trong xử lý các tình huống tai nạn: a. Hành xử chuẩn mực, nhân văn b. Xử lý tình huống kịp thời c. Tạo cảm giác an toàn và yêu thương cho trẻ d. Lời nói nhỏ nhẹ Câu 9: Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về tiêu chuẩn để đánh giá cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như sau: a. Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 35 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”. Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 45 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”. b. Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 20 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”. Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 40 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”. c. Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 30 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”. Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 40 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”. d. Không quy định cụ thể Câu 10: Các tiêu chí về cơ sở vật chất gồm bao nhiêu tiêu chí: a. 34 tiêu chí đánh giá chia thành 06 nội dung (Địa điểm, quy mô, khối phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật; Phòng sinh hoạt chung; Hiên chơi, lan can, cầu thang; Nhà
  16. vệ sinh; Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu; Nhà bếp) trong đó 16 tiêu chí bắt buộc. b. 40 tiêu chí đánh giá chia thành 06 nội dung (Địa điểm, quy mô, khối phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật; Phòng sinh hoạt chung; Hiên chơi, lan can, cầu thang; Nhà vệ sinh; Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu; Nhà bếp) trong đó 18 tiêu chí bắt buộc. c. 30 tiêu chí đánh giá chia thành 06 nội dung (Địa điểm, quy mô, khối phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật; Phòng sinh hoạt chung; Hiên chơi, lan can, cầu thang; Nhà vệ sinh; Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu; Nhà bếp) trong đó 15 tiêu chí bắt buộc. d. Không quy định cụ thể BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Thực hành sơ cứu khi cháu ngã 2. Thực hành sơ cứu khi trẻ mẫu giáo bị hóc dị vật 3. Thực hành sơ cứu khi cháu bị chấn thương vùng mắt 4. Thực hành đánh giá an toàn của cơ sở Mầm non trong trường hợp cháu bị trượt chân cầu thang 5. Thực hành đánh giá an toàn của cơ sở Mầm non trong trường hợp cháu bị va vào cạnh trụ gây chảy máu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Mai Hoa (2014), Giáo trình Bệnh học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm. 2. https://vienyhocungdung.vn/huong-dan-so-cuu-cho-tre- 20200504155419159.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2