MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỖ DỰA XÃ HỘI VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS<br />
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC HUẾ<br />
NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG - ĐINH THỊ HỒNG VÂN<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Chất lượng và hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong quá trình hỗ trợ cá<br />
nhân ứng phó với stress vẫn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới<br />
học thuật. Nghiên cứu này nhằm tiếp tục xác định chất lượng và tính hiệu quả<br />
của chỗ dựa xã hội trong mối tương quan với các cách ứng phó với stress. Kết<br />
quả khảo sát cho thấy chỗ dựa xã hội có mối tương quan thuận với các cách<br />
ứng phó hiệu quả như “giải quyết vấn đề”, “tìm kiếm chỗ dựa xã hội” và “cấu<br />
trúc lại nhận thức”. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những sinh<br />
viên có nhiều chỗ dựa xã hội vẫn sử dụng các cách ứng phó kém hiệu quả với<br />
stress. Vì thế, tìm đến các chỗ dựa xã hội đáng tin cậy, giàu kinh nghiệm, có<br />
chuyên môn cao như các nhà tham vấn tâm lý, các nhà trị liệu… là một việc<br />
làm hết sức cần thiết đối với sinh viên khi đối mặt với stress.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Không ầm ĩ nhưng ngấm ngầm, đại dịch stress đang tấn công mạnh mẽ giới học sinh và<br />
sinh viên. Ở Mỹ, cứ 10 sinh viên thì có một sinh viên bị trầm cảm do stress mãn tính<br />
(APA, 2008); ở Thụy Sỹ, 12,9% sinh viên bị stress nặng và 2,7% sinh viên đã thực hiện<br />
ý định tự tử (dẫn theo Edwards, 2007); tại Việt Nam, trong 4000 người “có biểu hiện<br />
không bình thường” đến khám bệnh tại bệnh viện Tâm thần Trung ương thì có đến 30%<br />
là học sinh, sinh viên (dẫn theo Nguyễn Hồi Loan, 2009).<br />
Theo nhiều nhà tâm lý học và xã hội học trên thế giới, những rối loạn về sức khoẻ tinh<br />
thần của học sinh và sinh viên sẽ được hạn chế nếu họ có chỗ dựa xã hội vững chắc.<br />
Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều khẳng định những cá nhân có chỗ dựa xã hội tốt<br />
thường sử dụng các cách ứng phó hiệu quả hơn với stress. Tuy vậy, nhiều tác giả tranh<br />
luận rằng hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong quá trình hỗ trợ cá nhân ứng phó với stress<br />
không nằm ở số lượng mà nằm ở chất lượng; nghĩa là, không phải có nhiều chỗ dựa xã<br />
hội là tốt mà quan trọng là những chỗ dựa thân thiết, tin tưởng, giàu kinh nghiệm, đặc<br />
biệt là những hỗ trợ từ các dịch vụ sức khỏe tinh thần hoặc các nhà tham vấn thực thụ<br />
(Taylor, 1998). Mặt khác, nhiều tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực<br />
huy động nguồn lực xã hội của các cá nhân. Dù có nguồn lực vững chắc nhưng các cá<br />
nhân không huy động được hoặc không biến các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài thành nội<br />
lực ứng phó của bản thân thì chỗ dựa xã hội cũng không thực sự phát huy được sức<br />
mạnh vốn có của nó (Mosher, Prelow, Chen và Yackel, 2006).<br />
Như vậy, có thể thấy việc xác định và phát huy chất lượng, tính hiệu quả của chỗ dựa xã<br />
hội trong mối tương quan với các chiến lược ứng phó luôn có ý nghĩa lý luận và thực<br />
tiễn cao. Đặc biệt ở Việt Nam, tuy hiện nay có khá nhiều nghiên cứu về stress của sinh<br />
viên nhưng ứng phó với stress và mối quan hệ của nó với chỗ dựa xã hội chưa được<br />
nhiều tác giả chú trọng. Trên bình diện đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp một cái nhìn<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 93-100<br />
<br />
94<br />
<br />
NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG - ĐINH THỊ HỒNG VÂN<br />
<br />
tổng quan về mối quan hệ giữa cách ứng phó với stress của sinh viên trường Đại học Y<br />
Dược - Đại học Huế (ĐHYD - ĐHH) và chỗ dựa xã hội; trên cơ sở đó, nâng cao nhận<br />
thức cho sinh viên, gia đình và xã hội về vai trò to lớn của chỗ dựa xã hội trong việc<br />
kiểm soát stress.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Trắc nghiệm là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này, với hai thang<br />
đo sau:<br />
a. Thang đo hỗ trợ xã hội (Multidimensional Scale of Perceived Social Support,<br />
MSSS) của Zimet, Dahlem, Zimet, và Farley (1988). Thang đo này được thiết kế để<br />
đánh giá chỗ dựa xã hội theo nhận định của từng cá nhân. Tổng điểm càng cao chứng tỏ<br />
hỗ trợ xã hội càng nhiều, càng vững chắc và ngược lại. Độ tin cậy tổng thể của thang đo<br />
khá cao, với chỉ số Cronbach alpha là 0,88.<br />
b. Bảng kiểm cách ứng phó với stress (Coping Strategies Inventory, CSI) của Garcia và<br />
các đồng sự (2006). Phiên bản sử dụng có thể được xem là bảng rút gọn của Tobin,<br />
Halroyd và Reynolds (1984), gồm có 40 câu để đánh giá các cách ứng phó đối với các<br />
sự kiện căng thẳng trong một tháng qua theo 8 loại cơ bản: giải quyết vấn đề, cấu trúc<br />
lại nhận thức, bộc lộ cảm xúc, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, lảng tránh vấn đề, mơ tưởng, đổ<br />
lỗi cho bản thân và cô lập bản thân. Với chỉ số Cronbach alpha từ 0,63 đến 0,89, phiên<br />
bản CSI của Garcia và các đồng sự (2006) là thang đo có đủ độ tin cậy để đo các cách<br />
ứng phó của con người trước các sự kiện căng thẳng.<br />
Hai thang đo này được chúng tôi khảo sát trên 305 sinh viên trường Đại học Y Dược –<br />
Đại học Huế (ĐHYD - ĐHH). Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS<br />
15.0. Chỉ số Cronbach alpha của thang đo MSSS trong nghiên cứu này là 0,90 và của<br />
bảng kiểm CIS là 0,88. Điều này cho thấy bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi đều có độ tin cậy cao, đảm bảo sự chính xác của các kết quả thu được.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Chỗ dựa xã hội: Chỗ dựa xã hội được định nghĩa là sự hỗ trợ ứng phó hay là sự<br />
trao đổi nguồn lực giữa người cung cấp và người nhận nhằm làm tăng tình trạng sức<br />
khỏe tinh thần của người nhận (Zimet và các cộng sự, 1989). Mỗi cá nhân có thể nhận<br />
từ chỗ dựa xã hội những hỗ trợ về mặt vật chất (như cung cấp đồ dùng), thông tin (như<br />
cho lời khuyên) và cảm xúc (như tạo nên sự an toàn tâm lý, che chở…).<br />
Kết quả từ Bảng 1 cho thấy sinh viên trường ĐHYD - ĐHH có chỗ dựa xã hội tương đối<br />
vững chắc. Điểm số này tương đương với điểm số của sinh viên Y Khoa trường Seth G.S.<br />
Medical College tại Mumbai, Ấn Độ (Supe, 2008) và khá cao so với điểm số của sinh<br />
viên tại các nước Phương Tây (Edwards, 2007). Có thể nhận thấy rằng với nền văn hóa có<br />
tính cộng đồng và cố kết cá nhân cao, sự gắn bó, liên hệ giữa các thành viên trong xã hội<br />
ở các nước phương Đông thường bền chặt và ổn định hơn nên chỗ dựa xã hội của sinh<br />
viên Á Đông, trong đó có sinh viên Việt Nam, thường vững chắc và đa dạng hơn.<br />
Bảng 1. Các chỗ dựa xã hội<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỖ DỰA XÃ HỘI VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS…<br />
<br />
Các chỗ dựa xã hội<br />
Bạn bè<br />
Gia đình<br />
Người đặc biệt<br />
Chung<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
10,4<br />
11,7<br />
10,9<br />
33,0<br />
<br />
95<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
3,34<br />
3,11<br />
3,87<br />
8,66<br />
<br />
Đặc trưng văn hóa Á Đông cũng được thể hiện khá rõ nét trong nghiên cứu này khi chỗ<br />
dựa gia đình của các sinh viên ĐHYD - ĐHH chiếm điểm số cao hơn các chỗ dựa xã<br />
hội khác. Trong khi đó, các nghiên cứu ở Phương Tây hầu hết đều cho thấy sinh viên<br />
thường nhận nhiều hỗ trợ từ bạn bè và những người đặc biệt khác hơn là từ gia đình<br />
(Edwards, 2007). Khác với văn hóa Tây Âu, ở Việt Nam, dù con cái đã đến tuổi trưởng<br />
thành thì gia đình vẫn luôn là tấm bình phong che chắn cho con cái, hỗ trợ con cái từ vật<br />
chất đến tinh thần. Hỗ trợ gia đình dường như bao giờ cũng được xem là hỗ trợ chính<br />
yếu mà cá nhân nương tựa vào khi gặp khó khăn nào trong cuộc sống.<br />
Ngoài hỗ trợ từ gia đình, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sinh viên trường ĐHYD - ĐHH<br />
nhận nhiều hỗ trợ từ bạn bè và những người đặc biệt khác. Đây thực sự là một điểm tựa<br />
vững vàng cho sinh viên khi đối mặt với các tác nhân gây stress trong đời sống.<br />
3.2. Các cách ứng phó với stress<br />
“Ứng phó là những nỗ lực không ngừng nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của cá<br />
nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường<br />
mà cá nhân nhận định chúng có tính đe doạ, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của<br />
họ” (Lazarus, 1999, tr. 156). Cho đến nay, chưa có một bảng phân loại chung cho các<br />
cách ứng phó mà hầu hết chúng được xác định bởi các nhà nghiên cứu khác nhau tuỳ<br />
theo đối tượng và mục đích nghiên cứu của họ (Phan Thị Mai Hương, 2007). Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách phân loại của Tobin và các đồng sự (1988) như<br />
đã trình bày ở trên.<br />
Bảng 2: Các cách ứng phó với stress<br />
Các cách ứng phó<br />
Giải quyết vấn đề<br />
Cấu trúc lại nhận thức<br />
Bộc lộ cảm xúc<br />
Tìm kiếm chỗ dựa xã hội<br />
Lảng tránh vấn đề<br />
Mơ tưởng<br />
Đổ lỗi cho bản thân<br />
Cô lập bản thân<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
2,6<br />
2,5<br />
2,1<br />
2,1<br />
1,9<br />
2,3<br />
2,0<br />
1,9<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
0,69<br />
0,73<br />
0,62<br />
0,79<br />
0,68<br />
0,84<br />
0,83<br />
0,75<br />
<br />
Kết quả khảo sát thực trạng chỉ ra rằng sinh viên trường ĐHYD - ĐHH sử dụng loại<br />
ứng phó “Giải quyết vấn đề” và “Cấu trúc lại nhận thức” với mức độ khá cao. Kết quả<br />
này phản ánh tính tích cực của sinh viên trường ĐHYD - ĐHH khi ứng phó với stress<br />
bởi giải quyết vấn đề và cấu trúc lại nhận thức đều được xem là các ứng phó thuộc<br />
nhóm ứng phó tập trung vào vấn đề (problem-focused engagement) - nhóm được xem là<br />
<br />
96<br />
<br />
NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG - ĐINH THỊ HỒNG VÂN<br />
<br />
mang lại nhiều hiệu quả, làm giảm mức độ stress triệt để nhất (Tobin và các cộng sự,<br />
1988). Cả hai loại ứng phó này đều cho thấy sự tích cực, chủ động của cá nhân khi đối<br />
mặt với các tình huống gây căng thẳng, thông qua những nỗ lực nhằm loại bỏ tác nhân<br />
gây căng thẳng hoặc nhìn nhận chúng dưới góc độ tích cực hơn bằng cách tìm kiếm<br />
những ý nghĩa tốt đẹp ngay trong các tác nhân gây stress.<br />
Tiếp theo hai nhóm ứng phó trên, “Bộc lộ cảm xúc” và “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội” cũng<br />
là những kiểu ứng phó được sinh viên trường ĐHYD - ĐHH sử dụng với tần suất tương<br />
đối cao. Theo quan điểm của Tobin và các cộng sự (1988), bộc lộ cảm xúc và tìm kiếm<br />
hỗ trợ xã hội thuộc nhóm ứng phó tập trung vào cảm xúc. Nhìn chung, việc thể hiện<br />
cảm xúc là phương cách tương đối hiệu quả để ứng phó với stress, song thể hiện cảm<br />
xúc quá mức như nóng giận, bực tức… có thể dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý của con<br />
người (Phan Thị Mai Hương, 2007). Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, tìm kiếm hỗ<br />
trợ xã hội thường được xem là kiểu ứng phó tích cực bởi nó có thể làm giảm mức độ<br />
stress khi con người có nơi tin cậy để bộc lộ, chia sẻ cảm xúc, lắng nghe những lời<br />
khuyên để tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tính cực.<br />
Kết quả khảo sát thực trạng cũng chỉ ra rằng bên cạnh những cách ứng phó tích cực,<br />
sinh viên trường ĐHYD - ĐHH còn sử dụng các cách ứng phó thuộc nhóm lảng tránh<br />
với tần suất cần được cảnh báo, trong đó, hai kiểu ứng phó “Lảng tránh vấn đề” và “Mơ<br />
tưởng” được sử dụng với tần suất khá cao, đặc biệt là kiểu ứng phó mơ tưởng<br />
( X =2,27). Lảng tránh vấn đề cùng với sự mơ tưởng làm tăng tinh thần “lạc quan tếu”,<br />
khiến sinh viên không tập trung giải quyết triệt để vấn đề mà chỉ hy vọng những điều kỳ<br />
diệu có thể xảy ra. Hành vi lảng tránh và trốn chạy thường được xem là kém hiệu quả<br />
nhất khi ứng phó với stress và hạ thấp khả năng ứng phó của cá nhân mặc dù nó có thể<br />
giúp giảm nhẹ tạm thời mức độ stress (Tobin và các cộng sự, 1988).<br />
Những cách ứng phó kém hiệu quả khác như “Đổ lỗi cho bản thân”, “Cô lập bản thân”<br />
ít được sinh viên sử dụng hơn nhưng vẫn cần được cảnh báo. Khác với việc chấp nhận<br />
thực tế và nhận trách nhiệm một cách tích cực, việc tự dày vò bản thân, tránh tiếp xúc<br />
với người khác khiến sinh viên dồn nén cảm xúc vào bên trong, không dám đối mặt với<br />
thực tế, từ đó tình trạng stress càng trầm trọng và dễ dẫn đến trầm cảm (Tobin và các<br />
cộng sự, 1988).<br />
Như vậy, nghiên cứu thực trạng cho thấy sinh viên trường ĐHYD - ĐHH sử dụng khá<br />
đa dạng và phong phú các loại ứng phó hiệu quả và không hiệu quả. Tuy các nhóm ứng<br />
phó hiệu quả được sử dụng với tần suất khá cao nhưng sự xuất hiện của các nhóm ứng<br />
phó không hiệu quả khiến sức mạnh của nhóm ứng phó hiệu quả bị giảm thiểu. Đúng<br />
như nhận xét của Barbara, Barba, Kahloon, Kazmi, Khalid, Nawaz, Khan và Khan<br />
(2004, tr. 348) “sinh viên Y khoa nói riêng và sinh viên nói chung thường tự thử nghiệm<br />
với đủ loại ứng phó một cách may rủi, vừa có lợi, vừa có hại khiến cho trạng thái căng<br />
thẳng dường như càng thêm phức tạp”. Có thể nói sinh viên cần phải nhận thức tác hại<br />
của các nhóm ứng phó không hiệu quả và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các nhà<br />
tham vấn để sớm loại bỏ các kiểu ứng phó ấy.<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỖ DỰA XÃ HỘI VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS…<br />
<br />
97<br />
<br />
3.3. Mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và các cách ứng phó<br />
Nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của chỗ dựa xã hội, chúng tôi tiến hành phân tích<br />
mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và các kiểu ứng phó. Kết quả hiển thị ở Bảng 3 cho<br />
thấy, nhìn chung, chỗ dựa xã hội có hệ số tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu<br />
quả như “Giải quyết vấn đề”, “Cấu trúc lại nhận thức” và “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội”.<br />
Trong đó, chỗ dựa xã hội tương quan mạnh nhất với cách ứng phó tìm kiếm chỗ dựa xã<br />
hội (r = 0,348; p