Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ thông tin, năng lực học hỏi, năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh - Trường hợp ngành khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Bài viết "Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ thông tin, năng lực học hỏi, năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh - Trường hợp ngành khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh" gợi mở những hàm ý nhằm xây dựng và cải thiện các năng lực ITC, LC và IC, qua đó góp phần cải thiện FP. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ thông tin, năng lực học hỏi, năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh - Trường hợp ngành khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh
- MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, NĂNG LỰC HỌC HỎI, NĂNG LỰC ĐỔI MỚI VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH - TRƯỜNG HỢP NGÀNH KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NCS.ThS. Hoàng Anh Viện1, ThS. Lê Thị Hồng Yến2 Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa năng lực công nghệ thông tin (Information technology capability - ITC), năng lực học hỏi (Learning capability - LC), năng lực đổi mới (Innovation capability - IC) và kết quả kinh doanh (Firm performance - FP). Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 150 quản lý của các cơ sở khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cấu trúc - bình phương bé nhất từng phần (PLS-SEM) được áp dụng để đánh giá, kiểm định thang đo và giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ITC có tác động đến LC và IC, LC có tác động đến IC và FP. Bên cạnh đó, IC tác động mạnh đến FP. Bài viết gợi mở những hàm ý nhằm xây dựng và cải thiện các năng lực ITC, LC và IC, qua đó góp phần cải thiện FP. Từ khóa: Năng lực công nghệ thông tin, năng lực học hỏi, năng lực đổi mới, kết quả kinh doanh. THE RELATIONSHIP BETWEEN INFORMATION TECHNOLOGY CAPACITY, LEARNING CAPACITY, INNOVATION CAPACITY AND BUSINESS RESULTS - THE CASE OF THE HOTEL INDUSTRY IN HO CHI MINH CITY Abstract: This study aims to consider relationship between information technology capability (ITC), learning capability (LC), innovation capability (IC) and firm performance (FP). The research was conducted from a sample of 150 managers of hotel establishments in Ho Chi Minh city. PLS - SEM (Partial Least Square- Structural Equation Modeling) technique was performed to evaluate the measurement model and the structural model simultaneously. The results showed that ITC had significant impact on LC and IC, LC had significant impact on IC and FP. Besides, IC have strongest impact on FP. This paper proposes some suggestions to improve ITC, LC và IC, thereby contributing to improving FP. Key words: Information technology capability, Learning capability, Innovation capability, Firm performance. 1. GIỚI THIỆU Ngành du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực lưu trú đóng vai trò quan trọng, phải đối mặt với nhiều tình huống không chắc chắn và nguy cấp (Wang & Ritchie, 1 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Email: hoanganhvien@iuh.edu.vn. 2 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Email: yenqn26@gmail.com.
- 338 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" 2012). Về vấn đề này, quản lý khách sạn phải đối phó với nhiều thay đổi ảnh hưởng đến ngành du lịch, bao gồm các vấn đề môi trường, khủng hoảng kinh tế, thay đổi quy định và nhu cầu mới của khách hàng (Hall, 2010; Paraskevas & Altinay, 2013). Điều này đòi hỏi một định hướng hướng tới sự linh hoạt của tổ chức như một mô hình quản lý trong môi trường thay đổi (Vázquez-Bustelo, Avella, & Fernández, 2007). Một trong những tiền đề của sự linh hoạt trong tổ chức là công nghệ thông tin - CNTT (Tallon và cộng sự, 2019), và CNTT kích thích quản lý chiến lược và vận hành để đối mặt với những thay đổi của môi trường (Chen và cộng sự, 2014; Mandal, Korasiga, & Das , 2017). CNTT mang đến những khả năng to lớn cho các khách sạn để xác định nhu cầu và sở thích của khách hàng, đồng thời dự đoán và điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ của họ. Ngoài ra, CNTT giúp các nhà quản lý khách sạn có thể kích thích mối quan hệ với các nhà cung cấp và đối tác chiến lược thông qua kết nối mạng lưới của họ và cải thiện các quy trình nội bộ (Bilgihan, Okumus, Nusair & Kwun, 2011; Cai và cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, hiện nay môi trường thay đổi nhanh chóng, các khách sạn cần phải phát huy năng lực đổi mới (IC) để thích ứng. Theo Chiva và Alegre (2009), do nhu cầu đổi mới trong môi trường thay đổi nhanh chóng nên năng lực học hỏi (LC) của tổ chức ngày càng quan trọng. Bởi vì, bối cảnh gần gũi của IC và LC khiến các học giả xem xét khả năng tác động đáng kể của LC đối với IC (Alegre và Chiva, 2008; Senge, 1990). Tầm quan trọng và giá trị của công nghệ thông tin đối với các công ty ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, hầu hết các học giả không xác nhận được tác động trực tiếp của ITC đối với hoạt động kinh doanh. Pérez-López và Alegre (2012) nói rằng lý do cho sự không nhất quán này có thể nằm ở việc các tác giả không nhận ra các năng lực tổ chức khác nhau như là trung gian quan trọng giữa ITC và kết quả kinh doanh (FP). Hiện nay, tác động của ITC đối với LC và IC của doanh nghiệp rất ít được phân tích. Ngoài ra, mặc dù hầu hết các học giả đều đồng ý về tác động tích cực của EC đối với IC, nhưng có một số ít nghiên cứu thực nghiệm điều tra nó. Hơn nữa, sự hỗ trợ để liên kết ITC, LC, IC với FP là không rõ ràng. Hơn nữa, nghiên cứu đồng thời mối quan hệ qua lại giữa 4 khái niệm ITC, LC, IC và FP vẫn còn rất ít. Do đó, nghiên cứu này giới thiệu một mô hình khái niệm toàn diện kiểm chứng mối quan hệ giữa ITC, LC, IC và FP của các khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bài viết đề xuất một số định hướng nuôi dưỡng và phát triển các năng lực ITC, LC, IC nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn với môi trường kinh doanh biến động, qua đó góp phần cải thiện kết quả kinh doanh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Một số khái niệm ITC là khả năng của một tổ chức để tạo ra giá trị kinh doanh bằng cách sử dụng các tài sản và bí quyết công nghệ thông tin của mình. ITC của một công ty bao gồm cơ sở
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 339 hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực CNTT như kỹ năng CNTT quản lý và kỹ thuật, và các tài sản vô hình hỗ trợ CNTT bao gồm tài sản tri thức, định hướng khách hàng và sức mạnh tổng hợp. LC được mô tả là các tính năng và phẩm chất quản lý của công ty hướng tới việc thúc đẩy và hỗ trợ quá trình học tập (Fang, Chang & Chen, 2011). Nó bao gồm các nguồn lực cần thiết của công ty được sử dụng để chẩn đoán nhu cầu đào tạo của nhân viên, đánh giá các hoạt động kinh doanh không hiệu quả và quá trình truyền tải thông tin và kiến thức học được giữa các nhân viên. IC đề cập đến khả năng phát triển sản phẩm và (hoặc) thị trường mới, thông qua việc điều chỉnh định hướng đổi mới chiến lược với các hành vi và quy trình đổi mới (Wang và Ahmed 2004). Dadfar và cộng sự (2013) cho rằng năng lực đổi mới là khả năng đưa ra những ý tưởng mới trong chiến lược sản phẩm nhằm mở rộng danh mục sản phẩm của công ty. Họ cho rằng mục tiêu của năng lực đổi mới là áp dụng các công nghệ quy trình thích hợp để sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời có khả năng ứng phó với điều kiện cạnh tranh gay gắt cũng như công nghệ mới. 2.1.2 Năng lực CNTT và năng lực học hỏi ITC thường gắn liền với kiến thức và kỹ năng cần thiết để một công ty kinh doanh phát triển, sử dụng, điều chỉnh, tiếp thu và chuyển giao công nghệ (Mori, Batalha & Alfranca, 2016). Theo Wang và cộng sự (2006), những tác động tích cực của ITC đối với hoạt động của công ty ảnh hưởng đến các biến số trung gian như việc học hỏi. Baark và cộng sự (2011) đã chứng minh rằng, ITC cải thiện LC, khả năng tổ chức và sản xuất của công ty, cũng như khả năng phân bổ nguồn lực. Do đó, các doanh nghiệp định hướng công nghệ có ý chí và khả năng tiếp thu những tri thức công nghệ quan trọng và áp dụng chúng vào quá trình hoạt động kinh doanh. Theo Ray (2008), quá trình phát triển ITC bắt đầu bằng việc học, bằng cách làm và thông qua việc sử dụng thành thạo và thích ứng kiến thức công nghệ sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh. ITC cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường quy trình nội bộ, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, quy trình hậu cần và sản xuất để đạt được hiệu suất cạnh tranh (Song và cộng sự, 2008). Theo Ahmad và cộng sự (2014), năng lực công nghệ đã được coi là một yếu tố thiết yếu trong việc thay đổi của công ty biết bằng cách tiếp thu kiến thức mới. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết rằng: H1. ITC tác động thuận chiều đến LC của các khách sạn. 2.1.3 Năng lực CNTT và năng lực đổi mới Mặc dù có tiến bộ trong việc hiểu quy trình đổi mới trong doanh nghiệp và các tác động khác nhau của năng lực công nghệ thông tin, nhưng hiểu biết về vai trò của năng lực công nghệ thông tin và tác động của nó đối với quy trình đổi mới của doanh nghiệp còn hạn chế (Mikalef, Boura, Lekakos & Krogstie, (2019). Theo Muhammad Ali Arshad
- 340 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" và cộng sự (2021) có một số nghiên cứu chỉ ra rằng ITC đã giúp tự động hóa các nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả của nhiều bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới, là một quá trình trong đó thông tin được tích hợp tốt và hoạt động như một công cụ hỗ trợ hợp tác tốt giữa các công ty khác nhau, do đó cho phép đổi mới. Theo Lejla Turulja and Nijaz Bajgorić (2016), trong một số ít nghiên cứu, không chỉ việc sử dụng CNTT mà còn cả sự tồn tại của các kỹ năng CNTT ở mức độ liên quan và tác động của nó đối với đổi mới. Phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng một mình CNTT sẽ không dẫn đến tăng cường đổi mới và khả năng cạnh tranh, nhưng việc cải thiện các kỹ năng CNTT cùng với các quy trình CNTT và cơ sở hạ tầng CNTT sẽ có tác động tích cực đến tính đổi mới, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau: H2. ITC tác động thuận chiều đến IC của các khách sạn. 2.1.4. Năng lực CNTT và kết quả kinh doanh Khả năng công nghệ cho phép công ty xác định, tiếp thu và áp dụng kiến thức bên ngoài mới để phát triển năng lực hoạt động, dẫn đến đạt được hiệu suất vượt trội. ITC thể hiện nguồn lực kỹ thuật vượt trội và không đồng nhất của một công ty liên quan tỉ mỉ đến công nghệ thiết kế, công nghệ sản phẩm, công nghệ thông tin và quy trình, tìm nguồn cung ứng và tích hợp kiến thức bên ngoài (Bergek, Tell, Berggren & Watson, 2008). Các thành phần này của ITC chịu trách nhiệm cho sự thay đổi tích cực đáng kể trong hoạt động của công ty (Bergek et al., 2008). ITC đã được thiết lập trong việc cho phép các công ty phát triển và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho khách hàng và đảm bảo mối quan hệ khách hàng hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất một cách tích cực (Reichert & Zawislak, 2014; Ahmad và cộng sự, 2014). Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết rằng: H2. ITC tác động thuận chiều đến FP của các khách sạn. 2.1.5 Năng lực học hỏi và năng lực đổi mới Theo Hurley và Hult (1998), các tài liệu về đổi mới tiết lộ rằng các học giả hướng tới học tập đánh giá cao và mong muốn tiếp thu những ý tưởng mới. Hurley và Hult (1998, trang 44) cũng coi LC là tiền thân của sự đổi mới. Theo Jiménez-Jiménez và Sanz-Valle (2011), LC cho phép phát triển, tiếp thu, chuyển đổi và khai thác kiến thức mới giúp tăng cường đổi mới tổ chức. Đối với Lemon và Sahota (2004), LC là một quá trình với các giai đoạn khác nhau (thu nhận, truyền tải và sử dụng kiến thức) có liên quan chặt chẽ đến hiệu suất đổi mới. Mặc dù tài liệu đã hỗ trợ về mặt khái niệm mối liên hệ giữa việc học hỏi của tổ chức và đổi mới, nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa cung cấp đủ bằng chứng thực nghiệm (Darroch và McNaugton, 2002). Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa LC và IC (Hooi và Ngui, 2014). Islam và Mohamed (2011) nhận thấy LC là rất quan trọng đối với IC trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Jiménez-Jiménez và Sanz-Valle (2011) đã đồng thời điều tra mối quan hệ giữa
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 341 LC, IC, FP và nhận thấy rằng LC có ảnh hưởng tích cực đến IC. Jerez-Gómez và cộng sự (2005) coi LC là yếu tố then chốt nếu một tổ chức muốn đổi mới và phát triển. Một số nghiên cứu cho rằng LC và các yếu tố hỗ trợ của nó có tác động tích cực đến hiệu suất đổi mới trong các tổ chức (Alegre và Chiva, 2013; García-Morales và cộng sự, 2012; Onağ và cộng sự, 2014). Fernández-Mesa và cộng sự. (2013) nhận thấy rằng LC tăng cường đổi mới sản phẩm thông qua trung gian là năng lực quản lý thiết kế trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. LC cũng được coi là một tài sản cho phép các công ty chuyển đổi và sử dụng các nguồn lực của họ một cách hợp lý (Amara et al., 2008) hướng tới đổi mới công nghệ và ứng dụng của nó. Do đó, theo (Ho, 2011) một sự đổi mới cao đòi hỏi một LC cao và hiệu quả. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết rằng: H2. LC tác động thuận chiều đến IC của các khách sạn. 2.1.6. Năng lực học hỏi và kết quả kinh doanh LC là một nguồn lực thiết yếu giúp nâng cao hiệu quả, tính đổi mới và FP của công ty (Santos-Vijande và cộng sự, 2012). Theo Sok & O’Cass (2011), LC hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng suất, nắm bắt các cơ hội thị trường, điều chỉnh hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí và phương thức phân phối sản phẩm mới ra thị trường. Nó xác định tiềm năng tồn tại, đổi mới và phát triển của các công ty SMEs trên thị trường (Jerez-Gómez và cộng sự, 2005). LC giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nền tảng cho việc học tập có chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng thích ứng và đạt được lợi thế cạnh tranh (Santos-Vijande và cộng sự, 2012; Moon & Lee, 2015). Học tập và kiến thức là những yếu tố quan trọng chịu trách nhiệm cho những thay đổi đáng kể trong hiệu suất tổng thể (Prieto & Revilla, 2006). LC là một yếu tố thiết yếu giúp cải thiện hiệu quả của công ty trong các chiến lược cạnh tranh và cung cấp giá trị cho khách hàng trong thị trường hiện đại (Santos-Vijande et al., 2012). Theo kinh nghiệm, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động tích cực của LC đối với hoạt động tài chính và thị trường của công ty (Peris-Ortiz và cộng sự, 2018; Visser, 2016; Moon & Lee, 2015; Santos-Vijande và cộng sự, 2012; Goh và cộng sự, 2012). Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết rằng: H6. LC tác động thuận chiều đến FP của các khách sạn. 2.1.7. Năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh IC là động lực quan trọng chính giúp doanh nghiệp đạt vị thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc gia và quốc tế (Çakar và Ertürk, 2010). Dadfar và cộng sự (2013) cho rằng cải thiện IC là điều kiện tiên quyết để cải thiện FP. Rajapathirana và Hui (2018) chứng minh rằng IC sẽ tác động đến kết quả đổi mới của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến FP. Vì thế nhóm tác giả đề xuất rằng nâng cao IC là điều cốt lõi để các công ty có được những đổi mới thành công. Tương tự Maldonado-Guzmán và cộng sự (2019) cũng tìm thấy mối
- 342 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" quan hệ tích cực giữa IC và FP của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Purwati và cộng sự (2021) phát hiện ra rằng IC đóng một vai trò quan trọng tác động đến FP. Vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cải thiện hiệu suất cả về tài chính và phi tài chính bằng cách phát triển IC để tạo ra các sản phẩm và quy trình mới sáng tạo hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, tác giả cho rằng: H7. IC tác động thuận chiều đến FP của các khách sạn. Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Năng lực học hỏi Kết quả kinh doanh Năng lực đổi mới Năng lực CNTT Hình 1: Mô hình nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập thông tin và thang đo Nghiên cứu tiến hành khảo sát các khách sạn tại Việt Nam để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Câu hỏi được xây dựng trên cơ sở kế thừa và tổng hợp các nghiên cứu trước như Bảng 1. Riêng thang đo lường kết quả kinh doanh do nếu thu thập dữ liệu tài chính thứ cấp sẽ có nhược điểm là các nhà quản lý của các công ty có xu hướng làm đẹp số liệu để làm hài lòng cổ đông và công chúng (Kaplan & Norton, 1993). Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu tài chính thứ cấp bằng các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên tổng nguồn vốn… với các con số cụ thể thường là một công việc khó, bởi vì các doanh nghiệp thường không muốn công khai tình hình tài chính thật sự của họ (Dess & Robinson, 1984). Theo Dillman và cộng sự (1993), nếu dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua cách hỏi trực tiếp đối tượng được hỏi thông thường tỷ lệ trả lời sẽ rất thấp. Do đó, trong bài viết này tác giả sử dụng phương pháp đo lường theo mức độ cảm nhận bằng cách thu thập dữ liệu sơ cấp với phương pháp hỏi trực tiếp về tình hình kinh doanh theo mức độ cảm nhận của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến. Thang đo được cụ thể ở Bảng 1:
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 343 Bảng 1: Biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo Thành phần Số biến Nguồn Năng lực học hỏi (LC) 7 Hailekiros and Renyong (2016) Năng lực CNTT (ITC) 5 Vinodh và cộng sự (2012). (ITC) Năng lực đổi mới (IC) 5 Calantone và cộng sự (2002); Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Anh Viện (2021) Kết quả kinh doanh (FP) 4 Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Anh Viện (2021) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng câu hỏi cuối cùng được gửi cho nhà quản lý cấp phó phòng trở lên, có kinh nghiệm và am hiểu tình hình kinh doanh của các khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách và thông tin các khách sạn được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách khách sạn do sự hỗ trợ của Trung tâm xúc tiến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô mẫu là 200. Sau khi có thông tin về khách sạn, tác giả tiến hành liên lạc qua điện thoại và email để nhờ hợp tác khảo sát. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023. Trong 160 bảng câu hỏi thu về có 10 bảng câu hỏi chưa hoàn tất và 150 bảng câu hỏi được sử dụng để phân tích. Về loại hình khách sạn: tư nhân (78%), nhà nước (6%), loại khác (16%). Về xếp hạng khách sạn: 2 sao (10%), 3 sao (76%), 4 sao (14%). 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sàng lọc và loại bỏ những quan sát không đạt yêu cầu. Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất riêng phần (PLS-SEM) được sử dụng để kiểm định các giả thuyết. Mô hình này được sử dụng phổ biến và có ưu điểm vượt trội so với mô hình CB-SEM (Hair và cộng sự, 2014). Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng cho thống kê mô tả và phần mềm SmartPLS 4 cho cả mô hình đo lường và phương trình cấu trúc tuyến tính. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Kiểm định thang đo Kết quả kiểm định thang đo lần đầu có biến quan sát LC4, LC5 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên bị loại. Tiến hành kiểm định thang đo lần 2 cho thấy các thang đo đều đạt độ nhất quán nội tại (Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 và độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều lớn hơn 0,7). Tất cả các biến quan sát còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,7 (bình phương lớn hơn 0,5) và phương sai trích đều lớn hơn 0,5 như Bảng 2. Theo Hair và cộng sự (2018), các thang đo đề xuất đạt được độ giá trị hội tụ.
- 344 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Bảng 2: Độ tin cậy và giá trị hội tụ thang đo Hệ số Độ tin cậy tổng hợp Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trung bình được Cronbach’s alpha (rho_a) (rho_c) trích xuất (AVE) LC 0.920 0.927 0.940 0.759 ITC 0.928 0.930 0.945 0.776 IC 0.908 0.915 0.931 0.731 FP 0.912 0.915 0.939 0.793 (Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát) Kết quả phân tích cho thấy giá trị căn bậc hai nhỏ nhất của AVE (0,855) lớn hơn giá trị lớn nhất của tương quan giữa các cặp khái niệm (0,704). Do đó, các cấu trúc khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt (Bảng 3). Bảng 3: Tương quan giữa các cấu trúc khái niệm nghiên cứu LC ITC FP IC LC 0.871 ITC 0.341 0.881 FP 0.704 0.362 0.890 IC 0.491 0.435 0.679 0.855 (Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát) 2.3.2. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu và ảnh hưởng của biến kiểm soát Kết quả R2 trong Bảng 4 cho thấy mô hình cấu trúc có chất lượng tốt. Các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu có mức độ chính xác dự báo thấp (Q2
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 345 Ngoài ra, kết quả kiểm định Bootstrap các hệ số này đều khác 0, tuy nhiên mối quan hệ ITC -> FP có Pvalues là 0,936> 0,05, nên bị bác bỏ. Còn lại các giả thuyết từ H1, H2 và H4 đến H6 đạt được ủng hộ về mặt dữ liệu. Kết quả kiểm định cho thấy ITC tác động mạnh đến LC và IC với hệ số β lần lượt là 0.341 và 0.303. Ngoài ra, LC tác động mạnh đến IC và FP với hệ số β lần lượt là 0.388 và 0.487. Bên cạnh đó IC tác động mạnh đến FP của các khách sạn với β là 0.437. Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Standard Original Sample T Statistics Deviation P Values VIF Kết luận Sample (O) Mean (M) (|O/STDEV|) (STDEV) LC -> FP 0.487 0.473 0.097 5.031 0.000 1.354 Chấp nhận LC -> IC 0.388 0.394 0.090 4.306 0.000 1.131 Chấp nhận ITC -> LC 0.341 0.342 0.091 3.729 0.000 1.000 Chấp nhận ITC -> FP 0.006 0.003 0.071 0.080 0.936 1.266 Bác bỏ ITC -> IC 0.303 0.299 0.086 3.502 0.000 1.131 Chấp nhận IC -> FP 0.437 0.451 0.099 4.401 0.000 1.476 Chấp nhận R : ITCLC (0,110); ITC, LC IC (0,313); ITC, LC và ICFP (0,634) 2 Q2: ITCLC (0,097); ITC, LC IC (0,178); ITC, LC và ICFP (0,112) Độ lớn tác động (f2): ITC→LC=0.131; ITC→IC=0.119; ITC→FP=0.000; LC→IC=0.197; LC→FP=0.489; IC→FP=0.361. (Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát) Bảng 4 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 3 (VIF lớn nhất là 1,476). Do đó, mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Ngoài ra, giá trị f2 của LC→FP là 0.489 và IC→FP là 0.361 (f2>0,35) cho thấy LC và IC có mức ảnh hưởng lớn đến FP; f2 của LC→IC=0.197 có mức ảnh hưởng trung bình; giá trị f2 của ITC→LC=0.131; ITC→IC=0.119; LC→IC=0.197 có mức ảnh hưởng nhỏ (0,02≤f2 Kết quả kinh doanh KS nhà nước 9 3.2778 .97983 .32661 0,034 Loại hình KS khác 24 2.9063 .80357 .16403 Xếp hạng khách sạn KS 2 sao 15 2.6000 1.24212 .32071 -> Kết quả kinh doanh KS 3 sao 114 3.3136 .52463 .04914 0,001 KS 4 sao 21 3.4048 .93700 .20447 (Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát)
- 346 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" Theo Bảng 5, giá trị trung bình về kết quả kinh doanh theo đánh giá của các nhà quản lý ở các khách sạn tư nhân cao hơn khách sạn nhà nước (3.3248>3.2778), khách sạn nhà nước cao hơn loại hình khách sạn khác (3.2778>2,9063). Giá trị sig trong kiểm định One-way Anova của biến kiểm soát loại hình khách sạn với kết quả kinh doanh là 0,0343.3136), khách sạn 3 sao cao hơn khách sạn 2 sao (3.3136>2,6000). Giá trị sig trong kiểm định One-way Anova của biến kiểm soát xếp hạng khách sạn với kết quả kinh doanh là 0,0001
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 347 3.1. Hàm ý quản lý Về mặt lý thuyết, dựa trên RBV và lý thuyết năng lực động, nghiên cứu này đưa ra một số nhận định có giá trị về vai trò của ITC, LC và IC trong việc cải thiện FP của các khách sạn. Thông qua việc triển khai các nguồn lực có giá trị và năng lực động, chẳng hạn như ITC, LC và IC, các khách sạn có thể đạt được vị trí cạnh tranh đặc biệt trên thị trường. Điều này nhấn mạnh lập luận của những người ủng hộ RBV (Barney, 1991; Wernerfelt, 1984). Theo đó, ITC, LC và IC là những năng lực động cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ điều chỉnh phù hợp với môi trường hoạt động luôn thay đổi. Nghiên cứu này đóng góp vào khối kiến thức hiện có bằng cách giả định các năng lực ITC, LC và IC như VRIN chiến lược, là nguồn lực giúp các khách sạn tạo được vị thế cạnh tranh khác biệt trên thị trường và cải thiện được FP bền vững trong môi trường thay đổi. Trên thực tế, các nhà quản lý của các khách sạn phải nhận ra và đánh giá cao vai trò tiềm năng của ITC, LC và IC trong việc đạt được hiệu quả vượt trội bền vững trong môi trường cạnh tranh và thay đổi năng động này. ITC cho phép các công ty xác định việc tiếp thu và áp dụng kiến thức bên ngoài mới để phát triển năng lực hoạt động dẫn đến đạt được kết quả kinh doanh tốt. Thông qua năng lực ITC hiệu quả, các khách sạn tạo ra và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới theo cách tốt hơn và hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, do đó quyết định sự thành công chung của quá trình phát triển và hiệu suất sản phẩm mới. ITC cho phép các khách sạn chịu đựng được những tác động của môi trường kinh doanh thay đổi linh hoạt trong suốt vòng đời của mình. Tuy nhiên, các khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung cần phải điều chỉnh kế hoạch công nghệ chiến lược của mình để đảm bảo đầu tư đáng kể vào R&D, đào tạo liên tục và áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình giải quyết vấn đề giúp cải thiện việc học hỏi và đổi mới để nâng cao kết quả kinh doanh. 3.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai Nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số năng lực canh tranh động là ITC, LC và IC trong mối quan hệ với FP. Tương lai nên nghiên cứu bổ sung thêm các năng lực cạnh tranh động khác như marketing, năng lực thích nghi, định hướng kinh doanh… Bên cạnh đó, nghiên cứu giới hạn trong bối cảnh là các khách sạn và địa bàn khảo sát là Thành phố Hồ Chí Minh với mẫu khảo sát thu thập được (150) là tương đổi nhỏ so với tổng số khách sạn tại Việt Nam. Vì thế các nghiên cứu tương lai cần mở rộng quy mô mẫu cũng như bổ sung các tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh ở cả khía cạnh tài chính, phi tài chính và qua thời gian ở các ngành cụ thể khác và khám phá mức độ phù hợp của các mối quan hệ được định hình như thế nào đối với từng ngành cụ thể.
- 348 PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE "DIGITAL ECONOMY: POTENTIALS ET CHALLENGES" TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, N., Othman, S. N., & Mad Lazim, H. A review of technological capability and performance relationship in manufacturing companies. International Symposium on Technology Management and Emerging Technologies (pp. 193–198), 2014. 2. Alegre, J., & Chiva, R. Organizational learning capability and job satisfaction: An empirical assessment in the ceramic tile industry. British Journal of Management, 20(3), 323–340, 2009. 3. Barney, J.B., & Tyler, B. The prescriptive limits and potential for applying strategic management theory. Managerial and Decision Economics, in press, 1991. 4. Bergek, A., Tell, F., Berggren, C., & Watson, J. Technological capabilities and late shakeouts. Industrial dynamics in the advanced gas turbine industry, 1987-2002. Industrial and Corporate Change, 17(2), 335–392, 2008. 5. Calantone, R.J., Cavusgil, S.T. & Zhao, Y. ‘Learning orientation, firm innovation capability, and firm performance’. Industrial marketing management, 31(6), 515-524, 2002. 6. Chathoth, P. K. The impact of information technology on hotel operations, service management and transaction costs: A conceptual framework for full-service hotel firms. International Journal of Hospitality Management, 26(2), 395–408, 2007. 7. Chen, Y., Wang, Y., Nevo, S., Jin, J., Wang, L., & Chow, W. S. IT capability and organizational performance: The roles of business process agility and environmental factors. European Journal of Information Systems, 23(3), 326–342, 2014. 8. Dess, G.G., & Robinson, R.B. Measuring organizational performance in the absence of objective measures. Strategic Management Journal, 5, 274-286, 1984. 9. Dillman, D.A., Sinclair, M.D., & Clark, J.R. Effects of questionnaire length, respondent- friendly design, and a difficult question on response rates for occupant-addressed census mail surveys. Public Opinion Quarterly, 57, 289-304, 1993. 10. Hailekiros, G. S., & Renyong, H. The effect of organizational learning capability on firm performance: Mediated by technological innovation capability. European Journal of Business Management, 8(30), 87–95, 2016. 11. Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., and Sarstedt, M. A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLSSEM). Thousand Oaks, CA: Sage, 2014. 12. Jiménez-Jiménez, D., & Sanz-Valle, R. Innovation, organizational learning, and performance. Journal of Business Research, 64(4), 408–417, 2011. 13. Kaplan, R. S., & D. P. Norton. Putting the balanced scorecard to work. Harvard Business Review, September/October, 134-147, 1993. 14. Law, R., Leung, R., & Buhalis, D. Information technology applications in hospitality and tourism: A review of publications from 2005 to 2007. Journal of Travel & Tourism Marketing, 26(5–6), 599–623, 2009.
- Phần 3. KHUNG PHÁP LÝ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ 349 15. Lejla Turulja & Nijaz Bajgoric. “Innovation and information technology capability as antecedents of firms’ success”. Interdisciplinary Description of Complex Systems - scientific journal, Croatian Interdisciplinary Society Provider, vol. 14(2), pages 148-156, 2016. 16. Maldonado-Guzman, G., Garza-Reyes, J. A., Pinzon-Castro, s. Y., & Kumar, V. Innovation capabilities and performance: Are they truly linked in SMEs?. International Journal ofInnovation Science, 77(8), 48-62, 2019. 17. Mori, C. D., Batalha, M. O., & Alfranca, O. A model for measuring technology capability in the agrifood industry companies. British Food Journal, 118(6), 1422–1461, 2016. 18. Muddaha, G., Kheng, Y. K., & Sulaiman, Y. B. Learning capability and Nigerian SMEs marketing innovation: The moderating influence of dynamic business environment. International Journal of Management Research, & Review, 8(3), 17–32, 2018. 19. Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Anh Viện. Ảnh hưởng của năng lực canh tranh động đến kết quả kinh doanh: Trường hợp các công ty du lịch tại Miền Trung. Tạp chí Kinh tế và phát triển. Số: 288. Trang: 83-92, 2021. 20. Ollo-López, A. and Aramendía-Muneta, M.E.: ICT impact on competitiveness, innovation and environment. Telematics and Informatics 29(2), 204-210, 2012. 21. Pérez-López, S. and Alegre, J.: Information technology competency, knowledge processes and firm performance. Industrial Management & Data Systems 112(4), 644-662, 2012. 22. Peris-Ortiz, M., Devece-Carañana, C. A., & Navarro-Garcia, A. Organizational learning capability and open innovation. Management Decision, 28(5), 577–609, 2018. 23. Purwati, A.A., Suhermin, B. & Hamzah, M.L. ‘The effect of innovation capability on business performance: The role of social capital and entrepreneurial leadership on SMEs in Indonesia’, Accounting, 7, 323-330, 2021. 24. Rajapathirana, R.P.J. & Hui, Y. ‘Relationship between innovation capability, innovation type, and firm performance’. Journal of Innovation & Knowledge, 3(1), 44-55, 2018. 25. Vinodh, S., Aravindraj, S., Pushkar, B., & Kishore, S. Estimation of reliability and validity of agility constructs using structural equation modelling. International Journal of Production Research, 50(23), 6737–6745, 2012. 26. Wang, Y., Lo, H. -P., Zhang, Q., & Xue, Y. How technological capability influences business performance: An integrated framework based on the contingency approach. Journal of Technology Management in China, 1(1), 27–52, 2016. 27. Zawislak, P. A., Alves, A. C., Tello-Gamarra, J., Barbieux, D., & Reichert, F. M. Influences of the internal capabilities of firms on their innovation performance: A case study investigation in Brazil. International Journal of Management, 30 (1–2), 329–348, 2013.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế và quản lý xây dựng part 2
24 p | 136 | 34
-
Đánh giá mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia
6 p | 109 | 18
-
Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam
10 p | 138 | 10
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường
416 p | 16 | 9
-
Một số điểm khác biệt giữa các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri
14 p | 99 | 8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của đội ngũ cán bộ, công chức tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
9 p | 11 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu: Một số điểm khác biệt giữa các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri
14 p | 84 | 6
-
Nâng cao năng lực và hiệu quả duy trì mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri của đại biểu dân cử ở Việt Nam hiện nay
8 p | 36 | 6
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng trong khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định các vụ án xâm hại tình dục trẻ
5 p | 20 | 4
-
Nhận diện cơ quan có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp
10 p | 12 | 3
-
Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam
11 p | 31 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 36 | 3
-
Tác động của vốn con người đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
9 p | 9 | 3
-
Vai trò của năng lực tâm lý đối với chất lượng giảng dạy của giảng viên đại học ngành kinh tế
3 p | 17 | 3
-
Mối quan hệ giữa tính minh bạch, tính năng động với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
11 p | 25 | 2
-
Đề xuất chính sách thúc đẩy mối quan hệ đối tác ba bên để giải quyết sự khập khiễng kỹ năng: Các chiến lược phát triển kỹ năng đổi mới để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa của Việt Nam
40 p | 63 | 2
-
Tầm quan trọng của năng lực hấp thụ và sự liên kết giữa năng lực hấp thụ và lý thuyết thể chế
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn