Tầm quan trọng của năng lực hấp thụ và sự liên kết giữa năng lực hấp thụ và lý thuyết thể chế
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Tầm quan trọng của năng lực hấp thụ và sự liên kết giữa năng lực hấp thụ và lý thuyết thể chế" nhằm xem xét các tài liệu về năng lực hấp thụ (AC) để nâng cao hiểu biết về bản chất của cấu trúc tổ chức quan trọng này cũng như để đánh giá mức độ khả thi cho nghiên cứu giữa AC và lý thuyết thể chế (Institutional Theory - IT) để kết nối với nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tầm quan trọng của năng lực hấp thụ và sự liên kết giữa năng lực hấp thụ và lý thuyết thể chế
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LỰC HẤP THỤ VÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA NĂNG LỰC HẤP THỤ VÀ LÝ THUYẾT THỂ CHẾ Võ Thị Thu Hương* Trường Đại học công nghệ TP. HCM * Tác giả liên hệ: vtt.huong@hutech.edu.vn TÓM TẮT Đầu thế kỷ 21, khi hoạt động kinh doanh đã có sự phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu, cho thấy sự thành công của các tổ chức ngày càng phụ thuộc vào các nguồn tri thức. Do đó, các công ty liên tục tham gia vào các hoạt động tìm kiếm và tích hợp các nguồn tri thức bên ngoài với các nguồn tri thức bên trong để nâng cấp cơ sở tri thức hiện có. Các hoạt động và quy trình này liên quan đến việc tìm kiếm, đồng hóa, tích hợp và chuyển đổi các nguồn tri thức bên ngoài và bên trong được gọi là “Năng lực hấp thụ” (Absorptive Capacity - AC) của một công ty. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét các tài liệu về năng lực hấp thụ (AC) để nâng cao hiểu biết về bản chất của cấu trúc tổ chức quan trọng này cũng như để đánh giá mức độ khả thi cho nghiên cứu giữa AC và lý thuyết thể chế (Institutional Theory - IT) để kết nối với nhau. Nghiên cứu này đã xem xét nguồn gốc, đóng góp chính, tiền đề liên quan và kết quả của AC, sự liên kết giữa AC và IT, cũng như tầm quan trọng của liên kết này. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy năng lực hấp thụ (AC) còn ảnh hưởng đến các kết quả khác nhau của tổ chức như đổi mới, hiệu suất và học tập. Từ khóa: Lý thuyết thể chế, năng lực hấp thụ, sự liên kết 1. Giới thiệu Các chủ đề về năng lực hấp thụ (Absorptive Capacity - AC) và lý thuyết thể chế (Institutional Theory - IT) đã trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu phong phú nhất trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý và tổ chức. Mặc dù cả hai đến từ các nghiên cứu hoàn toàn khác nhau và phát triển độc lập với nhau, nhưng có chung hiểu biết về việc tiếp nhận và phổ biến kiến thức (tài nguyên) mới với trọng tâm khác nhau. Năng lực hấp thụ (AC), cho phép một tổ chức tiếp thu và đồng hóa tri thức, còn lý thuyết thể chế (IT) nói về những trở ngại và sự gắn kết tri thức trong một bối cảnh thể chế cụ thể của từng tổ chức (Martin, Massy và Clarke, 2003). Cho đến nay, khái niệm năng lực hấp thụ (AC) đã được đánh giá bởi nhiều học giả khác (như Lane và Lubatkin, 1998; Zahra và George, 2002; Jansen và cộng sự, 2005; Camisón và Forés, 2010). Năng lực hấp thụ (AC) được định nghĩa là chất lượng nội tại của một tổ chức cho phép nó tìm kiếm, đồng hóa, tích hợp và biến đổi các nguồn tri thức bên ngoài để tạo đầu ra hiệu quả (Cohen và Levithal, 1990). Nhiều nhà khoa học đã ghi nhận rằng các tổ chức có năng lực hấp thụ cao hơn cũng đổi mới hơn và duy trì kết quả hoạt động tốt hơn. Trong khi năng lực hấp thụ đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như học tập của tổ chức (Lane và Lubatkin, 1998), chia sẻ kiến thức (Liao, Fei và Chen, 2007) và chuỗi cung ứng (Malhotra, Gosain và Sawy, 2005), thì có ít nghiên cứu về mối liên hệ giữa năng lực hấp thụ và lý thuyết thể chế (IT). Trong những năm gần đây, những giải thích theo ngữ cảnh về hành vi tổ chức đã nhiều lần được nhấn mạnh trong các nghiên cứu về tổ chức do tác động sâu sắc của các lực lượng xã hội rộng lớn hơn (như là các quy tắc chính trị và văn hóa) đối với các thói quen và năng lực của tổ chức (Lounsbury và Zhao, 2013; Whitley, 2003; Landau, Karna, Richter và Uhlenbruck, 2016; Ju, Fung và Mano, 2013). Do đó, lý thuyết thể chế (IT) đã trở thành một trong những khuôn khổ có ảnh hưởng và chiếm ưu thế được sử dụng để hiểu lý do tại sao các tổ chức áp dụng các quy trình và thực tiễn nhất định. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu sâu rộng về ứng dụng lý thuyết thể chế (IT) trong nghiên cứu các hiện tượng tổ chức khác nhau như áp dụng các phương thức sản xuất mới (Ketokivi và Schroeder, 2004), học tập của tổ chức (Crossan, Lane và White, 1999) và đổi mới (Coriat và Weinstein, 2002). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa năng lực hấp thụ (AC) và lý thuyết thể chế (IT) vẫn chưa được phát triển. Theo Ahmad và Ercek (2018), cho rằng sự kết nối này là cần thiết vì lý thuyết thể chế (IT) gần đây đã bắt tay vào việc giải thích cách thức các thể chế hình thành và biến đổi cũng như vai trò của cơ quan và các chủ thể trong việc phá vỡ, chuyển đổi và tái xây dựng các thể chế. Do đó, khả năng tiếp cận và những nỗ lực nhận thức trong việc thiết lập các thể chế mới hoặc chuyển đổi các thể chế hiện có đã đạt được động lực. Tuy nhiên, năng lực 316
- hấp thụ (AC) rõ ràng đã cung cấp một kho tàng phong phú về việc chuyển đổi các nguồn tri thức bên ngoài thành các hoạt động mới và được sửa đổi ở cấp độ tổ chức, các học giả nghiên cứu về lý thuyết thể chế (IT) có rất ít nỗ lực để sử dụng các cơ chế và giải thích sự liên quan từ tài liệu năng lực hấp thụ (AC) vào lĩnh vực của họ. Để đối phó với những thiếu sót này, nghiên cứu của Ahmad và Ercek (2018) đã chỉ ra mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ (AC) và lý thuyết thể chế (IT), nhằm mục đích xem xét tài liệu về năng lực hấp thụ (AC) để mở rộng hiểu biết với tài liệu lý thuyết thể chế (IT) đầy triển vọng. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày tổng quan về sự phát triển khái niệm của năng lực hấp thụ (AC), đồng thời nêu rõ các tiền đề và kết quả nổi bậc của AC, và sự kết nối giữa AC và IT, cuối cùng là đưa ra các cơ hội cũng như tiềm năng của mối quan hệ này cho các nghiên cứu trong tương lai. 2. Tổng quan về sự phát triển khái niệm về năng lực hấp thụ (AC) 2.1 Nguồn gốc của năng lực hấp thụ (AC) Từ các lý thuyết nhận thức và hành vi, Cohen và Levinthal (1990) đã xem xét lại định nghĩa của họ về năng lực hấp thụ (ACAP) và đưa ra lập luận rằng “Khả năng của một công ty nhận ra giá trị của thông tin mới, bên ngoài, đồng hóa nó và áp dụng nó vào mục đích thương mại”. Tuy nhiên, năng lực tổ chức được cho là phát triển dần dần, phụ thuộc vào cơ sở tri thức liên quan trước đó (Van Den Bosch, Volberda và De Boer, 1999; Fosfuri và Tribó, 2008), và dẫn đến các kết quả hoạt động khác nhau như đổi mới (Gao, Yeoh, Wong và Scheepers, 2017). Bên cạnh đó, Cohen và Levinthal (1990) cũng cho rằng kiến thức mới học được lưu trữ trong bộ nhớ của các cá nhân, giúp họ học tập trong tương lai bằng cách thiết lập các kết nối giữa các nguồn kiến thức hiện có, và các nguồn tri thức mới. Do đó, cũng có thể được áp dụng ở cấp độ công ty, bởi vì một công ty cũng học kiến thức mới theo thời gian và tích lũy nó trong bộ nhớ hoặc kho lưu trữ kiến thức, thường được gọi là vốn trí tuệ (Youndt, Subramaniam, và Snell, 2004). Năng lực hấp thụ (AC) của một công ty là tổng hợp các AC của từng thành viên. Trên thực tế, các cá nhân trong một tổ chức được coi là vốn nhân lực khi họ sở hữu kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn (Subramaniam & Youndt, 2005). Theo Zahra và George (2002) cho rằng năng lực hấp thụ AC được sử dụng để tìm kiếm kiến thức bên ngoài và truyền tải nó vào tổ chức để tạo ra giá trị sau khi đồng hóa, gợi ý rằng AC của một công ty cũng có thể được cải thiện bằng cách nâng cao AC của từng thành viên. Do đó, các học giả về tổ chức và đổi mới ngày càng sử dụng cấu trúc này để hiểu vai trò của năng lực hấp thụ trong việc thu nhận và sử dụng kiến thức bên ngoài vì phúc lợi của tổ chức (Omidvar, 2013). 2.2 Quan điểm của các nhà khoa học về khái niệm của năng lực hấp thụ (AC) Cohen và Levinthal (1990), nhấn mạnh rằng năng lực hấp thụ (AC) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các mô hình phân bổ chuyên môn giữa các nhân viên cũng như bởi cấu trúc và quy trình (tức là vốn tổ chức) của giao tiếp bên trong và bên ngoài (tức là vốn xã hội) của công ty. Do đó, vốn con người có thể được coi là thành phần quan trọng hơn, ảnh hưởng đến cả vốn tổ chức và vốn xã hội của một công ty, và chúng cùng nhau ảnh hưởng đến AC của một công ty. Lane và Lubatkin (1998), đã giới thiệu thuật ngữ “Năng lực hấp thụ tương đối” bằng cách lập luận rằng định nghĩa trước đây về AC giả định rằng tất cả các công ty đều có khả năng tiếp thu kiến thức và học hỏi từ các tổ chức khác như nhau. Họ cho rằng AC là một cấu trúc tương đối, phụ thuộc vào bối cảnh của các mối quan hệ xã hội mà kiến thức được đưa vào. Những đặc điểm này liên quan đến các đặc điểm của cơ sở tri thức hiện có, thực hành bồi dưỡng, cơ cấu tổ chức, ưu thế nổi bậc và kiến thức về các vấn đề cơ bản. Theo họ, khía cạnh đầu tiên của AC – Sự công nhận giá trị của kiến thức bên ngoài (thu được) phụ thuộc vào sự giống nhau của các nguồn kiến thức (tức là kỹ thuật, học thuật và khoa học) của các công ty. Khía cạnh thứ hai – Sự đồng hóa, phụ thuộc vào sự tương đồng giữa các hệ thống xử lý tri thức của các công ty đối tác và phản ánh phần “bí quyết” của một kho tri thức. Cuối cùng, khía cạnh thứ ba - Thương mại hóa, phụ thuộc vào sự tương đồng giữa mục đích thương mại giữa người học và giảng viên của các công ty và tạo thành phần “Know-Why” của kho kiến thức. Zahra và George's (2002) cho rằng năng lực hấp thụ (AC) của một công ty được thông qua các thói quen và quy trình của tổ chức, hỗ trợ cấu hình lại cơ sở tri thức hiện có với tri thức mới thông qua các quá trình thu nhận, đồng hóa, chuyển đổi và khai thác. Họ đã phân tích cấu trúc AC thành hai thành phần: Năng lực hấp thụ tiềm năng (Potential Absorptive Capacity – PAC) thể hiện khả năng thu nhận và đồng hóa theo khái niệm của Cohen và Levinthal (1990); Năng lực hấp thụ thực tế (Realized Absorptive Capacity –RAC) thể hiện khả năng chuyển đổi (Đổi mới) và khả năng khai thác. Năng lực hấp thụ tiềm năng (PAC) và năng lực hấp thụ thực tế (RAC) đóng vai trò khác biệt nhưng bổ sung cho nhau. Nói cách khác, mức độ kiến thức tối đa mà một công ty có thể biến đổi và sử dụng phụ thuộc vào mức độ kiến thức mà nó thu được 317
- và đồng hóa. Do đó, điều cần thiết đối với các công ty đổi mới là tối đa hóa tỷ lệ hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất đổi mới của họ (Gao và cộng sự 2017). Lane và cộng sự (2006) coi năng lực hấp thụ (AC) là khả năng của một công ty, sử dụng kiến thức bên ngoài thông qua ba cơ chế theo trình tự: (1) Xác định và hiểu kiến thức bên ngoài có giá trị đối với công ty bằng cách học hỏi khám phá; (2) Tiếp thu kiến thức đó bằng phương pháp học tập đổi mới; (3) Sử dụng kiến thức đã được đồng hóa thông qua học tập khai thác để tạo ra kiến thức mới hoặc đầu ra định hướng thương mại. Todorova và Durisin (2007) cho rằng năng lực hấp thụ (AC) là khả năng của một công ty trong việc nhận ra giá trị, tiếp thu, đồng hóa hoặc đổi mới và khai thác các nguồn tri thức mới bên ngoài cho mục đích nội bộ. Khi có sự phù hợp giữa kiến thức mới bên ngoài và các sơ đồ nhận thức phổ biến của công ty, thì kiến thức đã được đồng hóa có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần chuyển đổi. Trong trường hợp không phù hợp, thì tri thức nên được đổi mới trước tiên bằng cách sửa đổi các lược đồ tri thức hiện có để thích ứng với ý tưởng hoặc nguồn tri thức mới (Lane và cộng sự, 2006). Camisón và Forés (2010) định nghĩa năng lực hấp thụ (ACAP) là khả năng của một công ty tồn tại dưới dạng hai thành phần phụ là: năng lực hấp thụ tiềm năng (PAC) và năng lực hấp thụ thực tế (RAC). Trong trường hợp cái trước bao gồm các khả năng tiếp thu và đồng hóa gồm định giá, thu thập và đồng hóa tri thức bên ngoài, thì cái sau đề cập đến các khả năng chuyển đổi và khai thác, bao gồm việc tích hợp, diễn giải lại và cấu hình lại các nguồn tri thức hiện có với các nguồn tri thức mới. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của các công ty thì năng lực hấp thụ thực tế (RAC) kết hợp các nguồn tri thức mới và/hoặc được chuyển đổi vào cấu trúc công ty, hoạt động, quy trình và thói quen, không chỉ để nâng cấp các nguồn tri thức và khả năng hiện có mà còn để tạo ra những cái mới. Các nhà khoa học trên thế giới đã có những đóng góp quan trọng cho các khái niệm về năng lực hấp thụ (AC) được tóm tắt ở Bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Những đóng góp của các nhà khoa học về AC Tác giả Định nghĩa Đóng góp các thành phần Cohen và Levinthal (1990) AC là khả năng của một công ty nhận ra giá trị - Nhận biết giá trị của tri thức mới từ môi trường bên ngoài, đồng - Đồng hóa kiến thức hóa nó và khai thác nó cho mục đích thương - Ứng dụng kiến thức mại. Lane và Lubatkin (1998) AC là khả năng của một công ty học hỏi từ công - Sự thu nhận kiến thức ty đối tác bằng cách định giá, đồng hóa và áp - Đồng hóa kiến thức dụng kiến thức cho mục đích thương mại. - Thương mại hóa tri thức Zahra và George (2002) AC là năng lực của tổ chức bao gồm quy trình - PAC (Mua lại và đồng hóa) và thói quen của tổ chức cho phép doanh nghiệp - RAC (Chuyển đổi và khai thác) tiếp thu, đồng hóa, biến đổi và sử dụng kiến thức bên ngoài mới để tạo ra giá trị. Lane và cộng sự (2006) AC là khả năng của công ty sử dụng kiến thức - Nhận biết giá trị bên ngoài có giá trị thông qua ba quá trình học - Đồng hóa kiến thức tập tuần tự là học tập khám phá, chuyển đổi và - Khai thác tri thức khám phá. Todorova và Durisin AC của công ty là khả năng nhận ra giá trị, tiếp - Nhận biết giá trị (2007) thu, chuyển đổi hoặc đồng hóa, khai thác kiến - Sự thu nhận kiến thức thức. - Chuyển đổi hoặc đồng hóa kiến thức - Khai thác tri thức Camisón and Forés (2010) AC là khả năng của công ty để thu nhận, đồng - PAC (Mua lại và đồng hóa) hóa, biến đổi và khai thác bằng cách nhận ra giá - RAC (Chuyển đổi và khai thác) trị của kiến thức bên ngoài. (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa theo Ahmad và Ercek, 2018) Việc đánh giá các tài liệu cho thấy hai luồng nghiên cứu có thể xác định được trong lĩnh vực này đã xuất hiện. Một bên tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của AC, chẳng hạn như bằng sáng chế và năng lực R&D, trong khi bên kia quan tâm đến các khía cạnh phi kỹ thuật của cấu trúc, chẳng hạn như năng lực của tổ chức (Ali và cộng sự, 2017). Điều quan 318
- trọng cần lưu ý ở đây là các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật thường sử dụng các đại diện khác nhau như số lượng bằng sáng chế và/hoặc cường độ chi tiêu cho R&D (Bao gồm: George, Zahra, Wheatley và Khan, 2001; Kostopoulos, Papalexandris, Papachroni, và Ioannou, 2011). 3. Tiền đề và kết quả nghiên cứu của AC 3.1 Tiền đề của AC Mặc dù, các nhà khoa học đã có những nỗ lực đáng kể để thực hiện nghiên cứu các tiền đề của AC, nhưng mức độ đóng góp tương đối của từng tiền đề vào việc cải thiện AC của một công ty là không đặc biệt rõ ràng (Rezaei-Zadeh, và Darwish, 2016). Do tính chất đa chiều của cấu trúc, các tiền đề khác nhau dường như có tác động khác nhau trên mỗi chiều, và do đó, dẫn đến kết quả hoạt động không đồng đều (Jansen, Van Den Bosch và Volberda, 2005). Việc tiếp xúc hoàn toàn với kiến thức mới bên ngoài không phải là điều kiện thích hợp để đảm bảo rằng một tổ chức có thể tiếp thu thành công những kiến thức đó (Deng, 2010). Do đó, AC của một tổ chức cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tiền đề khác, nhiều yếu tố trong số đó có thể nằm ở các cấp độ phân tích khác nhau (Van Den Bosch, van Wijk, và Volberda, 2003). Nghiên cứu của Lane và Lubatkin (1998) đề xuất khái niệm AC tương đối bằng cách lập luận rằng đó là cấu trúc cấp độ liên công ty (cấp độ đôi), điều này phụ thuộc nhiều hơn vào mức độ tương đồng giữa các nguồn tri thức, cấu trúc, thù lao của các công ty tham gia, thông lệ, logic chi phối và sự quen thuộc với các vấn đề chung hơn là cường độ R&D. Ở cấp độ công ty, Van den Bosch và cộng sự (1999) gợi ý rằng kiến thức liên quan trước đó là yếu tố hàng đầu quyết định của AC, nhưng như họ lập luận, nó hoạt động thông qua hai tiền đề cấp công ty khác, đó là hình thức tổ chức (tức là chức năng, bộ phận, ma trận) và khả năng kết hợp (tức là hệ thống), phối hợp, xã hội hóa. Ở cấp độ nội bộ tổ chức, ngoài các tiền đề khác, Cohen và Levinthal (1990) cũng nhấn mạnh cấu trúc chuyển giao tri thức giữa các đơn vị kinh doanh liên tổ chức như một động lực quan trọng của AC của công ty. Theo Ferreras Méndez, Sanz Valle và Alegre (2017) kiểm tra mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và AC ở cấp độ học tập liên tổ chức và báo cáo về mối quan hệ tích cực. Tsai (2001) đã áp dụng AC ở cấp độ đơn vị kinh doanh, nhưng không thảo luận trực tiếp về tiền đề của nó. Yao và Chang (2017) gần đây đã xem xét vai trò của các đặc điểm của cá nhân trong việc mở rộng AC và tìm thấy mối liên hệ tích cực. Từ nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các tiền đề của AC thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau được trình bày ở Bảng 2 dưới đây. Bảng 2. Tóm tắt các tiền đề của AC Cấp độ phân tích Tiền đề của AC Tác giả Cấp độ cá nhân/Quản lý - Kinh nghiệm trước đây, nhu cầu nhận thức - Ojo, Raman, and Chong (2016) - Chia sẻ kiến thức - Liao và cộng sự (2007) - Định hướng học tập cho nhân viên, xác định, - Enkel, Heil, Hengstler, Wirth đồng hóa, sử dụng kiến thức bên ngoài (2017) - Phong cách lãnh đạo của quản lý cấp cao và cấp trung - Sun and Anderson (2012) Cấp độ công ty - Cơ cấu tổ chức - Ali và cộng sự (2017); Adams, Flatten, Brinkmann, and Brettel (2016) - Mức độ kiến thức liên quan trước đó, khả năng - Van Den Bosch và cộng sự (1999) kết hợp, hình thức tổ chức - Fosfuri and Tribó (2008) - Khả năng tìm kiếm tri thức -Cepeda‐Carrion, Cegarra‐Navarro, - Môi trường học tập and Jimenez‐Jimenez (2012) -Vega‐Jurado, Gutiérrez‐Gracia, and Fernández‐de‐Lucio (2008) - Kiến thức tổ chức, chính thức hóa, cơ chế hội - Kostopoulos và cộng sự (2010) nhập xã hội - Dòng tri thức bên ngoài Cấp nội bộ - Tiếp cận tri thức và vị trí mạng lưới - Tsai (2001) - Lãnh đạo chuyển đổi chiến lược - Ferreras và cộng sự (2017) 319
- Cấp độ liên công ty Tìm kiếm tri thức Ferreras-Méndez, Fernández Mesa, và Alegre (2016) (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa theo Volberda và cộng sự, 2010) 3.2 Kết quả nghiên cứu của AC Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về AC tập trung vào nghiên cứu lợi ích hoặc kết quả của nó. Nghiên cứu của Cohen và Levinthal (1990) mô tả rằng khả năng tiếp thu kiến thức cho phép các công ty cải thiện khả năng đổi mới. AC không chỉ cho phép các công ty chuyển đổi kiến thức thuê ngoài một cách hiệu quả và hiệu quả thành những lợi ích hữu hình mà còn hoạt động như một phương tiện để phát triển các sản phẩm và quy trình mới, dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn (Kostopoulos et al. 2010). Ngoài những lợi ích tiềm năng, Lichtenthaler (2016) xem xét những nhược điểm của AC và lập luận rằng nó có thể có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính dài hạn của một công ty do chi phí liên quan đến việc phát triển khả năng này. Nghiên cứu của Mu, Tang và MacLachlan (2010), lập luận rằng thành công của tổ chức không chỉ dựa trên việc sở hữu các nguồn tri thức, thay vào đó, việc chuyển giao tri thức đó giữa các tổ chức là quan trọng hơn để tạo ra giá trị và điều này đòi hỏi khả năng phổ biến tốt của các thành viên tổ chức. Theo Schildt, Keil và Maula (2012) đã điều tra mối liên hệ giữa AC và học tập liên tổ chức, và bất ngờ phát hiện ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập ở giai đoạn đầu nhưng lại có tác động tích cực đáng kể ở giai đoạn sau. Phần lớn các công trình học thuật về kết quả của AC tập trung vào kết quả và hiệu suất đổi mới, trong khi ít chú ý hơn đến kết quả ở cấp độ cá nhân như sự tham gia hoặc học tập của nhân viên và kết quả ở cấp độ công ty như hiệu quả tài chính và mức độ lợi thế cạnh tranh. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của AC được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Kết quả nghiên cứu của AC Kết quả của AC Nguồn Đổi mới/Đổi mới hiệu suất Ritala và Hurmelinna-Laukkanen (2013); Rothaermel và Alexandre (2009); Tsai (2001); Vinding (2006); Belderbos, Gilsing, và Suzuki (2016); Fosfuri và Tribó (2008); Chen, Lin và Chang (2009); Tseng, Chang Pai, và Hung (2011); Gray (2006); Hurmelinna-Laukkanen (2012); Ali và Park (2016). Hiệu suất công ty Adams và cộng sự (2016); Flatten, Greve và Brettel (2011); Wales, Parida và Patel (2013); Zahra và George (2002); Lichtenthaler (2016); Lee, Liang và Liu (2010) Lợi thế cạnh tranh Zahra và George (2002); Delmas, Hoffmann và Kuss (2011); Liao và cộng sự (2016); Chen và cộng sự (2009) Hoạt động tài chính Kostopoulos và cộng sự (2010) Tổ chức học tập Schildt và cộng sự (2012) (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa theo Ahmad và Ercek, 2018) 4. Tầm quan trọng và sự liên kết của AC và IT 4.1 Tầm quan trọng của sự liên kết giữa AC và IT Nghiên cứu của Ahmad và Ercek (2018) đã tiết lộ rằng nghiên cứu AC đã bỏ qua bối cảnh quốc gia vô cùng quan trọng, điều này đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức theo vô số cách (Whitley, 2003). Các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng các công ty gắn liền với bối cảnh của họ và coi lý thuyết thể chế bậc cao là điều hiển nhiên, do đó hành động phù hợp để đạt được và duy trì tính hợp pháp (Suchman, 1995; Peeters, Massini và Lewin, 2014). Hơn nữa, các công ty cũng phụ thuộc vào các nguồn lực được kiểm soát bởi các thể chế cấp quốc gia, từ đó hỗ trợ và khuyến khích chúng phát triển các năng lực liên quan giúp đáp ứng các yêu cầu của thể chế (Hotho, 2014). Do đó, điều quan trọng là phải liên kết các thể chế cấp vĩ mô nằm ở cấp độ siêu tổ chức với khả năng hấp thụ của các công ty để xem liệu các yếu tố thể chế này có tạo điều kiện hay cản trở các công ty phát triển những khả năng như vậy trong bối cảnh quốc gia cụ thể hay không. Bên cạnh đó, với sự chú ý ngày càng tăng của lý thuyết thể chế (IT) chuyển sang đổi mới và chuyển đổi các thể chế (Filiou và Golesorkhi, 2016; Van Waarden, 2001). Theo Ahmad và Ercek (2018) lập luận rằng lý thuyết thể chế (IT) có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng các quy trình nhận thức của công việc AC hiện có. Bởi vì, ngày càng có nhiều nghiên cứu thể chế tập trung vào các chủ thể phản xạ và các công việc, dự án và hoạt động của họ (Duymedjian 320
- và Rüling, 2010), nhưng vẫn không phát triển được các cơ chế rõ ràng về cách các lý tưởng, giá trị và chuẩn mực tiền ý thức được biến đổi thành hành động cụ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng các quy trình nhận thức nằm bên dưới năng lực hấp thụ tiềm năng (PAC) và năng lực hấp thụ thực tế (RAC). Đồng thời sự liên kết giữa AC và IT cũng không kém phần quan trọng trong các tổ chức phát triển hiện nay, và đây có thể là công cụ hữu ích để các học giả trong tương lai nghiên cứu khám phá IT trong việc giải thích việc xây dựng, phá vỡ và thay đổi thể chế. 4.2 Sự liên kết giữa AC và IT Các nhà khoa học đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của bối cảnh thể chế trong việc nghiên cứu năng lực tổ chức (Whitley, 2003; Wan, 2005; Landau và cộng sự, 2016; Ju và cộng sự, 2013), mối liên hệ giữa lý thuyết thể chế (IT) và năng lực hấp thụ (AC) vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Theo Martin và cộng sự (2003) đã áp dụng khái niệm AC cho E-learning bằng cách xem xét vai trò điều hòa của bối cảnh thể chế – hệ thống kinh doanh quốc gia mà công ty tọa lạc. Các tác giả đã khái niệm hóa biến thể chế là khoảng cách thể chế và định nghĩa nó là “Môi trường pháp lý, nhận thức và chuẩn mực tạo nên hồ sơ thể chế của quốc gia ban đầu và của quốc gia tiếp nhận”. Nghiên cứu của họ giải thích các tác động điều tiết của khoảng cách thể chế đối với mối liên hệ giữa các biến nghiên cứu (tức là kiến thức trước đó, AC và E- learning). Nghiên cứu của Gunawan và Rose (2014), đã giải thích vai trò của môi trường thể chế đối với việc học tập của các công ty và tiếp thu các yếu tố tri thức bên ngoài bằng cách sử dụng các cấu trúc của AC. Một nghiên cứu khác của Kotabe, Jiang và Murray (2017) cũng đã xem xét vai trò của bối cảnh thể chế quốc gia (tức là Chính phủ) trong khi nghiên cứu tác động tổng hợp của các năng lực tổ chức (tức là năng lực kết nối chính trị – bên ngoài và ACAP – nội bộ) đối với hiệu suất đổi mới của các công ty hoạt động tại các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, bằng cách mô hình hóa môi trường thể chế như những chuẩn mực, giá trị được hợp pháp hóa trong bối cảnh quốc gia, các nghiên cứu trước đây bỏ qua bản chất năng động và tranh chấp của nhiều lực lượng thể chế, do đó không xem xét nhiều con đường nghiên cứu hiệu quả có khả năng giúp thúc đẩy cả hai lĩnh vực này. Vì vậy, hai nhà khoa học là Ahmad và Ercek (2018) đã đưa ra hai hướng nghiên cứu nhằm liên kết được AC và IT cho những nghiên cứu trong tương lai. Các nghiên cứu liên kết giữa AC và IT được trình bày ở Bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Các nghiên cứu liên kết về AC và IT Tác giả Bối cảnh Sự tương tác giữa AC và IT Phương pháp luận Martin và cộng sự (2003) Châu Âu Quan điểm thể chế (hệ thống kinh doanh Khái niệm quốc gia), AC, E-Learning Gunawan and Rose (2014) Indonesia AC, tổ chức, và học tập Định tính/Định lượng Kotabe và cộng sự (2017) China Bối cảnh thể chế (chính phủ), khả năng Định lượng kết nối chính trị để có được nguồn lực từ chính phủ, AC, hiệu suất đổi mới (căn bản và gia tăng) (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa theo Ahmad và Ercek, 2018) 5. Kết luận Bài nghiên cứu này đã cho thấy được cái nhìn sâu sắc về bản chất của năng lực hấp thụ (AC) với sự tập trung cụ thể vào nguồn gốc, quá trình phát triển, tiền đề và kết quả của AC, sự liên kết giữa AC và IT. Dựa trên đánh giá này, có thể kết luận rằng năng lực hấp thụ (AC) là một khái niệm quan trọng và được nghiên cứu kỹ lưỡng trong lĩnh vực nghiên cứu về quản lý và tổ chức, đồng thời đã trở thành một trong những khuôn khổ được sử dụng rộng rãi để kết nối các cấu trúc tổ chức khác nhau nhằm dự đoán các hiện tượng tổ chức khác nhau. Đánh giá này gợi ý rằng tiền đề của AC đa dạng hơn và nằm ở nhiều cấp độ phân tích so với kết quả của nó, thường liên quan đến đổi mới cấp độ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ahmad và Ercek (2018) cũng cho rằng có nhiều chỗ hơn để phát triển các kết quả và thử nghiệm để kiểm tra các kết quả khác nhau của tổ chức ở các cấp độ khác nhau. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai nên tích hợp, kết nối các cấu trúc IT, quy trình AC và đầu ra để nâng cao hiểu biết về các yếu tố bối cảnh cụ thể của từng công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, B., & Ercek, M. (2018). Absorptive Capacity and Institutional Theory: A Review and 2. Appraisal of Future Research Agenda. Journal of Economic & Management Perspectives, 12(2), 5-17. 3. Ali, M., Ali, I., Al-Maimani, K. A., and Park, K. (2017), The effect of organizational structure on 4. absorptive capacity in single and dual learning modes. Journal of Innovation & Knowledge.http://dx.doi.org/10.1016/j.jik.2017.03.007 321
- 5. Camisón, C., and Forés, B. (2010), Knowledge absorptive capacity: New insights for its conceptualization and measurement. Journal of Business Research, 63(7): 707-715. 6. Cohen, W. M., and Levinthal, D. A. (1990), Absorptive capacity: A new perspective on learning and innovation. Administrative science quarterly, 128-152. 7. Coriat, B., and Weinstein, O. (2002), Organizations, firms and institutions in the generation of innovation. Research policy, 31(2):273-290. 8. Crossan, M. M., Lane, H. W., and White, R. E. (1999), An organizational learning framework: From intuition to institution. Academy of management review, 24(3): 522-537 9. Deng, P. (2010). Absorptive capacity and a failed cross-border M&A. Management Research Review, 33(7): 673- 682. 10. Duymedjian, R., and Rüling, C. C. (2010), Towards a foundation of bricolage in organization and management theory. Organization Studies, 31(2): 133-151. 11. Ferreras Méndez, J. L., Sanz Valle, R., and Alegre, J. (2017), Transformational leadership and absorptive capacity: an analysis of the organisational catalysts for this relationship. Technology Analysis & Strategic Management, 1- 16. DOI:10.1080/09537325.2017.1299859. 12. Filiou, D., and Golesorkhi, S. (2016), Influence of Institutional Differences on Firm Innovation from International Alliances. Long Range Planning, 49(1): 129-144. 13. Fosfuri, A., and Tribó, J. A. (2008), Exploring the antecedents of potential absorptive capacity and its impact on innovation performance. Omega, 36(2): 173-187. 14. Gao, S., Yeoh, W., Wong, S. F., and Scheepers, R. (2017), A literature analysis of the use of Absorptive Capacity construct in IS research. International Journal of Information Management, 37(2): 36-42. 15. George, G., Zahra, S. A., Wheatley, K. K., and Khan, R. (2001), The effects of alliance portfolio characteristics and absorptive capacity on performance: A study of biotechnology firms. The Journal of High Technology Management Research, 12(2): 205-226. 16. Gunawan, J., and Rose, E. L. (2014), Absorptive capacity development in Indonesian exporting firms: How do institutions matter? International Business Review, 23(1): 45-54. 17. Hotho, J. J. (2014), From typology to taxonomy: A configurational analysis of national business systems and their explanatory power. Organization Studies, 35(5): 671-702. 18. Jansen, J. J., Van Den Bosch, F. A., and Volberda, H. W. (2005), Managing potential and realized absorptive capacity: how do organizational antecedents matter?. Academy of management journal, 48(6): 999-1015. 19. Ju, M., Fung, H. G., and Mano, H. (2013). Firm capabilities and performance: institutional perspective on foreign and local firms in China. Chinese economy, 46(5): 86-104. 20. Ketokivi, M. A., and Schroeder, R. G. (2004), Strategic, structural contingency and institutional explanations in the adoption of innovative manufacturing practices. Journal of Operations Management, 22(1): 63-89. 21. Kotabe, M., Jiang, C. X., and Murray, J. Y. (2017), Examining the complementary effect of political networking capability with absorptive capacity on the innovative performance of emerging-market firms. Journal of Management, 43(4): 1131-1156. 22. Kostopoulos, K., Papalexandris, A., Papachroni, M., and Ioannou, G. (2010). Absorptive capacity, innovation, and financial performance. Journal of Business Research, 64(12): 1335-1343. 23. Lane, P., and Lubatkin, M. (1998), Relative absorptive capacity and inter organizational learning. Strategic management journal, 19(5): 461-477. 24. Lane, P. J., Koka, B. R., and Pathak, S. (2006), The reification of absorptive capacity: A critical review and rejuvenation of the construct. Academy of management review, 31(4): 833-863. 25. Landau, C., Karna, A., Richter, A., and Uhlenbruck, K. (2016), Institutional leverage capability: creating and using institutional advantages for internationalization. Global Strategy Journal, 6(1): 50-68. 26. Liao, S. H., Fei, W. C., and Chen, C. C. (2007), Knowledge sharing, absorptive capacity, and innovation capability: an empirical study of Taiwan's knowledge-intensive industries. Journal of information science, 33(3): 340- 359. 322
- 27. Lichtenthaler, U. (2016). Absorptive capacity and firm performance: an integrative framework of benefits and downsides. Technology Analysis & Strategic Management, 28(6), 664-676. 28. Lounsbury, M. and Zhao, E.Y. (Ed.) (2013), ‘Neo-institutional theory’, in Griffin, R.: Oxford Bibliographies in Management, Oxford University Press, New York. 29. Malhotra, A., Gosain, S., and Sawy, O. A. E. (2005), Absorptive capacity configurations in supply chains: gearing for partner-enabled market knowledge creation. MIS quarterly, 145-187. 30. Mu, J., Tang, F., and MacLachlan, D. L. (2010), Absorptive and disseminative capacity: Knowledge transfer in intra-organization networks. Expert Systems with Applications, 37(1): 31-38. 31. Omidvar, O. (2013), Revisiting Absorptive Capacity: Literature review and a practice-based extension of the concept. In 35th DRUID Celebration Conference 2013 (pp. 17-19). 32. Peeters, C., Massini, S., and Lewin, A. Y. (2014), Sources of variation in the efficiency of adopting management innovation: the role of absorptive capacity routines, managerial attention and organizational legitimacy. Organization studies, 35(9):1343-1371. 33. Rezaei-Zadeh, M., and Darwish, T. K. (2016), Antecedents of absorptive capacity: A new model for developing learning processes. The Learning Organization, 23(1): 77-91. 34. Subramaniam, M., and Youndt, M. A. (2005), The influence of intellectual capital on the types of innovative capabilities. Academy of management Journal, 48(3): 450-463. 35. Suchman, M. C. (1995), Managing legitimacy: Strategic and institutional approaches. Academy of management review, 20(3): 571-610. 36. Schildt, H., Keil, T., and Maula, M. (2012), The temporal effects of relative and firm‐level absorptive capacity on interorganizational learning. Strategic Management Journal, 33(10):1154-1173. 37. Todorova, G., and Durisin, B. (2007), Absorptive capacity: Valuing a reconceptualization. Academy of management review, 32(3): 774-786. 38. Tsai, W. (2001), Knowledge transfer in intraorganizational networks: Effects of network position and absorptive capacity on business unit innovation and performance. Academy of management journal, 44(5): 996-1004. 39. Van Den Bosch, F. A., Volberda, H. W., and De Boer, M. (1999), Coevolution of firm absorptive capacity and knowledge environment: Organizational forms and combinative capabilities. Organization science, 10(5): 551- 568. 40. Van Waarden, F. (2001). Institutions and innovation: The legal environment of innovating firms. Organization Studies, 22(5): 765-795. 41. Van Den Bosch, F., van Wijk, R., and Volberda, H. (2003), Absorptive capacity: Antecedents, models and outcomes. M. Easterby-Smith, M.A. Lyles, eds. The Blackwell Handbook of Organizational Learning and Knowledge Management. Blackwell, Malden, 278-301. 42. Volberda, H. W., Foss, N. J., and Lyles, M. A. (2010). Perspective—Absorbing the concept of absorptive capacity: How to realize its potential in the organization field. Organization science, 21(4): 931-951. 43. Wan, W. P. (2005), Country resource environments, firm capabilities, and corporate diversification strategies. Journal of Management Studies, 42(1): 161-182. 44. Whitley, R. (2003), The institutional structuring of organizational capabilities: The role of authority sharing and organizational careers. Organization Studies, 24(5): 667-695. 45. Yao, F. K., and Chang, S. (2017): Do individual employees' learning goal orientation and civic virtue matter? A micro‐foundations perspective on firm absorptive capacity. Strategic Management Journal. 46. Youndt, M. A., Subramaniam, M., and Snell, S. A. (2004), Intellectual capital profiles: An examination of investments and returns. Journal of Management studies, 41(2): 335-361. 47. Zahra, S. A., and George, G. (2002), Absorptive capacity: A review, reconceptualization, and extension. Academy of management review, 27(2):185-203. 48. Zahra, S. A., and George, G. (2002), Absorptive capacity: A review, reconceptualization, and extension. Academy of management review, 27(2):185-203. 323
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Môi trường bên trong: nguồn lực, khả năng và những năng lực cốt lõi
0 p | 939 | 230
-
Mô hình chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI
10 p | 289 | 79
-
Năng lực thực hiện chính sách công - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
5 p | 163 | 22
-
Bài giảng Phụ lục 1: Kỹ năng hỏi của thẩm phán tại phiên tòa hành chính sơ thẩm
15 p | 125 | 13
-
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Từ quan điểm của Đảng đến pháp luật của nhà nước và rào cản triển khai trong thực tiễn
17 p | 61 | 11
-
Hậu giám sát trong bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội
10 p | 46 | 8
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp logistics
12 p | 60 | 7
-
Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của khung năng lực chính sách tới kết quả hoạt động quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
12 p | 14 | 6
-
Lực lượng lao động kỹ năng số: Nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia
5 p | 14 | 6
-
Các chỉ số năng lực cạnh tranh đô thị
19 p | 20 | 6
-
Tổng luận Những công nghệ quan trọng hàng đầu đối với Mỹ từ nay tới năm 2025
61 p | 29 | 4
-
Tuyến du lịch đường bộ hành lang kinh tế Đông Tây: Nghiên cứu mô hình và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế ASEAN
7 p | 76 | 4
-
Tác động của vốn con người đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
9 p | 9 | 3
-
Dánh giá năng lực cạnh tranh marketing của một số trung tâm thương mại tại thành phố Đà Nẵng
14 p | 35 | 2
-
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia góp phần nâng cao năng lực Khoa học và Công nghệ quốc gia
4 p | 50 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Văn bản trong quản lý
26 p | 2 | 2
-
Vai trò của toán học trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu của thời đại kinh tế số
9 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn