Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam
lượt xem 10
download
Bài viết tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các địa phương Việt Nam. Phương pháp được sử dụng là ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sau khi kiểm định Hausman với dữ liệu bảng, quan sát dữ liệu 10 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của 63 địa phương trong giai đoạn 2013-2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam
- Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam Huỳnh Thị Thuý Giang Trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM Ngày nhận: 05/05/2021 Ngày nhận bản sửa: 12/05/2021 Ngày duyệt đăng: 19/05/2021 Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các địa phương Việt Nam. Phương pháp được sử dụng là ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sau khi kiểm định Hausman với dữ liệu bảng, quan sát dữ liệu 10 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của 63 địa phương trong giai đoạn 2013- 2019. Nghiên cứu có tính đến độ trễ trong tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều hành của các địa phương liên quan đến tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, sự năng động của lãnh đạo và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương. Nghiên cứu mở rộng bằng cách phân chia thành 2 nhóm địa phương có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao và thấp. Kết quả cho thấy, chỉ số thành phần về sự thuận lợi trong tiếp cận đất đai và năng động của lãnh đạo địa phương tác động lên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh Relationship between the provincial competitiveness index and foreign direct investment capital in vietnam localities Abstract: The study focuses on analyzing the relationship between the provincial competitiveness index (PCI) and foreign direct investment capital (FDI) attraction in Vietnam. The estimating random effect model (REM) method is used after the Hausman test with a data panel (observing data of the PCI component indexes of 63 localities in the period of 2013- 2019). The study also takes into account the lag in the impact of the independent variables on the dependent variable. Research results show that local governance’s administration relating to land access, time costs, informal costs, fair competition, leadership dynamics, and business support services have affected the FDI attraction in localities. Research expands by dividing into two groups of localities with high and low in FDI attraction. The result shows that the favorable conditions in land access and the dynamism of local leaders affect FDI attraction more strongly in the group which has large FDI inflows. Keywords: PCI, factors affecting, FDI attraction Giang Thi Thuy Huynh Email: gianghtt@uel.edu.vn University of Economics and Law, Vietnam National University Ho Chi Minh City © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 1 Số 228- Tháng 5. 2021
- Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam hơn ở nhóm địa phương có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Từ khóa: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), yếu tố ảnh hưởng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1. Giới thiệu đánh giá nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các địa phương và môi trường Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do kinh doanh thông qua quá trình điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp kinh tế các địa phương của Việt Nam. Với Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ quy mô điều tra toàn diện và phương pháp trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa thực hiện khoa học, báo cáo PCI thể hiện ý Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Chỉ số PCI kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong và do một nhóm chuyên gia trong và ngoài ngoài nước nhằm đánh giá về môi trường nước của VCCI cùng hợp tác thực hiện. kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Báo cáo PCI với các chỉ số thành phần và Nam nói riêng và của cả nước nói chung kết quả chỉ số PCI tổng hợp nhằm mục đích (VCCI, 2017). Sự tăng lên trong thứ hạng Bảng 1. Mô tả các chỉ số thành phần và trọng số của chỉ số trong CPI (minh họa năm 2017) Trọng số Chỉ số thành Số chỉ Mô tả và trọng số các chỉ tiêu trong PCI phần tiêu (%) Chi phí gia nhập 10 Không gán trọng số chỉ tiêu 5 thị trường Tiếp cận đất đai 1. Tiếp cận đất đai (33,4%) và ổn định trong 11 2. Ổn định trong sử dụng đất (33,3%) 5 sử dụng đất 3. Các giao dịch về đất đai (33,3%) 1. Tiếp cận tài liệu (30%) Tính minh bạch 12 2. Công bằng trong tiếp cận thông tin (30%) 20 3. Điểm số trang web của tỉnh (40%) Chi phí thời 1. Thủ tục hành chính (50%) 11 5 gian 2. Thanh tra, kiểm tra (50%) Chi phí không 1. Các khoản chi phí vặt (50%) 9 10 chính thức 2. Các khoản chi phí lớn (50%) 1. Ưu ái hơn cho các doanh nghiệp nhà nước (33,4%). Cạnh tranh bình 14 2. Ưu ái hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài (33,3%). 5 đẳng 3. Ưu ái hơn cho các doanh nghiệp sân sau (33,3%). Tính năng động 9 Không gán trọng số chỉ tiêu 5 1. Tính sẵn có của các dịch vụ (33,4%) Dịch vụ hỗ trợ 24 2. Dịch vụ do doanh nghiệp tư nhân cung cấp (33,3%) 20 doanh nghiệp 3. Chất lượng dịch vụ (33,3%) 1. Tuyển dụng lao động (33,4%) Đào tạo lao 11 2. Đào tạo lao động (33,3%) 20 động 3. Chất lượng lao động (33,3%) Thiết chế pháp 1. Tin tưởng vào việc giải quyết tranh chấp (33,3%). lý và An ninh 17 2. Chất lượng của tòa án (33,4%) 5 trật tự 3. Tình trạng tội phạm (33,3%) Nguồn: Báo cáo PCI 2017- VCCI (2018) 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
- HUỲNH THỊ THUÝ GIANG giữa các địa phương và điểm số PCI cho phương nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào thấy, các doanh nghiệp đánh giá cao năng địa phương mình. lực điều hành của chính quyền để cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. 2. Tổng quan nghiên cứu và mô hình Đây là yếu tố quan trọng trong thúc đẩy thu nghiên cứu hút đầu tư tư nhân nói chung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. 2.1. Tổng quan nghiên cứu Kể từ lần công bố đầu tiên cho Báo cáo năm 2006, các Báo cáo PCI có nhiều lần Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng điều chỉnh về số lượng các chỉ số thành đến thu hút FDI thường bao gồm hai góc độ: phần trong PCI. Từ năm 2013 đến nay, 10 góc độ kinh tế với nhóm yếu tố kinh tế bao chỉ số thành phần được xác định ổn định và gồm các yếu tố về thị trường, nguồn nhân đến báo cáo PCI năm 2017, phương pháp lực, tài nguyên thiên nhiên, lợi nhuận… luận về xây dựng các chỉ số thành phần của (Agosin & Maver, 2000; Khachoo, 2012; PCI được trình bày cụ thể và rõ ràng nhất, Abdul & cộng sự, 2014) và góc độ thể chế mặc dù đã được thực hiện nhất quán từ năm bao gồm nhóm yếu tố về chính sách và năng 2013. Các chỉ số thành phần của PCI được lực điều hành của Chính phủ (Bénassy & đo lường và có trọng số thể hiện tại Bảng 1. cộng sự, 2007; Julan & công sự, 2007). Theo Báo cáo PCI năm 2017, phương pháp Dưới góc độ thể chế, chính sách và năng luận trong xây dựng các chỉ số thành phần lực điều hành của Chính phủ tác động đến PCI, mỗi chỉ số thành phần có nhiều chỉ thu hút FDI, nghiên cứu của Ali (2009) cho tiêu nhỏ, mỗi chỉ tiêu sẽ được chuẩn hóa thấy các yếu tố liên quan đến vấn đề tham theo thang điểm 10, doanh nghiệp sẽ đánh nhũng có tác động mạnh đến thu hút đầu giá các chỉ tiêu nhỏ trong các tiêu chí thành tư vào các quốc gia. Tương ứng với tiêu phần theo thang điểm 10. Đối với chỉ tiêu chí trong bộ tiêu chí PCI của Việt Nam, thuận, điểm chỉ tiêu càng cao thì phản ánh tiêu chí chi phí không chính thức như là đo chất lượng điều hành càng tốt. Còn đối với lường mức độ tham nhũng của chính quyền các chỉ tiêu ngược, điểm chỉ tiêu càng thấp địa phương trong quá trình điều hành. Bên thì phản ánh chất lượng điều hành càng tốt. cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng có xu Tuy nhiên, sau khi khảo sát, điểm số cho các hướng đầu tư vào các quốc gia, địa phương chỉ tiêu ngược được hiệu chỉnh bằng cách có chính sách thông thoáng, kinh doanh tự lấy 11 trừ đi điểm số của chỉ tiêu đã được do và cạnh tranh bình đẳng (Asiedu, 2002, đánh giá. Sau đó sẽ tổng hợp các điểm của 2006; Julan & cộng sự, 2007). Các yếu tố các chỉ tiêu nhỏ theo trọng số để hình thành này liên quan đến các tiêu chí về cạnh tranh nên điểm số của các chỉ số thành phần. Khi bình đẳng, tính minh bạch trong thang đo đó sẽ đảm bảo rằng tất cả chỉ số thành phần của PCI. Nghiên cứu khác của He (2002) sau khi được tính sẽ có điểm dao động từ 1 chỉ ra yếu tố về chi phí thông tin tác động đến 10, trong đó điểm 1 thể hiện chất lượng lên dòng vốn FDI vào các địa phương của điều hành ở mảng công việc liên quan đến Trung Quốc, nội tại yếu tố này liên quan chỉ số đó thấp nhất và 10 là cao nhất. đến các chi phí không chính thức và chi phí Nghiên cứu này phân tích mức độ tác động thời gian mà doanh nghiệp FDI phải bỏ ra của các chỉ số thành phần của PCI lên để tìm hiểu các thông tin và cơ hội đầu tư. thu hút FDI vào các địa phương, từ đó đề Nguồn lực lao động, đặc biệt là các chính xuất những giải pháp phù hợp cho các địa sách về đào tạo lao động của Chính phủ Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 3
- Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam cũng có tác động nhất định đến dòng vốn 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo FDI (Cheng and Yum, 2000; Gao, 2005). trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; Các yếu tố này cũng được thể hiện rõ trong 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chỉ số thành phần về đào tạo lao động của chất lượng cao; PCI tại Việt Nam. 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; Tại Việt Nam, với những cách tiếp cận và 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công dữ liệu nghiên cứu khác nhau cũng đã xác bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy định mức độ tác động của một số yếu tố trì. liên quan đến chính sách, điều hành của Điểm đánh giá các tiêu chí thành phần Chính phủ và địa phương lên thu hút FDI. càng cao thể hiện địa phương điều hành Nghiên cứu của Cao Tấn Huy (2018) xác các hoạt động liên quan đến tiêu chí đó định bên cạnh các yếu tố về kinh tế, các càng tốt. Nguyễn Quốc Việt & cộng sự yếu tố về quyết định của chính quyền địa (2014) đánh giá tác động của chất lượng phương, chính sách đầu tư và hoạt động thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI hỗ trợ của chính quyền là những yếu tố tác vào các địa phương tại Việt Nam với tiếp động đến quyết định của nhà đầu tư. Nghiên cận bằng đo lường mức độ tác động của các cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Đồng Trung chỉ số thành phần PCI lên thu hút nguồn vốn Chính (2017) cho thấy quyết định của nhà FDI. Nghiên cứu này chỉ tiếp cận khung dữ đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu liệu trong giai đoạn 2006 - 2010 và quan tố, trong đó yếu tố liên quan trực tiếp đến sát tại 20 địa phương. Trong bối cảnh mới, yếu tố thể chế bao gồm chất lượng dịch vụ các tác động từ năng lực điều hành của địa công và chính sách đầu tư. Các yếu tố này phương chắc chắn có sự tác động khác biệt cũng được thể hiện trong bộ tiêu chí thành lên thu hút FDI và kể từ năm 2013, các báo phần PCI về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cáo PCI mới ổn định 10 chỉ số thành phần và chính sách của nhà nước (về đất đai, đối trong PCI (giai đoạn trước đó có sự điều xử công bằng cho các chủ thể kinh tế). chỉnh, không ổn định qua các năm). Chỉ số PCI tổng hợp được xác định dựa Các chỉ số thành phần PCI (Bảng 1) là trên trung bình có trọng số của các chỉ số thước đo cho việc ban hành, thực thi các PCI thành phần, bao quát những lĩnh vực chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp của các chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, địa phương. Về lý thuyết nó đã thể hiện thành phố có liên quan tới sự phát triển được đặc điểm của các yếu tố liên quan đến của doanh nghiệp (VCCI, 2017). Một địa thể chế chính sách và điều hành của nhà phương được coi là có chất lượng điều nước ảnh hưởng đến thu hút FDI như một hành tốt khi có: số nghiên cứu đã đề cập trong nghiên cứu 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; tổng quan. Tuy nhiên, chưa có một nghiên 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất cứu nào xem xét sự tác động đầy đủ của 10 ổn định; chỉ số thành phần của PCI lên thu hút FDI. 3) Môi trường kinh doanh minh bạch và Đặc biệt, trong bối cảnh mới, các tác động thông tin kinh doanh công khai; từ năng lực điều hành của địa phương chắc 4) Chi phí không chính thức thấp; chắn có sự tác động khác biệt lên thu hút 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực FDI và kể từ năm 2013, các báo cáo PCI hiện các quy định, thủ tục hành chính mới ổn định 10 chỉ số thành phần trong PCI nhanh chóng; (giai đoạn trước đó có sự điều chỉnh, không 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; ổn định qua các năm). Do vậy, sử dụng bộ 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
- HUỲNH THỊ THUÝ GIANG dữ liệu về điểm số của 10 chỉ số thành phần Với dữ liệu bảng (data panel) được sử PCI để ước lượng sự tác động của chúng dụng trong nghiên cứu, các quan sát có sự lên dòng vốn FDI vào các địa phương là thay đổi theo cả thời gian và không gian, hoàn toàn phù hợp và có sơ sở khoa học. phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) đối 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu với các nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu bảng thường được đề xuất (Khachoo, Với cơ sở khoa học được xác định nêu trên 2012; Shahriar & cộng sự, 2019). Mô hình và cách tiếp cận của Nguyễn Quốc Việt ước lượng theo FEM sẽ loại bỏ những biến & cộng sự (2014), mô hình ước lượng để có giá trị không thay đổi theo thời gian và xác định mối quan hệ giữa các chỉ số thành thực hiện trong điều kiện có sự tương quan phần của PCI và thu hút FDI vào các địa giữa các yếu tố cố định với phần dư. Mô phương Việt Nam được xác định như sau: hình ước lượng theo REM giả định rằng Log(FDI)i,t = β0 + β1gntti,t-k+ β2tcddi,t-k + không có sự tương quan giữa biến độc lập β3tmbi,t-1 + β4cptgi,t-k + β5cpkcti,t-k + β6ctbdi,t-k và phần dư, tức là tồn tại các ngẫu nhiên +β7tndi,t-k+ β8dvhtdni,t-k + β9dtldi,t-k + (Khachoo, 2012). Nghiên cứu chạy mô β10tcplani,t -k+ Ui,t-k hình hồi quy đa biến với dữ liệu bảng trên Trong đó: chương trình Stata với các ước lượng hiệu (1) gntt: Gia nhập thị trường ứng ngẫu nhiên (REM) và hiệu ứng cố định (2) tcdd: Tiếp cận đất đai (FEM) để lựa chọn mô hình ước lượng phù (3) tmb: Tính minh bạch hợp. Cách thức tiếp cận để thực nghiên cứu (4) cptg: Chi phí thời gian như sau: (5) cpkct: Chi phí không chính thức Ước lượng mô hình với kiểm định hausman (6) ctbđ: Cạnh tranh bình đẳng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù (7) tnd: Tính năng động của lãnh đạo tỉnh hợp giữa REM và FEM, thực hiện các kiểm (8) dvhtdn: Dịch vụ hỗ trợ DN định kinh tế lượng để lượng hóa mức độ tác (9) dtld: đào tạo lao động động của các yếu tố là chỉ số thành phần (10) tcplan: thiết chế pháp lý và an ninh PCI tác động lên thu hút FDI vào các địa FDI: vốn FDI đăng ký vào các địa phương phương trong cả nước. (triệu USD) Trong quá trình ước lượng, lấy độ trễ đối i: lần lượt các địa phương trong cả nước (i với các biến độc lập (lấy độ trễ lần lượt là = 1,2…63) k = 1, k = 2) do tác động trễ của các yếu tố t: năm quan sát (t=2013, 2014….2019) độc lập lên yếu tố phụ thuộc. Nghĩa là quan k: độ trễ trong thời gian quan sát (k=0,1,2) sát dữ liệu biến phụ thuộc là thu hút FDI Log: được lấy cho biến FDI để giảm độ trong năm t sẽ được ước lượng tương ứng biến thiên của dữ liệu. với quan sát dữ liệu của các biến độc lập Với mô hình nghiên cứu được xác định, giả là chỉ số thành phần PCI trong những năm thuyết nghiên cứu được đặt ra là các chỉ số trước đó, lần lượt là 1 năm và 2 năm. thành phần PCI đều có tác động cùng chiều Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét sự lên dòng vốn FDI thu hút vào các địa phương. tác động của chỉ số thành phần PCI lên thu hút FDI của 2 nhóm địa phương thu hút 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nguồn FDI cao và thấp. Kỹ thuật này được thực hiện thông qua tiến hành cộng dồn 3.1. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận nguồn FDI đăng ký vào các địa phương Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 5
- Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, sau đó tách 315 (63 địa phương x 5 năm). biệt ước lượng lần lượt với 2 nhóm: nhóm Nguồn dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các 1 gồm 32 địa phương có tổng vốn đăng nguồn đáng tin cậy: số liệu FDI đăng ký ký FDI trong 7 năm từ cao xuống thấp và được lấy từ Tổng cục Thống kê và số liệu nhóm 2 gồm 31 địa phương còn lại. Việc về các chỉ số thành phần PCI được lấy từ ước lượng này nhằm xem xét sự khác biệt báo cáo PCI chính thức hàng năm được và giảm độ chênh giữa các địa phương. công bố bởi VCCI. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với thời Với mô hình nghiên cứu được xác định, gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm mục đích nghiên cứu cứu là xác định và đo 2019 và không gian nghiên cứu là 63 tỉnh, lường mức độ tác động của các yếu tố là thành phố trực thuộc trung ương của Việt các chỉ số thành phần PCI (10 chỉ số ổn Nam. Thời gian nghiên cứu được chọn từ định từ năm 2013 đến năm 2019) lên thu năm 2013 là do kể từ năm 2013, bộ chỉ số hút FDI vào các địa phương. Kết quả ước thành phần của PCI ổn định với 10 chỉ số lượng với kiểm định Hausman cho thấy thành phần (Bảng 1). ước lượng theo REM sẽ tối ưu hơn FEM. Dữ liệu nghiên cứu cho biến phụ thuộc Ước lượng cũng được thực hiện với độ trễ trong mô hình là nguồn vốn đăng ký FDI do tác động trễ về thời gian của các biến vào các địa phương qua các năm (được độc lập lên thu hút FDI. tính bằng triệu USD). Dữ liệu cho các biến Ước lượng lần 1 cho thấy 05 biến gntt (gia độc lập trong mô hình là điểm số của các nhập thị trường), tmb (tính minh bạch), chỉ số thành phần PCI qua các năm. Các cpkct (chi phí không chính thức), dtld (đào chỉ số thành phần có giá trị đo lường biến tạo lao động) và tcplan (thiết chế pháp lý thiên từ 1 đến 10, thể hiện sự đánh giá của an ninh) không có ý nghĩa trong mô hình. doanh nghiệp lên quá trình điều hành của địa Trong số đó, biến tmb (tính minh bạch) và phương trong mảng công việc liên quan đến cpkct (chi phí không chính thức) lần lượt các chỉ số thành phần. Đối với ước lượng có hệ số đa cộng tuyến (VIF) rất cao. Tiến không có độ trễ (k=0), số quan sát được sử hành loại bỏ biến tmb (tính minh bạch) ra dụng để ước lượng là 441 (63 địa phương khỏi mô hình để kiểm tra tác động đa cộng x 7 năm). Với ước lượng có độ trễ bằng 1 tuyến tới các biến khác. Kết quả cho thấy (k=1), dữ liệu quan sát cho biến phụ thuộc trong số 4 biến không có ý nghĩa còn lại thì FDI lấy từ năm 2014 đến 2019, trong khi dữ biến cpkct (chi phí không chính thức) lại liệu cho các biến phụ thuộc lấy tương ứng từ có ý nghĩa giải thích trong mô hình và hệ năm 2013 đến 2018, do đó số quan sát được số VIF trong giới hạn cho phép. Điều này sử dụng để ước lượng trong trường hợp này cho thấy tính minh bạch có tác động đáng là 378 (63 địa phương x 6 năm). Tương tự, kể đến các chi phí không chính thức mà với ước lượng có độ trễ bằng 2 (k=2), dữ doanh nghiệp phải trả để đầu tư sản xuất liệu quan sát cho biến phụ thuộc FDI lấy từ kinh doanh thuận lợi. năm 2015 đến 2019, trong khi dữ liệu cho Hệ số R bình phương hiệu chỉnh ở mức các biến phụ thuộc lấy tương ứng từ năm không quá cao là do không đưa thêm các 2013 đến 2017, do đó số quan sát được sử biến kiểm soát vào mô hình vì số biến giải dụng để ước lượng trong trường hợp này là thích đã tương đối nhiều, tránh đưa thêm 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
- HUỲNH THỊ THUÝ GIANG nhiều biến làm giảm bậc tự do khi ước với độ trễ bằng 0). Điều này là do sự năng lượng. Tuy nhiên kiểm định F hoàn toàn động của lãnh đạo địa phương có tác động thỏa mãn với hệ số P = 0.000. Điều này cho rất lớn trong thúc đẩy nhanh tiến trình thu thấy, với độ trễ bằng 1, các biến độc lập đã hút các nguồn vốn FDI. giải thích được 38% sự thay đổi trong thu Thứ hai, khả năng tiếp cận đất đai (biến hút FDI vào các địa phương và với độ trễ tcdd) có tác động dương và lớn nhất đến bằng 2, các các biến độc lập đã giải thích việc thu hút đầu tư FDI vào các địa phương. được 37% sự thay đổi trong đầu tư FDI vào Tại các độ trễ càng lớn thì tác động của yếu các địa phương. Cụ thể, các phát hiện từ kết tố này đến thu hút đầu tư càng lớn. Đối với quả nghiên cứu như sau: các doanh nghiệp FDI, việc tiếp cận đất đai, Thứ nhất, với mô hình ước lượng không có ổn định trong sử dụng đất và các giao dịch độ trễ, hầu như các chỉ số thành phần của về đất đai thuận lợi luôn là bài toán quan PCI đều không có ý nghĩa giải thích lên sự trọng nhất cần giải quyết để triển khai đầu thay đổi vốn đầu tư FDI vào các địa phương tư. Đây cũng được xác định là nút thắt quan (ngoại trừ tiêu chí Chi phí không chính thức trọng nhất cần tháo gỡ để đẩy mạnh kêu gọi - cpkct và Tính năng động của chính quyền - đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua. tnd). Điều này cho cho thấy, sự điều hành tốt Thứ ba, chi phí thời gian (biến cptg) và hay xấu của địa phương cần một thời gian chi phí không chính thức (biến cpkct) có dài hơn (trong một hoặc hai năm sau đó) để tác động dương và đáng kể đến việc thu phát huy tác dụng trong thu hút FDI. Tuy hút FDI vào các địa phương. Chi phí thời nhiên, hai tiêu chí Chi phí không chính thức gian liên quan đến thủ tục hành chính và - cpkct và Tính năng động của chính quyền công tác thanh kiểm tra của cơ quan công - tnd lại có tác động đến dòng vốn FDI đăng quyền, trong khi chi phí không chính thức ký ngay trong năm được đánh giá (mô hình liên quan đến các khoản chi phí bôi trơn Bảng 1. Kết quả ước lượng với 63 địa phương (loại biến tmb- tính minh bạch) Mô hình 1 (k=0) Mô hình 2 (k=1) Mô hình 3 (k=2) Biến Hệ số hồi quy P >z Hệ số hồi quy P >z Hệ số hồi quy P >z gntt -0.1886545 0.612 -0.1973368 0.532 -0.2186598 0.518 tcdd 0.1833451 0.418 0.7293744 0.071** 0.8254367 0.026* cptg 0.1722183 0.296 0.4425411 0.004* 0.4633428 0.027* cpkct 0.1465262 0.08** 0.5266747 0.000* 0.6548218 0.000* ctbd 0.0737581 0.161 0.0714456 0.095** 0.0504001 0.012* tnd 0.0632253 0.033* 0.1316437 0.074** 0.1585472 0.062** dvhtdn 0.2643393 0.541 0.1845365 0.007* 0.1538551 0.053** dtld 0.2243722 0.371 0.1253991 0.788 0.5422848 0.752 tcplan -0.0700117 0.816 -0.0932166 0.341 -0.1329869 0.571 R bình phương 0.32 0.47 0.45 R bình phương 0.26 0.38 0.37 hiệu chỉnh *: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu từ Stata Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 7
- Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua được giữ vững, hầu như không đáng lo và chi phí lớn để đầu tư dự án. Quá trình ngại để các doanh nghiệp FDI cân nhắc khi cải cách hành chính mạnh mẽ của các địa quyết định đầu tư. phương trong thời gian qua đã có tác động Dữ liệu nghiên cứu ban đầu được lấy của đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư. toàn bộ 63 địa phương trong cả nước nên Thứ tư, tính năng động của lãnh đạo (biến có độ chênh nhất định trong triển khai các tnd) và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (biến chính sách và trình độ phát triển của địa dvhtdn) có tác động dương và tương đối đến phương. Xem xét sự tác động của chỉ số thu hút dòng vốn FDI vào các địa phương. thành phần PCI lên thu hút đầu tư FDI của Đặc biệt là tiêu chí về sự năng động của từng nhóm địa phương thu hút vốn FDI lãnh đạo địa phương có ý nghĩa tác động cao và nhóm địa phương thu hút vốn FDI ngay từ ước lượng với độ trễ bằng 0. Đây thấp với độ trễ bằng bằng 1 và bằng 2 cho là kết quả thu được nhờ quyết liệt và chỉ thấy số tiêu chí có ý nghĩa giải thích vẫn đạo trực tiếp của các lãnh đạo một số địa giống với ước lượng đối với toàn bộ 63 địa phương trong tháo gỡ những khó khăn để phương. Tuy nhiên, hệ số hồi quy có sự thu hút các dự án FDI. thay đổi đáng kể. Thứ năm, cạnh tranh bình đẳng (biến ctbd) Tương tự kết quả ước lượng với toàn bộ có tác động dương nhưng không đáng kể 63 địa phương, kết quả ước lượng đối với đến thu hút dòng vốn FDI đăng ký vào các hai nhóm địa phương cũng có hệ số R bình địa phương. Tiêu chí cạnh tranh bình đẳng phương hiệu chỉnh ở mức không quá cao cũng được đưa vào bộ tiêu chí PCI từ năm nhưng kiểm định F cho thấy mô hình hoàn 2013 liên quan đến mức độ chính quyền địa toàn phù hợp. Cụ thể, các phát hiện từ kết phương ưu ái hơn cho các doanh nghiệp quả nghiên cứu khi ước lượng với 2 nhóm nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài hoặc địa phương như sau: doanh nghiệp sân sau. Thứ nhất, tiêu chí tiếp cận đất đai (biến Thứ sáu, các tiêu chí chi phí gia nhập thị tcdd) ở nhóm địa phương thu hút FDI cao trường (gntt), đào tạo lao động (dtld), thiết có tác động lên sự thu hút FDI mạnh hơn so chế pháp lý và an ninh (biến tcplan) không với nhóm các địa phương thu hút FDI thấp. có ý nghĩa tác động đến thu hút nguồn vốn Điều này một lần nữa cho thấy tập trung FDI đăng ký vào các địa phương tại cả 3 tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận đất đai là mô hình. Đối với các doanh nghiệp FDI, đa vấn đề then chốt của các địa phương để thu phần là sản xuất cho xuất khẩu nên khá dễ hút nguồn vốn FDI. dàng trong việc lý giải chi phí gia nhập thị Thứ hai, cũng có sự khác biệt khá lớn trong trường không có ý nghĩa tác động đến quyết mức độ tác động lên thu hút FDI của các định đầu tư của họ. Bên cạnh đó, lao động tiêu chí chi phí thời gian (biến cptg) và chi cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt phí không chính thức (biến cpkct) giữa hai Nam trong thời gian qua chủ yếu là nguồn nhóm địa phương. Trong đó, hai chỉ số này lao động giá rẻ, đa phần lao động được đào tác động lên thu hút FDI vào nhóm các địa tạo lại để phù hợp với dây chuyền sản xuất phương thu hút FDI nhiều mạnh hơn các đặc thù, do đó việc đào tạo lao động của địa phương thu hút FDI ít. Điều này cho địa phương hầu như không có tác động đến thấy nỗ lực trong cải cách hành chính của quyết định đầu tư của nhà đầu tư FDI. Tình các địa phương sẽ có hiệu quả hơn trong hình quốc phòng an ninh của hầu hết các thu hút FDI so với các địa phương còn lại. địa phương trong cả nước trong thời gian Thứ ba, tiêu chí tính năng động của lãnh 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
- HUỲNH THỊ THUÝ GIANG đạo (biến tnd) có khác biệt rất rõ rệt trong như sau: việc tác động lên thu hút FDI giữa hai nhóm Một là, tập trung vào các chính sách và giải địa phương thông qua sự chênh lệch rất lớn pháp để nâng cao khả năng tiếp cận đất đai của hệ số hồi quy của hai nhóm. Nhóm các cho các nhà đầu tư kể cả về khả năng có địa phương thu hút FDI nhiều chủ yếu rơi được nguồn đất để xây dựng cho doanh vào các địa phương như TP.HCM, Hà Nội, nghiệp, sự ổn định trong quá trình sử dụng Đà Đẵng, Cần Thơ, Bình Dương. Đối với đất và thuận lợi trong thực hiện các giao nhóm này, tính năng động của lãnh đạo dịch về đất đai với chính quyền. địa phương lại có tác động rất lớn đối với Hai là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành nguồn vốn FDI thu hút được. Đây cũng là chính, trong đó chú trọng vào các quy trình kết quả của việc quyết liệt trong chỉ đạo của thực hiện để giảm thiểu chi phí thời gian lãnh đạo các địa phương dẫn đầu trong thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần đẩy hút FDI cả cả nước. mạnh sự minh bạch hóa cho doanh nghiệp thông qua công khai các thủ tục và công 5. Kết luận và hàm ý chính sách khai thông tin để giảm thiểu các chi phí không chính thức. 5.1. Hàm ý chính sách Ba là, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong cả giai đoạn Với những kết quả nghiên cứu phát hiện kêu gọi đầu tư và quá trình hoạt động sản được, một số gợi ý chính sách được đưa ra xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt để các địa phương chú ý trong quá trình cải là tạo niềm tin cho các doanh nghiệp về sự thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đối xử bình đẳng giữa khu vực nhà nước, tư đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI. Cụ thể nhân và khu vực FDI. Bảng 2. Kết quả ước lượng đối với hai nhóm địa phương Nhóm 31 địa phương thu hút FDI Nhóm 32 địa phương thu hút FDI cao thấp Biến Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy (k=2) Hệ số hồi quy (k=1) (k=1) (k=2) gntt -0.0748344 -0.1194692 -0.1873237 -0.1936901 tcdd 1.1025383 1.1390835 0.4629633 0.5543688 cptg 0.7226058 0.8016482 0.4305322 0.4590026 cpkct 0.9211079 0.9843118 0.4922916 0.5600741 ctbd 0.0783277 0.0617637 0.0710326 0.0544257 tnd 0.2103281 0.2170217 0.0760844 0.0910833 dvhtdn 0.1601226 0.1412984 0.1842071 0.1683511 dtld 0.0930211 0.3903426 0.1790326 0.4420891 tcplan -0.0830241 -0.1292314 -0.0966703 -0.1402958 R bình phương 0.56 0.42 R bình phương 0.48 0.35 hiệu chỉnh *: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu từ Stata Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 9
- Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam Bốn là, tăng cường những dịch vụ hỗ trợ hành chính sách và điều hành của chính cho các doanh nghiệp đầu tư, kể cả về các quyền địa phương có tác động mạnh mẽ dịch vụ tư nhân lẫn dịch vụ công. Đặc biệt đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp là với nhóm các địa phương có PCI thấp FDI. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận cần đẩy mạnh hơn nữa về cả số lượng và đất đai là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng dịch vụ cung ứng cho các doanh dòng vốn đăng ký FDI vào các địa phương. nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI đầu Bên cạnh đó, giảm thiểu các chi phí không tư vào địa bàn. chính thức, chi phí thời gian và gia tăng sự Năm là, lãnh đạo địa phương cần có sự tiên năng động của lãnh đạo cũng có tác động phong, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt và đồng đáng kể đến thu hút nguồn vốn FDI. hành cùng các doanh nghiệp FDI để tháo Nghiên cứu chưa đề cập đến việc doanh gỡ kịp thời những khó khăn cho các doanh nghiệp FDI có tham khảo các chỉ số thành nghiệp triển khai dự án và đầu tư sản xuất phần PCI khi quyết định đầu tư vốn vào kinh doanh. các địa phương hay không. Tuy nhiên, chắc chắn rằng việc điều hành tốt của các địa 5.2. Kết luận phương được thể hiện thông qua điểm số các tiêu chí tăng lên sẽ có tác động thúc đẩy Bên cạnh những yếu tố về kinh tế, việc ban mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI gia tăng nguồn vốn đầu tư vào địa phương ■ Tài liệu tham khảo Abdul, G. A., Waqas, A., Pervaiz, S., Jahanzeb, H. (2014). Factors affecting foreign direct investment in Pakistan. International Journal of Business and Management Review, 2(4), pp.21-35. Agosin, M. R., Maver, R. (2000). Foreign Investment in Developing Countries: Does it crowd in Domestic Investment. UNCTAD Discussion Paper, (146), pp.149-162. Ali Al Sadig (2009). The effects of Corruption on FDI Inflows. Cato Journal, Vol. 29, No. 2 (2009) 267. Asiedu, E. (2002). On the determinants of foreign direct investment to developing countries: is Africa different. World development, (30(1), pp.107-119. Asiedu, E. (2006). Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability. World economy, (29(1), pp.63-76. Bénassy-Quéré, A., Coupet, M. And Mayer, T., (2007). Institutional Determinants of Foreign Direct Investment”. World Economy, Vol. 30 (2007) 764. Cao Tấn Huy (2018). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Tạp chí Kinh tế, (39), tr.26-30. Cheng, Leonard K. And Yum K. Kwan (2000). What are the determinants of the location foreign direct investment the Chinese experience. Journal of International Economics, Vol 51: 379-400 Gao, Ting (2005). Labor quality and the location of foreign direct investment: evidence from China. China Economic Review, 16:274-292. He, Canfei., (2002). Information costs, agglomeration economies and the location of foreign direct investment in China. Regional Studies, 36(9), pp. 1029-36. Julan Du, Yi Lu, Zhigang Tao (2007). Economic Institutions and FDI Location Choice: Evidence from US Multinationals in China. Journal of Comparative Economics, Vol. 36, Issue 3 (2007) 412. Khachoo, A. Q., Khan, M. I. (2012). Determinants of FDI inflows to developing countries: a panel data analysis. MPRA Paper 37278, University Library of Munich, Germany. Nguyễn Quốc Việt & cộng sự (2014). Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 53-62 Shahriar,S. & Qian,L.& Kea, S.(2019). The gravity model of trade: a theoretical perspective. Review of Innovation and Competitiveness: Vol 5, Issue 1, 21-42. Nguyễn Anh Tuấn, Đồng Trung Chính (2017). Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 43/2017, p.114-19 VCCI, Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế Việt Nam: Mối quan hệ giữa Lạm phát và Lãi suất, Tỷ giá, Hàng hóa,…
14 p | 212 | 24
-
Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế
9 p | 91 | 8
-
Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
5 p | 32 | 6
-
Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam
5 p | 125 | 6
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 p | 43 | 5
-
Sử dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian, xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu công và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
17 p | 95 | 5
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
9 p | 127 | 5
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh với an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
10 p | 9 | 4
-
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở thành phố Cần Thơ
5 p | 94 | 4
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại Việt - Trung và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013
10 p | 96 | 4
-
Mối quan hệ giữa thương mại bán lẻ và tăng trưởng kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 56 | 3
-
Sử dụng mô hình VAR để xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam
6 p | 84 | 3
-
Ứng dụng mô hình ARDL đánh giá mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
14 p | 91 | 3
-
Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
12 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa công bằng tổ chức và tính hững hờ tập thể - trường hợp các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh
9 p | 76 | 1
-
Mối quan hệ giữa Bitcoin và thị trường ngoại hối ASEAN-6
13 p | 3 | 1
-
Bước đầu khảo sát mối liên hệ giữa đô thị hóa và sự biến động sinh viên ở Việt Nam (Qua phân tích số liệu các vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020)
10 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn