Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ GIÀN KHOAN DẦU KHÍ<br />
Hồ Nguyễn Thanh Thảo*, Đặng Ngọc Chánh*, Đỗ Xuân Diệu*<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Dầu khí là một ngành nghề mang tính đặc thù và buộc người lao động phải đối mặt với nhiều<br />
mối nguy hiểm khi làm việc trên mặt biển, thực hiện thao tác trên giàn khoan. Sự an toàn của người lao động cần<br />
được đặt lên hàng đầu. Quan trắc môi trường lao động định kỳ là một trong những biện pháp quan trọng cấp<br />
thiết để phòng tránh nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.<br />
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng môi trường lao động về yếu tố vật lý, bụi, hóa học và đề xuất biện pháp cải<br />
thiện tại một số giàn khoan dầu khí.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu số liệu quan trắc môi trường lao động tại<br />
một số giàn khoan dầu khí.<br />
Kết quả: Thông số tiếng ồn có số vị trí không đạt tiêu chuẩn cho phép cao nhất (chiếm 43,8% tổng số vị<br />
trí được quan trắc); tiếp đến là độ ẩm (21,2%), tốc độ gió (22,4%) và ánh sáng (11,5%). Yếu tố bụi và tất cả<br />
các thông số thuộc nhóm yếu tố hóa học được quan trắc (ngoại trừ CO2) đều nằm trong giới hạn cho phép<br />
theo quy định.<br />
Kết luận: Xem xét cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại các vị trí quan trắc có yếu tố có hại<br />
không đạt tiêu chuẩn cho phép; duy trì hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, duy trì hoạt động khám sức khỏe<br />
định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.<br />
Từ khóa: người lao động, người sử dụng lao động, an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động<br />
ABSTRACT<br />
WORKING ENVIRONMENT AT SOME OFFSHORE DRILLING RIGS<br />
Ho Nguyen Thanh Thao, Dang Ngoc Chanh, Do Xuan Dieu<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 533 - 539<br />
Background: Petroleum is a specific industry and employees must be exposed to many dangers while<br />
working on the sea. The safety of workers should be a top priority. Monitoring of working environment<br />
periodically is one of the most important measures to prevent accidents and occupational diseases for workers.<br />
Objectives: To evaluate the working environment on physical, dust and chemical factors, and provide<br />
recommendation for improvement of working environment conditions.<br />
Methods: It was a cross-sectional study in which retrospective monitoring data of working environment at<br />
some oil and gas drilling rigs was used to analysis.<br />
Results: Noise parameters have the highest number of positions that did not meet the permitted standards<br />
(accounting for 43.8%); followed by relative humidity (21.2%), wind velocity (22.4%) and illumination (11.5%).<br />
Dust and all chemical factors (except CO2) are within the permitted standards.<br />
Conclusions: Improve workplace environment conditions for employees at working positions with harmful<br />
factors that did not meet the standards; maintain working environment monitoring periodically; maintain health<br />
examination activities periodically; and examine occupational diseases for workers.<br />
Keywords: employee, employer, occupational safety, working environment monitoring<br />
Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh<br />
*<br />
<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Hồ Nguyễn Thanh Thảo ĐT: 0944742174 Email: honguyenthanhthao@iph.org.vn<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 533<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐẶTVẤNĐỀ nghề nghiệp(11). Trong nhiều năm qua, cùng với<br />
sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí<br />
Trong những năm gần đây, dầu khí đã thực<br />
Việt Nam, công tác an toàn vệ sinh lao động và<br />
sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi<br />
phòng chống cháy nổ luôn được các cấp Lãnh<br />
nhọn, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách<br />
đạo, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp<br />
Quốc gia. Cho đến nay, các mỏ dầu và khí được<br />
trong toàn ngành quan tâm và có nhiều hoạt<br />
phát hiện và đưa vào khai thác ở nước ta phân<br />
động thiết thực, không ngừng chăm lo cải thiện<br />
bổ chủ yếu trên vùng thềm lục địa, cách đất liền<br />
điều kiện lao động, thực hiện tốt các chính sách,<br />
hàng trăm cây số. Do vậy, dầu khí là một trong<br />
pháp luật, quy định về bảo hộ lao động với mục<br />
những ngành kinh tế có lực lượng lao động<br />
đích lớn nhất là không để xảy ra tai nạn lao<br />
đông đảo, thường xuyên gắn bó với biển cả.<br />
động, bệnh nghề nghiệp làm thiệt hại tính mạng,<br />
Trong số hơn hai vạn cán bộ, công nhân viên<br />
sức khỏe của người lao động. Bên cạnh việc đầu<br />
chức - lao động thường xuyên làm việc trong<br />
tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác<br />
ngành, mỗi ngày có gần 4.000 người lao động<br />
an toàn, phòng cháy chữa cháy, trang bị bảo hộ<br />
phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khi làm<br />
lao động… hoạt động quan trắc môi trường lao<br />
việc tại các công trình biển, có thể xảy ra thương<br />
động định kỳ cũng là một trong những biện<br />
tật, bệnh tật hay thậm chí nguy hiểm đến tính<br />
pháp quan trọng để phòng tránh nguy cơ tai nạn<br />
mạng do tiếp xúc với máy móc, thiết bị nặng,<br />
và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.<br />
hóa chất độc hại trong dung dịch khoan, sự cố<br />
cháy nổ, khí phun trào, hiểm họa từ thiên Các đơn vị sử dụng lao động đã tổ chức thực<br />
nhiên(2). Báo cáo kết quả về "Điều tra nghiên cứu hiện quan trắc môi trường lao động tại các giàn<br />
thực trạng tình hình đội ngũ lao động ngành khoan để đánh giá các yếu tố có hại theo quy<br />
Dầu khí Việt Nam và các giải pháp kinh tế xã định tại Điều 18 của Luật an toàn, vệ sinh lao<br />
hội" của ngành Dầu khí và các vấn đề xã hội của động số 84/2015/QH13 ban hành ngày 25 tháng 6<br />
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra năm 2015.<br />
kết luận: Lao động làm việc tại các công trình Mục tiêu nghiên cứu<br />
biển thuộc ngành Dầu khí là lao động nặng Mô tả thực trạng môi trường lao động tại<br />
nhọc, có mức tiêu hao năng lượng cao (5,24 một số giàn khoan dầu khí về: Yếu tố vật lý (vi<br />
Kcal/phút); nguy cơ cháy nổ và mức độ rủi ro khí hậu, ánh sáng, rung, điện từ trường, ồn, bức<br />
cao; mức độ lo âu chiếm gần 80% số người được xạ ion hóa); yếu tố bụi và yếu tố hóa học.<br />
khảo sát(2). Dầu khí được Bộ Lao động thương Đề xuất biện pháp cải thiện môi trường lao<br />
binh xã hội xếp vào danh mục nghề, công việc động tại một số giàn khoan dầu khí.<br />
đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại VI,<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
V) theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH(1).<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Theo thống kê từ năm 2010-2015, số vụ tai<br />
Một số giàn khoan dầu khí đang hoạt động<br />
nạn lao động trong các đơn vị thuộc Tập đoàn<br />
ngoài khơi thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu.<br />
dầu khí Việt Nam là 196 vụ với tổng số người bị<br />
nạn là 211 người, trong đó có 08 vụ tai nạn lao Phương pháp nghiên cứu<br />
động chết người với số người tử vong là 08 Thiết kế nghiên cứu<br />
người. Tính đến tháng 6 năm 2015, tổng số Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu số liệu<br />
người bị bệnh nghề nghiệp trong ngành dầu khí quan trắc môi trường lao động định kỳ tại một<br />
là 500 người, trong đó 499 công nhân mắc bệnh số giàn khoan dầu khí.<br />
điếc nghề nghiệp và 01 công nhân mắc bệnh lao<br />
Phương pháp lấy mẫu, phân tích và đánh giá<br />
<br />
<br />
<br />
534 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu, phân tích và đánh giá<br />
TT Tên chỉ tiêu Phương pháp lấy mẫu và phân tích Quy chuẩn đánh giá<br />
1. Yếu tố vi khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt) TCVN 5508:2009 QCVN 26:2016/BYT<br />
2. Ánh sáng ISO 8998:2002 (E) QCVN 22:2016/BYT<br />
3. Rung TCVN 6964-1:2001 QCVN 27:2016/BYT<br />
4. Tiếng ồn TCVN 9799:2013 QCVN 24:2016/BYT<br />
5 Điện từ trường tần số công nghiệp QCVN 25:2016/BYT QCVN 25:2016/BYT<br />
6. Bức xạ Ion hóa QCVN 29:2016/BYT QCVN 29:2016/BYT<br />
7. Bụi tổng TCVN 5704:1993 QĐ: 3733/2002/QЖBYT<br />
8. Hơi khí độc Quyết định số<br />
- H2S, NO2, SO2, NH3 Standard Method (701; 406; 704A; 401) 3733/2002/QÐ – BYT<br />
- CO2, CO, O2, VOCs TCVN 4499 – 1988<br />
<br />
KẾTQUẢ đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ chiếm tỷ lệ 7,5% và<br />
bức xạ nhiệt là 4,8% (Bảng 1).<br />
Hoạt động quan trắc môi trường lao động<br />
được thực hiện tại 07 giàn khoan, trong đó có Kết quả khảo sát có 06 giàn khoan tại các vị<br />
03 giàn khoan (01, 02, 03) được quan trắc vào trí đều có thực hiện quan trắc đồng bộ các thông<br />
thời điểm là mùa nắng và 04 giàn khoan (04, số nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió, đối với giàn<br />
05, 06, 07) được quan trắc vào mùa mưa. Tại khoan số 04: thực hiện quan trắc nhiệt độ tại 21<br />
thời điểm quan trắc môi trường lao động, các vị trí nhưng độ ẩm chỉ 12 vị trí và không thực<br />
giàn khoan vẫn đang làm việc, hoạt động, sản hiện đo tốc độ gió. Giàn khoan số 05, 06, 07 có số<br />
xuất bình thường. mẫu không đạt về độ ẩm và tốc độ gió là cao<br />
nhất (chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,6% và 38,6%;<br />
Yếu tố vật lý<br />
43,8% và 31,3%; 6,3% và 12,6%). Tất cả vị trí có<br />
Bảng 2: Tổng hợp kết quả quan trắc vi khí hậu tại độ ẩm không đạt là do vượt ngưỡng giới hạn<br />
các giàn khoan cho phép với giá trị đo cao nhất tại giàn số 05 là<br />
Số vị trí<br />
Thông số Tổng số vị trí<br />
không đạt<br />
Tỷ lệ (%) 89,5 Hr%, giàn số 06 là 86,3 Hr% và giàn số 07 là<br />
Nhiệt độ 334 25 7,5 86,4 Hr%. Đối với tốc độ gió, 50% số vị trí không<br />
Độ ẩm 325 69 21,2 đạt tại giàn khoan số 05 có kết quả vượt ngưỡng<br />
Tốc độ gió 313 70 22,4 giới hạn cho phép, giá trị đo cao nhất là 5,5–5,6<br />
Bức xạ nhiệt 145 07 4,8 m/s. Đối với giàn khoan số 06 thì kết quả tương<br />
Kết quả khảo sát 07 giàn khoan cho thấy tự là 65% tổng số vị trí không đạt có giá trị vượt<br />
07/07 giàn đều có thực hiện quan trắc thông số ngưỡng cho phép với giá trị đo cao nhất là<br />
nhiệt độ, độ ẩm. Riêng với thông số tốc độ gió và 4,3–4,4 m/s và giàn khoan số 07 là 50% tổng số vị<br />
bức xạ nhiệt thì chỉ có 06/07 giàn có thực hiện. trí không đạt với giá trị đo cao nhất là 3,8–3,9<br />
Kết quả đo cho thấy tốc độ gió và độ ẩm có tỷ lệ m/s. Giàn số 07 là giàn khoan duy nhất có chỉ<br />
vị trí không đạt theo QCVN 26:2016/BYT là cao tiêu bức xạ nhiệt không đạt theo quy định với<br />
nhất, lần lượt là 22,4% và 21,2%. Số vị trí không 07/25 vị trí(7) (Bảng 2).<br />
Bảng 3: Kết quả quan trắc vi khí hậu theo từng giàn khoan<br />
Thông số quan trắc<br />
Giàn khoan Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió Bức xạ nhiệt<br />
(GK) Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không<br />
mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %)<br />
GK 01 19 01 (5,3%) 19 0 (0%) 19 04 (21,1%) 19 0 (0%)<br />
GK 02 26 04 (15,4%) 26 01 (3,8%) 26 0 (0%) 26 0 (0%)<br />
GK 03 21 04 (19,0%) 21 0 (0%) 21 0 (0%) 15 0 (0%)<br />
GK 04 21 0 (0%) 12 0 (0%) (-) (-) (-) (-)<br />
GK 05 88 02 (2,3%) 88 34 (38,6%) 88 34 (38,6%) 35 0 (0%)<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 535<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br />
<br />
Thông số quan trắc<br />
Giàn khoan Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió Bức xạ nhiệt<br />
(GK) Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không<br />
mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %)<br />
GK 06 64 0 (0%) 64 28 (43,8%) 64 20 (31,3%) 25 0 (0%)<br />
GK 07 95 14 (14,7%) 95 06 (6,3%) 95 12 (12,6%) 25 07 (28,0%)<br />
(-): Không thực hiện quan trắc<br />
Bảng 3: Tổng hợp kết quả quan trắc các yếu tố vật lý 29:2016/BYT do Bộ Y tế ban hành(6,9) (Bảng 3).<br />
tại các giàn khoan Giàn khoan số 04 không thực hiện quan trắc<br />
Số vị trí các thông số rung, điện từ trường và bức xạ ion<br />
Thông số Tổng số vị trí Tỷ lệ (%)<br />
không đạt<br />
hóa. Giàn khoan số 05, 06 và 07 thực hiện quan<br />
Ánh sáng 347 40 11,5<br />
trắc tiếng ồn và rung vào cả hai thời điểm là ban<br />
Tiếng ồn 290 127 43,8<br />
Rung 243 01 0,4 ngày và ban đêm. Đối với thông số ánh sáng,<br />
Điện từ trường 93 0 0 giàn khoan số 03 có tỷ lệ vị trí không đạt là cao<br />
Bức xạ ion hóa 72 0 0 nhất (23,8%), tiếp đến là giàn số 07 (17,9%) và<br />
Kết quả khảo sát cho thấy có 40/347 vị trí giàn số 05 (14,8%). Tất cả các vị trí được quan<br />
được quan trắc, chiếm tỷ lệ 11,5% có độ chiếu trắc tại giàn khoan số 04 đều có độ chiếu sáng<br />
sáng không đạt theo quy định tại QCVN đảm bảo theo quy định của QCVN<br />
22:2016/BYT của Bộ Y tế(4). Tiếng ồn là thông số 22:2016/BYT(4). Kết quả quan trắc cho thấy tại<br />
vật lý có tỷ lệ mẫu không đạt cao nhất (chiếm giàn số 03, độ chiếu sáng dao động từ 110 Lux<br />
43,8%). Kết quả đo điện từ trường tần số công đến 528 Lux. Tương tự đối với giàn khoan số 07<br />
nghiệp và bức xạ ion hóa tại tất cả các giàn là 112 đến 438 Lux và giàn khoan số 05 là 131<br />
khoan đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép đến 889 Lux (Bảng 4).<br />
theo quy định của QCVN 25:2016/BYT và QCVN<br />
Bảng 4: Kết quả quan trắc các yếu tố vật lý theo từng giàn khoan<br />
Thông số quan trắc<br />
Điện từ<br />
Giàn khoan Ánh sáng Tiếng ồn Rung Bức xạ ion hóa<br />
trường<br />
(GK)<br />
Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không Tổng số Số mẫu không<br />
mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %) mẫu đạt (tỷ lệ %)<br />
GK 01 21 02 (9,5%) 19 03 (15,8%) 19 0 (0%) 09 09<br />
GK 02 26 01 (3,8%) 26 04 (15,4%) 19 0 (0%) 21 21<br />
GK 03 21 05 (23,8%) 21 06 (28,6%) 11 01 (9,1%) 10 08<br />
GK 04 32 0 (0%) 31 11 (35,5%) (-) (-) (-) (-)<br />
GK 05 88 13 (14,8%) 70 46 (65,7%) 73 0 (0%) 19 13<br />
GK 06 64 02 (3,1%) 62 25 (40,3%) 61 0 (0%) 22 13<br />
GK 07 95 17 (17,9%) 61 32 (52,5%) 60 0 (0%) 12 08<br />
(-): Không thực hiện quan trắc<br />
Tất cả giàn khoan được khảo sát đều có các cho phép về mức rung đứng ở tần số 63 Hz theo<br />
vị trí có cường độ tiếng ồn vượt giới hạn cho quy định của QCVN 27:2016/BYT(8).<br />
phép theo QCVN 24:2016/BYT(5). Kết quả quan Yếu tố bụi<br />
trắc cho thấy tỷ lệ vị trí không đạt thấp nhất là Kết quả khảo sát bụi tại 117 vị trí thuộc 07<br />
15,8% ở giàn khoan số 01 và cao nhất là 65,7% ở giàn khoan cho thấy tất cả vị trí đều trong mức<br />
giàn khoan số 05. giới hạn Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733:2002(3)<br />
Giàn khoan số 03 là giàn duy nhất có 1/11 vị cho phép.<br />
trí (trạm khí nén của boong trên) vượt tiêu chuẩn Kết quả quan trắc các yếu tố hóa học tại 07<br />
<br />
<br />
536 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
giàn khoan cho thấy có đến 50,5% số vị trí được Đối với các hơi khí NO2, NH3, SO2, H2S và<br />
khảo sát có nồng độ CO2 vượt Tiêu chuẩn vệ VOC, kết quả cho thấy tại các vị trí đo hoặc là<br />
sinh lao động cho phép theo trung bình 8 giờ không phát hiện hoặc phát hiện với nồng độ<br />
(900 mg/m3)(3). Kết quả đo cho thấy nồng độ O2 thấp, nằm trong ngưỡng giới hạn Tiêu chuẩn vệ<br />
trong không khí vùng làm việc đảm bảo cho sức sinh lao động cho phép(3). Tại tất cả vị trí quan<br />
khỏe người lao động (Bảng 5). trắc trên các giàn khoan đều có phát hiện hơi khí<br />
Bảng 5: Tổng hợp kết quả quan trắc các yếu tố hóa CO nhưng với nồng độ thấp, nằm trong ngưỡng<br />
học tại các giàn khoan giới hạn cho phép(3).<br />
Thông số Tổng số vị trí Số vị trí không đạt Tỷ lệ (%) Hầu hết các giàn khoan (06/07 giàn) thực<br />
CO2 91 46 50,5 hiện quan trắc đầy đủ các thông số hóa học cơ<br />
O2 106 0 0<br />
bản. Giàn khoan số 04 chỉ thực hiện quan trắc<br />
NO2 91 0 0<br />
khí O2, CO và hơi khí H2S. Tỷ lệ vị trí có nồng độ<br />
NH3 91 0 0<br />
SO2 91 0 0 CO2 trong không khí vượt Tiêu chuẩn vệ sinh<br />
H2S 106 0 0 cho phép tại các giàn khoan dao động từ 25,0%<br />
CO 102 0 0 (giàn khoan số 06 và 07) đến 88,2% (giàn khoan<br />
VOC 91 0 0 số 01) (Bảng 6).<br />
Bảng 6: Kết quả quan trắc các yếu tố hóa học theo từng giàn khoan<br />
Giàn khoan Tổng số mẫu không đạt/Tổng số mẫu quan trắc<br />
(GK) CO2 O2 NO2 NH3 SO2 H2S CO VOC<br />
GK 01 15/17 (88,2%) 0/17 0/17 0/17 0/17 0/17 0/17 0/17<br />
GK 02 09/15 (60,0%) 0/15 0/15 0/15 0/15 0/15 0/15 0/15<br />
GK 03 06/15 (40,0%) 0/15 0/15 0/15 0/15 0/15 0/15 0/15<br />
GK 04 (-) 0/15 (-) (-) (-) 0/15 0/11 (-)<br />
GK 05 10/20 (50,0%) 0/20 0/20 0/20 0/20 0/20 0/20 0/20<br />
GK 06 03/12 (25,0%) 0/12 0/12 0/12 0/12 0/12 0/12 0/12<br />
GK 07 03/12 (25,0%) 0/12 0/12 0/12 0/12 0/12 0/12 0/12<br />
(-): Không thực hiện quan trắc<br />
BÀN LUẬN độ ẩm và tốc độ gió theo quy định cho phép là<br />
Tại thời điểm quan trắc môi trường lao động, cao nhất vì thời điểm được quan trắc là vào mùa<br />
07/07 giàn khoan vẫn đang làm việc, hoạt động, mưa, có những đợt gió lớn, các vị trí làm việc<br />
sản xuất bình thường. Vì vậy kết quả quan trắc hầu hết lại ở ngoài trời, không được che chắn,<br />
được sẽ phản ánh chính xác về môi trường làm bảo vệ nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió biển<br />
việc của người lao động tại các giàn khoan dầu mang theo hơi nước thổi vào. Đối với các vị trí<br />
khí được khảo sát. làm việc nằm trong khu vực nhà ở và các vị trí<br />
làm việc trong không gian kín hầu hết có tốc độ<br />
Yếu tố vật lý<br />
gió nằm dưới ngưỡng cho phép là do các họng<br />
Theo quy định của QCVN 26:2016/BYT của cấp gió từ hệ thống điều hòa trung tâm thổi ra<br />
Bộ Y tế(7) thì giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi yếu, thổi không đều tới các vị trí làm việc, một số<br />
làm việc đối với độ ẩm là 40-80 Hr% và tốc độ<br />
họng gió bị bịt kín hoặc bị bám bụi bẩn.<br />
gió là 0,2-1,5 m/s. Nguyên nhân dẫn đến độ ẩm<br />
Chỉ tiêu bức xạ nhiệt được ghi nhận là không<br />
và tốc độ gió tại một số giàn khoan vượt giá trị<br />
đạt tiêu chuẩn quy định chỉ ở giàn khoan số 07,<br />
giới hạn cho phép là do đặc thù của ngành khai<br />
các vị trí này tập trung chủ yếu không khu vực<br />
thác dầu khí thường xuyên chịu tác động trực<br />
hầm máy kín, có các máy móc khi hoạt động làm<br />
tiếp từ khí hậu, thời tiết bất lợi trên biển. Giàn<br />
phát sinh nhiệt độ cao như máy phát điện, máy<br />
khoan số 05, 06 và 07 có tỷ lệ vị trí không đạt về<br />
nén khí, nồi hơi.<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 537<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br />
<br />
Trong 07 giàn khoan được quan trắc thì có trao đổi với không khí bên ngoài và bên trong<br />
06 giàn khoan có độ chiếu sáng không đạt theo phòng yếu đã dẫn đến tích tụ CO2 trong không<br />
quy định tại QCVN 22:2016/BYT của Bộ Y tế(4), khí vùng làm việc.<br />
với tỷ lệ không đạt tính chung tại các giàn Đối với khí O2 hiện chưa có tiêu chuẩn đánh<br />
khoan là 11,5%. Quá trình quan trắc ghi nhận giá cho môi trường lao động, vì vậy kết quả<br />
tại các vị trí này có hệ thống đèn chiếu sáng đánh giá trong nghiên cứu này dựa theo tài liệu<br />
phân bố chưa đều hoặc đèn được bố trí quá PGS.TS. Hoàng Văn Bính, theo tác giả thì tỷ lệ O2<br />
cao dẫn đến làm giảm cường độ chiếu sáng tới trong không khí sạch trung bình là 20,5%, tiêu<br />
các vị trí làm việc, bên cạnh đó một số bóng chuẩn vệ sinh phải đạt là 20% trong không khí<br />
đèn bị bám bẩn bị các dây chuyền thiết bị che nơi làm việc(10).<br />
khuất cũng là một trong những nguyên nhân Đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện môi<br />
phổ biến dẫn đến thiếu ánh sáng. trường lao động tại các giàn khoan<br />
Theo quy định của Quy chuẩn hiện hành thì Để đảm bảo nhiệt độ tại các vị trí nằm trong<br />
tại nơi làm việc, mức tiếng ồn được phép tiếp giới hạn cho phép thì đơn vị sử dụng lao động<br />
xúc tối đa là 65 dBA đối với các vị trí làm việc cần trang bị thêm quạt thổi tại các vị trí phòng<br />
trong văn phòng và tại nơi sản xuất là 85 dBA(5). làm việc kín có nhiệt độ cao để tăng cường sự<br />
Gần 50% vị trí được quan trắc tại các giàn khoan thông thoáng và trao đổi không khí nóng, bẩn<br />
có thông số tiếng ồn không đạt theo quy định với không khí sạch bên ngoài đồng thời làm<br />
cho phép, nguyên nhân là do các thiết bị máy giảm nhiệt độ trong không khí vùng làm việc.<br />
nén khí, máy bơm có công suất lớn kết hợp với Ngoài ra cần trang bị quần áo bảo hộ loại vải dễ<br />
các máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất khi bay mồ hôi và cung cấp nước uống tại chỗ cho<br />
hoạt động phát sinh tiếng ồn cộng hưởng cao; các vị trí công nhân sản xuất tại các vị trí có nhiệt<br />
một số vị trí làm việc có máy móc nằm trong độ cao để bù lượng nước, điện giải trong thời<br />
không gian nhỏ, kín. Với kết quả này thì đơn vị gian làm việc. Việc sắp xếp thời gian làm việc<br />
sử dụng lao động cần nhanh chóng có biện pháp hợp lý tại khu vực có nhiệt độ cao cũng cần được<br />
cải thiện môi trường làm việc cho người lao xem xét.<br />
động vì việc tiếp xúc với tiếng ồn với cường độ<br />
Đối với các vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp<br />
cao trong thời gian dài là nguy cơ dẫn đến giảm<br />
của gió biển thổi vào, khi làm việc nhân viên<br />
thính lực và có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp.<br />
xem xét che chắn hoặc ràng buộc các thiết bị,<br />
Theo báo cáo ghi nhận được thì gần như tất cả<br />
dụng cụ để giảm tác động của gió gây mất tập<br />
các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp trong<br />
trung hoặc hạn chế thao tác khi làm việc.<br />
ngành Dầu khí đều là bệnh điếc nghề nghiệp(11).<br />
Tại các vị trí có bức xạ nhiệt cao, đơn vị cần<br />
Yếu tố bụi<br />
có biện pháp che chắn, bao bọc các thiết bị khi<br />
Quá trình sản xuất và làm việc tại tất cả giàn hoạt động có phát sinh nhiệt độ cao; bên cạnh đó<br />
khoan được khảo sát không có nguồn bụi phát cần trang bị quần áo cách nhiệt cho nhân viên<br />
sinh vì vậy tại tất cả vị trí được quan trắc đều có khi làm việc tại các vị trí này trong thời gian dài;<br />
nồng bụi nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu cung cấp nước uống cho công nhân sản xuất tại<br />
chuẩn vệ sinh lao động 3733:2002(3). các vị trí này.<br />
Yếu tố hóa học Để khắc phục hệ thống chiếu sáng đảm bảo<br />
Một nửa số vị trí được quan trắc tại các khi làm việc, đơn vị sử dụng lao động cần trang<br />
giàn khoan có nồng độ CO2 vượt Tiêu chuẩn bị thêm đèn chiếu sáng và bố trí hợp lý hệ thống<br />
vệ sinh lao động cho phép. Nguyên nhân là do đèn tại các vị trí làm việc, đảm bảo không bị che<br />
các vị trí này nằm trong khu vực văn phòng khuất bởi các thiết bị khác. Bên cạnh đó cũng cần<br />
kín, tập trung đông người, lưu lượng gió để phải định kỳ vệ sinh, bảo trì và thay mới các<br />
<br />
<br />
538 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bóng đèn. các chế độ theo quy định của Luật An toàn, vệ<br />
Tại các khu vực sản xuất, phòng làm việc sinh lao động.<br />
tập trung đông người hoặc trong không gian KẾT LUẬN<br />
lạnh, kín có hiện tượng tích tụ khí CO2, để Độ ẩm và tốc độ gió là hai thông số vi khí<br />
khắc phục tình trạng này cần lắp đặt thêm hệ hậu có số vị trí được quan trắc không đạt theo<br />
thống quạt hút và tăng cường lưu lượng gió từ tiêu chuẩn cho phép chiếm tỷ lệ cao nhất (lần<br />
hệ thống lạnh trung tâm nhằm thổi đều tới các lượt là 21,2% và 22,4%). Gần một nửa số vị trí<br />
vị trí làm việc. được quan trắc (43,8%) có độ ồn vượt ngưỡng<br />
Việc tiếp xúc tiếng ồn với cường độ cao cho phép. Bên cạnh đó vẫn còn khoảng 10% vị<br />
trong thời gian dài là nguy cơ dẫn đến giảm trí có độ chiếu sáng thấp hơn so với quy định<br />
thính lực và có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp. của Bộ Y tế tại QCVN 22:2016/BYT. Một nửa số<br />
Chính vì vậy người sử dụng lao động cần vị trí có nồng độ CO2 trong không khí vượt quá<br />
thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động cho phép.<br />
mang nút tai hoặc chụp tai trong suốt thời gian<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
làm việc tại những khu vực có phát sinh tiếng ồn<br />
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016). Danh mục nghề,<br />
cao hoặc tiếp xúc mức ồn theo thời gian mà tiêu công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc,<br />
chuẩn qui định, thời gian còn lại trong ca sản độc hại, nguy hiểm. Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH<br />
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2019). Cần nghiên cứu sửa<br />
xuất chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ<br />
đổi, bổ sung một số chính sách đối với lao động trên biển ngành<br />
nhỏ hơn 80 dBA. Bên cạnh đó, các thiết bị có Dầu khí. URL: http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/ChiTiet.aspx?.<br />
phát sinh tiếng ồn cao cũng cần được định kỳ 3. Bộ Y tế (2002). Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05<br />
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Quyết định số<br />
bảo dưỡng, bôi trơn dầu nhớt để giảm bớt tiếng 3733/2002/QĐ-BYT.<br />
ồn khi hoạt động, đồng thời phải đảm bảo 4. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng –<br />
khoảng cách quy định từ nguồn phát sinh tiếng Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc. QCVN 22:2016/BYT.<br />
5. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức<br />
ồn đến vị trí người lao động làm việc. cho phép tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc. QCVN 24:2016/BYT.<br />
Nhân viên khi làm việc tại khu vực sản xuất 6. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường<br />
tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần<br />
có sử dụng hóa chất trên tàu cần phải được trang số công nghiệp tại nơi làm việc. QCVN 25:2016/BYT.<br />
bị khẩu trang chống hơi khí độc và dung môi 7. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá<br />
trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. QCVN 26:2016/BYT.<br />
hữu cơ trong suốt thời gian làm việc.<br />
8. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Mức<br />
Người sử dụng lao động phải duy trì khám rung cho phép tại nơi làm việc. QCVN 27:2016/BYT.<br />
sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên đặc 9. Bộ Y tế (2016). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bức xạ ion hóa –<br />
Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc. QCVN<br />
biệt chú ý khám phát hiện bệnh điếc nghề 29:2016/BYT.<br />
nghiệp cho nhân viên làm việc thường xuyên 10. Hoàng Văn Bính (2002). Độc chất học công nghiệp và dự phòng<br />
nhiễm độc. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, pp.196.<br />
tiếp xúc với mức ồn cao, bệnh nhiễm hóa chất<br />
11. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2019). Viện Khoa học an<br />
nghề nghiệp tại các bộ phận có sử dụng hóa chất toàn và vệ sinh lao động. Thực trạng an toàn vệ sinh lao động<br />
trong sản xuất; lập Hồ sơ vệ sinh lao động công trong ngành dầu khí. URL:<br />
http://vnniosh.vn/chitiet_ATVSLD/id/6185/Thuc-trang-<br />
ty theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định số ATVSLD-trong-nganh-Dau-khi.<br />
39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của<br />
Chính phủ hằng năm để quản lý công tác an Ngày nhận bài báo: 15/08/2019<br />
toàn vệ sinh lao động của đơn vị. Đơn vị có trách Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019<br />
nhiệm xem xét các khuyến nghị để cải thiện điều Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br />
kiện làm việc cho người lao động và giải quyết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 539<br />