NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
MỘT NĂM TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH 16/2015/NĐ-CP:<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC<br />
TS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG – Phó vụ trưởng - Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính)<br />
<br />
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập<br />
ban hành ngày 14/2/2015, được đánh giá là bước ngoặt lớn với nhiều đổi mới tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển. Sau hơn một năm thực thi Nghị định,<br />
bước đầu đã có một số chuyển biến nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết…<br />
Kết quả ban đầu và những vấn đề đặt ra<br />
Các nội dung đổi mới cơ bản của Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP đã tiếp cận việc tính giá cung cấp<br />
dịch vụ công theo nguyên tắc thị trường, tạo điều<br />
kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ<br />
thực sự trong việc tính toán các chi phí đầu vào,<br />
đầu ra, thu hồi chi phí để tái đầu tư, đảm bảo đời<br />
sống cho người lao động. Đặc biệt, các quy định<br />
còn giúp tiết kiệm chi NSNN thông qua việc giảm<br />
chi hỗ trợ mang tính bình quân, cào bằng cho tất cả<br />
các đơn vị sự nghiệp công lập, không gắn với kết<br />
quả hoạt động của đơn vị… Đồng thời, Nghị đinh<br />
16/2015/NĐ-CP cũng yêu cầu các đơn vị sự nghiệp<br />
công lập phải đổi mới cơ chế tổ chức, hoạt động,<br />
cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị cung cấp dịch<br />
vụ công ngoài công lập...<br />
Nhìn chung, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã khắc<br />
phục được những hạn chế của Nghị định 43/2006/<br />
NĐ-CP, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách<br />
nhiệm, thúc đẩy hoạt động của các đơn vị cung cấp<br />
sự nghiệp công theo hướng chất lượng, hiệu quả,<br />
nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ<br />
công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ dịch vụ<br />
công của xã hội. Tuy nhiên, sau một năm triển khai<br />
cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, kết quả mang<br />
lại vẫn chưa như kỳ vọng; Việc thực thi các nội dung<br />
mới của Nghị định vẫn chậm so với tiến độ và lộ<br />
trình đặt ra. Đến nay, về cơ bản các nội dung quy<br />
định mới vẫn đang dừng lại trên văn bản.<br />
Để những quy định mới của Nghị định 16/2015/<br />
NĐ-CP đi vào thực tiễn, phát huy được những đột<br />
phá cho các đơn vị sự nghiệp công lập cần nhìn<br />
nhận và phân tích một cách khách quan, khoa học,<br />
38<br />
<br />
từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp phù<br />
hợp. Ngay sau khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP được<br />
ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định<br />
số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 thông qua kế hoạch<br />
triển khai thực hiện. Trong đó, đặt ra yêu cầu trong<br />
quý III/2015 các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần<br />
trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể hóa<br />
Nghị định 16/NĐ-CP để thực hiện từ đầu năm<br />
2016. Cụ thể:<br />
Thứ nhất, Chính phủ giao các Bộ: Giáo dục và<br />
Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn<br />
hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền<br />
thông, Y tế, Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối<br />
hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan<br />
liên quan xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi,<br />
ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của<br />
đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực; Bộ<br />
Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các<br />
bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ<br />
ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của<br />
đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp<br />
kinh tế và sự nghiệp khác;<br />
Thứ hai, giao các bộ trình Thủ tướng Chính phủ<br />
ban hành Quyết định về danh mục dịch vụ sự<br />
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong<br />
từng lĩnh vực;<br />
Thứ ba, giao các bộ trình Thủ tướng Chính phủ<br />
ban hành Quyết định về quy hoạch mạng lưới các<br />
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ;<br />
Thứ tư, các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các<br />
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ<br />
phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ theo thẩm<br />
quyền được giao rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban<br />
hành mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016<br />
chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch<br />
vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị<br />
sự nghiệp công; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử<br />
phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự<br />
nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác<br />
về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự<br />
nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công lập được quy<br />
định tại Điều 4 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP. Tuy<br />
nhiên, tính đến cuối tháng 3/2016, trong 07 bộ được<br />
giao soạn thảo Nghị định cụ thể hóa Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP, mới có ba bộ trình Chính phủ dự<br />
thảo Nghị định (Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công<br />
nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường), chưa dự thảo<br />
Nghị định nào được ban hành do còn đang trong<br />
quá trình rà soát, thẩm định; Ba bộ đang ở khâu<br />
hoàn thiện dự thảo Nghị định và một bộ đang khảo<br />
sát thực tế để xây dựng Nghị định.<br />
Đối với quyết định phê duyệt danh mục dịch vụ<br />
sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thì chưa<br />
có quyết định nào được ban hành. Đối với kế hoạch<br />
ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch mạng<br />
lưới các đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2020,<br />
định hướng đến năm 2030, thì Thủ tướng Chính<br />
phủ mới ban hành được 02 quyết định phê duyệt<br />
quy hoạch mạng lưới các đơn vị thuộc Bộ Khoa học<br />
và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, còn lại quy<br />
hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp của hầu hết<br />
các bộ còn lại đều đang trong quá trình soạn thảo.<br />
Nguyên nhân chủ yếu của việc chậm trễ trên<br />
được xác định là do Nghị định 16/2015/NĐ-CP<br />
ban hành những quy định khung làm căn cứ để<br />
xây dựng, ban hành các quy định phù hợp với đặc<br />
thù hoạt động của các lĩnh vực chuyên ngành. Mặc<br />
dù vậy, nhiều bộ, ngành, cơ quan còn nhận thức<br />
chưa đầy đủ các quy định mới, lúng túng khi xây<br />
dựng các quy định để cụ thể hóa nội dung các quy<br />
định khung tại Nghị định. Nhiều cơ quan sao chép<br />
nguyên văn các nội dung quy định của Nghị định<br />
vào quy định của ngành nên các quy định này chưa<br />
gắn với đặc thù hoạt động của ngành.<br />
Nghị định 16/2015/NĐ-CP đưa ra lộ trình tính<br />
đủ chi phí trong giá cung cấp dịch vụ công, theo<br />
đó: đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí<br />
trực tiếp; đến năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương,<br />
chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; đến năm 2020<br />
tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí<br />
quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy<br />
vậy, do lâu nay vẫn được nhà nước hỗ trợ qua giá<br />
cung cấp dịch vụ công nên khi chuyển sang cơ chế<br />
mới yêu cầu tính đủ chi phí trong giá cung cấp dịch<br />
vụ, nên nhiều cơ quan nhà nước chưa sẵn sàng cho<br />
việc thực hiện lộ trình này. Hơn nữa, cũng cần có<br />
<br />
thời gian chuẩn bị tâm lý cho người dân về việc<br />
này nên thời điểm thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ<br />
công có chậm hơn tiến độ yêu cầu.<br />
Bên cạnh đó, hiện nay đang có sự hiểu chưa<br />
thống nhất về danh mục dịch vụ công sử dụng ngân<br />
sách nhà nước. Có ý kiến cho rằng, danh mục dịch<br />
vụ công sử dụng ngân sách nhà nước là toàn bộ các<br />
dịch vụ công mà do các đơn vị sự nghiệp công lập<br />
đang cung cấp hiện nay; ý kiến khác lại hiểu, danh<br />
mục dịch vụ công sử dụng ngân sách chỉ nên bao<br />
gồm những loại dịch vụ công được nhà nước xác<br />
định cần có chính sách hỗ trợ thông qua chính sách<br />
giá trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, còn có<br />
sự chưa thống nhất trong việc trình Thủ tướng ban<br />
hành các quy định về danh mục dịch vụ sự nghiệp<br />
công sử dụng ngân sách nhà nước của bộ, ngành<br />
hay của ngành, lĩnh vực. Mặt khác, vẫn còn sự e<br />
ngại trong chuyển đổi cơ chế hoạt động của các<br />
đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện cơ chế tự<br />
chủ, tự chịu trách nhiệm đặc biệt là tự chủ về tài<br />
chính. Theo cơ chế hiện hành thì nguồn tài chính<br />
đảm bảo hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập<br />
bao gồm nguồn từ NSNN và nguồn thu cung cấp<br />
dịch vụ công. Nguồn NSNN tuy không cao nhưng<br />
lại mang tính ổn định, đảm bảo thu nhập và tiền<br />
lương cho người lao động ít nhất bằng một lần so<br />
chế độ nhà nước quy định. Nếu chuyển sang thực<br />
hiện cơ chế tự chủ tài chính thì nguồn tài chính<br />
từ NSNN sẽ không còn, đơn vị sự nghiệp sẽ phải<br />
tự đảm bảo toàn bộ tiền lương và các chi phí hoạt<br />
động khác từ nguồn thu cung cấp dịch vụ công.<br />
<br />
Một số giải pháp khắc phục<br />
Từ thực trạng phân tích cho thấy, cần có những<br />
giải pháp giải quyết cơ bản và triệt để các vướng<br />
mắc nêu trên mới có thể đưa được Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP vào cuộc sống. Cụ thể, bài viết đề<br />
xuất một số giải pháp cơ bản như sau:<br />
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền,<br />
phổ biến và thống nhất nhận thức trong các cấp<br />
lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các đơn<br />
vị sự nghiệp công về những nội dung đổi mới của<br />
Nghị đinh 16/2015/NĐ-CP. Đồng thời, sớm cụ thể<br />
hóa các quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP<br />
vào từng bộ, ngành cụ thể chậm nhất đến cuối quý<br />
II/2016 phải trình Chính phủ ban hành các Nghị<br />
định hướng dẫn Nghị định 16/2015/NĐ-CP.<br />
Thứ hai, thống nhất nội dung hướng dẫn Nghị<br />
định 16/2015/NĐ-CP về danh mục các dịch vụ<br />
công sử dụng NSNN và phạm vi điều chỉnh của<br />
các văn bản này. Theo đó, cần thống nhất nhận<br />
định về danh mục các dịch vụ công sử dụng NSNN<br />
39<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
là những dịch vụ công tiếp tục được NSNN hỗ trợ.<br />
Danh mục này cần có phạm vi áp dụng thống nhất<br />
đối với ngành, lĩnh vực trong cùng một khoảng<br />
thời gian nhất định. Danh mục các dịch vụ công sử<br />
dụng NSNN của ngành, lĩnh vực cần phải được rà<br />
soát trên nguyên tắc từng bước tiến tới xóa bỏ sự<br />
bao cấp của NSNN qua giá cung cấp dịch vụ công.<br />
Theo đó, chỉ đưa vào danh mục này các sản phẩm<br />
dịch vụ công thiết yếu, những sản phẩm dịch vụ<br />
công Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ trong<br />
một thời gian nhất định. Nếu như đưa toàn bộ các<br />
dịch vụ công hiện nay đang được Nhà nước hỗ trợ<br />
vào danh mục này sẽ không phát huy được tinh<br />
thần đổi mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Để có<br />
thể đưa quy định này vào thực hiện từ đầu năm<br />
2017 thì chậm nhất danh mục này cần được xây<br />
dựng và ban hành trước cuối quý II/2016 (trước<br />
thời điểm xây dựng dự toán NSNN năm 2017).<br />
<br />
Nghị định 16/2015/NĐ-CP đưa ra lộ trình tính<br />
đủ chi phí trong giá cung cấp dịch vụ công,<br />
theo đó: đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền<br />
lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018 tính<br />
đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi<br />
phí quản lý.<br />
<br />
Thứ ba, về lâu dài, cần nghiên cứu thay việc<br />
ban hành danh mục dịch vụ công sử dụng NSNN<br />
sang việc ban hành danh mục các đối tượng được<br />
hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước trong sử dụng dịch<br />
vụ công. Theo đó, sẽ thay đổi cách hỗ trợ của Nhà<br />
nước thông qua sản phẩm dịch vụ công sang việc<br />
hỗ trợ cho đối tượng sử dụng dịch vụ công. Với<br />
cách này kinh phí của NSNN sẽ tới trực tiếp đối<br />
tượng cần hỗ trợ, các đối tượng này sẽ sử dụng<br />
kinh phí được hỗ trợ để mua dịch vụ công từ các<br />
nhà cung cấp; các đơn vị cung cấp dịch vụ công<br />
(không phân biệt công lập, ngoài công lập) sẽ phải<br />
cạnh tranh nâng cao chất lượng, hạ chi phí để thu<br />
hút khách hàng sử dụng dịch vụ.<br />
Thứ tư, thực tế cho thấy, sẽ có sự triển khai Nghị<br />
định 16/2015/NĐ-CP trái ngược nhau đối với 2 loại<br />
hình đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với những đơn<br />
vị sự nghiệp công lập lâu nay đã có tính năng động,<br />
có khả năng tự chủ cao, nhưng đang bị trói buộc<br />
bởi các cơ chế quản lý cũ thì Nghị định 16/2015/<br />
NĐ-CP sẽ là động lực mới, với những cơ chế cởi<br />
trói. Các đơn vị này sẽ chủ động triển khai và khẩn<br />
trương thực hiện các quy định theo Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP; Cùng với đó, đối với các đơn vị<br />
sự nghiệp công lập thiếu tính năng động, hoặc hoạt<br />
40<br />
<br />
động ở các khu vực không thuận lợi, còn phụ thuộc<br />
vào nguồn NSNN sẽ không sẵn sàng chuyển sang<br />
thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/<br />
NĐ-CP cũng cần phải nắm rõ. Qua đó, các cơ quan<br />
quản lý nắm rõ thực tế khi xây dựng kế hoạch và<br />
lộ trình chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập<br />
theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP phù hợp với thực<br />
tế. Ngoài ra, cần xác định việc triển khai Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP là cơ hội để tái cơ cấu, sắp xếp,<br />
thay đổi phương thức hỗ trợ của NSNN, chuyển<br />
từ hỗ trợ bình quân sang gắn với yêu cầu và kết<br />
quả sử dụng NSNN. Vì vậy, cần kiên quyết và bắt<br />
buộc thực hiện chuyển đổi đối với tất cả các đơn vị<br />
sự nghiệp công lập.<br />
Thứ năm, để tạo điều kiện cho các đơn vị sự<br />
nghiệp có căn cứ thực hiện đúng các quy định pháp<br />
luật trong giai đoạn chuyển đổi giữa cơ chế quản<br />
lý cũ sang thực hiện theo cơ chế mới (Bộ Tài chính<br />
đã có Công văn số 1931/BTC-HCSN ngày 3/02/2016<br />
hướng dẫn về nội dung này). Theo đó, trong khi<br />
chờ các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các<br />
văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đồng bộ<br />
cơ chế mới quy định tại Nghi định 16/2015/NĐ-CP,<br />
các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện<br />
theo các quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP<br />
cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới thay thế.<br />
Nâng cao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp<br />
công lập là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với<br />
yêu cầu thực tế. Thực hiện tốt chính sách này sẽ có<br />
tác động rất quan trọng trong việc tạo động lực và<br />
thúc đẩy sự phát triển của việc cung cấp sản phẩm<br />
dịch vụ công, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của dân<br />
cư. Nhưng để chính sách mới đi vào thực tiễn cần<br />
có sự quyết tâm rất lớn của các cấp chính quyền.<br />
Cách đây một năm sau khi ban hành, Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP đã được nhìn nhận như một bước<br />
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy và<br />
hành động trong việc thúc đẩy có chế tự chủ đối<br />
với đơn vị sự nghiệp công. <br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới<br />
cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa<br />
một số loại hình dịch vụ công”;<br />
2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự<br />
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài<br />
chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;<br />
3. ghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 04/02/2015 quy định cơ chế tự chủ<br />
N<br />
của đơn vị sự nghiệp công lập;<br />
4. Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 ban hành kế hoạch triển khai<br />
thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP;<br />
5. Công văn số 1931/BTC-HCSN ngày 3/02/2016 của Bộ Tài chính.<br />
<br />