See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/321178305<br />
<br />
MỘT PHÂN LOẠI CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA<br />
NAM 1<br />
Article · January 2017<br />
<br />
CITATIONS<br />
<br />
READS<br />
<br />
0<br />
<br />
27<br />
<br />
1 author:<br />
Bui The Cuong<br />
Vietnam Academy of Social Sciences<br />
37 PUBLICATIONS 200 CITATIONS <br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br />
<br />
Sociology in countries View project<br />
Civil Society Organizations as Supporters of Authoritarian Rule? A Cross-Regional Comparison (Algeria, Mozambique, Vietnam" (2013-2016)<br />
View project<br />
<br />
All content following this page was uploaded by Bui The Cuong on 21 November 2017.<br />
The user has requested enhancement of the downloaded file.<br />
<br />
MỘT PHÂN LOẠI CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU<br />
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM1<br />
Bùi Thế Cường2<br />
Tóm tắt<br />
Sau 1975, Việt Nam trải qua những biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội rất kịch tính, và điều này<br />
vẫn còn đang diễn ra mạnh mẽ. Bài viết đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung lưu<br />
dựa trên nghề, bao gồm sáu nhóm trung lưu, ba tầng trung lưu và hai kiểu trung lưu. Áp dụng<br />
khung phân loại đó, bài viết trình bày phân bố định lượng của các nhóm, tầng và kiểu bên<br />
trong các giai cấp trung lưu ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dựa trên nguồn số liệu khảo<br />
sát thực nghiệm và kết quả phân tích của Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển<br />
xã hội và quản lý phát triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (Mã<br />
số KX.02.20/11-15).<br />
Từ khóa: các giai cấp trung lưu, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Việt Nam.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Sau 1975, Việt Nam trải qua những biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội rất kịch tính, và<br />
điều này vẫn còn đang diễn biến mạnh. Bài viết đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung<br />
lưu dựa trên nghề ở Việt Nam. Rồi áp dụng khung phân loại đó xử lý bộ số liệu thực nghiệm<br />
thu thập ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giới thiệu một cơ cấu định lượng các giai cấp<br />
trung lưu ở vùng này.<br />
2. Nguồn dữ liệu<br />
Nguồn dữ liệu sử dụng là khảo sát thực hiện năm 2015 trong Đề tài cấp Nhà nước<br />
Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế<br />
trọng điểm phía Nam đến năm 2020 (KX.02.20/11-15) do Bộ Khoa học và công nghệ tài trợ.<br />
Dưới đây gọi tắt là khảo sát 2015.<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài in trong Tạp chí Xã hội học. Số 3(139)/2017. Trang 43-51. Hà Nội: Viện Xã hội học Viện Hàn<br />
lâm khoa học xã hội Việt Nam. Phiên bản này khác đôi chút với bản in do biên tập.<br />
<br />
2<br />
<br />
Giáo sư tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.<br />
1<br />
<br />
Hai khảo sát Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ năm 2010 chọn mẫu ngẫu nhiên phân<br />
tầng khu vực, theo hướng đại diện cho dân cư vùng Đông Nam Bộ hẹp (không có TPHCM) và<br />
cho dân cư TPHCM. Mẫu khảo sát thứ nhất 1.080 hộ gia đình sống tại 90 khu dân cư thuộc 30<br />
phường/ thị trấn/ xã vùng Đông Nam Bộ hẹp (không có TPHCM). Mẫu khảo sát thứ hai cũng<br />
1.080 hộ gia đình sống tại 90 khu dân cư thuộc 30 phường/ thị trấn/ xã ở TPHCM. Mỗi hộ<br />
trong danh sách phỏng vấn một người được gia đình xem là đại diện hộ (thường chủ hộ, nhưng<br />
không nhất thiết). Hai khảo sát 2010 thu thập dữ liệu ở thực địa vào tháng 3-5/2010 (Chi tiết<br />
chọn mẫu, xem: Trần Đan Tâm, 2010. Lê Thanh Sang, 2011).<br />
Khảo sát 2015 Đề tài KX.02.20/11-15 dựa trên danh sách địa bàn và hộ gia đình hai<br />
khảo sát 2010 nói trên, nhằm nghiên cứu lặp. Ngoài ra, chọn mẫu theo thủ tục tương tự cho<br />
tỉnh Long An và Tiền Giang để có 720 hộ gia đình tại 20 xã phường thị trấn thuộc hai tỉnh này.<br />
Tổng cộng, khảo sát 2015 cỡ mẫu 2.880 hộ gia đình sống tại 240 địa bàn (ấp, khu dân cư) tại<br />
80 xã phường thị trấn thuộc 8 tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong tổng mẫu,<br />
có 2.184 hộ mà đại diện hộ đang làm việc có đem lại thu nhập (chiếm 75,8% tổng số hộ điều<br />
tra). Trong số đó, có 1.041 hộ (bằng 47,7%) mà đại diện hộ được xếp vào nhóm trung lưu theo<br />
khung phân loại trình bày bên dưới. Đây là mẫu phân tích trong bài viết này.<br />
3. Đề xuất một phân loại các giai cấp trung lưu<br />
Khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về trung lưu trên thế giới có lịch sử<br />
lâu đời, đầy tranh cãi. Trong gần 20 năm qua, xuất hiện nhiều nghiên cứu về trung lưu ở Việt<br />
Nam. Chẳng hạn, thu thập chưa đầy đủ cho xấp xỉ 20 ấn phẩm trong thập niên 2010, gấp 3-4<br />
lần thập niên trước đó: Tống Văn Chung (2011), Van Nguyen-Marshall và cộng sự (2012), Le<br />
Kim Sa (2012, 2015), Nguyễn Đình Tấn (2013a, b, c, d), Nguyễn Cúc (2013), Trần Thị Minh<br />
Ngọc (2013, 2015), Bùi Đại Dũng (2014), Lê Kim Sa và Vũ Hoàng Đạt (2014), Catherine Earl<br />
(2014), Le Thu Huong (2015), Đoàn Minh Huấn và Trần Thị Minh Ngọc (2015), Bùi Thế<br />
Cường và cộng sự (2015), Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung (2015, 2016), Tô Duy Hợp và<br />
Trương Thị Thu Thủy (2016), Đỗ Thiên Kính (2017), Trịnh Duy Luân (2017).<br />
Do mục tiêu và khuôn khổ bài viết, nên ở đây không tổng quan về nghiên cứu chủ đề<br />
này ở Việt Nam. Bài viết cũng không ý định thảo luận về các tranh luận thuật ngữ, nên trong<br />
bài dùng cụm từ “các giai cấp trung lưu” như một khái niệm làm việc, có thể thay thế với thuật<br />
ngữ khác như giai tầng trung lưu, tầng lớp trung lưu, v.v.<br />
<br />
2<br />
<br />
Trong một cố gắng phân tích trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 nhóm<br />
nghiên cứu của tôi đề xuất một khung phân loại gồm 4 nhóm nghề nghiệp. Đó là: (1) Lãnh đạo,<br />
quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp trong khu vực Đảng,<br />
Nhà nước, đoàn thể; (2) Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân; (3) Chủ cơ sở kinh<br />
doanh hộ gia đình phi nông nghiệp; (4) Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại<br />
(Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú, Phạm Thị Dung, 2015).<br />
Trong một thử nghiệm phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Việt Nam, Koichi Fujita và tôi<br />
xây dựng một khung phân loại gồm 19 nhóm nghề (Bui, Cuong The and Koichi Fujita, 2016).<br />
Đó là: (1) Quản lý Nhà nước bậc siêu cao, (2) Chuyên môn bậc siêu cao, (3) Chủ sở hữu tư<br />
nhân phi nông nghiệp bậc siêu cao, (4) Nông dân bậc siêu cao, (5) Quản lý Nhà nước bậc cao,<br />
(6) Chuyên môn bậc cao, (7) Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc cao, (8) Nông dân bậc<br />
cao, (9) Quản lý Nhà nước bậc trung, (10) Chuyên môn bậc trung, (11) Chủ sở hữu tư nhân phi<br />
nông nghiệp bậc trung, (12) Nông dân bậc trung cao, (13) Quản lý Nhà nước bậc thấp, (14)<br />
Chuyên môn bậc thấp, (15) Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc thấp, (16) Nông dân bậc<br />
trung thấp, (17) Lao động (công nhân) có kỹ năng, (18) Lao động phi nông nghiệp giản đơn,<br />
(19) Nông dân bậc thấp.<br />
Khi phân tích số liệu khảo sát 2015, chúng tôi không đưa 4 nhóm trên cùng (siêu cao)<br />
vào khung phân tích, vì các hộ gia đình mà người đại diện thuộc 4 nhóm đó không rơi vào mẫu,<br />
nên không có ý nghĩa thống kê. Tìm hiểu 4 nhóm ấy cần những khảo sát riêng (so với khoa học<br />
xã hội, báo chí và dư luận đề cập đến các nhóm “siêu cao” nhiều và sinh động hơn hẳn).<br />
Dựa trên khung 19 nhóm nghề nêu trên, trong bài viết này, tôi đề xuất một khung phân<br />
loại các giai cấp trung lưu gồm 6 nhóm (Bảng 1).<br />
Sáu nhóm đó thực chất gồm ba nhóm vị thế kinh tế-xã hội: quản lý Nhà nước, chuyên<br />
môn, và chủ sở hữu tư nhân. Thuật ngữ “quản lý Nhà nước” ở đây gồm những người được xem<br />
là công chức hay viên chức có chức vụ quản lý trong bộ máy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp<br />
Nhà nước, đơn vị hành chính-sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức<br />
chính trị-xã hội-nghề nghiệp, và gồm cả những người tuy không ăn lương chính thức nhưng có<br />
chức vị trong hệ thống chính trị cơ sở và có nhận những khoản phụ cấp nhất định (cấp ủy,<br />
trưởng khu vực cư trú, tổ chức chính trị-xã hội ở cấp cơ sở).<br />
<br />
3<br />
<br />
Trong mỗi nhóm phân thành ba bậc: cao, trung, và thấp. Bậc của nhóm “Quản lý Nhà<br />
nước” dựa trên bậc hành chính: trên cấp trưởng phòng; tương đương cấp trưởng phòng; chức<br />
vị quản lý dưới cấp trưởng phòng. Bậc của nhóm “Chuyên môn” dựa trên học vấn: trên đại<br />
học; tương đương cao đẳng, đại học; dưới cao đẳng, đại học.<br />
Bậc của nhóm “Chủ sở hữu tư nhân” dựa trên ước tính tổng tài sản hộ gia đình (bất<br />
động sản để ở hay kinh doanh và mọi hình thái động sản như vốn lưu động, tiền mặt, trái phiếu,<br />
cổ phiếu). Ba bậc xếp theo tỷ lệ: 5% hộ bậc cao, 40% hộ bậc trung và 55% hộ bậc thấp, có ước<br />
tính tổng tài sản từ mức cao nhất đến thấp nhấp trong tổng số hộ thuộc nhóm “Chủ sở hữu tư<br />
nhân” (789 hộ). Tỷ lệ trên được ước lượng xấp xỉ theo tỷ lệ ba bậc trong nhóm “Quản lý Nhà<br />
nước, chuyên môn” (6,3%, 40,1% và 53,6%). Không thể phân chia bậc trong nhóm “Chủ sở<br />
hữu tư nhân” dựa trên phân chia bậc theo phân bố tài sản ở nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên<br />
môn”, vì trong nhóm này hầu như không có khuôn mẫu khác biệt về tài sản giữa ba bậc. Kết<br />
quả, “Chủ sở hữu tư nhân bậc cao” gồm 5% hộ có ước tính tổng tài sản cao nhất (lớn hơn<br />
7.910.000.000 VND). “Chủ sở hữu tư nhân bậc trung” gồm 40% hộ có ước tính tổng tài sản<br />
tiếp theo (lớn hơn 2.000.000.000 VND đến 7.910.000.000 VND). “Chủ sở hữu tư nhân bậc<br />
thấp” gồm 55% hộ còn lại có ước tính tổng tài sản bằng hoặc dưới 2.000.000.000 VND.<br />
Nếu muốn xác định nhóm “Chủ sở hữu tư nhân” dựa trên tiêu chí kinh tế thì nguồn số<br />
liệu gốc cung cấp cơ sở cho ba lựa chọn: tài sản, thu nhập và chi tiêu. Tác giả bài viết chọn<br />
biến số “ước tính tổng tài sản” vì qua phân tích thử, biến số ấy phản ánh khác biệt rõ nét hơn<br />
biến số thu nhập và chi tiêu. Về mặt lý thuyết kinh tế học chính trị, tài sản liên hệ mật thiết hơn<br />
với sở hữu “tư liệu sản xuất” hay “tư bản”, vốn là đặc trưng của “chủ sở hữu tư nhân”. Một số<br />
nhà xã hội học cũng thích dùng biến số “tài sản” hơn. Chẳng hạn, Anthony Giddens và cộng<br />
sự viết: “Một số học giả lập luận, tài sản, chứ không phải thu nhập, là chỉ báo thực cho giai cấp<br />
xã hội, vì nó ít nhạy cảm hơn với những dao động do thay đổi số giờ làm việc, sức khỏe, và<br />
những yếu tố khác, có thể ảnh hưởng đến thu nhập của một cá nhân trong năm đã cho” (Nguyên<br />
văn: “Some scholars argue that wealth, not income, is the real indicator of social class because<br />
it is less sensitive to fluctuations due to shifting work hours, health, and other factors that might<br />
affect one’s income in a given year”. Giddens, 2014: 165).<br />
Kết quả, có khung phân loại 6 nhóm trung lưu như sau:<br />
<br />
4<br />
<br />