Phạm Thị Hồng Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 3 - 8<br />
<br />
MỘT PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO ỔN ĐỊNH GÓC ROTOR MÁY PHÁT ĐIỆN<br />
SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI BỘ ỔN ĐỊNH CÔNG SUẤT(PSS)<br />
VÀ THIẾT BỊ BÙ NGANG TĨNH (SVC)<br />
Phạm Thị Hồng Anh*<br />
Trường Đại học Công nghệ Thông tin &Truyền thông – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự mất ổn định của hệ thống điện (HTĐ) thường do phụ tải của hệ thống thay đổi, công suất làm<br />
việc của máy phát cần thay đổi theo. Do có sụt áp trên điện kháng trong, điện áp đầu cực máy phát<br />
bị biến thiên, lệch khỏi trị số định mức. Nếu không có biện pháp điều chỉnh, độ lệch sẽ rất đáng kể<br />
ảnh hưởng đến chất lượng điện năng.<br />
Để đảm bảo cho hệ thống làm việc tốt thì cần phải loại bỏ được hoặc làm suy giảm tới mức tối<br />
thiểu những nhiễu loạn trên hệ thống. Mất ổn định góc rotor máy phát điện đã được xem như là<br />
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến một số sự cố tan rã HTĐ gần đây. Đứng trên quan<br />
điểm phòng ngừa sự cố mất ổn định góc rotor máy phát điện, cần phải nâng cao hệ thống điều<br />
khiển bằng cách lắp đặt thêm các thiết bị cản hay thêm các mô men cản khi có dao động công suất<br />
như: các thiết bị ổn định công suất ở các máy phát điện (power system stabilizers-PSS) hoặc các<br />
thiết bị bù thông minh (Flexible AC Transmission Systems-FACTS)… Bài báo đề xuất sử dụng<br />
đồng thời bộ ổn định công suất (PSS) và thiết bị bù ngang SVC cho mục đích này.<br />
Từ khóa: PSS, SVC, ổn định hệ thống điện, PSS/E, máy phát điện<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Các hệ thống điện (HTĐ) nói chung và HTĐ<br />
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách<br />
thức như: sự tăng lên quá nhanh của nhu cầu<br />
phụ tải, cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên như<br />
than đá, dầu mỏ… (kể cả tiềm năng về nguồn<br />
thủy điện). Tất cả các yếu tố này làm cho<br />
HTĐ ngày càng trở lên rộng lớn về qui mô,<br />
khó khăn trong quản lý, vận hành và phối hợp<br />
điều khiển. Chính vì vậy mà một số HTĐ có thể<br />
đang được vận hành gần với giới hạn ổn định.<br />
HTĐ trở lên “nhạy cảm” với các sự cố có thể<br />
xảy ra và có thể dẫn đến mất ổn định. Trong<br />
đó có rất nhiều sự cố liên quan trực tiếp đến<br />
hiện tượng mất ổn định góc rotor máy phát<br />
điện. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về<br />
nâng cao ổn định HTĐ là một nhu cầu cấp<br />
thiết đối với HTĐ nói chung và HTĐ Việt<br />
Nam nói riêng [1], [2], [3].<br />
Sự cố mất ổn định góc rotor máy phát điện đã<br />
được xem như là một trong những nguyên<br />
nhân chính dẫn đến một số sự cố tan rã HTĐ<br />
gần đây. Đứng trên quan điểm phòng ngừa sự<br />
cố mất ổn định góc rotor máy phát điện, cần<br />
phải nâng cao hệ thống điều khiển bằng cách<br />
*<br />
<br />
Tel: 0985 504561, Email: honganhtnvn@gmail.com<br />
<br />
lắp đặt thêm các thiết bị cản hay thêm các mô<br />
men cản khi có dao động công suất như: các<br />
thiết bị ổn định công suất ở các máy phát điện<br />
(power system stabilizers-PSS) hoặc các thiết<br />
bị bù thông minh (Flexible AC Transmission<br />
Systems-FACTS)…Trong đó thiết bị PSS,<br />
SVC đã được chứng minh là có tác dụng rất<br />
lớn trong việc nâng cao ổn định góc rotor.<br />
Trong thực tế, HTĐ thường là rộng lớn, với<br />
nhiều đường dây liên lạc trong khi số lượng<br />
các thiết bị điều khiển thì thường hạn chế về<br />
số lượng vì lý do kinh tế và kỹ thuật, do đó<br />
một vấn đề đặt ra là phải lựa chọn thiết bị tối<br />
ưu để nâng cao ổn định. Do vậy, bài báo đề<br />
cập đến vấn đề sử dụng đồng thời bộ ổn định<br />
công suất PSS và thiết bị bù ngang tĩnh SVC<br />
nhằm nâng cao khả năng ổn định góc rotor<br />
máy phát điện.<br />
ỔN ĐỊNH QUÁ ĐỘ GÓC ROTO<br />
<br />
Hình 1: Góc rotor phản ứng với một nhiễu loạn<br />
thoáng qua<br />
<br />
3<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Ổn định góc rotor IEEE/CIGR: liên quan đến<br />
khả năng của các máy phát điện (MPĐ) đồng<br />
bộ trong một HTĐ liên kết vẫn còn giữ được<br />
sự đồng bộ hóa sau khi trải qua các kích động<br />
có thể xảy ra trong HTĐ. Nó liên quan đến<br />
khả năng duy trì, phục hồi sự cân bằng giữa<br />
mô men điện từ và mô men cơ khí của mỗi<br />
máy phát điện đồng bộ trong HTĐ. Sự mất ổn<br />
định có thể xảy ra khi có sự tăng lên của góc<br />
rotor của một số MPĐ dẫn đến sự mất đồng<br />
bộ hóa so với các MPĐ khác trong HTĐ. Ổn<br />
định góc có thể được phân loại thành 2 loại:<br />
ổn định góc với nhiễu loạn nhỏ (small signal<br />
stability), và ổn định góc khi quá độ (transient<br />
stability).<br />
THIẾT BỊ ỔN ĐỊNH CÔNG SUẤT –<br />
POWER SYSTEM STABILIZER (PSS)<br />
Mô hình thiết bị<br />
<br />
Hình 2: Sơ đồ điển hình về hệ thống kích từ<br />
<br />
Mô hình ví dụ về PSS được Kundur mô tả như<br />
hình vẽ.<br />
<br />
99(11): 3 - 8<br />
<br />
không thay đổi. Không có nó những thay đổi<br />
ổn định về tốc độ sẽ dẫn đến thay đổi điện áp<br />
đầu cuối.<br />
- Khối khuếch đại ổn định (stabilizer gain 3)<br />
KSTAB để khuếch đại tín hiệu, và xác định<br />
giá trị của các momen cản được đưa vào bởi<br />
hệ thống kích từ chính. Lý tưởng khối khuếch<br />
đại thiết lập tại một giá trị tương ứng với giá<br />
trị cản lớn nhất.<br />
Sử dụng PSS để nâng cao ổn định<br />
Chức năng của thiết bị PSS là thêm momen<br />
cản để giảm dao động của rotor máy phát<br />
điện. Điều này đạt được bằng cách điều chỉnh<br />
kích thích máy phát điện để cải thiện một<br />
thành phần của mô- men điện đồng pha với<br />
độ lệch tốc độ rotor. Tốc độ trục rotor, tích<br />
phân công suất và tần số cuối một trong các<br />
tín hiệu đầu vào thường được sử dụng để đưa<br />
vào PSS.<br />
THIẾT BỊ SVC<br />
SVC là thiết bị bù ngang dùng để tiêu thụ<br />
công suất phản kháng có thể điều chỉnh bằng<br />
cách tăng hay giảm góc mở của thyristor,<br />
được tổ hợp từ hai thành phần cơ bản:<br />
- Thành phần cảm kháng để tác động về mặt<br />
công suất phản kháng (có thể phát hay tiêu<br />
thụ công suất phản kháng tùy theo chế độ<br />
vận hành).<br />
- Thành phần điều khiển bao gồm các thiết bị<br />
điện tử như thyristor hoặc tri ác có cực điều<br />
khiển, hệ thống điều khiển góc mở dùng các<br />
bộ vi điều khiển như 8051, PIC 16f877,<br />
VAR...<br />
<br />
Hình 3: Sơ đồ một hệ thống kích từ đơn giản với<br />
thiết bị AVR và PSS<br />
<br />
Trong đó PSS gồm 3 khối sau:<br />
- Khối bù pha (phase compensation 5): cung<br />
cấp đặc tính sớm pha tương thích để bù sự trễ<br />
pha giữa đầu vào bộ kích từ và mô men điện<br />
từ máy phát (khe hở không khí).<br />
- Khối lọc cao tần (signal washout 4) với hằng<br />
số thời gian TW đủ lớn để cho phép tín hiệu<br />
ghép nối với dao động trong bộ lọc cao tần<br />
4<br />
<br />
Hình 4: Sơ đồ nguyên lý của thiết bị SVC<br />
<br />
Sử dụng SVC cho phép nâng cao khả năng tải<br />
của đường dây một cách đáng kể mà không<br />
cần dùng đến những phương tiện điều khiển<br />
đặc biệt và phức tạp trong vận hành. Các chức<br />
năng chính của SVC bao gồm:<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Điều khiển điện áp tại nút có đặt SVC có thể<br />
cố định giá trị điện áp.<br />
- Điều khiển trào lưu công suất phản kháng<br />
tại nút được bù.<br />
- Giới hạn thời gian và cường độ quá điện<br />
áp khi xảy ra sự cố (mất tải, ngắn mạch...)<br />
trong HTĐ.<br />
- Tăng cường tính ổn định của HTĐ<br />
- Giảm sự dao động công suất khi xảy ra sự<br />
cố trong HTĐ như ngắn mạch, mất tải đột<br />
ngột... Ngoài ra, SVC còn có các chức năng<br />
phụ đem lại hiệu quả khá tốt trong quá trình<br />
vận hành HTĐ như:<br />
- Làm giảm nguy cơ sụt áp trong ổn định tĩnh<br />
- Tăng cường khả năng truyền tải của đường dây<br />
- Giảm góc làm việc δ làm tăng cường khả<br />
năng vận hành của đường dây<br />
- Giảm tổn thất công suất ra và điện năng.<br />
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN<br />
Để mô phỏng ứng dụng của PSS và SVC<br />
trong việc nâng cao ổn định góc rotor với ổn<br />
định quá độ, trong phần này tác giả giới thiệu<br />
mô hình hệ thống điện chuẩn theo Kundur<br />
như hình 5.<br />
Trong mô hình này, hệ thống ba pha 50 Hz,<br />
230 kV chỉ thể hiện một pha như hình vẽ, bao<br />
gồm 4 máy phát điện có công suất 900MVA<br />
và điện áp 20kV, được chia thành hai hệ<br />
thống điện con nối với nhau thông qua đường<br />
dây tải điện kép có chiều dài 220km.<br />
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ĐỘNG HTĐ<br />
Qua tính toán và phân tích quá trình ổn định<br />
góc rotor cho HTĐ chuẩn theo IEEE. Chương<br />
trình PSS/E [6] được dùng để mô phỏng động<br />
hệ thống điện. Các thông số của HTĐ chuẩn<br />
Kundur bao gồm các thông số trào lưu công<br />
suất, thông số động của các MPĐ cũng như<br />
hệ thống kích từ, điện áp tại thanh cái cũng<br />
được mô phỏng.<br />
Như đã phân tích ổn định quá độ ta thấy<br />
nguyên nhân chính của mất ổn định góc roror<br />
máy phát điện liên quan trực tiếp đến hiện<br />
tượng thiếu mô men cản dao động trong<br />
HTĐ, và dao động công suất. Vì vậy, để giảm<br />
nguy cơ mất ổn định thì cần phải có thêm các<br />
thiết bị cung cấp mô men cản dao động và<br />
<br />
99(11): 3 - 8<br />
<br />
thiết bị chống dao động công suất vào HTĐ.<br />
Ở đây ta xét đồng thời ảnh hưởng của thiết bị<br />
PSS và SVC trên hệ thống điện nghiên cứu.<br />
Mô hình PSS được lấy bởi model STAB1<br />
trong thư viện của PSS/E với các thông số<br />
điển hình và mô hình SVC được lấy bởi<br />
model tụ điện tĩnh CSTATT trong thư viện<br />
PSS/E.<br />
<br />
Hình 5: Mô hình hệ thống<br />
<br />
Hệ thống điện khi chưa có thiết bị PSS và SVC<br />
Tại thời điểm t=1s thì xảy ra ngắn mạch trên<br />
đường dây 8-9 mạch 2, sau đó 0,3s thì đường<br />
dây bị cắt ra. Kết quả là góc rotor của các<br />
máy phát điện thay đổi và do đó điện áp tại<br />
thanh góp 8 của hệ thống và công suất trên<br />
đường dây cũng dao động. Hình vẽ mô phỏng<br />
cho ta thấy rõ sự thay đổi của góc rotor các<br />
máy phát điện, điện áp trên thanh góp 8 và<br />
dòng công suất trên đường dây 7-8, 8-9 mạch<br />
1 khi có sự cố ngắn mạch trên đường dây 8-9<br />
mạch 2. Theo đó ta thấy, tín hiệu góc của<br />
máy phát G1 và G2 có hình dáng giống nhau,<br />
góc rotor là ổn định ở hai chu kỳ đầu tiên,<br />
nhưng dao động và trở nên bất ổn định sau<br />
hai chu kỳ là kết quả của các biên độ dao<br />
động ngày càng tăng và trạng thái cuối cùng<br />
là tăng tốc và mất ổn định hoàn toàn. Tương<br />
tự như vậy là góc rotor của máy phát G3 và<br />
G4 có hình dạng giống nhau, góc rotor là ổn<br />
định ở hai chu kỳ đầu tiên, nhưng sau hai chu<br />
kỳ các biên độ dao động ngày càng tăng và<br />
trạng thái cuối cùng là mất ổn định hoàn toàn,<br />
góc rotor lúc này giảm thấp.<br />
Điện áp tại thanh góp 8, khi xảy ra ngắn mạch<br />
giảm từ 0,98 (pu) xuống 0,2 (pu), sau khi cắt<br />
ngắn mạch giá trị điện áp tại đây tăng lên và<br />
ổn định ở hai chu kỳ đầu tiên, nhưng sau đó<br />
dao động với biên độ ngày càng tăng với giá<br />
trị lớn nhất là 1,8(pu) và tần số dao động nhỏ.<br />
Sự mất ổn định ở góc rotor máy phát làm cho<br />
công suất trên đường dây cũng dao động,<br />
5<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
được thể hiện trên hình 8, 9; giá trị công suất<br />
trên 2 đường dây này trước khi xảy ra ngắn<br />
mạch là 200 MVA, khi ngắn mạch xảy ra<br />
công suất giảm về không. Sau khoảng thời<br />
gian 0,3s (cắt ngắn mạch), lúc này công suất<br />
nhảy vọt: công suất trên đường dây 7-8 nhảy<br />
vọt lên giá trị khoảng 275 MVA, và dao động<br />
với biên độ lớn nhất là 325 MVA, dao động<br />
tăng dần và mất ổn định<br />
Như vậy, giá trị góc rotor máy phát điện, điện<br />
áp và công suất trên đường dây đều dao động<br />
với biên độ ngày càng tăng, và kết quả cuối<br />
cùng là mất ổn định hoàn toàn.<br />
Mô phỏng động trước và sau khi sử dụng<br />
thiết bị PSS, và SVC.<br />
Chương trình PSS/E được dùng để mô phỏng<br />
đáp ứng đồng thời của hệ thống khi không<br />
trang bị và có trang bị PSS,SVC với giả thiết<br />
sự cố ngắn mạch 3 pha trên đường dây 8-9<br />
mạch 2. Sự dao động của tham số giảm và tắt<br />
dần sau khi xảy ra sự cố chứng tỏ tác dụng<br />
cản dao động của thiết bị PSS/SVC. Góc rotor<br />
máy phát G1, G2, G3, G4 dao động trong 2<br />
chu kỳ đầu tiên sau đó dần trở nên ổn định, và<br />
đạt đến giá trị đồng bộ sau khoảng 10 giây.<br />
Nếu so sánh sự ổn định của hệ thống khi<br />
không có PSS/SVC và khi có PSS/SVC, thì<br />
các hình 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 chỉ ra rằng: khi<br />
chưa có PSS/SVC, thì góc rotor máy phát<br />
điện, điện áp trên thanh góp và dòng công<br />
suất trên đường dây 7-8, 8-9 mạch 1 (basecase: đường màu đỏ) dao động khá lớn và<br />
trạng thái cuối cùng là mất ổn định hoàn toàn.<br />
Khi có PSS/SVC thì dao động tắt nhanh hơn<br />
và nhanh chóng đạt tới giá trị ổn định sau<br />
khoảng 5s.<br />
<br />
99(11): 3 - 8<br />
<br />
Hình 7: Góc rotor máy phát G2 trong hai trường<br />
hợp không và có sử dụng PSS/SVC<br />
<br />
Hình 8: Góc rotor máy phát G3 trong hai trường<br />
hợp không và có PSS/SVC<br />
<br />
Hình 9: Điện áp trên thanh góp 8 khi không và có<br />
sử dụng PSS/SVC<br />
<br />
Hình 10: Công suất trên đường dây 7-8 mạch 1<br />
khi không và có sử dụng PSS/SVC<br />
<br />
Hình 6: Góc rotor máy phát G1 trong hai trường<br />
hợp không và có sử dụng PSS/SVC<br />
<br />
6<br />
<br />
Hình 11: Công suất trên đường dây 8-9 mạch 1<br />
khi không và có sử dụng PSS/SVC<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Để làm rõ thêm tác dụng của hai thiết bị<br />
PSS/SVC thì ta xét ba trường hợp, khi không<br />
có PSS/SVC (đường màu xanh nước biển),<br />
khi chỉ có PSS (đường màu xanh lá cây) và<br />
khi có cả PSS/SVC (đường màu đỏ). Từ hình<br />
vẽ ta thấy rằng khi dùng đồng thời PSS và<br />
SVC (đường màu đỏ) có hiệu quả cao hơn<br />
trong việc nâng cao ổn định quá độ. Trong<br />
hình vẽ 12, 13 đã chứng tỏ hiệu quả của PSS<br />
và SVC trong việc cản dao động góc rotor và<br />
công suất truyền tải giữa hai hệ thống con.<br />
Trong trường hợp cơ bản dao động nhiều hơn<br />
và nhanh chóng mất ổn định, và khi có PSS<br />
thì dao động ít hơn và nhanh chóng đến trạng<br />
thái ổn định với giá trị xấp xỉ giá trị ban đầu<br />
khi chưa xảy ra ngắn mạch, đặc biệt khi thêm<br />
SVC thì dao động tắt nhanh hơn và giá trị<br />
điện áp đạt giá trị tốt hơn (bằng giá trị điện áp<br />
khi chưa xảy ra ngắn mạch) hay nói cách<br />
khác là hệ thống điện an toàn hơn.<br />
<br />
99(11): 3 - 8<br />
<br />
nghiên cứu tính toán, thiết kế cũng như vận<br />
hành hệ thống điện. Đặc biệt là khi chúng ta<br />
đầu tư lắp đặt đồng thời thiết bị PSS, SVC sẽ<br />
cho hiệu quả tốt trong việc nâng cao ổn định<br />
hệ thống điện.<br />
<br />
Hình 13: Điện áp tại thanh góp 8 trong các<br />
trường hợp không có PSS/SVC, khi chỉ có PSS, và<br />
khi có cả PSS/SVC<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hình 12: Công suất trên đường dây 8-9 mạch 1<br />
trong các trường hợp không có PSS/SVC, khi chỉ<br />
có PSS, và khi có PSS/SVC<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý<br />
làm việc, các mô hình cũng như lợi ích của<br />
việc sử dụng đồng thời PSS và SVC. Các kết<br />
quả mô phỏng sử dụng phần mềm PSS/E là<br />
công cụ dùng để tính toán, chứng minh hiệu<br />
quả của thiết bị PSS, SVC trong việc nâng<br />
cao ổn định góc rotor máy phát điện. Các kết<br />
quả này sẽ giúp ích rất lớn trong công tác<br />
<br />
[1].Prabha Kundur, Power System Stability and<br />
Control. New York: McGraw-Hill, 1994.<br />
[2].Carson. W. Taylor, Power System Voltage<br />
Stability. New York: McGraw-Hill, 1994.<br />
[3].Sami Repo, "On-Line Voltage Stability<br />
Assessment of Power System – An Approach of<br />
Black-Box Modelling," Doctoral thesis at<br />
Tampere University of Technology, available at<br />
[4].Brant Eldridge, "August 2003 Blackout<br />
Review," available at website:<br />
http://www.indiec.com/Meeting%20Schedule/200<br />
4/IEC%20Program%20Agenda%202004.html.<br />
[5]."2003 North America Blackout," available at<br />
website:<br />
http://www.answers.com/topic/2003North-america-blackout.<br />
[6]. Đại học Điện lực Hà Nội (2007), Áp dụng<br />
PSS/ADEAPT 5.0 trong lưới điện phân phối.<br />
[7]. Binns, D.F (1986), Economics of electrical<br />
power engineering, Electricial logic power Ltd.,<br />
PO Box 14, Manchester M16<br />
7QA.<br />
<br />
7<br />
<br />