Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MỘT PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ĐO NHIỆT ĐỘ<br />
SẢN PHẨM CHÁY TRONG ĐỘNG CƠ TÊN LỬA<br />
Mai Văn Tú*, Mai Khánh, Đặng Văn Hùng, Phạm Quang Minh<br />
Tóm tắt: Trong quá trình động cơ tên lửa nhiên liệu rắn làm việc, các biến đổi<br />
hóa - lý trong pha rắn dưới tác động của dòng nhiệt từ pha khí làm ảnh hưởng đến<br />
tốc độ cháy của liều nhiên liệu. Để xác định được dòng nhiệt từ pha khí truyền vào<br />
pha rắn cần phải xác định được nhiệt độ sản phẩm cháy trong buồng đốt động cơ.<br />
Bài báo trình bày một phương pháp đo nhiệt độ sản phẩm cháy trong buồng đốt<br />
động cơ tên lửa nhiên liệu rắn bằng cặp nhiệt loại S được thiết kế chế tạo theo cấu<br />
trúc hở (không có lớp vỏ bảo vệ) để tăng thời gian đáp ứng cho hệ thống đo.<br />
Từ khóa: Động cơ tên lửa (ĐTR), Nhiên liệu rắn, Nhiệt độ, Sản phẩm cháy (SPC).<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghiên cứu quá trình cháy của nhiên liệu rắn đồng thể trong động cơ tên lửa [1, 2, 4, 5, 6]<br />
với mô hình nhiệt quá trình cháy một chiều của nhiên liệu được minh họa trên hình 1 [5] đã<br />
chỉ ra: Tốc độ cháy của nhiên liệu không chỉ phụ thuộc vào giá trị của các tham số nhiệt độ<br />
ban đầu của nhiên liệu T0, áp suất p và tốc độ chuyển động w của dòng sản phẩm cháy trong<br />
buồng đốt mà còn phụ thuộc vào khối lượng nhiên liệu đã phân rã và khối lượng nhiên liệu<br />
đã tham gia vào phản ứng hóa học trong pha rắn do tác dụng bởi trường nhiệt độ T trong<br />
vùng nhiên liệu bị nung nóng từ nhiệt độ ban đầu T0 đến nhiệt độ trên bề mặt cháy TS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nhiệt quá trình cháy của nhiên liệu rắn trong buồng đốt ĐTR.<br />
Ảnh hưởng của trường nhiệt độ đến tốc độ phản ứng hóa học của nhiên liệu trong pha<br />
rắn được thể hiện qua hệ số tốc độ phản ứng K(T) được xác định theo quy luật Arrhenius<br />
dưới dạng [4]:<br />
E<br />
<br />
K( T ) k0 .e khi T Tp<br />
R0T<br />
(1.1)<br />
<br />
0 khi T Tp<br />
trong đó: E - năng lượng hoạt hoá; R0 - hằng số khí tổng quát; k0 - hằng số; T - nhiệt độ của<br />
nhiên liệu trong vùng bị nung nóng; TP - nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng hóa học trong<br />
pha rắn nhiên liệu.<br />
Trường nhiệt độ T trong vùng nhiên liệu bị nung nóng phụ thuộc vào cường độ dòng<br />
nhiệt q từ pha khí truyền vào pha rắn và được xác định theo công thức Newton [2]:<br />
q α( TG TS ) (1.2)<br />
trong đó: - hệ số trao đổi nhiệt tổng hợp; TG - nhiệt độ sản phẩm cháy trong pha khí;<br />
TS - nhiệt độ trên bề mặt cháy nhiên liệu.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 21<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Theo (1.2), để xác định được cường độ dòng nhiệt q từ pha khí cần phải xác định được<br />
các thông số: hệ số trao đổi nhiệt tổng hợp nhiệt , nhiệt độ sản phẩm cháy trong pha khí<br />
TG và nhiệt độ trên bề mặt cháy nhiên liệu TS.<br />
Động cơ sử dụng liều phóng liên hợp rắn hai thành phần hình 2 gồm: thỏi nhiên liệu<br />
hỗn hợp (vị trí 1) có thể cháy ổn định ở áp suất thấp [3] và thỏi nhiên liệu hữu cơ RSI-12M<br />
(vị trí 2). Trong thời gian động cơ làm việc thỏi nhiên liệu hỗn hợp cháy liên tục tạo ra<br />
nguồn nhiệt ổn định duy trì thỏi nhiên liệu hữu cơ RSI-12M cháy ổn định trong buồng đốt<br />
động cơ. Kết quả thực nghiệm [3] cho thấy thỏi nhiên liệu hữu cơ RSI-12M cháy ổn định<br />
trong điều kiện áp suất trong buồng đốt động cơ nhỏ hơn áp suất giới hạn. Điều đó cho<br />
thấy, sự tác động của dòng nhiệt từ sản phẩm cháy là yếu tố cơ bản quyết định đến quá<br />
trình cháy của thỏi nhiên liệu RSI-12M. Các số liệu thực nghiệm về tốc độ cháy của nhiên<br />
liệu RSI-12M trong [3] có sai khác nhiều so với các kết quả đã nghiên cứu trong [1, 2, 4].<br />
Vì vậy, để lý giải và xác định được chính xác hơn quy luật tốc độ cháy của thỏi nhiên liệu<br />
hữu cơ RSI-12M trong mô hình động cơ sử dụng liều phóng liên hợp hai thành phần trên<br />
đây cần thiết phải nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của dòng nhiệt từ SPC đến các quá<br />
trình nhiệt - lí - hóa trong pha rắn của nhiên liệu RSI-12M trong buồng đốt động cơ.<br />
Bài báo này giới thiệu một phương pháp thực nghiệm đo nhiệt độ sản phẩm cháy TG<br />
trong buồng đốt động cơ nhiên liệu rắn sử dụng liều phóng liên hợp hai thành phần (hình<br />
2). Số liệu thực nghiệm là một trong các thông số đầu vào để nghiên cứu khảo sát sự ảnh<br />
hưởng của trường nhiệt độ trong pha rắn đến quy luật tốc độ cháy của nhiên liệu RSI-12M<br />
trong mô hình động cơ tên lửa sử dụng liều phóng liên hợp rắn hai thành phần.<br />
2. XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN ĐO<br />
2.1. Cơ sở khoa học<br />
Động cơ sử dụng liều phóng liên hợp rắn hai thành phần như hình 2 là mô hình động cơ<br />
mới đang được nghiên cứu với một số thông số nhiệt động được tính toán hiệu chỉnh sơ bộ<br />
trên cơ sở các kết quả thực nghiệm trong [3] là:<br />
- Áp suất làm việc, bar: 5 đến 15;<br />
- Thời gian làm việc, giây: 8 đến 10;<br />
- Nhiệt độ sản phẩm cháy, 0C: 1000 đến 1750.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1- Thỏi nhiên liệu hỗn hợp; 2- Thỏi nhiên liệu hữu cơ RSI-12M; 3- Vị trí gắn cặp nhiệt;<br />
4- Khối loa phụt.<br />
Hình 2. Động cơ sử dụng liều phóng liên hợp rắn hai thành phần.<br />
Nhiệt độ là đại lượng chỉ có thể đo gián tiếp trên cơ sở tính chất của vật phụ thuộc nhiệt<br />
độ, có nhiều nguyên lý cảm biến khác nhau để chế tạo cảm biến nhiệt độ như: nhiệt điện<br />
trở, cặp nhiệt ngẫu, phương pháp quang dựa trên phân bố phổ bức xạ nhiệt, phương pháp<br />
dựa trên sự giãn nở của vật rắn, lỏng, khí hoặc dựa trên tốc độ âm [8]…Về nguyên lý và<br />
phương tiện đo nhiệt độ nói chung là những vấn đề kinh điển đã được nhiều tài liệu đề cập<br />
và sản phẩm đã được thương mại hóa với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, với đối tượng đo là<br />
nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ nhiên liệu rắn có nhiệt độ cao (từ 1000 oC đến 1750<br />
o<br />
C) và tốc độ thay đổi nhanh do thời gian làm việc của động cơ ngắn (từ 8 giây đến 10<br />
giây) thì không thể sử dụng phương pháp đo không tiếp xúc mà cần thiết phải có phương<br />
tiện đo nhiệt độ chuyên dụng.<br />
<br />
<br />
22 M.V. Tú, M. Khánh, Đ.V. Hùng, P.Q. Minh, “Một phương pháp thực nghiệm… tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Để đảm bảo kết quả đo được chính xác cần thiết phải thiết kế chế tạo được cảm biến<br />
nhiệt đảm bảo các điều kiện sau:<br />
- Dải đo: đến 1750 oC;<br />
- Thời gian đáp ứng: ≈ 1 giây.<br />
2.2. Thiết kế chế tạo cặp nhiệt đo nhiệt độ SPC<br />
Các cảm biến cặp nhiệt có thời gian đáp ứng dài hay ngắn phụ thuộc vào cấu tạo của<br />
chúng. Một số mô hình cảm biến cặp nhiệt được sử dụng hiện nay là:<br />
Trong trường hợp 1: Để đo nhiệt độ các đối tượng có nhiệt độ thay đổi chậm người ta<br />
thường dùng các cảm biến cặp nhiệt có lớp vỏ bảo vệ để cảm biến không bị hỏng trong môi<br />
trường đo như: cảm biến cặp nhiệt hình 3.a có thời gian đáp ứng từ 1 phút đến 10 phút; cảm<br />
biến cặp nhiệt hình 3.b có thời gian đáp ứng từ 15 giây đến 45 giây. Các cảm biến này không<br />
phù hợp với đối tượng đo là nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ nói trên.<br />
Trong trường hợp 2: Để đo nhiệt độ các đối tượng có nhiệt độ thay đổi nhanh thì phải sử<br />
dụng cảm biến cặp nhiệt không có lớp vỏ bảo vệ như hình 3.c với thời gian đáp ứng đạt 1s<br />
đến 3s. Đây là mô hình kết cấu cảm biến cặp nhiệt được nhóm tác giả lựa chọn để thiết kế<br />
cặp nhiệt đo nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ sử dụng liều phóng liên hợp trên đây.<br />
<br />
<br />
<br />
a) b) c)<br />
Hình 3. Cấu tạo cảm biến cặp nhiệt có đáp ứng thời gian khác nhau.<br />
Do nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ rất cao từ 1000 oC đến 1750 oC nên theo [8]<br />
nhóm tác giả lựa chọn cảm biến cặp nhiệt kiểu S được chế tạo từ vật liệu Platinum -10%<br />
Rhodium (+) và Platinum (-) có dải đo nhiệt độ từ 0 C đến 1750 C. Theo [8] biểu thức<br />
liên hệ giữa nhiệt độ và sức điện động của cặp nhiệt loại S được tính theo (2.1).<br />
T a0 a1 x a2 x 2 a3 x 3 ... an x n (2.1)<br />
o<br />
Trong đó: T- nhiệt độ ( C); a - hệ số đa thức của cặp nhiệt loại S được cho trong bảng<br />
1; x - Sức điện động của cặp nhiệt (mV); n - Bậc cực đại của đa thức (phụ thuộc vào độ<br />
chính xác của cặp nhiệt).<br />
Bảng1. Hệ số đa thức a của cặp nhiệt S.<br />
Hệ số a a0 a1 a2 a3 a4<br />
4 4 3 1<br />
Cặp nhiệt S 5,333875.10 -1,235892.10 1,092657.10 -4,265693.10 6,247205.10-1<br />
Các dây Platinum -10% Rhodium (+) và Platinum (-) sử dụng để<br />
chế tạo cặp nhiệt loại S có đường kính dây 0,51 mm và được hàn với<br />
nhau băng hồ quang theo phương pháp Slavianoff [7].<br />
2.3. Xây dựng và đồng bộ hệ thống đo<br />
Cặp nhiệt S sau khi chế tạo được ghép nối đồng bộ với thiết bị đo<br />
đa năng DEWE-4000 thông qua module DAQP-THERM (hình 4).<br />
Module DAQP-THERM sẽ thực hiện tuyến tính hóa cặp nhiệt S theo<br />
biểu thức (2.1), kết quả đo được hiển thị và lưu giữ trên phần mềm<br />
DasyLab 11.0 của thiết bị DEWE-4000.<br />
Ngoài ra để đảm bảo an toàn trong quá trình thí nghiệm máy đo<br />
phải đặt cách xa trung tâm thử nghiệm (tối thiểu là 100 mét) nên dây<br />
dẫn phải nối dài ra. Như vậy, điện trở dây nối dài sẽ tăng lên đáng kể.<br />
Hình 4. Module<br />
Vì vật liệu làm cặp nhiệt có điện trở suất khá lớn và giá thành cũng<br />
DAQP-THERM.<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 23<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
khá đắt nên nhóm tác giả đã sử dụng một loại vật liệu rẻ tiền và có điện trở suất thấp để<br />
làm dây nối dài. Việc này làm phát sinh điện áp nhiệt điện phụ tải tại các điểm nối. Để giải<br />
quyết vấn đề này nhóm tác giả sử dụng cặp dây bù để khử sự thay đổi nhiệt độ tại các<br />
điểm trung gian trên dây dẫn từ trung tâm thử nghiệm đến vị trí máy đo [8].<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả đo nhiệt độ SPC<br />
Sơ đồ và thiết bị đo trong thử nghiệm theo [3];<br />
Khi thử nghiệm đo nhiệt độ SPC cặp nhiệt S được lắp vào động cơ tại vị trí 3 (hình 2)<br />
và trong thực tế (hình 5.a). Kết quả đo nhiệt độ sản phẩm cháy và áp suất động cơ sử dụng<br />
liều phóng liên hợp hai thành phần (hình 5.b).<br />
Cặp nhiệt<br />
loại S<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Cặp nhiệt S được lắp vào động cơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Kết quả đo nhiệt độ sản phẩm cháy và áp suất động cơ<br />
Hình 5. Thực nghiệm đo nhiệt độ SPC trong buồng đốt<br />
động cơ sử dụng liều phóng liên hợp rắn hai thành phần.<br />
3.2. Thảo luận<br />
Quan sát đồ thị nhiệt độ SPC và đồ thị áp suất làm việc của động cơ nhận thấy tại thời<br />
điểm 23 giây trên trục thời gian áp suất làm việc của động cơ đạt giá trị cực đại là 12,5 bar<br />
thì nhiệt độ SPC cũng đạt giá trị cực đại là 1243 oC. Điều này phù hợp với quy luật nhiệt<br />
động của động cơ. Kết quả thực nghiệm cho thấy tốc độ đáp ứng của hệ thống đo nhiệt độ<br />
sử dụng cặp nhiệt S được chế tạo theo phương pháp không có vỏ bọc đảm bảo các yêu cầu<br />
đo nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ đã đặt ra.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ những kết quả nghiên cứu và thực nghiệm trên có thể rút ra được một số kết luận sau:<br />
<br />
<br />
<br />
24 M.V. Tú, M. Khánh, Đ.V. Hùng, P.Q. Minh, “Một phương pháp thực nghiệm… tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Bằng cách lựa chọn cặp nhiệt phù hợp được chế tạo theo phương pháp không có vỏ<br />
bọc (hở đầu) có thể đo được nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ nhiên liệu rắn có giá trị<br />
lớn và tốc độ thay đổi nhiệt độ nhanh.<br />
- Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên việc nghiên cứu thực nghiệm đo nhiệt độ<br />
SPC mới chỉ được tiến hành trên một động cơ nhưng kết quả đo đã phản ánh đúng quy luật<br />
nhiệt độ SPC trong buồng đốt động cơ và quy luật nhiệt động của động cơ. Kết quả nghiên<br />
cứu có tính ứng dụng và thực tiễn cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu chuyên sâu nhằm<br />
tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo các loại động<br />
cơ tên lửa nhiên liệu rắn.<br />
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Nhiệm vụ cấp Bộ Quốc phòng: Nghiên<br />
cứu, thiết kế, chế tạo động cơ hành trình dùng thuốc phóng keo RSI-12M.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ngô Văn Giao, “Tính chất thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa”, Học viện Kỹ thuật<br />
quân sự (2005).<br />
[2]. Phạm Thế Phiệt, “Lý thuyết động cơ tên lửa,” Học viện KTQS (1995).<br />
[3]. Mai Văn Tú, Mai Khánh, Bùi Duy Nam, Nguyễn Ngọc Lân, “Một vài kết quả thực<br />
nghiệm kéo dài thời gian cháy của nhiên liệu rắn trong động cơ tên lửa”, TC Nghiên<br />
cứu KHCNQS, số 36 (2015), tr.40-45.<br />
[4]. Đặng Hồng Triển, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, “Nghiên cứu xác định quy luật tốc độ<br />
cháy của nhiên liệu rắn tên lửa trên cơ sở đo đặc tuyến làm việc của động cơ mẫu”<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (2009).<br />
[5]. Р.Е. Соркину, “Газотермодинамика ракетных двигателей на твердом<br />
топливе”, Наука. Москва (1967).<br />
[6]. Я.Б.Зельдович, О.И.Лейпунский, В.Б.Лбрович, “Теория нестационарного<br />
горения пороха”, Наука. Москва (1975).<br />
[7]. Nataiguor Premchand Mahalik, “Mechatronics”, McGraw Hill, Boston, pp.322-343,<br />
(2004).<br />
[8]. E.O. Doebelin, “Measurement systems”, McGraw-Hill Pub. Com. N Y, 1993.<br />
[9]. By P.A.Kinzie, “Thermocouple temperature measurement”, pag. 277.<br />
ABSTRACT<br />
AN EXPERIMENTAL METHOD OF MEASURING COMBUSTION PRODUCT<br />
TEMPERATURE IN SOLID-PROPELLANT ROCKET MOTOR<br />
During the working process of solid-propellant rocket motor, the physical and<br />
chemical modifications in the solid phase under the action of heat flow from the gas<br />
phase affect the burning rate of solid-propellant dose. To determine the heat flow<br />
from the gas phase to the solid phase, we must determine combustion product<br />
temperature in the motor combustion chamber. This article presents a method of<br />
measuring combustion product temperature in solid-propellant rocket motor with<br />
the type S thermocouple designed and manufactured according to the open structure<br />
(without coating) to increase the response time of the measurement system.<br />
Keywords: Rocket motor, Solid-propellant, Temperature, Combustion products (SPC).<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 7 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 22 tháng 10 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa, Viện KH-CN quân sự;<br />
*<br />
Email: maivantu0101@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 25<br />