Một số bất cập trong quy định về thừa kế của Bộ Luật Dân sự 2015
lượt xem 12
download
Trong phạm vi bài viết này, phân tích những bất cập trong quy định về thừa kế của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về thừa kế. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số bất cập trong quy định về thừa kế của Bộ Luật Dân sự 2015
- MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Lê Thị Minh Mẫn, Nguyễn Thị Phương Thu, Bùi Võ Thảo Vy, Nguyễn Phạm Trường Vinh* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: ‚Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa thế được pháp luật bảo hộ‛. Bảo hộ quyền thừa kế tức là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân hay chỉ khi có quyền sở hữu tư nhân thì mới có quyền thừa kế. Thừa kế và để lại thừa kế là một quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Đây là quyền thể hiện tính chất tự do ý chí, tự do định đoạt của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích những bất cập trong quy định về thừa kế của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về thừa kế. Từ khóa: Quyền thừa kế, thừa kế, thời hiệu, điều kiện, pháp luật. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, BLDS đóng vai trò rất quan trọng. Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Trong giao lưu dân sự, vấn đề thừa kế càng có ý nghĩa quan trọng hơn hết, đặc biệt đối với nền kinh tế hiện ngày càng phát triển thì tài sản của thành viên trong xã hội cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị của nó. Trong thừa kế có hai loại thừa kế đặc trưng là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Dù là hình thức thừa kế là gì thì việc xác định khối tài di sản và vấn đề phân chia di sản luôn là yếu tố pháp lý hết sức quan trọng. Chính điều này, BLDS năm 2015 đã có một chương riêng để quy định về thừa kế. Tuy nhiên, có những quy định rõ ràng, có những quy định chưa rõ ràng làm cho việc thừa kế trở nên bất cập và khó xử lý trong những tình huống thực tế. 2 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ 2.1 Về điều kiện thừa kế thế vị Hiện nay, BLDS năm 2015 chưa nêu rõ khái niệm thừa về kế thế vị. Tuy nhiên, Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: ‚Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được 1561
- hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống‛. Theo đó, thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông, bà nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế [4]. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 của BLDS 2015 thì những người sau đây không có quyền được hưởng di sản thừa kế: ‚Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản‛. Như vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có ‚phần được hưởng nếu còn sống‛ để cho người khác hưởng thế vị. Với những gì vừa nêu trên thì cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản [11]. Cụ thể: ông A có vợ là B và hai con là C và D. C có hai con là E và F . Tuy nhiên, khi A còn sống thì C lại ngược đãi, hành hạ A và bị kết án theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 và không có quyền được hưởng thừa kế và kéo theo là con của C là E và F cũng không được thừa kế thế vị dù cho E và F hoàn toàn đầy đủ năng lực và điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị. Vậy để bảo vệ quyền lợi của cháu khi cháu hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng thừa kế. Nhóm tác giả cho rằng, pháp luật nên cho họ được hưởng thừa kế thế vị mặc dù cha, mẹ họ có rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. Để bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu và chắt, nhóm tác giả có đề xuất như sau: BLDS cần quy định rõ trường hợp cháu và chắt vẫn được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu và chắt khi sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. Trừ trường hợp cả cháu và chắt đều vi phạm một trong các quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. 2.2 Về trường hợp thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: ‚Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này‛. Như vậy tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế của nhau hay không là dựa vào quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau thì không được hưởng thừa kế của nhau. Một thực tế đó là khi có các tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế thì việc đánh giá liệu giữa những chủ thể này có quan hệ chăm sóc, nuôi sưỡng hay không tùy thuộc vào người giải quyết, từng trường hợp, phong tục tập quán mỗi nơi, sự phụ thuộc 1562
- giữa con riêng, bố dượng, mẹ kế với nhau,… theo đó, có nhiều cách giải quyết khác nhau chẳng hạn như có trường hợp sẽ cho hưởng thừa kế, có trường hợp trích công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cho họ, có trường hợp không cho hưởng thừa kế vì giữa họ không được xem là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con [4]. Để xác định thế nào là có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con mẹ con thì pháp luật chưa có cơ sở tiêu chí để xác định thế nào là quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng mẹ kế. Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều có thể được xem như là cha con, mẹ con để được hưởng thừa kế không. Thời gian mức độ nuôi dưỡng chăm sóc thế nào thì đáp ứng được đủ điều kiện được hưởng thừa kế của nhau. Bên cạnh đó, xét đến quan hệ nuôi dưỡng không nhất thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau. Bởi trên thực tế nhiều trường hợp người con riêng ở xa nhưng vẫn chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ kế chu đáo tận tâm.Vậy họ có được coi là quan hệ nuôi dưỡng chăm sóc không. Từ những bất cập nêu trên, để áp dụng chế định ‚quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế‛, chúng ta cần phải chứng minh sự tồn tại ‚quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con‛ giữa cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con khi giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… Hay nói cách khác, pháp luật cần ghi nhận các tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ với cha, mẹ đẻ. Đồng thời, cũng cần quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không nhất thiết phải dựa trên cơ sở cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà, bởi vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa (như đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện được tình cảm yêu thương lẫn nhau và có những hành động giúp đỡ cha dượng, mẹ kế bằng cách gửi tiền cũng như các vật chất khác. Do đó, việc xác định thế nào là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con theo tác giả không nên chỉ phụ thuộc vào nơi cư trú của các thành viên trong gia đình. 2.3 Về hình thức di chúc Tại Điều 624 BLDS năm 2015 có nêu: ‚Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết‛; tại Điều 627 BLDS năm 2015 quy định về hình thức của di chúc bao gồm hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Mỗi hình thức của di chúc đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được xem là hợp pháp. Trong đó, theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 BLDS năm 2015, và di chúc miệng chỉ được xem là hợp pháp nếu đáp ứng những điều kiện về hình thức sau đây: ‚Nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm 1563
- chỉ của người làm chứng‛. Theo nhóm tác giả, người trong trường hợp tính mạng đang nguy hiểm thì được lập di chúc miệng (căn cứ Khoản 1 Điều 629 BLDS năm 2015) mà phải đáp ứng các điều kiện nêu trên để hình thành được di chúc hợp pháp thì quá khó khăn. Bởi lẽ, trong trường hợp tính mạng bị đe dọa ở địa điểm mà người làm chứng không có đủ điều kiện để ghi chép, ký tên hoặc điểm chỉ ngay lập tức và tiến hành thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc trong thời hạn 05 ngày làm việc… Cụ thể như: A, B và C cùng nhau đi du lịch trên một chiếc thuyền ở ngoài xa, bất ngờ một cơn bão lớn ập đến và chiếc thuyền bị sóng đánh mạnh, chìm thuyền. Trong ranh giới giữa cái chết và sự sống, A chỉ kịp nói với B và C rằng sau khi chết tài sản sẽ để lại cho D. Trường hợp này B và C hoàn toàn chứng kiến và nghe được toàn bộ ý chí đó của A, nhưng khi đó trong tình trạng cấp bách và trên biển lớn, B và C không thể tìm thấy được phương tiện ghi chép, và nếu B và C không trở về kịp trong vòng 5 ngày ngày thì cũng không thực hiện được việc công chứng hoặc chứng thực di chúc nếu có điều kiện ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ thì di chúc này không có giá trị pháp lý vì theo quy định về hình thức di chúc miệng như trên, di chúc miệng của A không đảm bảo về mặt hình thức dù cho có thỏa mãn tất cả các điều kiện còn lại như năng lực hành vi, nội dung di chúc theo quy định. Điều này gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền định đoạt tài sản của cá nhân, là một quyền quan trọng của chủ sở hữu tài sản. theo quan điểm của nhóm tác giả, pháp luật cần quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn mà những người làm chứng có thể ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và công chức hoặc chứng thực di chúc trong những trường hợp đặc biệt, không đủ điều kiện để thực hiện theo đúng thời hạn thông thường là kể từ thời điểm những người làm chứng có đủ điều kiện thực hiện. Như vậy, pháp luật cần điều chỉnh lại thời hạn những người làm chứng có thể ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và công chứng hoặc chứng thực di chúc trong những trường hợp đặc biệt. Nếu không đủ điều kiện để thực hiện đúng theo thời hạn thông thường, người làm chứng phải chứng minh được họ rơi vào tình trạng không có đủ điều kiện thực hiện hai điều kiện trên đảm bảo theo thời hạn quy định thông thường[1]. Nhóm tác giả hoàn toàn đồng ý với kiến nghị này bởi lẽ, điều này sẽ góp phần nâng cao mức độ đảm bảo quyền định đoạt tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân và nguyên tắc ưu tiên thực hiện thừa kế theo di chúc trong pháp luật về thừa kế. 2.4 Về trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Điều 644 BLDS năm 2015 quy định: ‚Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng thừa kế di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015. Thứ nhất, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Thứ hai, con đã thành niên mà không có khả năng lao động‛. Điều luật chỉ quy định mức tối thiểu mà những người đương nhiên được hưởng thừa kế mà không quy định mức tối đa được hưởng là bao nhiêu. Quy định này có thể dẫn đến người đương nhiên được hưởng thừa kế nhiều hơn người thừa kế. Giả sử, ông A không có con, chỉ có một người cháu. Ông A kết hôn với bà B nhưng mục đích hôn nhân không đạt được. 1564
- Ông A xin ly hôn. Trong khi Tòa đang giải quyết việc ly hôn thì ông A viết di chúc cho toàn bộ tài sản riêng của mình cho người cháu. Ông A chết. Theo quy định tại Điều 655 BLDS năm 2015 thì bà B vẫn được hưởng thừa kế của ông A và theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 thì bà B (là vợ) được hưởng ít nhất là 2/3 suất của người thừa kế, tức là 2/3 của toàn bộ di sản của ông A – của một suất thừa kế. Như vậy, bà B được hưởng 2/3 di sản của ông A và cháu của ông A chỉ được 1/3 khối di sản mà lẽ ra theo ý chí của ông A thì được hưởng toàn bộ. Nếu điều luật quy định mức độ tối đa hoặc quy định không được nhiều hơn một suất thừa kế thực tế được hưởng thì mới phù hợp [10]. Theo nhóm tác giả, pháp luật cần đưa ra quy định đối với người đương nhiên được hưởng thừa kế tối đa được hưởng bao nhiêu để đảm bảo công bằng cho người được hưởng thừa kế theo di chúc. Tránh trường hợp người đương nhiên được hưởng thừa kế nhiều hơn người thừa kế. 2.5 Về điều kiện từ chối nhận di sản Theo Điều 645 BLDS năm 2015 quy định: ‚Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác‛. Pháp luật về thừa kế qua các thời kỳ đều quy định điều kiện để từ chối nhận di sản đó là người thừa kế không được từ chối nhận di sản nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ về mặt tài sản của mình. Bởi lẽ, quyền thừa kế là một quyền tài sản, có thể đem lại cho người thừa kế những lợi ích nhất định từ việc nhận di sản thừa kế. Việc người thừa kế từ chối nhận di sản tức là từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của mình có thể xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể thứ ba mà người thừa kế đang có nghĩa vụ về mặt tài sản. Việc thực hiện từ chối quyền sở hữu như vậy đã vi phạm Khoản 2 Điều 160 BLDS năm 2015 về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu chủ: ‚Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác‛. Chính vì thế, pháp luật dân sự không cho phép người thừa kế được từ chối nhận di sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình và điều này hoàn toàn hợp lý. Liên quan đến yêu cầu này, một vấn đề cần lưu ý thêm là thuật ngữ ‚nghĩa vụ tài sản của mình‛ cần phải được hiểu đúng. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được hiểu bao gồm cả nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng BLDS năm 2015, tinh thần chung của quy định này là không bao gồm nghĩa vụ tài sản do người chết để lại mà chỉ đề cập đến nghĩa vụ riêng của người thừa kế. So sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng nhìn chung pháp luật các nước đều cho phép người thừa kế từ chối nhận di sản. Mặt khác vẫn bảo vệ quyền lợi của chủ nợ đối với người thừa kế. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cho phép chủ nợ có quyền yêu cầu hủy bỏ việc từ chối nhận di sản và yêu cầu Tòa án cho phép mình thay thế người thừa kế để nhận phần di sản. Phần tài sản còn dư sau thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ sẽ được trả lại cho con cháu của người thừa kế hoặc những người thừa kế khác tùy theo từng trường hợp. BLDS Quebec cho phép chủ nợ của người thừa kế từ chối nhận di sản trong thời hạn một năm được quyền yêu cầu Tòa án không công nhận việc từ chối này và cho phép họ nhận phần di sản thay cho người thừa kế có nghĩa vụ với họ. BLDS Pháp cũng quy định tương tự BLDS Quebec, tức là cũng cho phép chủ nợ yêu cầu Tòa án chấp nhận cho thay thế người thừa kế để nhận phần di sản để thực hiện nghĩa vụ 1565
- đối với mình. Ở Tây Ban Nha, nếu việc từ chối nhận di sản gây thiệt hại cho những người có quyền thì những người có quyền có thể yêu cầu Tòa án cho phép họ chấp nhận di sản trên danh nghĩa của người từ chối nhận di sản [6,Tr.88,89]. So với quy định hiện hành ngày nay, theo nhóm tác giả, BLDS năm 2015 cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn bao gồm nghĩa vụ tài sản do người chết để lại mà chỉ đề cập đến nghĩa vụ riêng của người thừa kế, để đảm bảo quyền lợi và việc thực hiện nghĩa vụ của những người có liên quan, bên cạnh đó pháp luật cần phải có những quy định cụ thể hơn về việc xử lý khối di sản trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản để tránh xảy ra trường hợp tranh chấp liên quan đến khối di sản mà người thừa kế từ chối nhận di sản đó. 2.6 Về thừa kế quyền sử dụng đất Một trong những điều điều kiện về thừa kế quyền sử dụng đất là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (Sửa đổi, bổ sung 2018), được quy định cụ thể trong điều Điều 101 Luật Đất đai 2013, bên cạnh đó luật cũng có quy định thông thoáng để bảo vệ quyền lợi của những người chưa có giấy chứng nhận đất, Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 quy định: hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp hoặc đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai,… thì vẫn đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù, có quy định là vậy nhưng trên thực tế việc để thừa kế loại đất này phải trải qua các thủ tục hành chính tương đối phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất, năng lực,... của những cơ quan hành chính liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [2]. Theo đó, qua khảo sát trực tiếp, thực địa tại huyện Đà Bắc và Lương Sơn và khảo sát gián tiếp đối với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cho thấy: Việc thực hiện thủ thụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, thủ tục thu hồi, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Kể từ tháng 1/2016, Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đi vào hoạt động, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tập trung về một mối nhưng cho đến nay, tốc độ giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn chậm. Nguyên nhân xuất phát những hạn chế, vướng mắc chung của đơn vị cơ quan quan các tỉnh thành trên là do thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị làm việc,... Một mặt, việc chuyển hồ sơ từ huyện lên tỉnh và ngược lại mất nhiều thời gian, thực tế có nhiều hồ sơ quá thời hiệu xử lý gây ra nhiều tình trạng trì trệ, ứ đọng, khiến cho việc thực hiện thủ tục giữa Phòng Tài nguyên - Môi trường với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố bị kéo dài thời gian. Bên cạnh đó. Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được thường xuyên, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mất nhiều thời gian đo đạc, xác minh bổ sung hồ sơ do công tác rà soát, xác định nguồn gốc lịch sử đất, đo đạc đối với đất nông - lâm trường thực hiện còn chậm, chất lượng chưa cao dẫn đến có những sai sót khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính từ thực trạng này đã khiến cho việc cập nhật thông tin liên quan đến hồ sơ về đất đai bị trì trệ, không cung cấp được những thông tin cần thiết,… khiến cho quyền lợi của những người có liên quan bị ảnh hưởng nặng nề [12]. 1566
- Từ bất cập nói trên chúng ta cần phải công nghệ hóa quá trình quản lý đất đai ở một phần mềm chuyên dụng để phát huy tốt hiệu quả quản lý của Nhà nước về đất đai trong việc lưu trữ, quản lý hồ sơ về thửa đất cũng như cập nhật được nhanh những biến động về thửa đất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để việc xác định người thừa kế và di sản thừa kế thuận lợi hơn. 3 KẾT LUẬN Quyền thừa kế không những là quyền dân sự của cá nhân mà là quyền con người, cho nên Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho cá nhân thực hiện quyền thừa kế của mình một cách tốt nhất. Ở những nội dung trên đã phản ánh lên những bất cập, thực trạng về chế định thừa kế trong BLDS 2015 cũng như một số quan điểm, kiến nghị của nhóm tác giả về những vấn đề đó. Từ đó, có thể có căn cứ đánh giá giá trị của qui định thừa kế hiện nay, cũng như có thể đề ra một số giải pháp kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn về qui định thừa kế trong BLDS 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo quản trị, ‚Di chúc miệng‛: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện, xem tại https://danluat.thuvienphapluat.vn/di-chuc-mieng-bat-cap-va-khuyen-nghi-hoan-thien- 176708.aspx, truy cập ngày 10/4/2020; [2] Báo quản trị, Những bất cập liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất, xem tại https://danluat.thuvienphapluat.vn/nhung-bat-cap-lien-quan-den-thua-ke-quyen-su-dung- dat-164175, truy cập ngày 15/4/2020; [3] Bộ luật Dân sự năm 2015; [4] Đoàn Thị Ngọc Hải, Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Dân sự, xem tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2435, truy cập ngày 5/4/2020; [5] Hiến pháp năm 2013; [6] Huỳnh Quang Thuận, Nguyễn Phương Thảo, 2018, Tạp chí pháp luật và thực tiễn – số 37, trang 88,89; [7] Luật Đất đai năm 2013 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018); [8] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; [9] Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013; [10] Nguyễn Quang Lộc, Một số vấn đề khúc mắc trong pháp luật thừa kế, xem tại https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/mot-so-van-de-khuc-mac-ve-phap-luat-thua- ke?, truy cập ngày 13/4/2020; 1567
- [11] Phan Thành Nhân, Một số vướng mắc về người thừa kế theo pháp luật và đề xuất, kiến nghị, xem tại https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke- theo-phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi?, truy cập ngày 7/4/2020; [12] Thúy Hằng, Bất cập trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xem tại http://baohoabinh.com.vn/, truy cập ngày 17/4/2020. 1568
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những hạn chế, bất cập trong quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh
6 p | 111 | 10
-
Về những bất cập trong thực hiện đầu tư công tại Việt Nam
4 p | 93 | 7
-
Một số bất cập trong quy định về quyền thừa kế thế vị liên quan đến hoạt động công chứng
6 p | 57 | 7
-
Một số bất cập trên thực tiễn khi triển khai Luật Luật sư và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
5 p | 27 | 6
-
Một số vấn đề bất cập trong quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và định hướng hoàn thiện
5 p | 20 | 5
-
Một số bất cập trong quy định pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện
4 p | 5 | 5
-
Một số bất cập trong quy định pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh và giải pháp hoàn thiện
7 p | 44 | 5
-
Một số bất cập trong quản lý điều hành hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012
4 p | 25 | 5
-
Những bất cập trong quy định của luật nhà ở hiện hành về điều kiện của chủ thể tham gia giao dịch về nhà ở
5 p | 47 | 5
-
Một số bất cập trong quy định pháp luật về hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
8 p | 53 | 5
-
Hoàn thiện các quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
10 p | 9 | 4
-
Tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
12 p | 8 | 3
-
Một số bất cập trong thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành
6 p | 32 | 3
-
Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội - Một số bất cập và hướng hoàn thiện
5 p | 47 | 3
-
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động: Một số vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện
11 p | 4 | 3
-
Một số bất cập trong quản lý nhà nước về đào tạo và sát hạch lái xe ô tô
11 p | 19 | 2
-
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng - hạn chế, bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện
13 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn