intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh thường gặp trên cá song và cá giò nuôi biển

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

202
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh sán lá đơn chủ Cá song và cá giò là hai đối tượng đang được nuôi phổ biến ở vùng ven biển miền Bắc, đặc biệt ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nên bệnh dịch thường xuyên xảy ra, làm giảm năng suất nuôi cá. Để giúp bà con chủ động phòng bệnh cho cá và nâng cao hiệu quả nuôi trong vụ hè thu 2010, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cá song, cá giò nuôi biển và biện pháp phòng, trị bệnh: 1....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh thường gặp trên cá song và cá giò nuôi biển

  1. Một số bệnh thường gặp trên cá song và cá giò nuôi biển
  2. Bệnh sán lá đơn chủ Cá song và cá giò là hai đối tượng đang được nuôi phổ biến ở vùng ven biển miền Bắc, đặc biệt ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nên bệnh dịch thường xuyên xảy ra, làm giảm năng suất nuôi cá. Để giúp bà con chủ động phòng bệnh cho cá và nâng cao hiệu quả nuôi trong vụ hè thu 2010, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cá song, cá giò nuôi biển và biện pháp phòng, trị bệnh: 1. Bệnh ký do sinh trùng - Ký sinh trùng đơn bào (Amyloodinium) Phòng bệnh: Trong trại sản xuất, nguồn nước nên được tẩy trùng bằng đèn cực tím hoặc hoá chất như chlorin hay formalin để tiêu diệt ký sinh trùng Amyloodinium. Trị bệnh: Tắm nước ngọt trong thời gian từ 10 - 20 phút hoặc tắm formalin 37% với nồng độ 10 - 15ml/100lít nước trong thời gian từ 20 - 40 phút tuỳ theo điều kiện sức khoẻ của cá. - Bệnh đốm trắng hay bệnh trùng lông (Cryptocaryonosis)
  3. Phòng bệnh: Ương cá với mật độ vừa phải, cần lọc nước trước khi đưa vào bể ương sẽ có tác dụng tốt trong việc hạn chế tác nhân gây bệnh. Trị bệnh: Có thể điều trị bằng cách tắm nước ngọt trong thời gian từ 20 - 30 phút và lặp lại trong 3 ngày liên tục. Tuy nhiên, việc tắm cá liên tục bằng nước ngọt cũng tạo điều kiện cho trùng lông thích ứng với nước ngọt và có khả năng sống sót. Vì vậy, việc kết hợp tắm cá bằng nước ngọt và hoá chất mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Một số loại hoá chất có thể sử dụng điều trị bệnh đốm trắng như formalin, chlorin và ôxy già. - Ký sinh trùng bánh xe (Trichodiniosis) Phòng bệnh: Thả cá với mật độ thích hợp, kết hợp với quản lý môi trường nước để nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ. Trong quá trình nuôi, nếu nguồn nước bị ô nhiễm, có thể xử lý bằng cách thay nước hoặc sử dụng hoá chất có tính ôxy hoá cao như thuốc tím, ôxy già và cồn iốt. Trị bệnh: Tắm nước ngọt cho cá trong 1 giờ và lặp lại 3 lần liên tục trong 3 ngày hoặc tắm formalin với nồng độ 150 - 200 ml/m3 nước trong thời gian từ 30 - 60 phút. - Bệnh sán lá đơn chủ (Monogeneansis)
  4. Gây bệnh ở hầu hết các giai đoạn khác nhau, từ cá giống đến cá nuôi thương phẩm. Phòng bệnh: Kiểm tra con giống trước khi mua về. Nên tắm cá giống bằng nước ngọt trong thời gian 10-20 phút trước khi thả. Trong quá trình nuôi, thường xuyên vệ sinh lồng lưới cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay lồng nuôi khi cần thiết. Trị bệnh: Tắm cá bằng nước ngọt trong 10 - 25 phút và lặp lại 2 - 3 lần vào các ngày tiếp theo; sau đó thêm một trong các loại hoá chất sau nhằm tăng hiệu quả trị bệnh, như tắm formalin với nồng độ 150 - 250ml/m3 nước hoặc ôxy già với nồng độ 150ml/m3 nước trong 10 - 15 phút tuỳ theo điều kiện sức khoẻ cá. Việc trị bệnh sán lá đơn chủ gặp nhiều khó khăn do các loại hoá chất chỉ có khả năng tiêu diệt sán lá đơn chủ ở giai đoạn đang phát triển mà không có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng. Hơn nữa, khi sử dụng hoá chất hoặc tắm cá bằng nước ngọt, sán lá đơn chủ tách khỏi vật chủ và bám vào thành lồng nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng lại tấn công vật chủ. Vì vậy, cần xử lý nước chứa sán lá đơn chủ sau khi tắm bằng 20 - 30ml chlorin/m3 hoặc 300ml formalin/m3. 2. Bệnh do vi khuẩn
  5. - Bệnh lở loét Trị bệnh: Tắm cho cá bị bệnh bằng thuốc tím 10g/m3 nước trong 15 - 20 phút hoặc cồn iốt với nồng độ 15 - 20g/m3 nước trong 10 - 20 phút; đồng thời kết hợp bôi thuốc sát trùng như cồn iốt, thuốc tím vào vết thương. Ngoài ra, có thể trị bằng cách trộn 50 mg Rifamicin/kg cá/ngày vào thức ăn của cá, cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Đối với cá có kích thước lớn, nhất là các bố mẹ, trị bệnh bằng cách tiêm Sulfamethazol 250 mg/kg cá, Sulfadiazin 250 mg/kg cá, Sulfaquinoxalin 150mg/kg cá. - Bệnh mòn đuôi và hoại tử mang cá: Tắm cho cá bằng thuốc Acriflavin 100 g/m3 trong 1 phút hoặc thuốc tím 10 - 20 g/m3 trong 15 - 25 phút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2