Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên các khoa cơ bản trường đại học Sư phạm Hà Nội
lượt xem 3
download
Xây dựng và ứng dụng các biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học là một vấn đề mang tính cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học nói riêng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên các khoa cơ bản trường đại học Sư phạm Hà Nội
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0208 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 190-199 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁCH QUAN HOÁ VIỆC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC KHOA CƠ BẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Mai Quốc Khánh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) kết quả học tập của sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình dạy học môn Giáo dục học. Tuy nhiên, thực trạng kiểm tra - đánh giá môn học này còn chưa thực sự đảm bảo tính khách quan. Vì vậy, xây dựng và ứng dụng các biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học là một vấn đề mang tính cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học nói riêng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường nói chung. Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá, môn Giáo dục học, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên các khoa cơ bản Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 1. Mở đầu Kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học, nó chi phối hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường. Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh “Kiểm tra là thu thập những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho đánh giá. Nó cho phép làm rõ các đặc trưng về số lượng và chất lượng cảu thực trạng giáo dục” [1; 6]; “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về thực trạng dựa vào sự phân tích thông tin thu được trên cớ sở đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [1;5]. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả nắm tri thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo phù hợp với mục đích dạy học đã đề ra. Thực tiễn dạy học đã chứng minh rằng, muốn hóa thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học thì không thể bỏ qua khâu kiểm tra - đánh giá. Chính vì vậy, trong lịch sử phát triển giáo dục nhà trường, các nhà giáo dục, các nhà khoa học, các giáo viên đã dành sự quan tâm nghiên cứu đáng kể về kiểm tra - đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học [2;6]. Ở nước ngoài, vấn đề kiểm tra - đánh giá được nghiên cứu theo những quan điểm, trường phái khác nhau. Có thể kể đến J.A. Comenski với công trình “Lí luận dạy học vĩ đại”; F.I. Petvnovski, X.E. Aung với công trình “Cơ sở và thực tiễn của kiểm tra tri thức” (năm 1958); V.M. Palomski với công trình “Những vấn đề lí luận dạy học của việc đánh giá tri thức”; X.V. Ngày nhận bài: 15/07/2015. Ngày nhận đăng: 12/10/2015. Liên hệ: Mai Quốc Khánh, e-mail: khanhthao29@gmail.com. 190
- Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập... Uxôva với công trình “Con đường hoàn thiện việc kiểm tra tri thức, kĩ năng”; A.M. Levitop với công trình “Các hướng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá tri thức học sinh”. . . Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về kiểm tra - đánh giá tri thức người học ở một số nước trên thế giới, ở nước ta đã có các công trình nghiên cứu và nhiều bài viết của các tác giả tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các kỉ yếu khoa học trong các Hội thảo khoa học về kiểm tra - đánh giá chất lượng học tập của học sinh. . . Trong số đó, chúng ta có thể kể đến tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với công trình “Đánh giá trong giáo dục (năm 2006) [1]”, “Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường phổ thông (năm 2013)” [3]; tác giả Nguyễn Phụng Hoàng với công trình “Phương pháp kiểm tra - đánh giá thành quả học tập (1996)” [4]; tác giả Trần Bá Hoành với công trình “Đánh giá trong giáo dục (năm 1997)” [5]; tác giả Trương Thị Hương với luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004” [6]; tác giả Cấn Thị Thanh Hương với công trình “Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ (năm 2008)” [7]; tác giả Đặng Bá Lãm, Nguyễn Thành Nhân với công trình“Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong bối cảnh đổi mới đánh giá giáo dục đại học Việt Nam: Những định hướng nghiên cứu lí luận và thực tiễn (2011)” [8],... Giáo dục học là một khoa học thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban đầu quan trọng về nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên. Nó trang bị cho sinh viên những lí luận cơ bản, hiện đại về giáo dục học, hình thành cho sinh viên những kĩ năng sư phạm, để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tất cả các hoạt động dạy học và giáo dục, tạo điều kiện để học không ngừng nâng cao năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao của sự nghiệp giáo - đào tạo. Nhiều phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập (KQHT) môn Giáo dục học (GDH) của sinh viên đã được sử dụng như tự luận, vấn đáp, thực hành. . . Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra - đánh giá này còn nhiều vấn đề tồn tại nhất là tính thiếu khách quan trong quá trình kiểm tra - đánh giá,...Việc giải quyết các vấn đề nêu trên mang tính cấp thiết, nó góp phần làm quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trở nên khách quan hơn. Mặc dù vấn đề kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy học được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học với những mức độ và khía cạnh khác nhau. Song chúng tôi nhận thấy rằng, các công trình về kiểm tra - đánh giá chuyên sâu ở bậc Cao đẳng, Đại học chưa nhiều. Đặc biệt, vẫn còn ít công trình đi sâu nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm năng cao tính khác quan trong việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên. Chính vì thế, nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện hơn quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học này của sinh viên (SV). 2. Nội dung nghiên cứu Để có thể thu thập những thông tin về thực trạng KT - ĐG KQHT môn GDH của SV các Khoa cơ bản Trường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 43 GV và 187 sinh viên với hai phương pháp chính là phương pháp điều tra và phương pháp phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu thu được bao gồm các nội dung sau đây: 191
- Mai Quốc Khánh 2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.1.1. Nhận thức về vai trò của môn Giáo dục học đối với người giáo viên tương lai Bảng 1. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của môn Giáo dục học đối với người giáo viên tương lai Đối tượng Mức độ Giảng viên Sinh viên SL % SL % Rất quan trọng 7 16,3 25 13,4 Khá quan trọng 4 9,3 28 15,0 Quan trọng 32 74,4 103 55,1 Bình thường 0 0 18 9,6 Không quan trọng 0 0 13 6,9 Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng, giảng viên và sinh viên đều có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của môn học này đối với người giáo viên tương lai. 2.1.2. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trong qúa trình dạy học Bảng 2. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đối tượng Mức độ Giảng viên Sinh viên SL % SL % Rất quan trọng 4 9,3 28 15,0 Khá quan trọng 8 18,6 32 17,1 Quan trọng 31 72,1 97 51,9 Bình thường 0 0,0 14 7,5 Không quan trọng 0 0,0 16 8,5 Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng các giảng viên và sinh viên đều nhận thức đúng đắn và rõ ràng ý nghĩa của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trong quá trình dạy học. 2.1.3. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục đích của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học Qua kết quả điều tra từ Bảng 3. chúng ta có thể thấy rằng, nhìn chung, nhận thức của sinh về các mục đích của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên cũng chỉ mang tính tương đối bởi nhận thức này còn mang tính chủ quan, tình cảm chưa có những căn cứ xác đáng. Xét toàn thể ý kiến của giảng viên bộ môn và sinh viên được điều tra, chúng tôi thấy có sự tương đồng, phù hợp về thứ tự quan trọng của các mục đích. 192
- Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập... Bảng 3. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục đích của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đối tượng Mức độ Giảng viên Sinh viên SL % Thứ bậc SL % Thứ bậc Xếp hạng sinh viên 40 93,0 2 109 58,3 2 Thức đẩy sinh viên học 33 76,7 5 62 33,2 5 tập Xác định trình độ đạt 42 97,7 1 161 86,1 1 được của sinh viên Điều chỉnh hoạt động 37 86,0 3 74 39,6 4 học của SV Điều chỉnh hoạt động 36 83,7 4 79 42,2 3 dạy của giảng viên Hình thành kĩ năng tự 25 58,1 6 52 27,8 6 đánh giá của sinh viên 2.1.4. Nhận thức của giảng viên về các nguyên tắc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Bảng 4. Nhận thức của giảng viên về các nguyên tắc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Mức độ Nguyên tắc Rất Khá Quan Ít Không quan trọng quan trọng trọng quan trọng quan trọng SL % SL % SL % SL % SL % Đảm bảo tính 35 81,4 3 7,0 5 11,6 0 0 0 0 khách quan Đảm bảo tính 0 0 11 25,6 32 74,4 0 0 0 0 toàn diện Đảm bảo tính thường xuyên, 0 0 0 0 17 39,5 26 60,5 0 0 hệ thống Đảm bảo tính 0 0 7 16,3 36 83,7 0 0 0 0 phát triển Từ kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi nhận thấy, nhìn chung hầu hết các giảng viên đều cho rằng các nguyên tắc đó đều có ảnh hưởng đến kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên. 193
- Mai Quốc Khánh 2.1.5. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mức độ chính xác của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Bảng 5. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mức độ chính xác của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đối tượng Mức độ Giảng viên Sinh viên SL % SL % Rất chính xác 6 13,9 24 12,8 Tương đối chính xác 21 48,9 106 56,7 Chính xác 16 37,2 57 30,5 Không chính xác 0 0 0 0 Qua kết quả nghiên cứu thu được từ Bảng 5, chúng ta thấy, các ý kiến của giảng viên và sinh viên có sự thống nhất, tuy nhiên giảng viên vẫn có xu hướng đánh giá về mức độ chính xác cao hơn, còn mức độ tương đối chính xác thấp hơn sinh viên. 2.1.6. Quan niệm của giảng viên về khách quan hoá quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Để tìm hiểu được vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học với việc đưa ra câu hỏi: “Theo thầy (cô) thế nào là khách quan hoá của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên”. Kết quả thu được là có rất nhiều ý kiến của các thầy cô xoay quanh vấn đề này. Có thầy cô cho rằng “Khách quan của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên là quá trình loại bỏ những yếu tổ chủ quan làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học của sinh viên”. Có quan niệm khác lại cho rằng “Khách quan hoá việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên là làm cho quá trình này không phụ thuộc vào mong muốn của những người tham gia vào quá trình này”. Có quan niệm lại cho rằng “Khách quan của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên là quá trình làm chính xác hoá kết quả học tập môn học của sinh viên”. Chúng tôi cho rằng, khách quan hoá quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên là làm cho quá trình này không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của những người tham gia vào quá trình đó, nhằm đánh giá đúng mức, trung thực, công bằng kết quả học tập môn học của sinh viên. 2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.2.1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội Từ Bảng 6 chúng ta có thể thấy rằng các giảng viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm tra - đánh giá truyền thống (phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận), còn các phương pháp dạng tự luận khách quan, vấn đáp, thực hành ít được sử dụng và đặc biệt là chưa được sử dụng trong kì thi hết học phần môn Giáo dục học dành cho sinh viên các khoa cơ bản trong nhà trường. Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định rằng, ý kiến của giảng viên và sinh viên cũng tương đối phù hợp 194
- Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập... với nhau, không mâu thuẫn. Bảng 6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đối tượng Mức độ Giảng viên Sinh viên SL % SL % Kiểm tra vấn đáp 5 11,6 57 30,5 Kiểm tra viết dạng tự luận 43 100 187 100 Kiểm tra viết dạng trắc nghiệm 4 9,3 53 28,3 khách quan Kiểm tra thực hành 14 32,6 59 31,6 2.2.2. Các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Bảng 7. Các loại bàikiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội Đối tượng Mức độ Giảng viên Sinh viên SL % SL % Bài kiểm tra vấn đáp 5 11,6 57 30,5 Bài kiểm tra viết dạng tự luận 43 100 187 100 Bài kiểm tra viết dạng trắc 4 9,3 53 28,3 nghiệm khách quan Bài kiểm tra thực hành 14 32,6 59 31,6 Qua Bảng 7. ta có thể khẳng định rằng, hầu hết các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục học cho sinh viên các khoa cơ bản đã sử dụng bài kiểm tra viết dạng tự luận truyền thống để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học này của sinh viên, còn các loại bài kiểm tra khác có được sử dụng trong quá trình giảng dạy nhưng ở mức độ thấp hơn và chưa được thường xuyên. Do vậy, cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục thực trạng này. 2.2.3. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu chính xác trong quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội Có một số nguyên nhân dẫn đến việc thiếu chính xác trong quá trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn GDH như ý thức tự giác của sinh viên khi làm bài kiểm tra, sự chưa bao quát được nội dung môn học khi xây dựng đề thi, sự đáp ứng chưa đầy đủ về mặt cơ sở vật chất cho hoạt động này. . . 195
- Mai Quốc Khánh 2.3. Biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp Nguyên tắc tính khả thi: Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng và điều kiện của nhà trường, phù hợp với nhận thức và trình độ hiện có của GV và SV hiện nay. Nếu không chú ý đến các điều kiện này thì các biện pháp đề ra sẽ khó khả thi, kém hiệu quả hoặc không thể áp dụng được. Nguyên tắc tính toàn diện: Các biện pháp phải tác động đến nhiều mặt và nhiều đối tượng như nhận thức, kĩ năng, phẩm chất của người giáo viên tương lai, tinh thần trách nhiệm của GV giảng dạy môn GDH đối với việc KT - ĐG KQHT môn GDH của SV trong bối cảnh hiện nay. Nguyên tắc tính hiệu quả: Các biện pháp đề ra khi áp dụng trong thực tiễn phải mang lại được hiệu quả tích cực trong quá trình KT - ĐG KQHT môn GDH của SV Trường ĐHSP Hà Nội. Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình môn Giáo dục học: Các biện pháp đề ra phải đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học môn GDH dành cho SV các Khoa cơ bản Trường ĐHSP Hà Nội. Khi đưa ra các biện pháp cần bám sát nguyên tắc này nhằm đưa ra được một cách đầy đủ cơ sở pháp lí khi thực hiện các biện pháp đó. 2.3.2. Các biện pháp khách quan hóa việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Từ kiết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp khách quan hóa việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội sau đây: Biện pháp 1: Thực hiện nghiêm ngặt các quy định khi ra đề kiểm tra, thi môn Giáo dục học. Yêu cầu đối với đề KT, thi là những đòi hỏi mà đề KT, thi cần phải đạt được nhằm đáp ứng chất lượng KT - ĐG. Các yêu cầu đặt ra với các loại đề KT, thi trong quá trình dạy học môn GDH cụ thể như sau: - Đối với đề KT, thi viết dạng tự luận: Phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Giáo dục học.; không yêu cầu SV học thuộc lòng mà yêu cầu ở họ khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp, đánh giá; nội dung của đề KT, thi phải đảm bảo chính xác về khoa học của môn học; phải đảm bảo phát triển trí thông minh và năng lực học tập môn học; - Đối với đề KT, thi viết dạng TNKQ: Các câu hỏi TNKQ phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn học; đảm bảo các yêu cầu về nội dung và cách thức diễ đạt; phải đảm bảo các chỉ số của một câu hỏi cũng như một bài KT, thi TNKQ; các câu hỏi đưa vào đề KT, thi phải đại diện được cho nội dung môn học; khi sắp xếp các câu TNKQ trong đề thi cần sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó. - Đối với đề KT, thi vấn đáp: Các câu hỏi phải phù hợp với mục tiêu của môn học; phải chính xác với nội dung môn học; bám sát với trình độ, kích thích tính tích cực của SV; được diễn đạt rõ ràng; hệ thống các câu hỏi phải bao quát được nội dung chương trình môn GDH dành cho SV các Khoa cơ bản... - Đối với đề KT, thi thực hành: Hệ thống vấn đề KT, thi thực hành càn phù hợp với mục tiêu môn học; đảm bảo độ chính xác về nội dung; phù hợp với trình độ và kích thích tính tích cực của sinh việt, cần bao quát được nội dung chương trình môn học; công bố các vấn đề thực hành và tiêu chí đánh giá tương ứng để SV có thể chủ động trong quá trình học tập, ôn tập môn học; 196
- Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập... Biện pháp 2: Tổ chức kiểm tra thi môn giáo dục học một cách nghiêm túc: Tổ chức KT, thi một cách khoa học, nghiêm túc là điều kiện để có thể đánh giá được đúng trình độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của SV. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành việt KT, thi cần phải tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ sau đây: - Đối với đề KT: Thành lập ngân hàng đề với sự đa dạng cảu các câu hỏi; chọn đề thi một cách nghiêm túc, khoa học và công khai; đề thi phải được bảo mật; tổ chức một cách khoa học, hợp lí phòng thi; cần đảm bảo cán bộ coi thi không phải là cán bộ giảng dạy môn học này; cần đảm bảo ngăn chặn các trường hợp gian lận trong quá trình KT, thi... - Đối với đề KT, thi viết dạng TNKQ: Thành lập ngân hàng đề với sự đa dạng cảu các câu hỏi; đảm bảo sự hợp lí về số lượng mã đề KT, thi; cần bảo mật đề thi một cách nghiêm túc; bảo đảm các quy định của phòng thi; cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình khi thực hiện phát đề TNKQ. - Đối với đề KT, thi vấn đáp: Thành lập ngân hàng đề với sự đa dạng cảu các câu hỏi; chọn đề thi một cách khoa học, nghiêm túc và công khai; cần bảo mật đề thi; tổ chức phòng thi một cách khoa học, hợp lí, đảm bảo các quy định cần thiết; đảm bảo quy trình KT, thi và ngăn chặn các hành vi gian lận trong KT, thi. - Đối với đề KT, thi thực hành: Thành lập ngân hàng đề với sự đa dạng cảu các vấn đề thực hành; chọn đề thi một cách khoa học, hợp lí; lựa chọn đề thi một cách hợp lí; đảm bảo sự bảo mật về đề thi và thực hiện đảm bảo theo đúng quy trình KT, thi. Biện pháp 3: Tổ chức chấm bài kiểm tra và thi môn Giáo dục học một cách nghiêm túc. Chấm bài KT, thi là khâu cuối cùng trong quá trình KT, thi nhằm xem xét toàn diện và đánh giá kết quả học tập của SV. Việc tổ chức chấm bìa KT, thi môn Giáo dục học một cách nghiêm túc cần được tiến hành như sau: Cần thống nhất xác định các yêu cầu của đề KT, thi; thống nhất các tiêu chí ĐG trong đáp án; thống nhất về thang điểm đánh giá; chấm bài độc lập; phân tích, làm rõ kết quả đạt được trong bài KT, thi; đánh giá bài KT, thi bằng điểm số và công khai kết quả bài KT, thi. Biện pháp 4: Sử dụng phần mềm kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học. Trong quá trình KT - ĐG KQHT môn GDH của SV, máy vi tính và trực tiếp là phần mềm KT - ĐG có thể hỗ trợ đắc lực cho quá trình này. Nó giúp loại bỏ các yếu tố chủ quan, góp phần nâng cao tính khách quan trong quá trình KT - ĐG KQHT môn học. Phần mềm KT - ĐG được sử dụng để tạo lập, quản lí ngân hàng đề thi; chọn và đảo câu hỏi trong đề thi; xử lí kết quả thi và in sao kết quả thi. Biện pháp 5: Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học. Việc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp KT - ĐG khác nhau sẽ mang lại nhiều hiệu quả và phát huy được đầy đủ những ưu điểm của từng phương pháp, cũng như bảo đảm cho việc ĐG KQHT môn GDH của SV các Khoa cơ bản được chính xác và toàn diện hơn. Sử dụng TNKQ kết hợp với kiểm tra vấn đáp để KT - ĐG thường xuyên tình hình học tập của SV; TNKQ kết hợp với KT viết dạng tự luận để KT - ĐG định kì; kết hợp TNKQ, tự luận với thực hành; kết hợp tự luận với vấn đáp, TNKQ, thực hành. 2.3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng Qua khảo sát 39 cán bộ giảng dạy môn Giáo dục học, các chuyên gia về đánh giá kết quả học tập và các cán bộ quản lí trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 8. Từ kết quả nghiên cứu thu được có thể khẳng định rằng, các biện pháp khách quan hóa việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học đã xây dựng đều đảm bảo tính cần thiết và mang tính khả thi. 197
- Mai Quốc Khánh Bảng 8. Đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Biện pháp RCT CT BT KCT RKT KT BT KKT SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Thực hiện nghiêm ngặt các quy định khi ra đề kiểm tra, 23 59 16 41 0 0 0 0 20 51,3 19 48,7 0 0 0 0 thi môn Giáo dục học Tổ chức kiểm tra thi môn giáo 26 66,7 13 33,3 0 0 0 0 34 87,2 15 14,8 0 0 0 0 dục học một cách nghiêm túc Tổ chức chấm bài kiểm tra và thi môn 30 76,9 9 23,1 0 0 0 0 29 74,4 10 25,6 0 0 0 0 Giáo dục học một cách nghiêm túc Sử dụng phần mềm kiểm tra - đánh 20 51,3 19 48,7 0 0 0 0 21 53,8 18 46,2 0 0 0 0 giá kết quả học tập môn Giáo dục học Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá 31 79,5 8 20,5 0 0 0 0 13 33,3 23 59 0 0 0 0 kết quả học tập môn Giáo dục học Trong đó: RCT - Rất cần thiết; CT - Cần thiết; BT - Bình thường; KCT - Không cần thiết; RKT - Rất khả thi; KT - Khả thi; KKT - Không khả thi 3. Kết luận Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên là một khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn học này của sinh viên nói riêng và chất lượng dạy học nói chung. Thực trạng nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên đã được sử dụng, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn có những hạn chế, đặc biệt là mức độ khách quan của việc kiểm tra - đánh giá chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp khách quan hóa việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên các khoa cơ bản trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Qua kết quả khảo nghiệm mà chúng tôi thu được có thể khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất đều đảm bảo về mức độ cần thiết và tính khả thi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Tuyết Oanh, 2006. Đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm. [2] Mai Quốc Khánh, 2008. Biện pháp khách quan hóa việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 198
- Một số biện pháp khách quan hoá việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập... [3] Trần Thị Tuyết Oanh, 2013. Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 92, tháng 5/2013, tr. 8 - 11 [4] Nguyễn Phụng Hoàng, 1996. Phương pháp kiểm tra - đánh giá thành quả học tập. Nxb Giáo dục. [5] Trần Bá Hoành, 1997. Đánh giá trong giáo dục. Nxb Giáo dục. [6] Trương Thị Hương, 2004. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Cấn Thị Thanh Hương, 2008. Phương pháp dạy, học và kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 36, tháng 9, tr. 25-28. [8] Đặng Bá Lãm, Nguyễn Thành Nhân, 2011. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong bối cảnh đổi mới đánh giá giáo dục đại học Việt Nam: Những định hướng nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 66, tr. 29-32. ABSTRACT Some measures to objectify the assessment of students’ learning achievement in subject “education” at hanoi national university of education Evaluating the students’ learning outcomes is extremely important to the process of teaching the subject Education. However, the reality of doing this has not really ensured its objectivity. Therefore, construction and application of objective methods of examination and assessment of students’ learning achievement in subject Education is a matter of urgency, thus contributing to improve the effectiveness of teaching particular subjects, improve the quality and effectiveness of school education in general. Keywords: Evaluation, subject Education, assement of students’ learning achievement in subject Education at Hanoi National University of Education. 199
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơ Sở Logic toán học
105 p | 841 | 219
-
Giới thiệu núi đá vôi Kiên Giang: An introduction to the karst of Kien Giang
80 p | 68 | 6
-
Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
11 p | 76 | 6
-
Nghiên cứu ứng dụng mô hình nhận dạng biến mờ xác định trọng số thành phần tính dễ bị tổn thương xâm nhập mặn một số xã vùng ven biển sông Mã
11 p | 44 | 5
-
Cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Chủ đề: Nguyên hàm - tích phân
12 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn