Một số biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi các bên trong nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật Việt Nam
lượt xem 44
download
Nhượng quyền thương mại có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. Nhượng quyền thương mại bao gồm 2 hình thức: Nhượng quyền thương mại phân phối và nhượng quyền thương mại mô hình. Bài báo này giới thiệu về phương thức nhượng quyền thương mại mô hình, tính ưu việt của nó cùng một số vấn đề phát sinh trong quá trình các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi các bên trong nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật Việt Nam
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 N SOLUTIONS TO ENSURE INTETESTS OF THE PARTIES IN THE BUSINESS FORMAT FRANCHISE ACCORDING TO THE LAW OF VIETNAM SVTH: Trương Thị Hồng, Phan Thị Nở, Hồ Thị Bảo Hoài Lớp 32K13, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế GVHD: Trần Văn Quang Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Nhượng quyền thương mại có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. Nhượng quyền thương mại bao gồm 2 hình thức: Nhượng quyền thương mại phân phối và nhượng quyền thương mại mô hình. Bài báo này giới thiệu về phương thức nhượng quyền thương mại mô hình, tính ưu việt của nó cùng một số vấn đề phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phương thức kinh doanh này. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho bên nhận quyền và nhượng quyền khi áp dụng phương thức này, theo quy định của pháp luật Việt Nam. ABSTRACT Franchise means that a party or a company permits another party or company to use its sale of goods or services officially in a particular area. Franchise includes two forms: product distribution franchise and business format franchise. This essay aims to introduce the method of the business format franchise, its superiority and other problems arising in the application of this method in the enterprises of Vietnam, and, to propose some several solutions for franchisees and franchisors when applying this method, according to the law of Vietnam. 1. Đặt vấn đề Nhượng quyền thương mại mô hình là mối quan hệ hợp đồng mà theo đó bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền các yếu tố kinh doanh bao gồm quyền phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, mô hình kinh doanh, bí quyết kinh doanh…cùng với sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục về đào tạo nhân viên và các chương trình xúc tiến bán hàng. Ngược lại, bên nhượng quyền sẽ trả cho bên nhận quyền một khoản phí bao gồm phí nhượng quyền (để được tham gia vào hệ thồng nhượng quyền) và phí hoạt động (để vận hành cửa hàng nhượng quyền theo các yếu tố kinh doanh được chuyển giao). Nhượng quyền thương mại mô hình giúp doanh nghiệp nhượng quyền phát triển thị trường mà ít tốn chi phí, có thêm thu nhập đồng thời giúp bên nhận quyền giảm thiểu rủi ro khi bắt đầu kinh doanh. Nhờ khả năng giảm rủi ro cho cả hai phía tham gia, phương thức kinh doanh đặc biệt phát triển bất chấp biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế phương thức kinh doanh này cũng phát sinh nhiều vấn đề gây thiệt hại cho các bên tham gia. Đề tài này sẽ giới thiệu một số giải pháp dựa trên qui trình nhượng quyền để giảm rủi ro, tránh những bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia nhượng quyền thương mại mô hình. 28
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2. Biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bên nhượng quyền 2.1. Trước khi soạn thảo hợp đồng 2.1.1. Đánh giá về khả năng nhượng quyền Trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng nhượng quyền của mô hình ự thành công của cửa hàng nhượng quyền, khả năng chuyển tải được kiến thức cho bên nhận quyền, khả năng có lãi sau khi đầu tư, năng lực quản lý. 2.1.2. Bảo vệ tài sản trí tuệ Trước khi nhượng quyền, doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ trong và ngoài (slogan), công nghệ, bí mật kinh doanh, bí quyết kinh doanh, sáng kiến, phát minh mới... Nếu khả năng tài chính có giới hạn thì doanh nghiệp có thể đăng kí tại một số nước quan trọng và có tiềm năng xuất khẩu trước. 2.1.3. Nghiên cứu kĩ doanh nghiệp nhận quyền Mối quan hệ giữa hai bên trong nhượng quyền thương mại mô hình rất chặt chẽ, toàn diện và liên tục. Vì vậy có thể nói đây là hình thức kinh doanh dựa trên niềm tin của hai bên tham gia. Muốn vậy doanh nghiệp nhượng quyền phải tìm hiểu kĩ đối tác của mình và đưa ra những yêu cầu cụ thể bên cạnh những nguyên tắc chung như : - Tin tưởng vào sản phẩm và mô hình kinh doanh - Cá tính phù hợp, có tâm huyết với với việc kinh doanh sản phẩm của hệ thống. - Có khả năng của người nhận quyền như khả năng giao tiếp, khả năng học hỏi, khả năng tài chính. 2.2. Khi soạn thảo hợp đồng Khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền, doanh nghiệp cần chú ý các điều khoản: - Điều khoản về quyền sử dụng tài sản trí tuệ : liệt kê cụ thể các tài sản trí tuệ mà bên nhận quyền được sử dụng và giới hạn phạm vi quyền này bằn g cách qui định rõ trong hợp đồng : Bên nhận quyền phải xác nhận rằng bên nhượng quyền là chủ sở hữu tài sản trí tuệ được chuyển giao và bất kì uy tín, danh tiếng nào phát sinh từ việc kinh doanh từ cửa hàng của bên nhận quyền. Bên nhận quyền phải bảo mật thông tin về tài sản trí tuệ được chuyển giao, phải huỷ bỏ hoặc ngừng sử dụng tài sản trí tuệ của mình trong bất kì trường hợp nào khi hợp đồng nhượng quyền hết hiệu lực. Bên nhận quyền được phép hay không được phép mở thêm cửa hàng nhượng quyền hoặc chuyển nhượng, uỷ quyền cho bên thứ ba sử dụng các yếu tố kinh doanh được chuyển giao hoặc chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền. Nếu cho phép bên nhận quyền thực hiện việc gì thì phải qui định cụ thể các trường hợp được thực hiện, thời hạn, phạm vi thực hiện và các khoản phí phải nộp cho bên nhượng quyền nếu có. 29
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 - Điều khoản về thay đổi, cải tiến hệ thống nhượng quyền : qui định rõ các trường hợp nhận quyền được phép phát triển một số sản phẩm mới hoặc cải tiến mà không cần sự đồng ý của bên nhượng quyền. Các trường hợp còn lại, bên nhận quyền không được phép thực hiện bất kì sự thay đổi, cải tiến nào mà không có sự cho phép bằng văn bản của bên nhượng quyền. - Yêu cầu bên nhận quyền tuyệt đối làm theo các hướng dẫn và quy định trong cẩm nang hoạt động. Trong đó nêu rõ những qui định về hình ảnh chung của hệ thống như bảng hiệu, màu sắc, nội thất, tranh ảnh, đồng phục nhân viên, ấn phẩm, trang thiết bị chuyên dùng, bố cục mặt bằng...mà bên nhận quyền phải tuân theo để tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền thương mại. - Qui định cụ thể những hành vi vi phạm hợp đồng cũng như hình thức xử lý, giải quyết tranh chấp, các trường hợp dẫn đến chấm dứt hợp đồng. - Luật áp dụng nên là luật Việt Nam để giảm chi phí và tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp. 3. Biện pháp đảm bảo lợi ích cho bên nhận quyền 3.1. Trước khi tiến hành gặp gỡ bên nhượng quyền 3.1.1. Nắm rõ các thông tin của bên nhượng quyền Thông qua hệ thống thông tin của bên nhượng quyền, tài liệu UFOC, phỏng vấn các doanh nghiệp đang hoạt động trong hệ thống. , tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống khác cùng ngành hàng và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về n nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới... 3.1.2. Đánh giá hiệu quả nhận quyền Doanh nghiệp có ý định nhận quyền cần xác định rõ khả năng của mình và tìm hiểu thị trường mục tiêu để đánh giá hiệu quả của việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi như : Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Pháp luật qui định như thế nào về trường hợp này? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư sẽ như thế nào? 3.2. Khi tham gia đàm phán, kí kết hợp đồng nhượng quyền 3.2.1. Nghiên cứu kĩ hồ sơ nhượng quyền , đặc biệt là những nghĩa vụ hỗ trợ về mặt kĩ thuật. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền gồm hai phần là những dịch vụ bên nhượng quyền 30
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 . 3.2.2. Nghiên cứu kĩ hợp đồng nhượng quyền Khi xem xét hợp đồng nhượng quyền, doanh nghiệp cần chú ý các điểm sau : - gặp họ và thống nhất với tài liệu giới thiệu. - Cần làm rõ chi phí nhượng quyền sẽ được thanh toán trọn gói một lần hay được chia thành nhiều giai đoạn với tỉ lệ tăng, giảm ra sao để xác định chi phí thực sự doanh nghiệp phải bỏ ra. - Các điều khoản về vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp phải rõ ràng. - Các điều khoản về hạn chế cạnh tranh phải phù hợp với lợi ích của bên nhận quyền và không được trái với pháp luật Việt Nam để không bị vô hiệu. Doanh nghiệp cũng phải hiểu rõ các cam kết của mình đối với bên nhượng quyền để thực hiện cho đúng. Và các nghĩa vụ này phải rõ ràng để tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt vi phạm hợp đồng hoặc xảy ra tranh chấp do không thống nhất về nghĩa vụ của bên nhận quyền. 4. Kết luận Các biện pháp mà đề tài đưa , nhượng quyền thương mại mô hình trở thành một hình thức kinh doanh của niềm tin và sự cam kết lâu dài TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt -xăng, NXB Lao động [1] Andrew J.Sherman (2008), – Xã hội. [2] Đỗ Lương Trường (2007), “Nhượng quyền thương mại - cơ hội cho một CEO”, http://www.saga.vn/Thuonghieu/Nhuongquyenvagiatrithuonghieu/7926.saga. [3] Luật sư Hồ Hữu Hoành (2009), “2009: Làm sóng Franchise đã bắt đầu ở Việt Nam”, http://www.vietnambranding.com/kien-thuc/tong-quan-thuong-hieu/6745/2009-Lam- song-Franchise-da-bat-dau-o-Viet-Nam/, phần 1, 2. [4] Mai Vân, Bạch Đoàn (2008), “Hạn chế rủi ro khi nhận quyền thương hiệu”, http://vano.vn/tin-chi-tiet/han-che-rui-ro-khi-nhan-quyen-thuong-hieu/220.html.. [5] Minh Nhật (2007), “Bánh ngon” chưa đến doanh nghiệp trong nước”, http://tuoitre.vn/Kinh-te/217712/%E2%80%9CBanh-ngon%E2%80%9D-chua-den- 31
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 doanh-nghiep-trong-nuoc.html. [6] Nguyễn Khánh Trung (2007), “5 điều cần lưu ý khi nhận quyền và nhượng quyền thương mại”, http://vietbao.vn/Kinh-te/5-dieu-can-luu-y-khi-nhan-va-nhuong-quyen- thuong-mai/30164332/87/. [7] Nguyễn Khánh Trung (2008), “Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai”, http://doanhnhansaigon.vn/default/nhuong-quyen/kien-thuc/2009/05/474/nhuong- quyen-thuong-mai-lich-su-hien-tai-va-tuong-lai/. y không?, NXB Đại học Quốc gia TP [8] (2008), Hồ Chí Minh. [9] Nguyễn Trường (2007), Thương hiệu nhượng quyền thành công nhất thế giới”, http://www.vnbrand.net/Nhuong-quyen-thuong-hieu/thuong-hieu-nhuong-quyen- thanh-cong-nhat-the-gioi.html. [10] Phan Anh (2005), “Nhượng quyền thương mại vừa làm vừa lo”, - http://www.lantabrand.com/cat1news1452.html. [11] Ths. Bùi Thanh Lâm (2006), “Nhượng quyền thương mại (franchising), cơ hội “bùng nổ” ở Việt Nam?”, http://vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=show news&category=&id=&topicid=1172 /. – [12] (2005), doanh, NXB Trẻ. [13] TS. (2006), , NXB Trẻ. Tiếng Anh [14] John N. Adams (1994), “Franchise agreements: Avoiding pitfalls”, Journal of Business Law, tr.1-5. 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự dưới góc nhìn của phương pháp tiếp cận quyền
12 p | 84 | 8
-
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật hàng hải Việt Nam
5 p | 104 | 7
-
Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự
8 p | 76 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam
10 p | 45 | 7
-
Những hạn chế của pháp luật về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện
9 p | 98 | 7
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên
7 p | 63 | 6
-
Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam
6 p | 79 | 6
-
Căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
7 p | 65 | 6
-
Công khai thông tin với việc thực hiện phản biện xã hội
9 p | 21 | 5
-
Vai trò của án lệ trong việc hoàn thiện pháp luật tại Nhật Bản – góc nhìn từ một số án lệ về giao dịch bảo đảm
11 p | 37 | 5
-
Một số vướng mắc về biện pháp bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
16 p | 50 | 4
-
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính - Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
14 p | 12 | 4
-
Luật trẻ em và các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay
6 p | 60 | 3
-
Chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định: Kinh nghiệm của Philippines và Thái Lan
15 p | 35 | 2
-
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam bằng các công cụ kinh tế - Một số vấn đề trao đổi
11 p | 2 | 2
-
Vật quyền đối với tàu biển theo pháp luật Việt Nam
6 p | 62 | 2
-
Bản tin Khoa học số 31
0 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn