intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng và nhu cầu của các bậc cha mẹ, nhóm nghiên cứu xây dựng 4 biện pháp cơ bản: Thành lập câu lạc bộ cha mẹ, bồi dưỡng năng lực giáo dục con theo khoa học cho cha mẹ, ứng dụng CNTT trong việc phát triển bền vững năng lực giáo dục cho cha mẹ, tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách quy định về giáo dục gia đình và phát triển năng lực giáo dục cho cha mẹ học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0165 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 190-203 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC CON CỦA CHA MẸ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Vũ Thị Khánh Linh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích các biện pháp tác động nhằm phát triển năng lực giáo dục con của các bậc cha mẹ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng và nhu cầu của các bậc cha mẹ, nhóm nghiên cứu xây dựng 4 biện pháp cơ bản: Thành lập câu lạc bộ cha mẹ, bồi dưỡng năng lực giáo dục con theo khoa học cho cha mẹ, ứng dụng CNTT trong việc phát triển bền vững năng lực giáo dục cho cha mẹ, tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách quy định về giáo dục gia đình và phát triển năng lực giáo dục cho cha mẹ học sinh. Trong đó biện pháp thành lập câu lạc bộ cha mẹ là biện pháp gốc, trên cơ sở đó triển khai các biện pháp còn lại. Các biện pháp được triển khai thử nghiệm tại hai trường THCS Cổ Nhuế 2 và THCS Nhật Tân, thành phố Hà Nội. Từ khóa: Biện pháp, năng lực, năng lực giáo dục con, cha mẹ, học sinh THCS. 1. Mở đầu Giáo dục gia đình là giáo dục nền tảng, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành phát triển tâm lí, nhân cách của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vấn đề giáo dục gia đình hiện nay đang tồn tại rất nhiều bất cập. Vì thế rất nhiều hệ lụy đã nảy sinh từ thực trạng này. Các tác giả Lưu Song Hà [1]; Trương Thị Khánh Hà [3]; Vũ Thị Khánh Linh và Nguyễn Duy Thế [5]; nhóm nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh [7] đã đề cập đến những hiện tượng có ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc thiếu sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình như: trẻ nổi loạn gây mất trật tự an ninh xã hội, trẻ bị lôi kéo bởi những tổ chức xấu nhằm thực hiện các hoạt động phi pháp... Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc, sự ổn định của 1 gia đình mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nhiều thế hệ trẻ và sự hưng thịnh của cả 1 quốc gia. Hơn nữa, trong quá trình giáo dục con của các bậc cha mẹ vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Tồn tại lớn nhất, mang tính phổ quát trong việc giáo dục con của các bậc cha/mẹ là chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc qua quan sát người khác (nội dung và năng lực giáo dục con của cha mẹ nặng theo truyền thống), chưa thực sự theo khoa học. Đây là một nghịch lí và làm suy giảm hiệu quả giáo dục gia đình. Trong số các công việc của cá nhân và xã hội, giáo dục trẻ em là công việc hệ trọng và phức tạp bậc nhất, đòi hỏi phải có hiểu biết và kĩ năng khoa học. Nhờ có các thành tựu của khoa học giáo dục, ở các nước phát triển, ngày nay xu Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017 Liên hệ: Vũ Thị Khánh Linh, e-mail: vuthikhanhlinh@gmail.com. 190
  2. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở hướng phổ biến trong giáo dục con của các bậc cha mẹ là tri thức, kĩ năng giáo dục theo khoa học cùng với những giá trị cốt lõi truyền thống và hiện đại. Trong khi đó, những nghiên cứu về NLGD con của cha mẹ đã cho thấy nhiều bậc cha mẹ vẫn giáo dục con theo kinh nghiệm. Điều này tác động, chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động giáo dục gia đình, từ định hướng giá trị cốt lõi đến xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục con của cha mẹ. [3];[4];[6]. Các tác giả Lưu Song Hà [2]; Vũ Thị Khánh Linh [6], Lê Minh Nguyệt [9] đã chỉ ra rằng trong quá trình giáo dục con, nhiều bậc cha mẹ, chưa hiểu rõ đặc điểm tâm lí lứa tuổi và tâm lí cá nhân của con mình. Từ đó phát sinh hàng loạt vấn đề về mâu thuẫn tâm lí trong quá trình tương tác giữa cha mẹ và con như: thiếu tôn trọng, thông cảm, yêu cầu quá cao đối với con..., việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục con không phù hợp, việc ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ với con thường gặp khó khăn, hiệu quả giáo dục không cao. Sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình của nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự thống nhất và hữu cơ, giáo dục gia đình chưa hỗ trợ tích cực (thậm chí đi ngược) giáo dục nhà trường, từ việc thống nhất mục tiêu giáo dục đến phối hợp các yêu cầu, hành động của nhà trường và cha mẹ trong giáo dục học sinh. Hiện nay, có nhiều trung tâm, tổ chức đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ và cũng có nhiều hình thức đã được tổ chức nhằm mục đích này. Tuy nhiên, hiệu quả không cao và cũng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của phụ huynh [7]. Các nghiên cứu của tác giả Trương Thị Khánh Hà [3], Vũ Thị Khánh Linh [6], Lê Minh Nguyệt [10] đã chỉ ra khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giáo dục con của nhiều cha mẹ không cao do các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội; sự tác động của cơ chế, chính sách của nhà nước đối với vấn đề giáo dục gia đình... Tuy nhiên, yếu tố có tính chất quyết định trực tiếp là do năng lực giáo dục của cha mẹ còn hạn chế. Vì vậy, nâng cao năng lực giáo dục con cho cha mẹ học sinh là nhu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi lựa chọn 100 gia đình trong đó năng lực giáo dục con và các tiểu năng lực giáo dục con của cha mẹ ở mức thấp nhất trong tổng số 1000 gia đình được chúng tôi khảo sát. Việc nghiên cứu thực trạng diễn ra trên 3 quận nội thành là Quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy, Quận Bắc Từ Liêm và trên 5 trường THCS thuộc 3 quận trên. Nhưng do các biện pháp tác động đa dạng và cần phải có sự tham gia đồng lọat của các phụ huynh trong một thời gian dài nên chúng tôi không thể thực nghiệm trên các địa bàn, các trường khác nhau. Vì thế, khi lựa chọn mẫu nghiệm thể tiến hành thực nghiệm chúng tôi tập trung thực nghiệm tại 2 trường: THCS Cổ Nhuế 2 và THCS Nhật Tân - Hà Nội. Trong đó, 50 cha, mẹ thuộc trường THCS Cổ Nhuế 2 và 50 cha, mẹ thuộc trường THCS Nhật Tân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm là chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điều bằng bảng hỏi về NLGD con của cha mẹ để đánh giá trước thực nghiệm và sau từng đợt thực nghiệm. Cùng với các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra quan sát, phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo hai giai đọan, hai lần tác động. Kết quả thực nghiệm lần một, lần hai sẽ dùng để đối chứng với kết quả trước khi tác động. Có nghĩa là mẫu thực nghiệm cũng đồng thời là mẫu đối chứng. 191
  3. Vũ Thị Khánh Linh 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở 2.3.1.1. Thành lập CLB "Nghe con - con nói, nói con - con nghe" a. Câu lạc bộ "Nghe con - con nói, nói con - con nghe" là gì? Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngoài, đây là một cụm từ muốn nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích. Từ mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên. Khi hoạt động câu lạc bộ đã lớn mạnh, số hội viên đông thì có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn. Câu lạc bộ là hình thức tập hợp nhiều người trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc trong xã hội, tự nguyện tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí, vv. Câu lạc bộ "Nghe con - con nói, nói con - con nghe" là một tập hợp các phụ huynh có chung mục đích nâng cao năng lực giáo dục con của bản thân, cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình giáo dục con, giúp cho việc giáo dục con đúng hướng, đạt được hiệu quả tốt đẹp. b. Mục đích của CLB "Nghe con - con nói, nói con - con nghe" - Nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, tăng cường hiệu quả công tác giáo dục gia đình, kết nối các nhóm phụ huynh với nhau để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con giữa các bậc phụ huynh. - Tạo điều kiện cho các thành viên Câu lạc bộ có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kĩ năng về nuôi, dạy con tốt nhằm thực hiện hiệu quả quá trình giáo dục con của mình. - Góp phần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm khuyến khích các gia đình quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục gia đình. c. Nội dung sinh hoạt của CLB "Nghe con - con nói, nói con - con nghe" - Tuyên truyền các kiến thức về nuôi con theo khoa học (dinh dưỡng cho trẻ em, nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn phát triển, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ giai đoạn dậy thì, . . . ); - Tập huấn các phương pháp dạy con (đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi; giáo dục trẻ vị thành niên; giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em; giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu; giáo dục trẻ em phòng ngừa tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; phòng, chống lạm dụng tình dục trẻ em; phòng, chống sử dụng lao động trẻ em . . . ); - Tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, tư vấn về quyền và nghĩa vụ của trẻ em và việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em; - Giáo dục gia đình (tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, bình đẳng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, đạo đức, lối sống, giao tiếp, ứng xử trong gia đình. . . ). d. Đối tượng tham gia Đối tượng tham gia là những phụ huynh có con cùng học trong trường THCS Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2 Là những bậc phụ huynh có chung nhu cầu và mục tiêu năm bắt, chia sẻ kinh nghiệm giáo 192
  4. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở dục con ở độ tuổi THCS 2.3.1.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục con theo khoa học cho cha mẹ a. Mục đích của biện pháp Cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản về giáo dục toàn diện cho thiếu niên (ở độ tuổi từ 11 – 12 đến 14 – 15 tuổi) cho các bậc cha mẹ. Từ đó giúp cha mẹ vận dụng những kiến thức, kĩ năng này trong thực tiễn giáo dục con cái tại gia đình, hình thành những kĩ năng giáo dục con theo khoa học một cách thuần thục cho cha mẹ góp phần phát triển năng lực giáo dục con của các bậc cha mẹ trong nhóm khách thể thực nghiệm. Tiến tới nhân rộng mô hình tại các cơ sở giáo dục có nhu cầu. b. Nội dung bồi dưỡng Căn cứ vào thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến NLGD của cha mẹ, nhu cầu của các bậc cha mẹ, chúng tôi đề xuất một số nội dung tập huấn như sau: Nội dung 1: Nâng cao nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi thiếu niên. Nội dung 2: Cải thiện năng lực giáo dục theo hướng tích cực bằng cách hình thành cho cha mẹ kĩ năng lắng nghe và trò chuyện với con, hình thành các bước xử lí vấn đề cơ bản trước những tình huống giáo dục khác nhau. Nội dung 3: Hình thành kĩ năng giao tiếp của cha mẹ với con Nội dung 4: Giáo dục con kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm Nội dung 5: Trang bị kiến thức và kĩ năng cho cha mẹ về các phương pháp giáo dục con trong gia đình Nội dung 6: Giá trị của việc học và trách nhiệm của gia đình trong việc tạo điều kiện cho con học tập Nội dung 7: Cha mẹ giúp con đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập Nội dung 8: Kĩ năng xây dựng mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng Nội dung 9: Giúp con hòa nhập cộng đồng, tham gia hoạt động xã hội. Nội dung 10: Giáo dục giới tính cho con trong gia đình, kĩ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi thiếu niên Nội dung 11: Nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp tương lai cho con của cha mẹ Nội dung 12: Nâng cao hiểu biết của cha mẹ về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trong gia đình, học đường, giúp hình thành năng lực giáo dục con về vấn đề này cho cha mẹ c. Hình thức tổ chức * Báo cáo viên Từ những nội dung tập huấn nêu trên, nhóm nghiên cứu phối hợp cùng các chuyên gia tâm lí học và giáo dục học thiết kế và xây dựng nội dung tập huấn. Báo cáo viên là những có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực giáo dục gia đình, tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học gia đình. Báo cáo viên cần nghiên cứu, nắm vững các nội dung và phương pháp chuyển tải các nội dung trong tài liệu tập huấn. * Các đơn vị phối hợp tổ chức - BGH trường THCS Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2 - BPH trường THCS Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2 193
  5. Vũ Thị Khánh Linh - Nhóm đề tài và báo cáo viên - Phụ huynh tình nguyện tham gia vào quá trình thử nghiệm của hai trường trường Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2 - Thành viên CLB: "Nghe con - con nói, nói con - con nghe" * Thời gian và địa điểm tổ chức - Thời gian: Phối hợp với hoạt động của trường Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2, tổ chức các buổi trao đổi, phổ biến kiến thức và kĩ năng giáo dục con theo khoa học, đan xen vào các buổi sinh hoạt của CLB: "Nghe con - con nói, nói con - con nghe". - Địa điểm: Trường THCS Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2 d. Các bước tiến hành Nhóm nghiên cứu thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung trên cho phù hợp với năm học và chương trình giáo dục của nhà trường cũng như các điều kiện đặc thù của địa phương. Các nội dung này được lồng ghép vào các buổi sinh hoạt CLB: “Nghe con – con nói; nói con – con nghe”. Trước mỗi buổi sinh hoạt, cnhóm nghiên cứu cần chuẩn bị từng nội dung cho các buổi sinh hoạt CLB. - Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm đề tài, ban chủ nhiệm CLB. Ai chịu trách nhiệm về điều hành, ai báo cáo nội dung, ai hỗ trợ thực hiện. . . - Người chịu trách nhiệm chính cũng như người hỗ trợ cần nghiên cứu và tìm hiểu kĩ phương pháp, nội dung cần chuyển tải của từng hoạt động ở mỗi nội dung để tự tin điều hành và phối hợp nhịp nhàng. - Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận, tình huống đóng vai... của mỗi chủ đề như hướng dẫn trong tài liệu ra các tấm thẻ bìa mầu và đánh dấu thứ tự để tránh nhầm lẫn trong quá trình điều hành sinh hoạt. - Thực hành trước các trò chơi khởi động để tự tin khi hướng dẫn và làm quản trò. - Có thể liên hệ mời báo cáo viên có chuyên môn sâu đối với những nội dung có tính chất đặc thù. - Xin ý kiến đóng góp/ hỗ trợ từ phía các chuyên gia nếu có các vướng mắc trong có trình thực hiện các nội dung. Triển khai các buổi sinh hoạt theo nội dung được xây dựng trong kế hoạch. Giám sát hỗ trợ nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của CLB/nhóm cộng đồng. Định kì phân công giám sát hỗ trợ các hộ gia đình, chú trọng đến những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: trò chuyện, trao đổi về các khó khăn trong việc giáo dục trẻ vị thành niên và cùng gia đình tìm cách tháo gỡ. Định kì viết báo cáo phản ánh hoạt động của CLB, chia sẻ kinh nghiệm, nêu gương sáng của các bậc cha mẹ, học sinh trong việc giáo dục con tốt... Định kì tổng kết đánh giá hoạt động của CLB nhằm nhân rộng mô hình. 2.3.1.3. ứng dụng CNTT trong việc phát triển bền vững năng lực giáo dục cho cha mẹ học sinh THCS Từ những nội dung nghiên cứu trên chúng tôi đã xây dựng các biện pháp cụ thể từ việc ứng dụng CNTT vào việc phát triển bền vững năng lực giáo dục cho cha mẹ học sinh THCS. Chúng 194
  6. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở tôi quan niệm những kiến thức, thông tin ngày nay tăng lên như vũ bão. Chính vì thế mỗi một cá nhân khó có thể tiếp cận hoặc ghi nhớ được hết hệ thống thông tin đó. Những kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con cũng vậy. Có thể cha mẹ được tập huấn hoặc được chia sẻ những kiến thức rất khoa học để chăm sóc và giáo dục con, nhưng cùng thời gian nếu những kiến thức này không được vận dụng sẽ dần trở nên quên lãng. Vì thế cho nên chúng tôi xây dựng nhóm biện pháp ứng dụng CNTT với những đặc tính thường xuyên, liên tục, tiện ích, có tính cập nhật để hỗ trợ cho phụ huynh một cách hiệu quả hơn trong quá trình giáo dục con của họ. a. Ứng dụng CNTT trong việc phổ biến thông tin, kiến thức giáo dục con cho cha mẹ học sinh THCS * Mục đích - Cập nhật những kiến thức khoa học về giáo dục con. - Cung cấp cho phụ huynh các kiến thức, những quan điểm giáo dục, cách thức giáo dục con khoa học, nhờ đó để cha mẹ tự cập nhật, bổ sung kiến thức cho mình mọi lúc mọi nơi. * Cách thức thực hiện Hiện nay, nhờ sự phát triển của CNTT - TT nên các mạng xã hội được thành lập khá phổ biến. Qua nghiên cứu thực tiễn có một tỉ lệ không nhỏ người sử dụng internet có các tài khoản trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Twitter, Wordpress... và phổ biến là Facebook. Facebook là mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số 1 tại Việt Nam - là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên tương tác với nhau như chat, tải hình ảnh lên, bình luận. . . Facebook xoá tan mọi khoảng cách địa lí và có khả năng khuếch tán cao độ. Việc lập ra 1 tài khoản, duy trì và phát triển nó không phải là điều khó khăn về kĩ thuật hay kinh tế. Thiết kế kĩ thuật của Facebook thân thiện, dễ sử dụng nên có nhiều đối tượng có thể tiếp cận. Tận dụng đặc điểm này của Facebook chúng tôi đã xây dựng nên 1 trang facebook với tên gọi: "Cha mẹ lớn lên cùng con" để chia sẻ và cập nhật những nội dung xoay quanh chủ đề giáo dục con của cha mẹ. Quản trị trang là nhóm nghiên cứu và một số cộng tác viên. Chúng tôi phụ trách việc đăng tải lên trang web này những nội dung liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục con, các tư tưởng quan điểm khoa học, tiên tiến, hiện đại có cơ sở khoa học nhằm cung cấp đến cho người dùng Facebook nói chung và các phụ huynh nói riêng có được những thông tin chọn lọc và đáng tin cậy. Từ đó giúp phụ huynh có thêm những hiểu biết đầy đủ, chính xác và kịp thời về việc giáo dục con. Và chính những vị phụ huynh này, sau khi đã thấm nhuần những quan điểm, tư tưởng giáo dục con cái, hoặc thông qua trải nghiệm của chính mình và thấy được hiệu quả thì họ lại trở thành những người tuyên truyền hữu hiệu cho những người xung quanh họ về những kiến thức đó. Chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, bàn luận và lựa chọn nội dung các thông tin đăng tải trên trang một cách nghiêm túc và khoa học. Những nội dung đăng tải bao giờ cũng có những trích dẫn nguồn rất cụ thể để tránh vi phạm bản quyền và cũng là để người truy cập có thể tìm hiểu một cách chi tiết hơn, đầy đủ hơn về những thông tin đó. Bên dưới mỗi nội dung chúng tôi luôn chú ý đọc và phản hồi những ý kiến của người đọc một cách đầy đủ và kịp thời với tinh thần cầu thị, nghiêm túc và khoa học. Qua những trao đổi này giúp người đọc có thể nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những nội dung chúng tôi nêu ra. b. ứng dụng CNTT trong việc trao đổi tình hình, hỗ trợ cha mẹ trong những tình huống giáo dục thực tiễn - Mục đích + Hỗ trợ cho các bậc cha mẹ trong những tình huống giáo dục con trong thực tiễn, mang 195
  7. Vũ Thị Khánh Linh tính tức thời. + Động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần giúp cha mẹ bình tĩnh, an tâm khi giải quyết những vấn đề phức tạp trong quá trình giáo dục con. - Cách thức tiến hành Bên cạnh những trao đổi mang tính chất phổ biến, tuyên truyền sâu rộng kiến thức đến các bậc phụ huynh, chúng tôi rất chú ý đến việc hỗ trợ cho phụ huynh khi họ gặp những vấn đề căng thẳng, phiền toái trong quá trình giáo dục con của họ. c. ứng dụng CNTT trong việc kết nối cha mẹ, giúp cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong việc giáo dục con - Mục đích + Giúp cha mẹ có được thêm 1 phương tiện để cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình giáo dục con. + Huy động được những kinh nghiệm phong phú và đa dạng của các bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục con. - Cách thức tiến hành Xây dựng những nhóm phụ huynh có chung một số vấn đề trong quá trình giáo dục con, hoặc có con gặp những vấn đề tương tự nhau. Qua các nhóm này các bậc cha mẹ trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và hỗ trợ nhau một cách kịp thời trong quá trình giáo dục con. Người phụ trách trang “Cha mẹ lớn lên cùng con” thiết lập các nhóm, các topic để các bậc cha mẹ cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về những nội dung này. Những nội dung có thể sẽ trở thành những vấn đề trao đổi trong những lần sinh hoạt câu lạc bộ. 2.3.2. Biện pháp về cơ chế, chính sách quy định về giáo dục gia đình và phát triển năng lực giáo dục cho cha mẹ học sinh Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người. Cũng bắt nguồn từ những lí do này, nên trong quá trình hình thành và phát triển có rất nhiều cơ chế, thể chế, chính sách đã được đưa ra để hướng tới một mục đích lớn là: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng đất nước ngày càng hiện đại và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc các cá nhân trong xã hội, các thành viên trong gia đình nắm bắt được về nội dung này, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thái độ, hành động của họ trong quá trình xây dựng gia đình, nâng cao ý thức xây dựng gia đình theo những mục tiêu đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung. a. Mục tiêu cụ thể của biện pháp - Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, giáo dục gia đình và các cơ chế về biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ 196
  8. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở - Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. - Nâng cao năng lực giáo dục con cái của cha mẹ và người lớn trong gia đình góp phần đào tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trở thành những công dân ưu tú trong tương lai, góp phần vào sự nghiệp pháp triển chung của đất nước. b. Nội dung thực hiện biện pháp Thứ nhất, tăng cường công tác truyền thông vận động nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các cơ quan, những người thi hành công vụ liên quan đến gia đình để bảo đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình. Thứ hai, là giải pháp giáo dục, cung cấp kiến thức về xây dựng gia đình như kĩ năng sống; trách nhiệm của nam giới đối với công việc trong gia đình, việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong gia đình; trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; cảnh báo các nguy cơ và hậu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh... Thứ ba là giải pháp xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ gia đình. Kiện toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ gia đình kết hợp với biện pháp quản lí, tác động cần thiết bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả của các dịch vụ. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác gia đình. Các hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó ưu tiên các hoạt động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo về giáo dục gia đình và chú trọng đến các hoạt động giúp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ c. Các thức thực hiện biện pháp Thông qua biện pháp 1, 2, 3 để triển khai thực hiện biện pháp này. Có thể nói các biện pháp trên là nền tảng để chúng tôi có thể thực hiện hiệu quả biện pháp này. Việc tuyên truyền phổ biến chính sách, cơ chế thường không thu hút được sự quan tâm chú ý của đại đa số phụ huynh. Và nếu khâu tổ chức, hình thức chia sẻ lại không hấp dẫn thì những nội dung này khó đi sâu vào nhận thức của các bậc phụ huynh, và tạo ra sự thay đổi trong thái độ và hành động của học được. 2.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm được tiến hành theo hai lần trên nhóm khách thể nói trên. Lần 1: Được thực hiện vào học kì 2 năm học 2015 -2016 Lần 2: Được thực hiện vào kì 1 năm học 2016 - 2017 Mỗi lần tác động, chúng tôi kết hợp nhiều biện pháp, thời gian tác động kéo dài cả kì học. Trên thực tế chia ra làm hai vòng nhưng thời gian nối tiếp nhau, diễn ra trong suốt cả năm học, thời gian gián đoạn rất ít. Trong quá trình tác động chúng tôi tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm. Bước 2: Tiến hành tác động và thu thập kết quả sau các lần tác động 197
  9. Vũ Thị Khánh Linh Chúng tôi tiến hành triển khai đồng loạt 4 biện pháp phát triển năng lực giáo dục của cha mẹ học sinh tại hai trường THCS Nhật Tân và THCS Cổ Nhuế 2. Trong quá trình điều tra thực trạng đây là hai trường có tỉ lệ cha mẹ có NLGD con đạt mức độ thấp đạt tỉ lệ cao hơn các trường còn lại, và đây cũng chính là địa bàn mà phụ huynh học sinh ít có điều kiện và ít được tham gia vào các biện pháp phát triển NLGD con cho cha mẹ. Chúng tôi triển khai đồng bộ 4 biện pháp cùng thời điểm. Có thể sơ đồ hóa mô hình phối hợp các biện pháp phát triển năng lực giáo dục của cha mẹ học sinh tại 2 trường THCS trong nội thành Hà Nội như sau: Hình 1. Mô hình phối hợp các biện pháp phát triển năng lực giáo dục của cha mẹ học sinh THCS 2.3.4. Kết quả thực nghiệm tác động 2.3.3.1. NLGD của các bậc cha mẹ và các tiểu NLGD của cha mẹ của mẫu thực nghiệm NLGD của các bậc cha mẹ và mức độ của các tiểu năng lực giáo dục con của cha mẹ của mẫu thực nghiệm được phân phối như sau: Bảng 1. NLGD của cha mẹ tham gia thực nghiệm (trước thực nghiệm) Mức độ NLGD NLGD mức thấp NLGD mức khá NLGD mức tốt Tổng SL % SL % SL % SL % Trường THCS Cha 12 48.0 9 36.0 4 16.0 25 100.0 Cổ Nhuế 2 Mẹ 14 56.0 6 24.0 5 20.0 25 100.0 Trường THCS Cha 11 44.0 10 40.0 4 16.0 25 100.0 Nhật Tân Mẹ 10 40.0 12 48.0 3 12.0 25 100.0 198
  10. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở Quan sát bảng số thể hiện sự phân bố tỉ lệ của các mức độ NLGD chúng tôi nhận thấy tỉ lệ cha mẹ có mức độ NLGD mức tốt chiếm thấp nhất chỉ có 12.0 đến 20.0% ở cả nhóm cha và mẹ ở cả hai nhóm trường tham gia thực nghiệm. Tỉ lệ người cha tự đánh giá thuộc mức độ NLGD khá và thấp đều đạt 84% ở cả hai trường. Tỉ lệ người mẹ tự đánh giá thuộc nhóm NLGD mức thấp và khá ở cả hai trường đều chiếm tỉ lệ từ 80.0 đến 88.0%. Bảng 2. Các tiểu năng lực giáo dục của cha mẹ (trước thực nghiệm) 2.3.3.2. NLGD và các tiểu NLGD con của cha mẹ sau thực nghiệm Kết quả thu được sau khi đánh giá lần thực nghiệm thứ nhất ngoài việc đánh giá sự biến đổi của các hiện tượng tâm lí, còn cho phép chúng tôi đánh giá xem liệu các biện pháp tác động đó có hiệu quả hay không. Khi nghiên cứu kết quả thu được từ lần 1 chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp tác động đó là hợp lí và có ý nghĩa. Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá của cha mẹ tham gia quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy nếu gia tăng quá trình thực hành, rèn luyện và vận dụng thường xuyên các biện pháp trên, chắc chắn kết quả thực nghiệm sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó trong lần thực nghiệm thứ hai, cũng căn cứ vào những nội dung thực nghiệm lần 1 199
  11. Vũ Thị Khánh Linh chúng tôi đã tạo điều kiện để cha mẹ thực hành nhiều hơn. Và tăng cường các buổi thăm gia đình, trao đổi để tháo gỡ và hỗ trợ thêm cha mẹ trong quá trình giáo dục con thực tế tại gia đình. Sau thời gian tiến hành thường xuyên các biện pháp tác động đó, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3. NLGD của cha mẹ tham gia thực nghiệm (sau thực nghiệm lần 2) Mức độ NLGD NLGD mức thấp NLGD mức khá NLGD mức tốt Tổng SL % SL % SL % SL % Trường THCS Cha 7 28.0 8 32.0 10 40.0 25 100.0 Cổ Nhuế 2 Mẹ 9 36.0 4 16.0 12 48.0 25 100.0 Trường THCS Cha 9 36.0 5 20.0 11 44.0 25 100.0 Nhật Tân Mẹ 5 20.0 6 24.0 14 56.0 25 100.0 Kết quả cho thấy: Có sự thay đổi rõ rệt về các mức độ NLGD của cha mẹ. Nếu như trước khi tác động, chỉ có 3, 4 người mẹ và cha tự đánh giá mình thuộc NLGD mức tốt thì sau quá trình thực nghiệm tỉ lệ người cha và mẹ tự đánh giá mình thuộc mức độ NLGD mức tốt tăng lên đồng nghĩa với việc tỉ lệ trong các nhóm NLGD mức thấp và mức khá giảm đi rõ rệt. Qua lần thực nghiệm này, chúng tôi nhận thấy cha mẹ rất tự tin trao đổi lại cách thức giáo dục của mình trong những tình huống giáo dục nảy sinh trong gia đình. Cách xử lí của các bậc cha mẹ trong nhiều tình huống rất khác nhau, rất đa dạng. Nhìn chung các bậc cha mẹ đã vận dụng những quan điểm đã được trang bị trong 2 lần thực nghiệm một cách nhuần nhuyễn, bài bản và tự nhiên hơn. Theo ý kiến thu được qua phỏng vấn của các cha mẹ tham gia phỏng vấn chúng tôi nhận thấy các bậc cha mẹ đều đánh giá cao việc được thực hành các nguyên tắc, biện pháp giáo dục thông qua các tình huống giả định của chương trình tập huấn. Sự rèn luyện đó giúp hình thành thói quen mới trong việc giáo dục con của cha mẹ đó là: trao đổi đi đến thống nhất, hạn chế mệnh lệnh, áp đặt từ phía cha mẹ đến các con. Tương ứng với sự thay đổi về năng lực giáo dục nói chung thì các tiểu năng lực cũng có sự thay đổi đáng kể. Kết quả trình bày ở Bảng 4. Quan sát Bảng 4, chúng tôi nhận thấy có sự biến đổi rõ rệt về mức độ của từng từng tiểu năng lực giáo dục con của các bậc cha mẹ tham gia thực nghiệm. ở cả 7 tiểu năng lực chúng ta đều nhận thấy có sự tăng lên về tỉ lệ ở nhóm mức độ cao và giảm khá nhiều ở nhóm mức độ thấp và trung bình.Trong nhóm mức độ cao, tỉ lệ của 7 tiểu năng lực giáo dục con của cha mẹ đều đạt từ 36.0 đến 60.0%. Nhóm những người mẹ có sự chuyển biến rõ rệt về mức độ năng lực giáo dục con tốt hơn nhóm những người cha. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không đáng kể. Trong số 7 tiểu năng lực chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thì năng lực có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất là năng lực phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng dân cư. Nhiều phụ huynh đã nhận thấy ý nghĩa tích cực của việc phối kết hợp hoạt động giữa nhà trường, cha mẹ và các lực lượng xã hội là vô cùng ý nghĩa. Giúp họ học hỏi thêm được nhiều kĩ năng tổ chức, kết nối và quan trọng giúp cho các bậc cha mẹ nhận ra khi có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội thì việc giáo dục con thuận lợi hơn. Năng lực tiếp theo cũng có sự thay đổi lớn đó là năng lực hiểu con. Sau quá trình thực nghiệm lần hai, năng lực này của hầu hết cha mẹ đã nâng lên mức khá chiếm từ 32.0 đến 36.0%, và tỉ lệ cha mẹ đạt mức năng lực tốt chiếm khá cao dao động từ 54.0 đến 56%. Chỉ còn khoảng từ 8.0 đến 14.0% cha mẹ tự đánh giá mức năng lực này của mình ở mức độ thấp. Theo kết quả này, 200
  12. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở Bảng 4. Các tiểu năng lực giáo dục của cha mẹ (sau thực nghiệm lần 2) hầu hết các bậc cha mẹ đã hiểu được về những diễn biến tâm sinh lí khá phức tạp của con em mình ở giai đoạn này. Nhiều bậc cha mẹ đã thừa nhận trước khi tham gia vào mô hình thực nghiệm phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ, nhiều cha mẹ đã hiểu sai về những đặc điểm này của con, dẫn đến cách ứng xử nói riêng và giáo dục nói chung của con là chưa phù hợp. Một năng lực có sự thay đổi lớn thứ 3 là năng lực đánh giá sự tiến bộ, phát triển của con. Trong tổng số cha mẹ tham gia thực nghiệm thì có tới 50.0% người mẹ và 52.0% người cha đã tự đánh giá mình đạt mức tốt sau quá trình thực nghiệm lần 2. Cũng bắt nguồn từ sự thay đổi về năng lực hiểu con, đã góp phần làm cho các bậc cha mẹ đánh giá tốt hơn về con, những điểm mạnh, điểm yếu, những điều con làm tốt và những điều con còn hạn chế. Cha mẹ đã biết dựa vào những cơ sở để đánh giá con một cách khoa học hơn, không áp đặt những mong muốn của mình lên con, biết khen ngợi động viên con kịp thời, và cũng biết cách phê phán con phù hợp. Chính yếu tố này đã giúp cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con có sự cải thiện đáng kể, các con hiểu được mong 201
  13. Vũ Thị Khánh Linh muốn của cha mẹ, cha mẹ cũng đặt ra những yêu cầu vừa sức để con nỗ lực vươn lên. Năng lực ứng xử với con cũng là năng lực có sự thay đổi đáng kể, nhưng vẫn thấp hơn so với 3 tiểu năng lực trên. Nếu như trước quá trình tham gia mô hình thực nghiệm thì quá nửa số phụ huynh này tự đánh giá năng lực ứng xử với con của mình ở mức thấp và khá, chỉ có 1 tỉ lệ rất nhỏ dưới 20% cha mẹ tự đánh giá mình đạt mức năng lực tốt. Nhưng sau hơn 1 năm tham gia mô hình thử nghiệm, tỉ lệ cha mẹ tự đánh giá có mức độ năng lực ứng xử với con từ khá trở lên lại chiếm ưu thế (đạt trên 70.0% cha mẹ tự đánh giá thuộc mức độ năng lực khá và tốt). Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cha mẹ thừa nhận vẫn còn chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu tố cảm xúc, hoặc những vấn đề khách quan: công việc mỏi mệt, căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội, nhiều việc phải lo toan nên đôi khi trong quá trình giao tiếp ứng xử với con vẫn còn tỏ ra nóng nảy, việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực chưa tốt. Hoặc cũng có nhiều bậc phụ huynh khẳng định sau các khóa tập huấn, họ học được cách trò chuyện cùng con. Giữa cha mẹ và con cái như những người bạn, có thể cùng con chơi, cùng con làm những việc con thích, có thể cùng con nói chuyện về một chủ đề rất hòa hợp. . . điều mà trước khi tham gia tập huấn họ không có được. Các tiểu năng lực định hướng cho con trong hoạt động và trong quá trình phát triển, năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục gia đình tác động tới con thông qua việc tổ chức các hoạt động gia đình và tương tác của gia đình, năng lực nêu gương là những nhóm năng lực có sự thay đổi ít hơn so với 4 tiểu năng lực trên. So với kết quả điều tra thực trạng chung thì đây là những nhóm năng lực khó, cần có sự phối hợp nhiều kĩ năng giáo dục con và để đạt đến độ thuần thục thì không phải dễ dàng. Chính vì thế trong quá trình nghiên cứu thực trạng năng lực này đa số phụ huynh tham gia vào quá trình nghiên cứu cũng chỉ đạt mức trung bình và thấp, tỉ lệ phụ huynh tự đánh giá mình đạt mức tốt năng lực này không nhiều. Tuy nhiên qua quá trình tham gia mô hình thử nghiệm các biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ thì 3 tiểu năng lực này cũng có sự biến đổi đáng kể. Tỉ lệ cha và mẹ tự đánh giá các năng lực này của mình đạt mức tốt dao động từ 32.0% đến 42.0%. Tỉ lệ đạt mức khá cũng dao động từ 24.0 đến 42.0%. Còn khoảng 1/3 nhóm phụ huynh tham gia thực nghiệm vẫn tự đánh giá 3 tiểu năng lực này của mình ở mức thấp (dao động từ 24.0 đến 36.0%). Dù vậy, với sự thay đổi ở lần thực nghiệm thứ hai so với kết quả trước khi thực nghiệm các tiểu năng lực này cũng có sự thay đổi khá rõ rệt. 3. Kết luận Như vậy, có thể thấy sau thời gian thực nghiệm kéo dài 1 năm với hệ thống các biện pháp được sử dụng khá đồng bộ, phù hợp với nhu cầu của phụ huynh học sinh về các khía cạnh: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. . . đã đem lại những kết quả có giá trị to lớn, năng lực giáo dục con của các bậc cha mẹ thay đổi theo chiều hướng tích cực, việc giáo dục con đạt hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt hơn. Sau khi tham gia các khóa tập huấn và được sự hỗ trợ từ các chuyên gia, các bậc cha mẹ đều có những biến chuyển lớn trong quá trình giáo dục con của mình, chính các bậc cha mẹ tham gia trong quá trình thực nghiệm này lại trở thành những hạt nhân trong việc tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm giáo dục con của họ cho các cha mẹ khác. Về phía nhà trường phối hợp tiến hành thực nghiệm cũng đánh giá cao những biện pháp tác động của mô hình này. Các biện pháp nâng cao năng lực giáo dục con của cha mẹ không chỉ hướng tới phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ mà còn đem lại những ảnh hưởng tích cực đến thiếu niên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Những kết quả này góp phần khẳng định về tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đề xuất. 202
  14. Một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học cơ sở TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lưu Song Hà, 2006. Cảm nhận về cha mẹ của học sinh THCS và ảnh hưởng của nó đến hành vi lệch chuẩn của các em. Tạp chí Tâm lý học, Số 5 (86), tr. 28 - 34. [2] Lưu Song Hà, 2007. Nhu cầu của học sinh THCS về quan hệ của cha mẹ đối với các em. Tạp chí Tâm lý học, Số 4 (97), tr. 12 - 16. [3] Trương Thị Khánh Hà, 2012. Phong cách giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của nó đối với con tuổi vị thành niên. Tạp chí Tâm lý học, Số 4 (157), tr. 46 - 55. [4] Vũ Thị Khánh Linh, 2012. Phong cách giáo dục của cha mẹ trong các lĩnh vực giáo dục gia đình. Tạp chí Tâm lý học, Số 2 (155), tr. 64 - 74. [5] Vũ Thị Khánh Linh, 2016. Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở tuổi thiếu niên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(6B), tr. 51 - 60. [6] Vũ Thị Khánh Linh, 2017. Thực trạng một số năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh THCS. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 62(4), tr. 99 - 110. [7] Vũ Thị Khánh Linh, 2017. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng một số biện pháp phát triển năng lực giáo dục con của cha mẹ học sinh THCS hiện nay. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 140, tr. 67 - 72. [8] Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Cao Minh, Victoria K. Ngô, 2009. Lo lắng của cha mẹ Việt Nam về các vấn đề phát triển tâm lí của con trẻ. Tạp chí Tâm lý học, Số 11 (128), tr. 29 – 40. [9] Lê Minh Nguyệt, 2012. Thực trạng sự cảm nhận về nhau trong quá trình tương tác giữa cha, mẹ với con ở tuổi thiếu niên. Tạp chí Tâm lý học, Số 10 (127), tr. 58 - 63. [10] Lê Minh Nguyệt, 2009. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Tạp chí Tâm lí học, Số 9 (126), tr. 41 – 46. ABSTRACT Some educational capacity development methods of secondary students’ parents Vu Thi Khanh Linh Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education This article focuses on analyzing some methods to develop the educational capacity of the parents to help their children. Based on the results of the research on the current situation and the needs of the parents, the research team has developed four basic methods: Establishing a parent club, fostering parental education in science for parents, application of IT (information technology) in the development of sustainable capacity for parent education, dissemination mechanisms, policies and regulations on family education and educational capacity development for parents. In that place, to set up parent club it is the original method, based in that we continue to develop other methods. Those methods that will be implemented in two secondary schools as Co Nhue and Nhat Tan Secondary schools, Hanoi. Keywords: Methods, capacity, capacity for childen education, parents, secondary school students. 203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2