intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết trong những ngày lạnh giá như hiện nay dễ gây cúm. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách bảo vệ mình và gia đình tránh được bệnh cúm trong mùa đông này: Tôi đã tiêm phòng cúm một năm nay nhưng vẫn bị cúm. Tại sao vậy? Bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm phòng. Đó là do vaccin không thể bảo vệ chống lại tất cả các chủng cúm. Vaccin của từng năm chứa ba chủng cúm khác nhau – những chủng đó được các chuyên gia dự đoán là hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm

  1. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm
  2. Thời tiết trong những ngày lạnh giá như hiện nay dễ gây cúm. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách bảo vệ mình và gia đình tránh được bệnh cúm trong mùa đông này: Tôi đã tiêm phòng cúm một năm nay nhưng vẫn bị cúm. Tại sao vậy? Bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm phòng. Đó là do vaccin không thể bảo vệ chống lại tất cả các chủng cúm. Vaccin của từng năm chứa ba chủng cúm khác nhau – những chủng đó được các chuyên gia dự đoán là hay gặp nhất trong năm tới. Nhưng bạn cũng có thể bị nhiễm chủng cúm không có trong vaccin. Nếu bạn bị cúm sau khi tiêm phòng, vaccin cúm sẽ bảo vệ bạn bằng cách giảm số ngày ốm và khiến bệnh nhẹ hơn so với bình thường.
  3. Nhưng cũng có thể căn bệnh của bạn không phải cúm. Bạn có thể bị căn bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng khiến mình nghĩ đến bệnh cúm (thí dụ: viêm dạ dày-ruột). Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Các virus khác cũng có thể gây ra những triệu chứng hô hấp như ho và đau họng, và tiêm phòng cúm không bảo vệ cơ thể chống lại những virus này. Tiêm phòng cúm không phòng ngừa cảm lạnh hoặc nhiễm các loại virus khác.
  4. Nếu chưa được tiêm phòng, tôi phải làm gì nếu bị phơi nhiễm virus cúm? Nếu bạn bị phơi nhiễm virus và được liệt vào nhóm nguy cơ cao (bao gồm trẻ em 6 – 23 tháng tuổi, người trên 65 tuổi, người bị bệnh mạn tính hoặc phụ nữ có thai ba tháng giữa hay ba tháng cuối) nên dùng thuốc kháng virus dự phòng (Flumadine, Tamiflu…) theo đơn bác sĩ. Nếu không thuộc nhóm nguy cơ cao, chờ xem liệu bạn có bị các dấu hiệu và triệu chứng cúm không, như sốt cao, đau họng, đau cơ và khớp nặng, mệt mỏi. Bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng virus, nhưng phải bắt đầu trong vòng 24 – 48 giờ sau khi có các triệu chứng. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Tôi có thể làm gì để giảm nhẹ triệu chứng khi bị cúm?
  5. Đầu tiên, cần ngừng đi làm hoặc đi học, vì như vậy bạn có thể làm lây lan cúm cho người khác. Để giảm triệu chứng, bạn có thể: - Nghỉ ngơi - Uống nhiều nước - Uống thuốc kháng virus nếu bác sĩ kê đơn. - Cũng nên tự theo dõi. Nếu bạn thấy bệnh nặng thêm, hãy đi khám bác sĩ. Lưu ý: Bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm ngay từ bây giờ để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2