VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 23-26<br />
<br />
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN<br />
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC<br />
Trịnh Chí Thâm - Trường Đại học Cần Thơ<br />
Ngày nhận bài: 02/04/2016; ngày sửa chữa: 18/04/2017; ngày duyệt đăng: 19/04/2017.<br />
Abstract: In recent years, the Vietnamese education system has paid attention to development of<br />
critical thinking for learners in order to support learners to better their thinking capability. This is<br />
appropriate with demand of education development with aim to meet increasing growth and<br />
change of the world today. However, both Vietnamese teachers and students have not fully<br />
understood the strategies to develop critical thinking in education. This article suggests some<br />
measures to develop critical thinking for university students, meeting requirements of society in<br />
current period.<br />
Keywords: Critical thinking, strategy, students, higher education.<br />
tiếp nhận thông qua việc tương tác với người khác. Theo<br />
đó, trong quá trình tiếp nhận thông tin, người học sẽ luôn<br />
luôn đặt câu hỏi tại sao, như thế nào, điều đó có hợp lí<br />
hay chưa,... Một điều lưu ý rằng, tất cả những câu hỏi<br />
như vậy luôn luôn được bản thân người hỏi tìm hướng<br />
giải đáp trước, và sự hợp tác hay hỗ trợ từ những người<br />
xung quanh sẽ giúp họ kiểm chứng sự hiểu biết hoặc<br />
quan điểm của mình.<br />
2.2. Phát triển tư duy phản biện là nhu cầu tất yếu<br />
trong giáo dục đại học<br />
Ở bậc đại học, việc học tập đòi hỏi con người thoát ra<br />
khỏi giới hạn của việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin một<br />
cách thụ động, chính vì thế, người học cần hợp tác với<br />
bạn bè, thầy cô và cả cộng đồng của họ. Carter (2011) [4]<br />
đã kiến nghị, để phát triển TDPB cho người học ở bậc<br />
đại học, chúng ta phải dựa vào tháp nhận thức sáu bậc<br />
của Bloom; trong đó, ba thang bậc nhận thức cao hơn<br />
mới thực sự là mục tiêu cần hướng đến trong việc phát<br />
triển khả năng tư duy cho người học bậc đại học.<br />
Nhìn nhận ở góc độ khác, Leicester (2010) [5] cho<br />
rằng: Mục tiêu chính yếu của giáo dục đại học là giúp<br />
người học làm việc và nghiên cứu bằng tư duy phân tích<br />
và phản biện hiệu quả trong những bối cảnh có tính biến<br />
đổi cao. Chính vì thế, ngoài việc cung cấp kiến thức và<br />
thông tin cho người học, GV cần thấy rõ vai trò của mình<br />
trong việc giúp đỡ SV đặt câu hỏi, tìm câu trả lời và tự<br />
phản ánh kiến thức, việc học của bản thân và của mọi<br />
người. Như vậy, trong quá trình dạy và học ở bậc đại học,<br />
GV cần là người hướng dẫn SV đi tìm kiến thức và tự xây<br />
dựng kiến thức cho mình thông qua năng lực tư duy và<br />
những kĩ năng học tập tích cực và chủ động. Đồng thời,<br />
người học phải tự xác định mục tiêu học tập là cho chính<br />
bản thân họ, họ cần tự mình đi tìm và phát hiện ra tri thức<br />
mới. Đó cũng chính là một trong những giải pháp hữu hiệu<br />
giúp người học rèn luyện năng lực học tập suốt đời.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Tư duy phản biện (TDPB) là một kĩ năng tư duy bậc<br />
cao có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động dạy và học. Với tính đặc thù của giáo dục bậc<br />
đại học là đào tạo và chuẩn bị cho người học bước vào thế<br />
giới nghề nghiệp mà họ lựa chọn, việc phát triển TDPB<br />
càng trở nên cần thiết và tất yếu nhằm hoàn thiện hơn năng<br />
lực học tập và làm việc suốt đời cho sinh viên (SV).<br />
Việc phát triển TDPB trong môi trường giáo dục đòi<br />
hỏi giảng viên (GV) và SV cần có những hiểu biết cơ bản<br />
và thấu đáo về năng lực tư duy này. Đồng thời, cần thấy<br />
được những vai trò và sự cần thiết của việc phát triển<br />
TDPB trong giáo dục đại học. Đặc biệt, để phát triển<br />
TDPB cho SV bậc đại học, môi trường giáo dục cần đảm<br />
bảo một cách cơ bản những điều kiện cần và đủ. Cụ thể,<br />
cả người dạy và người học cần quan tâm và tuân thủ<br />
những nguyên tắc nhất định để tạo ra một môi trường dạy<br />
học có thể kích ứng tốt cho sự phát triển TDPB. Tuy<br />
nhiên, thực tế cho thấy, môi trường giáo dục nước ta có<br />
nhiều khó khăn khiến cả GV và SV không thể phát triển<br />
TDPB một cách thuận lợi. Vì thế, làm rõ bản chất và tính<br />
chất quan trọng của việc phát triển TDPB là điều vô cùng<br />
cần thiết; tiếp theo là việc đề xuất một số chiến lược<br />
nhằm giúp GV và SV có thể dựa vào đó mà định hướng<br />
cho hoạt động dạy và học của họ, từ đó, người dạy sẽ dần<br />
dần hình thành và phát triển năng lực tư duy cho người<br />
học theo hướng phản biện. Đây cũng chính là mục tiêu<br />
cốt lõi của nghiên cứu này.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm “tư duy phản biện”<br />
Theo các tác giả Fisher (2001) [1]; Mason (2008) [2];<br />
Rainbolt & Dwyer (2012) [3], TDPB là một năng lực tư<br />
duy bậc cao dựa trên những lập luận và lí lẽ khoa học<br />
nhằm giải thích và đánh giá về những gì mà con người<br />
<br />
23<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 23-26<br />
<br />
2.3. Một số chiến lược nhằm phát triển tư duy phản<br />
biện cho sinh viên đại học<br />
2.3.1. Tạo ra các cuộc tranh luận với những bối cảnh và<br />
nội dung giảng dạy cụ thể<br />
Hãy biến lớp học thành “một xã hội thu nhỏ” là ý kiến<br />
đề xuất của Ten Dam và Volman (2004) [6] khi họ trao<br />
đổi về những chiến lược nhằm phát triển TDPB. Theo<br />
đó, có thể thấy rằng, kết quả của việc học nhằm vận dụng<br />
và phát triển xã hội thông qua những việc làm cụ thể trên<br />
cơ sở vận dụng những gì được học. Vì thế, lớp học cần<br />
là một xã hội với những bối cảnh hoặc tình huống khác<br />
nhau nhằm giúp người học kiểm chứng hoặc thực hành<br />
những kiến thức được học từ nhà trường.<br />
Vậy, làm sao để tạo ra những cuộc tranh luận hiệu quả<br />
trong quá trình tổ chức dạy và học. Ten Dam và Volman<br />
(2004) [6] có kiến nghị như sau: 1) Nội dung thảo luận<br />
phải bàn về các chủ đề mở để cả người dạy và người học<br />
có thể hiểu theo cách của họ. Tùy vào kiến thức và môi<br />
trường phát triển của mỗi cá nhân, người học có thể suy<br />
luận và phân tích dựa trên những gì mà họ hiểu; 2) Nội<br />
dung dạy học cần là những vấn đề dễ gây tranh cãi. Khi<br />
nội dung dạy học dễ gây tranh cãi, điều này có thể là một<br />
trở ngại cho cả người dạy và người học nhưng cũng là cơ<br />
hội để họ có thể tư duy và lập luận theo những cách khác<br />
nhau. Những ý kiến và cách hiểu khác nhau là điều kiện<br />
tốt để SV có thêm những kiến thức mới, có thể sự hiểu biết<br />
đó không hoàn hảo hơn nhưng chắc chắn sẽ khác hơn so<br />
với những gì họ được biết [7]. Cuối cùng, nội dung dạy<br />
học có thể hỗ trợ tốt cho việc phát triển TDPB là những<br />
mảng kiến thức hay biến đổi. Như chúng ta thấy, có rất<br />
nhiều kiến thức bị biến đổi theo thời gian và không gian.<br />
Đây sẽ là một trong những điều kiện quan trọng giúp<br />
người dạy xây dựng chủ đề tranh luận nhằm giúp người<br />
học phát triển tốt tư duy theo hướng phản biện cao.<br />
2.3.2. Sự tương tác lẫn nhau trong lớp học là điều không<br />
thể thiếu<br />
Trong môi trường học tập hiện đại, GV không còn đơn<br />
thuần là người truyền đạt kiến thức thông qua những<br />
phương tiện và phương pháp dạy học, họ cần là người<br />
“quản trò” nhằm tạo ra những tình huống học tập thông<br />
qua tranh luận. Trong những cuộc tranh luận đó, GV trao<br />
cho SV quyền tự do gần như tuyệt đối để bày tỏ ý kiến của<br />
mình với những gì họ nghe, đọc và nhận thức được từ<br />
người khác [8], [9]. Bên cạnh việc tham gia vào những<br />
hoạt động dạy học chung, sự tương tác bao gồm cả việc<br />
lắng nghe, thảo luận hoặc tranh cãi và tiếp thu về những<br />
vấn đề/chủ đề cụ thể tùy thuộc vào thời gian và sự hiểu biết<br />
của mỗi người. Lúc đó, GV vừa là một thành viên của quá<br />
trình dạy học vừa là trọng tài của bất kì tình huống học tập<br />
nào vì họ có đủ khả năng để nhìn nhận và kết luận về<br />
<br />
những gì mà SV cần tiếp nhận. Thông qua quá trình dạy<br />
học mang tính tương tác lẫn nhau như vậy, cả GV và SV<br />
đều có cơ hội để phản ánh và tự phản ánh bản thân. Phía<br />
sau quá trình phản ánh này là sự suy ngẫm để rút kinh<br />
nghiệm về những việc họ đã làm, từ đó quá trình dạy và<br />
học sẽ thay đổi tiến bộ hơn. Như Grant (1997) [7] đã nhìn<br />
nhận, hiện nay học tập thông qua tương tác và hợp tác với<br />
người khác ngày càng phổ biến vì nó phù hợp với mục tiêu<br />
học tập chủ động, tích cực và hiệu quả trong một môi<br />
trường cộng đồng cùng học tập. Các nghiên cứu cũng đã<br />
chứng minh rằng, việc tương tác giúp nâng cao sự tập<br />
trung và cải thiện kết quả học tập một cách rõ nét [10]. Vì<br />
thế, việc dạy học cần tạo sự tương tác và đặt người học vào<br />
tình huống để họ tư duy và nhìn thấy vấn đề. Sau đó, người<br />
học là người đóng vai trò giải quyết vấn đề nhằm thấy rõ<br />
trách nhiệm và những mấu chốt cần quan tâm. Người học<br />
không chỉ tự nhìn nhận về bản thân và quá trình tiếp thu<br />
của mình mà còn phân tích và đánh giá về những điều đó<br />
với những người cùng lớp. Khi kiến thức được chia sẻ và<br />
sự tương tác được hình thành, kĩ năng giao tiếp và kiến<br />
thức mới vì thế được phát triển rõ nét hơn.<br />
2.3.3. Cần chọn lọc và kết hợp một cách khéo léo những<br />
phương pháp dạy học tích cực<br />
Các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, báo<br />
cáo chuyên đề, dạy học nêu vấn đề, đóng vai, dạy học dự<br />
án,... cần được ứng dụng một cách khéo léo trong quá<br />
trình phát triển TDPB cho người học bậc đại học. Những<br />
phương pháp dạy học nói trên có vai trò quan trọng trong<br />
việc cải thiện khả năng phản biện của tư duy vì chúng tạo<br />
ra nhiều cơ hội cho cả GV và SV tranh luận, trao đổi và<br />
học tập lẫn nhau trong một môi trường học tập tích cực<br />
và chủ động. Nhiều nghiên cứu đã kết luận, quá trình tiếp<br />
thu sẽ hiệu quả hơn nếu SV được trao đổi kiến thức và tự<br />
hệ thống lại những thông tin thu thập được. Cụ thể, Paul<br />
(1992) [11] đã nhận định, cần cho người học tìm thấy<br />
những vấn đề nảy sinh từ việc tiếp thu tri thức; sau đó,<br />
cho họ “tự động não” và tranh luận về những vấn đề đó<br />
để tìm ra phương pháp giải quyết. Ông cho rằng, phát<br />
triển TDPB không nên chỉ là một trong những mục tiêu<br />
của giáo dục mà phải là một mục tiêu cụ thể nào đó, tức<br />
là phải cụ thể hóa trong từng bối cảnh và tình huống học<br />
tập cụ thể. Hơn thế nữa, việc phát triển TDPB cần quan<br />
tâm đến chất lượng của những gì được dạy và học. Nói<br />
cách khác, chúng ta cần chú ý đến việc phát triển năng<br />
lực tư duy độc lập cho người học sao cho họ có thể tồn<br />
tại và phát triển trong một thế giới biến đổi không ngừng.<br />
Điều đó hoàn toàn khác với việc dạy cho người học<br />
những hệ thống kiến thức, cách ghi nhớ hoặc giải quyết<br />
vấn đề trong một vài tình huống giả định. Khi người học<br />
thoát ra khỏi những bối cảnh giả định ấy, họ sẽ lúng túng<br />
và không có đủ khả năng để giải quyết vấn đề.<br />
<br />
24<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 23-26<br />
<br />
môi trường tập thể. Để SV có thể hợp tác một cách tự<br />
nguyện dựa trên nhu cầu thay đổi kiến thức của bản thân,<br />
nhà quản lí giáo dục và GV đóng vai trò vô cùng quan<br />
trọng. Nói cách khác, chương trình đào tạo cần có nội<br />
dung mang tính ứng dụng cao và GV cần truyền đạt nội<br />
dung học tập đến SV một cách sinh động, thiết thực và<br />
liên hệ thực tế hiệu quả.<br />
2.3.5. Luôn đáp ứng tốt tính tự phản ánh và tính tiêu<br />
chuẩn của tư duy<br />
Người học cần tự tham gia vào quá trình học tập và<br />
tạo ra những sản phẩm cho chính họ thông qua chiến lược<br />
và phương pháp học tập nhằm phát triển tư duy. Bản thân<br />
họ cần phát triển một vòng tròn kĩ năng từ lập kế hoạch,<br />
hành động và sau đó tự kiểm chứng hoặc phản ánh kết<br />
quả của bản thân để điều chỉnh và tiếp tục lập kế hoạch<br />
tiếp theo. Như Nelson (1994) [12] đã khẳng định, việc tự<br />
phản ánh kiến thức cá nhân là một kĩ năng căn bản và vô<br />
cùng cần thiết nhằm giúp SV phát triển khả năng tư duy<br />
của họ. Việc học tập thông qua quá trình tự tìm tòi và xây<br />
dựng kiến thức, sau đó phản ánh và chiêm nghiệm để có<br />
được những cách học và kiến thức tốt hơn sẽ là cách làm<br />
hữu hiệu trong nền giáo dục hiện đại. Để tự phản ánh và<br />
chiêm nghiệm về sự học của bản thân, Nelson cũng đề<br />
nghị SV cần uyển chuyển trong cách trao đổi và phản<br />
biện với bạn bè thông qua sự hiểu biết và những gì họ<br />
học được. Điều đó có nghĩa là SV cần thấy được họ đã<br />
học được gì và thảo luận hoặc tiếp thu từ bạn cùng cấp<br />
để cải thiện hoặc thấy được những điều mới lạ cần tiếp<br />
nhận. Không thể phủ nhận rằng, cách học tập thông qua<br />
sự tự phản ánh bản thân bằng việc so sánh với mọi người<br />
xung quanh thì vô cùng hữu ích và có giá trị.<br />
Tính tiêu chuẩn của tư duy biểu hiện ở chỗ bất kì lập<br />
luận và lí lẽ nào về các vấn đề học tập đều cần đảm bảo<br />
tính chính xác, độ tin cậy, tính thấu đáo và rõ ràng [2].<br />
Cụ thể, lập luận cần được dựa trên những cơ sở khoa học<br />
để quan điểm cá nhân vừa mang tính chủ quan vừa mang<br />
tính khách quan. Điều này hỗ trợ cho SV có thể trình bày<br />
quan điểm và cách nhìn nhận của mình một cách thuyết<br />
phục trước người khác. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo<br />
tính tiêu chuẩn của một tư duy mang tính phản biện thì<br />
nguồn tư liệu học tập đóng vai trò cực kì quan trọng. Có<br />
nghĩa là, hệ thống học liệu và kết quả của những công<br />
trình nghiên cứu khoa học chuyên môn là nền tảng vững<br />
chắc để bản thân SV có thể tìm hiểu và tự tin bảo vệ quan<br />
điểm và sự hiểu biết của bản thân. Nguồn tư liệu này vừa<br />
được nhà quản lí vừa được bản thân GV và SV trang bị<br />
cho quá trình dạy học bậc đại học.<br />
3. Kết luận<br />
Việc phát triển TDPB là một trong những mục tiêu<br />
quan trọng trong rất nhiều hệ thống giáo dục tiên tiến và<br />
<br />
Như vậy, trong việc vận dụng nhiều hình thức tổ chức<br />
và phương pháp dạy học khác nhau, GV cần chú ý không<br />
chỉ giả định ra các bối cảnh mà còn để cho người học tự<br />
do suy nghĩ và hình dung ra những bối cảnh cụ thể bằng<br />
sự hiểu và cách hiểu của họ. Điều này sẽ giúp cho SV có<br />
thêm cơ hội để có được nhiều ý kiến khác nhau dù là đồng<br />
tình hay trái ngược về vấn đề học tập, và như vậy họ có<br />
thêm cơ hội để trải nghiệm và lắng nghe những lập luận<br />
có tính logic và phản biện từ phía bạn bè [12]. Điều này<br />
cũng có nghĩa, giáo dục hiện đại không chú ý đến những<br />
câu trả lời “đúng” hoặc “sai” mà quan tâm nhiều đến cách<br />
lập luận cho những kết luận khoa học ấy. Tuy nhiên, hầu<br />
hết các hình thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy học<br />
dù là truyền thống hay hiện đại đều bao hàm trong nó cả<br />
những ưu và nhược điểm, vì thế việc chọn lọc và sử dụng<br />
chúng cần được GV thực hiện một cách khéo léo và uyển<br />
chuyển sao cho phù hợp với nội dung, bối cảnh, đối tượng<br />
giáo dục. Có như vậy, việc dạy học nói chung và phát triển<br />
TDPB nói riêng mới đạt được kết quả như mong đợi.<br />
2.3.4. Xây dựng tinh thần hợp tác mang tính tự nguyện<br />
Trong quá trình phát triển TDPB, việc đón nhận và<br />
chấp nhận những ý kiến có cơ sở khoa học là điều kiện tiên<br />
quyết [7]. Tinh thần hợp tác là động cơ, là điều kiện giúp<br />
GV và SV đại học chấp nhận những ý kiến trái ngược hoặc<br />
chưa phù hợp với hiểu biết của mình. Khi họ có tinh thần<br />
hợp tác tốt, họ sẽ không ngần ngại để cùng nhau trao đổi<br />
và giải quyết vấn đề theo hướng chung nhất, phù hợp nhất<br />
với bối cảnh học tập và vì vậy tư duy sẽ được phát triển tốt<br />
hơn. Theo McDowel (1994) [8] và Johnston (2000) [9],<br />
khi chúng ta trao cho SV quyền tự do gần như tuyệt đối để<br />
tiếp nhận và bày tỏ ý kiến thì họ sẽ dần quen thuộc với<br />
cách lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến khác biệt. Sau<br />
đó, người học cũng dần hình thành thói quen và tinh thần<br />
hợp tác. Ngược lại, nếu không học tập thông qua hợp tác,<br />
ý kiến của cá nhân sẽ không được chia sẻ.<br />
Tuy nhiên, tinh thần hợp tác cần được hình thành một<br />
các tự nguyện và là một phản xạ tự nhiên trong quá trình<br />
học tập [9]. Thực tế đã chứng minh, giáo dục nước ta còn<br />
rất nhiều bất cập mà thái độ và tinh thần tự học, tự nghiên<br />
cứu của người học nói chung, của SV bậc đại học nói<br />
riêng là vấn đề nổi cộm. Việc GV yêu cầu SV hợp tác để<br />
giải quyết các vấn đề học tập được đặt ra không nằm<br />
ngoài khuôn khổ và sự gò bó. Vì thế, tư duy khó mà phát<br />
triển một cách mạnh mẽ bởi vì động cơ hợp tác lúc này<br />
là việc đánh giá của GV chứ không phải nhu cầu của bản<br />
thân người học. Trong những đề xuất về các chiến lược<br />
nhằm phát triển TDPB cho người học một cách hiệu quả,<br />
các học giả đều đồng tình rằng sự hợp tác là cần thiết<br />
nhưng phải là tự nguyện và xuất phát từ nhu cầu học tập<br />
thực sự của người học. Nghĩa là, người học cần thấy rằng<br />
họ luôn mong muốn được hợp tác và được trau dồi trong<br />
<br />
25<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 23-26<br />
<br />
hiện đại trên thế giới. Đặc biệt, năng lực tư duy này cực kì<br />
quan trọng và cần thiết đối với SV đại học do họ cần được<br />
chuẩn bị để bước vào môi trường nghề nghiệp mang tính<br />
quốc tế sâu rộng. Trong môi trường đó, đòi hỏi bản thân<br />
SV cần có TDPB để khẳng định và đánh giá kiến thức của<br />
riêng mình người khác người khác. Bên cạnh đó, TDPB<br />
còn giúp người học nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ<br />
thông qua những lập luận khoa học và có tính thuyết phục<br />
cao. Để phát triển TDPB, cả người hoạch định chính sách<br />
giáo dục, nhà quản lí giáo dục, GV và SV đều cần hiểu và<br />
vận dụng hiệu quả các chiến lược cơ bản, cần thiết nhằm<br />
làm ngòi kích ứng cho tư duy phát triển theo hướng phản<br />
biện. Trong đó, GV và SV là 2 chủ thể quan trọng giúp<br />
cho quá trình học tập của SV được thực hiện thông qua<br />
quá trình lập luận nhằm giải thích và đánh giá về những gì<br />
mà họ tiếp nhận được. Để làm được như vậy, tất yếu SV<br />
cần giao tiếp và tương tác với người khác trong môi trường<br />
giáo dục để giải quyết các vấn đề học tập.<br />
<br />
ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CÁC NGÀNH KHOA HỌC...<br />
(Tiếp theo trang 64)<br />
Thứ năm, các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nên có quỹ<br />
hoặc kinh phí để hỗ trợ NCS trình bày bài trong các hội<br />
thảo quốc tế ít nhất một lần. Tuy nhiên, việc đi trình bày<br />
ở hội thảo quốc tế phải được người hướng dẫn chính<br />
đồng ý và đảm bảo mức độ uy tín của hội thảo đó.<br />
3. Kết luận<br />
Để việc đào tạo tiến sĩ ở nước ta nói chung và đào tạo<br />
tiến sĩ các ngành khoa học xã hội nói riêng có chất lượng<br />
tốt, chúng ta có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ<br />
Australia. Theo đó, vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo<br />
tiến sĩ cần được thực hiện ở tất cả các bước, đặc biệt là<br />
quy trình tuyển chọn và hỗ trợ NCS hoàn thành luận án<br />
đúng tiến độ và có chất lượng.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Australian National University (2017). Doctor of<br />
Philosophy (PhD).<br />
[2] The University of Melbourne (2017). Entry<br />
requirements: graduate research degrees.<br />
[3] The University of New South Wales (2017). Doctor<br />
of Philosophy (PhD).<br />
[4] Australian National University (2017). Policy:<br />
English language admission requirements for<br />
students.<br />
[5] The University of Melbourne (2017). English<br />
language requirements.<br />
[6] The University of New South Wales (2017). English<br />
language requirements.<br />
[7] Australian National University (2017). PhD and<br />
MPhil applications in the Arts, Humanities and<br />
Social Sciences.<br />
[8] The University of New South Wales (2017). How to<br />
apply and enroll for a research degree.<br />
[9] The University of Melbourne (2017). Confirmation.<br />
[10] [The University of Melbourne (2017). Confirmation<br />
and progress reports.<br />
[11] The University of New South Wales (2009). UNSW<br />
procedure for confirmation and review of progress<br />
of a PhD candidature. Sydney: UNSW.<br />
[12] The University of New South Wales (2017).<br />
Applying for ethics approval.<br />
[13] The University of Melbourne (2017). Reviewing my<br />
progress.<br />
[14] The University of New South Wales (2015).<br />
Conditions for award of doctor of philosophy policy.<br />
Sydney: UNSW.<br />
[15] The University of New South Wales (2015). Thesis<br />
examination procedures. Sydney: UNSW<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Fisher, A (2001). Critical thinking: An introduction.<br />
Cambridge University Press.<br />
[2] Mason, M (2008). Critical thinking and learning.<br />
Oxford: Blackwell.<br />
[3] Rainbolt, G. W - Dwyer, S (2012). Critical thinking.<br />
Boston, Mass.: Wadsworth Cengage Learning.<br />
[4] Carter, H. R. P (2011). Critical Thinking: A Benefit<br />
of Higher Education. Firehouse, Vol. 36, pp. 82-84.<br />
[5] Leicester, M (2010). Teaching critical thinking<br />
skills. New York: Continuum.<br />
[6] Ten Dam, G - Volman, M (2004). Critical thinking<br />
as a citizenship competence: Teaching strategies.<br />
Learning and Instruction, Vol. 14 (4), pp. 359-379.<br />
[7] Grant, R (1997). A claim for the case method in the<br />
teaching of geography. Journal of Geography in<br />
Higher Education, Vol. 21 (2), pp. 171-185.<br />
[8] McDowell, L (1994). Polyphony and Pedagogic<br />
Authority. Area, Vol. 26, pp. 241-248.<br />
[9] Johnston, R (2000). Authors, Editors and Authority<br />
in the Postmodern Academy. Antipode, Vol. 32, pp.<br />
271-291.<br />
[10] Halpern, D. F (1996). Thought and Knowledge: An<br />
Introduction to Critical Thinking. Psychology Press.<br />
[11] Paul, R - Elder, L (2012). Critical thinking: Tools<br />
for taking charge of your learning and your life (3rd<br />
ed.). Boston: Pearson.<br />
[12] Nelson, C. E (1994). Critical thinking and<br />
collaborative learning. New Directions for<br />
Teaching and Learning, pp. 45-58.<br />
<br />
26<br />
<br />