intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc điểm của kế toán Mỹ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

870
lượt xem
355
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ thì "Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt các thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh".  Đứng trên quan điểm sử dụng thông tin, kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý và đánh giá hoạt động của mọi tổ chức. Còn trên quan điểm công việc của một người làm kế toán, kế toán là khoa học thu thập, phân tích, đo lường, ghi chép kết quả hoạt động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc điểm của kế toán Mỹ

  1. Một số đặc điểm của kế toán Mỹ 1. Khái niệm kế toán  Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ thì "Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt các thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh".  Đứng trên quan điểm sử dụng thông tin, kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý và đánh giá hoạt động của mọi tổ chức. Còn trên quan điểm công việc của một người làm kế toán, kế toán là khoa học thu thập, phân tích, đo lường, ghi chép kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp dưới dạng thông tin. - Phân biệt giữa kế toán (Accounting) và ghi chép số liệu (Book-Keeping) 2. Phương trình kế toán (Accounting Equation) Mối quan hệ giữa tài sản, công nợ và vốn góp của chủ sở hữu được thể hiện qua phương trình: Tổng tài sản = Công nợ + Vốn góp Hay: Tổng tài sản có = Tổng tài sản nợ + Vốn góp 3. Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế đến phương trình kế toán Nghiệp vụ kinh tế (business transactions) là sự kiện kinh tế làm ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bất kể
  2. nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh thì phương trình kế toán cũng vẫn cân bằng. Có thể chia các nghiệp vụ kinh tế thành các loại chủ yếu sau: a. Huy động tài sản từ chủ sở hữu (đầu tư của chủ sở hữu hay chủ nhân). Kết quả của nghiệp vụ này làm tăng tài sản và tăng vốn chủ sở hữu. b. Huy động tài sản từ chủ nợ (vay tiền nhập quỹ hoặc đầu tư tài sản bằng tiền vay). Nghiệp vụ này làm tăng tài sản và tăng công nợ phải trả. c. Đầu tư tài sản bằng tải sản. Kết quả của giao dịch này là làm tăng tài sản này và làm giảm tài sản khác. d. Đầu tư tài sản bằng hình thức tín dụng thương mại. Nghiệp vụ kinh tế này làm tăng tài sản và tăng công nợ phải trả. e. Chi trả nợ. Nghiệp vụ kinh tế này làm giảm tài sản và giảm công nợ phải trả. f. Phát sinh doanh thu bằng tài sản (kể cả thu tiền hay phải thu). Giao dịch này làm cho tài sản tăng và vốn chủ tăng. g. Thu nợ từ khách hàng. Kết quả của giao dịch này là làm tăng tài sản này và làm giảm tài sản khác. h. Phát sinh chi phí bằng tài sản. Nghiệp vụ này làm cho vốn chủ sở hữu giảm và tài sản giảm. Còn trong trường hợp chi phí phát sinh bằng công nợ thì vốn chủ giảm và công nợ tăng. Loại nghiệp vụ được xem xét trên quan điểm khác với kế toán Việt Nam.
  3. i. Hoàn lại tài sản cho chủ sở hữu (Chủ nhân rút vốn). Kết quả là vốn chủ giảm và tài sản giảm. Sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến vốn chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2