TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG MA TÚY, VIỆC LÀM VÀ<br />
KHẢ NĂNG CHI TRẢ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
BẰNG METHADONE Ở CƠ SỞ XÃ HỘI HÓA TẠI HẢI DƯƠNG<br />
n<br />
<br />
n<br />
<br />
n *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Môc ®Ých: nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm và khả năng chi trả của bệnh nhân<br />
(BN) điều trị nghiện ma túy bằng methadone. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Đối tượng:<br />
BN đang điều trị tại cơ sở methadone xã hội hóa tại Hải Phòng. Kết quả: ®a số BN bắt đầu<br />
nghiện ở tuổi < 40 (88,9%). Nghề nghiệp hiện tại của BN làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao<br />
(63,4%). 99,2% BN cho rằng phải đóng góp kinh phí 8.000 đồng/ngày là thỏa đáng và hợp lý;<br />
84,2% BN cho rằng khi phải đóng góp 8.000 đồng/ngày không gây khó khăn về tài chính.<br />
- 100% người nhà BN cho rằng việc tổ chức điều trị bằng methadone là rất cần thiết và cần<br />
thiết. 88,2% người nhà BN cho rằng không gặp khó khăn về kinh tế khi phải đóng góp; 98,8%<br />
cho rằng mô hình xã hội hóa là hợp lý và phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương. 98,8%<br />
cho rằng mô hình có khả năng nhân rộng ra các địa phương khác có điều kiện tương tự.<br />
* Từ khóa: Methadone; Ma túy; Xã hội hóa; Thành phố Hải Phòng.<br />
<br />
Some Characteristics of Drug Use, Labor and Solvency of Patients<br />
in Socialized Methadone Treatment Model in Haiphong<br />
Summary<br />
Objective: The aim of this study was to describe some characteristics and solvency of patients<br />
who were treated with methadone in socialized methadone treatment model in Haiphong.<br />
Methods and subjects: A cross-sectional study on 254 patients and 254 relatives of patients.<br />
Results: patients were used drug at the first time when age under 40 years old (88.9%); with<br />
jobless: 63.4%; but most patients had thought that they had to pay 8.000 VND perday was<br />
reasonable (99.2%). Most relatives of patients also had thought that the socialized methadone<br />
treatment model was reasonable too (98.8%) and that model could be expanded to others provinces.<br />
* Key words: Methadone; Drug; Socialization; Haiphong City.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo báo cáo của Tổ chức Phòng<br />
chống tội phạm và Ma tuý Liên hợp quốc<br />
<br />
năm 2012, mặc dù thế giới đã chi phí tới<br />
> 1.000 tỷ đô la cho công tác phòng chống<br />
ma túy, nhưng đến nay vẫn có khoảng<br />
270 triệu người sử dụng ma túy các<br />
loại.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
N ời phản h i (Corresponding): n<br />
n<br />
n (d duon vqy@ ma l.com)<br />
N ày n ận bà : 04/09/2014; N ày p ản biện đán<br />
á bà báo: 15/12/2014<br />
N ày bà báo đ ợc đăn : 27/12/2014<br />
<br />
27<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
Cũng theo tổ chức này, năm 2008 trên<br />
thế giới có khoảng 155 - 250 triệu người<br />
độ tuổi từ 15 - 64 lạm dụng các loại ma<br />
tuý. Trong đó, 15,6 triệu người nghiện ma<br />
tuý các chất dạng thuốc phiện, chủ yếu<br />
tập trung ở các nước có thu nhập thấp và<br />
trung bình với 13,5 triệu người [6]. Tại<br />
Việt Nam, năm 2012 cả nước có khoảng<br />
190.000 - 210.000 người nghiện ma túy<br />
quản lý được [2]. Trước thực trạng cai<br />
nghiện còn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ<br />
thành công thấp như hiện nay, việc triển<br />
khai biện pháp can thiệp giảm hại điều trị<br />
bằng methadone đường uống, để giảm<br />
và tiến tới cắt tiêm chích ma túy mang lại<br />
hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều trị bằng<br />
methadone gây ra gánh nặng về ngân<br />
sách, nên việc xã hội hóa (BN phải trả<br />
một phần chi phí) là hướng đi tất yếu<br />
trong tương lai [1, 4].<br />
<br />
- Người nhà: bố hoặc mẹ hoặc vợ<br />
hoặc chồng của BN đang được điều trị<br />
nghiện ma túy bằng methadone theo mô<br />
hình xã hội hóa tại Chi cục Phòng chống<br />
tệ nạn xã hội Thành phố Hải Phòng, tình<br />
nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Hải Phòng là cơ sở đầu tiên trực thuộc<br />
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thí<br />
điểm mô hình xã hội hóa. Vấn đề đặt ra:<br />
BN là những ai và khả năng chi trả của họ<br />
thế nào?, có thể nhân rộng mô hình này<br />
không?. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:<br />
Mô tả một số đặc điểm về sử dụng ma<br />
túy, việc làm và khả năng chi trả của BN<br />
được điều trị bằng methadone xã hội hóa<br />
tại Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội<br />
Thành phố Hải Phòng năm 2013.<br />
<br />
1. Đặc đ ểm của đ<br />
cứu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đ<br />
<br />
ứ<br />
<br />
- BN đang được điều trị nghiện ma túy<br />
bằng methadone theo mô hình xã hội hóa<br />
tại Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội<br />
Thành phố Hải Phòng, tình nguyện tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
28<br />
<br />
P<br />
<br />
ứ<br />
<br />
- Phương pháp mô tả cắt ngang để thu<br />
thập các thông tin cần thiết nhằm mô tả<br />
một số đặc điểm về sử dụng ma túy, việc<br />
làm và khả năng chi trả của BN.<br />
- Cỡ mẫu: áp dụng phương pháp chọn<br />
mẫu toàn bộ BN tình nguyện tham gia<br />
nghiên cứu, cụ thể đã điều tra 254 BN và<br />
254 người nhà BN.<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi.info<br />
6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
* Phân bố BN theo tuổi đời khi bắt đầu<br />
nghiện (n = 254):<br />
< 18 tuổi: 43 BN (16,9%); 18 - 24 tuổi:<br />
84 BN (33,1%); 25 - 29 tuổi: 56 BN<br />
(22,0%); 30 - 34 tuổi: 43 BN (16,9%); 35 - 39<br />
tuổi: 20 BN (7,9%); 40 - 44 tuổi: 6 BN<br />
(2,4%); 45 - 49 tuổi: 2 BN (0,8%); ≥ 50<br />
tuổi: 0 BN (0%).<br />
Đa số BN bắt đầu nghiện ở tuổi < 40.<br />
Tính chung cho nhóm < 40 tuổi là 88,9%.<br />
16,9% BN bắt đầu nghiện ở tuổi vị thành<br />
niên (< 18 tuổi).<br />
Tuổi đời bắt đầu nghiện trung bình<br />
25,3 ± 7,3. Kết quả này cao hơn so với<br />
kết quả một số khảo sát tuổi đời trung<br />
bình bắt đầu nghiện là 21,4 [3, 5].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
* Phân bố BN theo thời gian nghiện ma<br />
túy trước khi vào điều trị (n = 254):<br />
Thời gian nghiện < 5 năm: 26 BN<br />
(10,2%); 5 - 9 năm: 76 BN (29,9%); 10 14 năm: 89 BN (35,0%); 15 - 19 năm: 42<br />
BN (16,5%); 20 - 24 năm: 11 BN (4,3%);<br />
≥ 25: 10 BN (3,9%).<br />
Thời gian nghiện ma túy trước khi vào<br />
điều trị: nhóm BN có thời gian nghiện từ<br />
10 - 14 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (35,0%);<br />
tiếp đến là nhóm 5 - 9 năm (29,9%); 15 19 năm (16,5%) và < 5 năm (10,2%).<br />
Thời gian nghiện trung bình trước khi vào<br />
điều trị là 11,3 ± 5,9 năm. Đối với người<br />
nghiện ma túy, thời gian nghiện càng dài<br />
thì việc cai nghiện càng khó khăn. Đây là<br />
một trong những lý do BN chọn phương<br />
pháp điều trị thay thế chất gây nghiện<br />
bằng methadone.<br />
* Phân bố BN theo đường dùng ma túy<br />
(n = 254):<br />
Tiêm chích: 168 BN (66,2%); hút - hít:<br />
86 BN (33,8%); uống: 0 BN (0%). Kết quả<br />
này phù hợp với loại ma túy sử dụng (chủ<br />
yếu là heroin).<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo nghề nghiệp<br />
tại thời điểm điều tra (n = 254).<br />
n<br />
<br />
Làm ruộng<br />
<br />
0<br />
<br />
-<br />
<br />
Công nhân<br />
<br />
40<br />
<br />
15,7<br />
<br />
Viên chức<br />
<br />
3<br />
<br />
1,2<br />
<br />
Lực lượng vũ trang<br />
<br />
0<br />
<br />
-<br />
<br />
Buôn bán<br />
<br />
12<br />
<br />
4,7<br />
<br />
Tự do<br />
<br />
161<br />
<br />
63,4<br />
<br />
Học sinh, sinh viên<br />
<br />
0<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghề khác<br />
<br />
38<br />
<br />
15,0<br />
<br />
29<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
254<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Nghề nghiệp hiện tại của BN cao nhất<br />
là làm nghề tự do (63,4%), công nhân<br />
(15,7%). BN trả lời là nghề tự do, nhưng<br />
thực chất không có việc làm. Không có<br />
việc làm cũng là một trong những yếu tố<br />
đẩy BN tiếp tục đến với ma túy, mặc dù<br />
đang được điều trị bằng methadone [3,<br />
5].<br />
* Phân bố BN theo thu nhập từ nghề<br />
đang làm hiện nay (n = 57):<br />
57/254 BN trả lời câu hỏi về thu nhập<br />
hàng tháng từ việc làm, trong đó 29 BN<br />
(50,9%) có thu nhập hàng tháng từ nghề<br />
đang làm ≥ 5 triệu và từ 3 - < 5<br />
triệu/tháng là 38,6%. Chỉ có 6 BN (10,5%)<br />
có mức thu nhập hàng tháng < 3 triệu<br />
đồng.<br />
2. Khả<br />
của BN,<br />
hộ óa<br />
<br />
ă<br />
ờ<br />
<br />
rả và q a đ ểm<br />
à BN về mô ì<br />
xã<br />
<br />
* Tự đánh giá của BN về việc phải đóng<br />
góp một phần kinh phí (8.000 đồng/ngày)<br />
để điều trị methadone (n = 254):<br />
Có thỏa đáng: 252 BN (99,2%); không<br />
thỏa đáng nhưng chấp nhận: 2 BN<br />
(0,8%). Theo chúng tôi, đối với mỗi BN,<br />
đóng góp 8.000 đồng/ngày không phải là<br />
cao so với mặt bằng kinh tế - xã hội tại Hải<br />
Phòng.<br />
Tuy nhiên, dù mức đóng góp rất hợp lý<br />
như vậy cũng đã hỗ trợ rất lớn cho ngân<br />
sách hàng năm (chiếm 45,0% ngân<br />
sách). Đây là một căn cứ rất quan trọng<br />
để nhân rộng mô hình xã hội hóa.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
Bảng 2: Tự đánh giá của BN về khó khăn tài chính khi phải đóng góp một phần kinh<br />
phí (8.000 đồng/ngày) để điều trị methadone (n = 228).<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
36<br />
<br />
15,8<br />
<br />
Không<br />
<br />
192<br />
<br />
84,2<br />
<br />
Xin bố mẹ hoặc vợ con tiền để nộp<br />
<br />
21<br />
<br />
58,3<br />
<br />
Xin bạn bè hoặc người thân khác<br />
<br />
10<br />
<br />
27,8<br />
<br />
Đi làm để tự bù đắp chi phí<br />
<br />
29<br />
<br />
80,6<br />
<br />
Các biện pháp giải quyết khó khăn (n = 36):<br />
<br />
36 BN gặp khó khăn về tài chính<br />
thường giải quyết bằng tự đi làm để bù<br />
đắp chi phí; xin bố mẹ hoặc vợ con và<br />
xin bạn bè người thân khác. Với mức<br />
chi phí không lớn, người thân của BN<br />
(bố mẹ và vợ con, anh chị em họ hàng)<br />
có thể hỗ trợ được. Đây cũng là một<br />
trong những yếu tố để có thể đi đến<br />
quyết định nhân rộng mô hình xã hội<br />
<br />
hóa ra các địa phương khác có điều kiện<br />
tương tự như Hải Phòng.<br />
* Ý kiến của người nhà BN về việc triển<br />
khai điều trị bằng methadone (n = 254):<br />
Rất cần thiết: 201 người (79,1%); cần<br />
thiết: 53 người (20,9%); không cần thiết: 0<br />
người (%). 100% người nhà BN cho rằng<br />
việc tổ chức điều trị bằng methadone là<br />
cần thiết và rất cần thiết.<br />
<br />
Bảng 3: Ý kiến của người nhà BN về mô hình xã hội hóa (n = 254).<br />
n<br />
Khó khăn về kinh tế khi phải đóng tiền<br />
<br />
Mô hình xã hội hóa là hợp lý<br />
Mô hình xã hội hóa là phù hợp với tình hình kinh tế,<br />
xã hội, dân trí của địa phương<br />
Khả năng nhân rộng mô hình này<br />
<br />
88,2% người nhà BN cho rằng không<br />
có khó khăn về kinh tế khi phải đóng góp;<br />
98,8% cho rằng mô hình xã hội hóa là<br />
hợp lý và phù hợp với tình hình kinh tế tại<br />
địa phương.<br />
30<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
30<br />
<br />
11,8<br />
<br />
Không<br />
<br />
224<br />
<br />
88,2<br />
<br />
Có<br />
<br />
251<br />
<br />
98,8<br />
<br />
3<br />
<br />
1,2<br />
<br />
251<br />
<br />
98,8<br />
<br />
3<br />
<br />
1,2<br />
<br />
251<br />
<br />
98,8<br />
<br />
3<br />
<br />
1,2<br />
<br />
Không<br />
Có<br />
Không<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Khi được hỏi về khả năng nhân rộng<br />
mô hình, 98,8% người nhà BN cho rằng<br />
có khả năng. Chỉ có 1,2% số người nhà<br />
cho rằng không có khả năng nhân rộng<br />
mô hình.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 254 BN và 254 người nhà của BN, chúng tôi thấy:<br />
- Đa số (88,9%) BN bắt đầu nghiện ở tuổi < 40. 16,9% BN bắt đầu nghiện ở tuổi vị thành<br />
niên (< 18 tuổi). Tuổi trung bình bắt đầu nghiện ma túy 25,3 ± 7,3.<br />
- Nghề nghiệp tại thời điểm điều tra BN chủ yếu làm nghề tự do (63,4%), tiếp đến là công<br />
nhân (15,7%). Trong số 57 BN trả lời câu hỏi về thu nhập hàng tháng, 50,9% có thu nhập ≥<br />
5 triệu đồng và từ 3 - < 5 triệu/tháng là 38,6%.<br />
- 99,2% BN cho rằng phải đóng góp kinh phí 8.000 đồng/ngày là thỏa đáng và hợp lý;<br />
84,2% BN cho rằng khi phải đóng số tiền này không gây khó khăn về tài chính.<br />
- Những BN có gặp khó khăn về tài chính chủ yếu giải quyết bằng tự đi làm để bù đắp chi<br />
phí (80,6%); xin bố mẹ hoặc vợ con (58,3%) và xin bạn bè người thân khác (27,8%).<br />
- 100% ý kiến của người nhà BN cho rằng việc tổ chức điều trị bằng methadone là cần<br />
thiết và rất cần thiết. 88,2% người nhà BN cho rằng không có khó khăn về kinh tế khi phải<br />
đóng góp; 98,8% cho là mô hình xã hội hóa hợp lý và phù hợp với tình hình kinh tế tại địa<br />
phương; 98,8% cho rằng có khả năng nhân rộng mô hình xã hội hóa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.<br />
Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010. 2010.<br />
2. Bộ Y tế. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống ma túy năm 2012 và kế hoạch công tác năm<br />
2013. 2013.<br />
3. Vũ Văn Công. Kinh nghiệm và kết quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc<br />
phiện bằng thuốc methadone tại Thành phố Hải Phòng. 2010.<br />
4. Đái Duy Ban, Lê Quang Huấn. Các thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy, Nhà xuất bản Y học,<br />
Hà Nội. 2009.<br />
5. Vũ Việt Hưng. Thực trạng hoạt động, sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị thay thế methadone<br />
cho người tiêm chích ma túy tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học<br />
Y tế Công cộng.<br />
Hà Nội. 2011.<br />
6. United Nations Office on Drugs and Crime. World Drug Report. 2011. New York. 2011.<br />
<br />
31<br />
<br />