intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đề xuất về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số đề xuất về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay" đưa ra một số đề xuất về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp, thích ứng với tình hình mới của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đề xuất về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Trần Thanh Xuyên - Lê Văn Trung - Huỳnh Hữu Nghị - Vũ Thị Lượng MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trần Thanh Xuyên(*) - Lê Văn Trung(*) - Huỳnh Hữu Nghị(*) - Vũ Thị Lượng(**) Tóm tắt: Thời gian qua, nhiều chương trình, chính sách để hỗ trợ cho về chuyển số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Chuyển đổi số, khởi nghiệp hiện nay đã trở thành một trào lưu trong cộng đồng và trở thành chủ đề được nhắc tới thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với sự bùng nổ của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta, đặc biệt thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng góp phần trong phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, những vấn đề về chuyển số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục trong giai đoạn hiện nay vẫn còn gặp các khó khăn, vướng mắc, như: sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là kỹ năng số cho sinh viên trong hoạt động khởi nghiệp, thông tin về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho khởi nghiệp; khó khăn về vốn, hạn chế về năng lực, nguồn lực cho khởi nghiệp… Từ đó, chúng tôi đưa ra một số đề xuất về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp, thích ứng với tình hình mới của đất nước. Từ khóa: Khởi nghiệp, chuyển đổi số, sinh viên, cơ sở giáo dục, giai đoạn hiện nay. (*) ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang. (**) Trường THPT Cái Tắc, Châu Thành A, Hậu Giang. 602
  2. TRẦN THANH XUYÊN - LÊ VĂN TRUNG - HUỲNH HỮU NGHỊ - VŨ THỊ LƯỢNG SOME SUGGESTIONS ON DIGITAL CONVERSION IN START-UP ACTIVITIES FOR STUDENTS IN THE CURRENT PERIOD Abstract: Recently, many programs and policies to support digital transformation in entrepreneurship activities for students at educational institutions have initially achieved many positive results. Digital transformation and entrepreneurship have now become a trend in the community and become a topic frequently mentioned in the mass media. Along with the explosion of the 4.0 Industrial Revolution, the startup trend has been growing strongly in our lives, especially the young generation is an important force contributing to socio-economic development. association of the homeland and country. However, the issues of shifting gears in entrepreneurship activities for students at educational institutions in the current period still face difficulties and obstacles, such as: students encounter many difficulties when finding Information on investment sources, programs and organizations supporting startups, especially digital skills for students in startup activities, information on State support policies for startups ; Difficulties in capital, limited capacity and resources for startups... From there, we offer a number of proposals on digital transformation in startup activities for students in the current period, contributing to promoting digital transformation in startup activities and adapting to the new situation of the country. Keywords: Startups, digital transformation, students, educational institutions, current period. 1. MỞ ĐẦU Kinh tế của một quốc gia có ngày càng phát triển, càng hưng thịnh hay không đều do sự đóng góp ít nhiều của các thế hệ sinh viên, nguồn nhân lực trẻ trung, hùng hậu của quốc gia trong những bước đầu khởi nghiệp. Từ nền tảng của môi trường thuận lợi, khởi nghiệp đòi hỏi phải luôn sáng tạo, thích ứng và chuyển đổi số nhằm khai thác tối đa công nghệ hiện đại, bắt kịp thời đại. Khởi nghiệp theo đúng mục tiêu đề ra trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số 844/QĐ-TTg vào ngày 18 tháng 05 năm 2016, về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 là “Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”. 603
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Và để hoạt động khởi nghiệp được thuận lợi hơn, sinh viên cần phải hiểu rõ những yếu tố và năng lực cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong mục tiêu đề ra trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số 1665/QĐ-TTg vào ngày 30 tháng 10 năm 2017, về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là “Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Đề án cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2025 là “Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp; và 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm”. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những tâm huyết liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực khởi nghiệp cho sinh viên, nhóm tác giả đề xuất một số nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Với mục tiêu nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng số để sinh viên có thể sử dụng, khai thác hệ sinh thái trên không gian mạng một cách tích cực, biết cách ứng xử văn minh và tiếp cận thông tin có chọn lọc là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng vào việc học tập và ứng dụng thực tế khởi nghiệp cho bản thân. 2. NỘI DUNG 2.1. Vài nét về khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp ở các cơ sở giáo dục 2.1.1. Vài nét về khởi nghiệp Khởi nghiệp là thuật ngữ đã có từ rất lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới, là thuật ngữ nói về những kỹ năng hoạch định chuẩn bị khi bắt tay vào kinh doanh nào đó nhằm tự cải thiện thu nhập cá nhân. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Bùi Thế Duy cho rằng "Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới". Ông cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp, “Các bạn trẻ cần phân biệt được lập 604
  4. TRẦN THANH XUYÊN - LÊ VĂN TRUNG - HUỲNH HỮU NGHỊ - VŨ THỊ LƯỢNG nghiệp với khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Khái niệm startup trên thế giới tương ứng với khởi nghiệp ĐMST, có nghĩa là phải khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, hình thức kinh doanh mới, những kết quả KH&CN mới để nhanh chóng phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh trên toàn cầu. Còn lập nghiệp thông thường như mở một cửa hàng để bán hoặc làm lại một mô hình cũ mà không được nhân rộng hoặc phát triển thì sẽ khác hoàn toàn”. Còn theo Enternews.vn “Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó”. Vậy, khởi nghiệp là quá trình hoạt động của một lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới cho riêng cá nhân, là chủ sự nghiệp cá nhân, tự điều hành quản lý công việc, ban đầu thì nhỏ lẻ, nếu thành công thì sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện tăng dần thu nhập cho bản thân mình và cho cả người lao động. 2.1.2. Khởi nghiệp ở các cơ sở giáo dục Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế. Hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp có vai trò thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng. Xác định được tầm quan trọng này, hiện nay, các trường dạy nghề ở Việt Nam bên cạnh việc đào tạo chất lượng đã luôn quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên như: Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động sáng tạo - khởi nghiệp cho toàn thể học sinh, sinh viên cũng như cán bộ trong nhà trường; khuyến khích các khoa hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp; xây dựng quỹ tài chính, tạo nguồn kinh phí nhằm khuyến khích, hỗ trợ học sinh sinh viên sáng tạo - khởi nghiệp... Trong hoạt động thông tin tuyên truyền, một số cơ sở giáo dục đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trên các phương tiện thông tin của nhà trường Đồng thời, được lồng ghép vào các giờ sinh hoạt, giờ học ngoại khóa, bảng tin. 605
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Trong hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều cơ sở giáo dục đã khuyến khích các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên tại các trường; xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để khơi dậy các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, giáo viên có ứng dụng công nghệ; thí điểm xây dựng kỹ năng mềm cũng như đổi mới sáng tạo thành mô đun môn học riêng hoặc được lồng ghép trong nội dung giảng dạy của từng môn học... Bên cạnh những kết quả trên, công tác đào tạo kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ học viên khởi nghiệp sáng tạo còn thiếu; công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí tổ chức; công tác tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm, giao lưu, hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệp về đào tạo khởi nghiệp cho đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp chưa được tổ chức thường xuyên; lực lượng cán bộ, giáo viên làm công tác khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa phần là kiêm nhiệm... Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức mới trên toàn cầu. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), thế giới có hơn 1,8 tỷ thanh niên đang thiếu kỹ năng đáp ứng công việc trong tương lai. Do đó, việc đẩy mạnh đào tạo kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Theo đó, khởi nghiệp sáng tạo không chỉ trang bị kỹ năng làm việc cho sinh viên, học sinh mà cần trang bị kỹ năng mềm để sinh viên, học sinh có thể tự tìm việc làm và đáp ứng công việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy, khởi nghiệp ở các cơ sở giáo dục là các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên môn với đào tạo kỹ năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục và đào tạo; tăng cường các hoạt động bổ trợ, giáo dục và nâng cao kĩ năng hỗ trợ nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Với việc đưa vào giảng dạy khởi nghiệp trong các trường, thanh niên có thể học cách tự kinh doanh, làm hợp đồng phụ và kinh doanh nhỏ trong tất cả các lĩnh vực này. 2.2 Cơ hội và thách thức về chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục 2.2.1. Cơ hội Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh 606
  6. TRẦN THANH XUYÊN - LÊ VĂN TRUNG - HUỲNH HỮU NGHỊ - VŨ THỊ LƯỢNG viên tại cơ sở giáo dục. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế. Do (2021), Le và các cộng sự (2020) đã khẳng định chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục tại Việt Nam đang là chủ đề được cả nước quan tâm, nhiều chương trình, cuộc thi khởi nghiệp của các tổ chức đã được triển khai nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên để lập nghiệp. Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Australia (Austrade) công bố cũng cho biết, hiện Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã phát triển qua 3 giai đoạn: làn sóng đầu tiên (2004 - 2007); làn sóng thứ hai (2007 - 2010); và làn sóng thứ ba (2011 đến nay). Trong đó, riêng làn sóng thứ ba, Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cùng với đó, các không gian làm việc chung (co-working space), vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) cùng các chương trình cho cộng đồng khởi nghiệp cũng bùng nổ từ năm 2016. Báo cáo cho rằng, hệ sinh thái đổi mới của Việt Nam tạo cơ hội đặc biệt cho các nhà đầu tư công nghệ. Việt Nam hiện có nhiều thuận lợi để thúc đẩy khởi nghiệp ở lĩnh vực này như: sự khuyến khích của Chính phủ, dân số trẻ, tỷ lệ người am hiểu công nghệ và hoạt động kỹ thuật số cao. Báo cáo của Austrade cũng chỉ ra 5 thách thức cơ bản của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam là: khả năng tiếp cận tài chính, tài năng và kỹ năng điều hành, hệ sinh thái phân mảnh, khả năng nghiên cứu và phát triển, vấn đề sở hữu trí tuệ. Sau một thời gian thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục với mục tiêu: (1) Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; (2) Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực tham khảo các chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, các nhà trường trong khu vực và tham vấn ý kiến chuyên gia, ý kiến doanh nghiệp để đưa vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo bắt buộc hoặc tự chọn hoặc lồng ghép các chuyên đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi dưới 607
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM dạng trò chơi để thu hút sinh viên tham gia. Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 (SV_STARTUP-2020). Có 50 dự án, ý tưởng dự thi của sinh viên đến từ các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, đa dạng các khối ngành (kỹ thuật, kinh tế,…). 2.2.2. Thách thức Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục còn tồn tại một số hạn chế về mô hình tổ chức, nhận thức của sinh viên, giảng viên và nhà trường chưa cao; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các bên liên quan chưa tốt, đặc biệt sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường thiếu thông tin và cơ chế. “Tuổi trẻ” cũng là một rào cản đối với hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục, khó khăn hơn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác, không thể dựa vào danh tiếng trên thị trường tài chính, khó khăn hơn trong việc xây dựng mạng lưới hoặc tạo sự cân bằng trong liên minh, thiếu đam mê và kỹ năng trong vấn đề chuyển đổi số hiện tại. Bên cạnh đó, sinh viên còn thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn. Phong trào hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục nở rộ đã bộc lộ điểm yếu của sinh viên tại Việt Nam. Đó là họ thiếu kỹ năng, hầu hết họ không có quan điểm kinh doanh, nên không có cái nhìn thấu đáo. Hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục chưa có đầy đủ. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho pháp lý cho quá trình chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục ở nước ta vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng, phải qua nhiều khâu thủ tục giấy tờ. Điều này là trở ngại chính khiến các dự án khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong thực tiễn. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC 3.1. Những vấn đề về sáng tạo, thích ứng và chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục Thứ nhất, sinh viên phải luôn năng động, sáng tạo Năng động, sáng tạo là yếu tố thiết yếu nhất trong những yếu tố hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp. Với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, các em sinh viên luôn tích cực, chủ động tìm kiếm cơ hội cho mình trong mọi hoạt động với phương châm “dám nghĩ, dám làm”. Sự năng động làm cho các em dễ dàng thích nghi với từng đặc điểm, tính chất công việc, 608
  8. TRẦN THANH XUYÊN - LÊ VĂN TRUNG - HUỲNH HỮU NGHỊ - VŨ THỊ LƯỢNG với cuộc sống, môi trường xung quanh. Từ sự năng động, các sinh viên luôn say mê tìm kiếm, học hỏi những kinh nghiệm và sáng tạo ra những giá trị mới cả về vật chất lẫn tinh thần. Các em luôn suy nghĩ để có những cái mới, ý tưởng mới, cùng với những cách giải quyết mới, xử lí tình huống linh hoạt, thiết kế, làm ra những sản phẩm, dịch vụ mới với những nét riêng biệt để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngày nay, đa phần các em sinh viên ngoài giờ đi học, các em có thể bán hàng trực tuyến để trang trải chi phí học hành, các em luôn học hỏi kinh nghiệm của nhiều người và biết cách làm thế nào để sắp xếp được thời gian hợp lí cho việc bán hàng, giao hàng và cả việc làm thu hút khách hàng… Thứ hai, sinh viên phải có sự đam mê, bền chí Khởi nghiệp của sinh viên là khởi đầu hoạt động trong một khoảng thời gian vất vả với nhiều khó khăn thử thách nên sinh viên cần phải có sự đam mê và chấp nhận thực tế để nhìn rõ vấn đề, giải quyết những khó khăn đó. Kiên trì tiếp tục tiến bước trên chặng đường dài nhiều chông gai để khẳng định sự thành công trong tương lai. Như ông bà xưa nay thường nói “vạn sự khởi đầu nan”, “thua keo này, bày keo khác” không có sự khởi nghiệp nào mà không có những trải nghiệm đắng cay, thua lỗ. Sự kiên trì, bền chí sẽ giúp các em cứ tiếp tục nuôi dưỡng sự nghiệp của mình nếu có lỡ không may mà thất bại trong ngày đầu khai trương. Thứ ba, sinh viên phải có khả năng thích ứng môi trường và yêu cầu đòi hỏi của xã hội Theo Đại Từ điển tiếng Việt “thích ứng là phù hợp với điều kiện mới, nhờ những thay đổi, điều chỉnh nhất định”. Mỗi người chúng ta đều có khả năng thích ứng riêng biệt, điều này được coi là một trong những kỹ năng giúp chúng ta có thể hòa nhập vào môi trường xung quanh hay cụ thể hơn là thích nghi với sự thay đổi nhanh hay chậm. Những người có khả năng thích ứng tốt thường là những người linh hoạt, dễ dàng hòa nhập vào trong nhiều môi trường làm việc khác nhau từ áp lực, vất vả, khó khăn đến trơn tru, thuận lợi. Khả năng thích ứng tốt sẽ giúp người làm khởi nghiệp luôn có tinh thần sẵn sàng bắt tay làm những điều mới mẻ, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và linh hoạt xử lí những tình huống ngoài kế hoạch, dự định. Chính những điều này làm cho người có khả năng thích ứng tốt có tỉ lệ thành công cao hơn những người không có khả năng thích ứng. Người có khả năng thích ứng tốt luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và “họ sẽ còn đánh giá cao hơn thế trong tương lai. Trong một khảo sát, 85% giám đốc nhân sự dự đoán rằng vào năm 2020, những ứng viên có khả năng thích ứng là một trong 609
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM những mục tiêu tuyển dụng trọng yếu. Nếu muốn đạt được lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm ngay tại thời điểm hiện tại và cả tương lai, hãy bắt đầu bồi dưỡng khả năng thích ứng ngay bây giờ”. Người có khả năng thích ứng tốt là người có trình độ ngoại ngữ nhất định, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập và phát triển toàn cầu nên ngoại ngữ được xem là một trong những “‘chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành công trong kỷ nguyên số 4.0. Biết thêm một ngoại ngữ là mở ra một chân trời mới, kết nối con người với con người, nền văn hóa này với nền văn hóa khác, nền kinh tế này với nền kinh tế khác và dân tộc này với dân tộc khác”. Và đúng như Các Mác đã khẳng định “Ngoại ngữ là vũ khí trong các cuộc cạnh tranh của cuộc đời”. Người có khả năng học ngoại ngữ tốt thường có tư duy nhanh nhạy, kiến thức rộng mở và dễ dàng hòa nhập, kết nối nên họ thường có nhiều cơ hội thành công hơn trong hoạt động khởi nghiệp. Nhất là những khởi nghiệp có cần đến việc sử dụng ngoại ngữ, có liên quan đến yếu tố ngoài thì trình độ ngoại ngữ là yếu tố quan trọng nhất để quyết định trong sự thành bại của mình. Việt Nam đã và đang trong tình hình mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư ở nước ngoài. Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp đầu tiên kết nối với cá nhân, doanh nghiệp mang tính dịch vụ kinh doanh xuyên quốc gia này. Ngoài ra, ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc khi các sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng như trong yêu cầu đòi hỏi của các nhà tuyển dụng hiện nay. Thứ tư, sinh viên phải có khả năng ứng dụng tối đa kỹ thuật công nghệ số Trong bối cảnh công nghệ hóa hiện đại hóa của đất nước, chuyển đổi số là một xu thế tất yếu không thể khác được. Có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số như Gartner cho rằng “chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty”. Có thể hiểu chuyển đổi số là tái cơ cấu hoạt động dựa trên các kỹ thuật công nghệ hiện đại, công nghệ số. Thực hiện chuyển đổi số sẽ có nhiều lợi ích cho người làm khởi nghiệp nói riêng và tất cả những người làm kinh tế nói chung như giảm được rất nhiều chi phí cho lao động tay chân; hình ảnh và thông tin sản phẩm mới đến khách hàng tiêu thụ được 610
  10. TRẦN THANH XUYÊN - LÊ VĂN TRUNG - HUỲNH HỮU NGHỊ - VŨ THỊ LƯỢNG nhanh chóng hơn, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn; hệ thống dây chuyền từ quản lý đến sản xuất và phân phối, tiêu thụ được vận hành chặt chẽ, hiệu quả hơn. Khi các em đưa ra thị trường một sản phẩm nào đó với hình thức bán hàng online thì ngoài chất lượng sản phẩm cần phải có thì những kiến thức về công nghệ thông tin như thiết kế các trang web quảng cáo sản phẩm, hình ảnh các sản phẩm được xử lí sao cho thu hút khách hàng, giá cả như thế nào cho phù hợp, có khuyến mãi đính kèm hay không... Vì thế khi thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động PR sản phẩm, người làm khởi nghiệp đưa sản phẩm mới đến người tiêu thụ và thu nhận được phản hồi từ khách hàng nhanh chóng hơn. Xử lí tình huống từ những đả kích hay cạnh tranh đối chọi cũng hiệu quả hơn. 3.2. Những đề xuất hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp thích ứng với chuyển đổi số cho sinh viên tại cơ sở giáo dục Với tầm quan trọng của khởi nghiệp thích ứng với chuyển đổi số cho sinh viên tại cơ sở giáo dục trong điều kiện hiện nay, chúng tôi có vài ý kiến đề xuất như sau: Thứ nhất, Nhà nước cần quan tâm về việc thành lập trung tâm thông tin khởi nghiệp sáng tạo ở các cơ sở giáo dục. Trong đó, các Trung tâm thông tin khởi nghiệp sáng tạo này phải có sự hỗ trợ, kết nối với từng địa phương, trung ương và quốc tế nhằm tạo mối liên hệ cần thiết cho các hoạt động khởi nghiệp. Xây dựng đội ngũ tư vấn, hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp sáng tạo chuyên nghiệp cho sinh viên trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; tư vấn, hướng dẫn về cách đánh giá những rủi ro, cách mở rộng, phát triển thị trường và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để học sinh, sinh viên khi bắt tay vào làm được bài bản hơn, hạn chế tối đa những sai sót thất bại. Xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên gia có chuyên môn sâu về khởi nghiệp sáng tạo để hướng dẫn, đào tạo và cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho sinh viên trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại các cơ sở giáo dục. Xây dựng đội ngũ hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho sinh viên hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nhằm giúp cho các em có thể nghiên cứu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp với các cá nhân, doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc ở trong và nước ngoài. Xây dựng đội ngũ tư vấn và hỗ trợ vốn ban đầu cho sinh viên, đặc biệt là những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong điều kiện có thể của từng trường Cao đẳng, Đại học và địa phương. 611
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Xây dựng khung chuẩn chung cho hoạt động hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp chuyên nghiệp, khuyến khích, kêu gọi đóng góp, hỗ trợ từ các quỹ đầu tư công đồng nhằm chung tay vào chương trình hành động chung cho khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, ấn phẩm tuyên truyền về khởi nghiệp; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên các cơ sở giáo dục thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch năm 2023 và đánh giá, trao giải tại các cuộc thi. Thứ ba, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Khuyến khích các cơ sở giáo dục xây dựng chuyên đề khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo trao đổi, học tập kinh nghiệm về đào tạo khởi nghiệp trong nhà trường cho đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Thứ tư, hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp Cụ thể các cơ sở giáo dục chủ động bố trí nguồn vốn hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó, tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên và các hoạt động triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại cơ sở. Đề ra những định hướng cụ thể cũng như xây dựng chính sách hợp lí cho các hoạt động hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, từng bước góp phần hình thành văn hóa khởi nghiệp sáng tạo ngày càng tiến bộ, phát triển tại các cơ sở giáo dục. 3. KẾT LUẬN Xu hướng khởi nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ vào trong sản xuất và đời sống của thế hệ trẻ sinh viên. Bên cạnh đó, đây là cơ hội để thế hệ trẻ Việt Nam tiếp 612
  12. TRẦN THANH XUYÊN - LÊ VĂN TRUNG - HUỲNH HỮU NGHỊ - VŨ THỊ LƯỢNG cận nhanh với công nghệ 4.0 góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa... của đất nước và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu Chuyển đổi số trong hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại cơ sở giáo dục với vai trò tiên phong thực hiện sứ mệnh thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng. Các cơ sở giáo dục tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển đội ngũ giảng viên nguồn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đổi mới xã hội tại cơ sở giáo dục, hỗ trợ sinh viên phát triển ý tưởng trên tinh thần đổi mới sáng tạo, tư vấn, hỗ trợ sinh viên các giải pháp để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án, ý tưởng của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Châu An. (2019). Chuyển đổi số là gì? https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi- 3921707.html. Mai, A. T., & Đỗ, V. H. (2023). “Đánh giá năng lực số sinh viên: Phương pháp tiếp cận, tiêu chí và công cụ đánh giá”. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 1, 03-12. Mai, A. T., Huỳnh, N. T., & Ngô, A. T. (2021. “Khung năng lực số cho sinh viên đại học: từ các công bố gợi mở hướng tiếp cận cho Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, 6, 101-111. Thủ tướng Chính phủ. (2016). Quyết định số 844/QĐ-TTg vào ngày 18 tháng 05 năm 30016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt “Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/10/2017, về việc Phê duyệt “Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Vụ Giáo dục thường xuyên. (2017). Tài liệu giáo dục khởi nghiệp (dành cho học sinh THPT). Hà Nội. Nguyễn Như Ý. (2010). Đại Từ điển tiếng Việt. NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 613
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0