Một số giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
lượt xem 4
download
Giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống cách mạng thế hệ trẻ được Đảng xác định là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng. bài viết trình bày một số giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Trần Cao Quý Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: tranquy.chc@gmail.com Tóm tắt Giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống cách mạng thế hệ trẻ được Đảng xác định là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng. Việc giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, khả năng tư duy độc lập, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng cho sinh viên. Trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay, để bảo đảm, nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Từ khóa: Lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng SOME SOLUTIONS TO GUARANTEE AND IMPROVE THE QUALITY OF TEACHING THE HISTORY OF THE COMMUNIST PATTY OF VIETNAM Abstract Educating the revolutionary ideals and revolutionary traditions of the young generation is identified by the Party as a strategic, long-term and important task. The teaching and learning of History of the Communist Party of Vietnam contributes to the formation of the worldview, scientific methodology, the ability to think independently, and builds confidence in the leadership of the party for students. In the current fundamental and comprehensive renovation of education and training in Vietnam, in order to ensure and improve the teaching effectiveness of the History module of the Communist Party of Vietnam, it is necessary to implement synchronous solutions. Keywords: History, Communist Party of Vietnam, Revolution 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử Đảng Cộng sản việt Nam là một khoa học chuyên ngành của khoa học lịch sử và có quan hệ mật thiết với các khoa học về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống tri thức về quá trình ra đời, hoạt động của Đảng trong mối quan hệ mật thiết với tiến trình lịch sử của dân tộc và thời đại. “Với tư cách là một khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của Đảng và các phong trào cách mạng của quần chúng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng”[1, tr.9]. Bên cạnh chức năng nhận thức khoa học, lịch sử đảng còn có chức năng đặc biệt giáo dục tư tưởng chính trị, trau dồi thế giới quan, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh 301
- đạo của Đảng, do đó lịch sử đảng sớm được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học ở nước ta. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, môn lịch sử Đảng đã được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học ở nước ta. Ngày 19/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT về chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thay thế môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, Đảng đã ra Nghị quyết Trung ương số 29 với chủ đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nhận định thành tựu của nền giáo dục nước ta đồng thời chỉ rõ “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp”[2,tr.6]. Đảng đã xác định mục tiêu, phương hướng và chỉ ra các quan điểm chỉ đạo và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục đào tạo. Đổi mới giáo dục đại học được xác định là một trong những khâu quan trọng “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”[2, tr.6]. Sau hơn 10 năm được thay thế bởi học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 23/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT về việc giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong các trường cao đẳng đại học được triển khai từ khóa tuyển sinh năm 2019 trên phạm vi cả nước. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của môn Lịch sử Đảng đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp. 2. NỘI DUNG Việc giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho sinh viên. Trong thời gian qua, việc nghiên cứu và giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các trường đại học, đã thu được những kết quả nhất định, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của sinh viên. Tuy nhiên với nội hàm đi sâu vào các chủ trương đường lối của đảng mà chủ yếu là các nghị quyết chuyên đề của Đảng là quá tầm với đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của sinh viên. Để bảo đảm tính đảng đồng thời đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức thì việc trở lại giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam là một quyết sách hợp lý. Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chú trọng cả dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả,… Để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đó, chúng ta phải thực hiện tốt một số giải pháp sau: 302
- Thứ nhất, tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam. Để nâng cao chất lượng giảng dạy bất cứ bộ môn khoa học nào cũng đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có tri thức sâu rộng và phương pháp truyền đạt khoa học, phù hợp với từng đối tượng. Nhưng riêng đối với môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, để giảng dạy đạt chất lượng cao, đòi hỏi người giảng viên không chỉ có tri thức sâu sắc về lịch sử, về nội dung chủ trương đường lối của đảng; không chỉ có phương pháp truyền đạt tốt mà cần phải có niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng. Người thầy vừa là một nhà khoa học lại vừa phải là một người cộng sản chân chính, chí ít cũng phải là người có lý tưởng cộng sản, sẵn sàng gia nhập vào hàng ngũ của đảng. Do vậy, bên cạnh việc chú trọng nâng cao học hàm, học vị cho đội ngũ giảng viên thì cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chỉnh độ lý luận chính trị, đạo đức và lý tưởng cách mạng cho đội ngũ làm công tác giảng dạy. Đối với cán bộ giảng viên trẻ cần rèn luyện, bồi dưỡng sớm kết nạp vào hàng ngũ của đảng. Để góp phần nâng cao tính thuyết phục và chất lượng giảng dạy môn học, đưa chủ trương đường lối của đảng thật sự đi vào cuộc sống, mỗi giảng viên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, biết đặt các quan điểm, luận điểm của đảng trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Những quan điểm, chủ trương của đảng đều là sự đúc rút từ việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, từ trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người giảng dạy lịch sử đảng cần thâm nhập thực tiễn, nắm bắt chính xác kịp thời các hoạt động thực tiễn. Để thực hiện có hiệu quả thì ngoài việc nghiên cứu, khảo nghiệm qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng thì cần xâm nhập tìm hiểu thực tiễn lãnh đạo chỉ đạo của đảng ở các cấp tùy thuộc vào điều kiện của mỗi giảng viên thông qua hoạt động thực tế chuyên môn. Đặc biệt phải thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của một giảng viên, hàng năm phải có những bài nghiên cứu về lĩnh vực mình phụ trách trên các diễn đàn khoa học, các hội thảo khoa học và tạp chí khoa học. Mỗi giảng viên phải trở thành một tấm gương mẫu mực về đạo đức và nhân cách - là kiểu mẫu trong công tác và sinh hoạt hàng ngày. Sinh thời, Hồ Chí Minh khẳng định “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là người thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”[3, tr.33]. Nhiệm vụ của người thầy rất quan trọng và vẻ vang. Phải có chí khí cao thượng, có tài năng và đức độ, có thể giúp học viên học tập thành công, để lại dấu ấn, ảnh hưởng lâu dài trong tâm trí nhiều thế hệ người học. Tấm gương mẫu mực của người thầy có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ học trò, có sức lan toả lớn; ngược lại một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin của một lớp người. 303
- Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy, truyền bá chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Từ năm 2013, Đảng đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” [2, tr.6]. Một giảng viên có thể không sáng tạo ra những tri thức mới, nhưng ít nhất phải diễn đạt khối kiến thức của nhân loại một cách sáng tạo, nhất là với đặc thù của một khoa học chính trị thì việc định hướng, xây đắp niềm tin vào đảng thì việc phải lựa chọn phương pháp thích hợp là đòi hỏi cấp thiết. Thực tế trong quá trình giảng dạy các khoa học xã hội nói chung và khoa học chính trị nói riêng thường tồn tại thực trạng thuyết giảng một chiều. Sinh viên lắng nghe tiếp thu tất cả những gì giảng viên truyền đạt, cho nên giảng viên cố gắng truyền đạt sao cho được một lượng thông tin nhiều nhất điều này làm cho môn học trở nên khô cứng và gây tâm lý chán nản cho người học. Trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư , khoa học công nghệ đạt được nhiều thành tựu và ứng dụng sâu rộng, nguồn học liệu mở trên mạng internet phong phú, dễ tìm kiếm thì người giảng viên phải biết chắt lọc những thông tin cần thiết được tích luỹ theo năm tháng để chuyển tải ngắn gọn, tiết kiệm thời gian, bổ sung vào đó những câu hỏi gợi mở, nhằm định hướng, giúp đỡ và giành thời gian cho sinh viên tự học. Xu hướng này sẽ khơi dậy và nuôi dưỡng tinh thần say mê học tập hơn là nhồi nhét một lượng kiến thức lớn trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Trong giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không nên dùng hệ thống “ngôn ngữ đặc biệt” mang tính kinh viện, mà cần phân tích, truyền tải nó bằng hệ thống ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, mang hơi thở cuộc sống. Kế thừa, phát huy các phương pháp dạy học truyền thống, song phải dám loại bỏ, khắc phục lối dạy “thầy đọc, trò ghi”, làm giảm tính sáng tạo của người học. Cần phải làm cho người học luôn ở tâm thế chủ động, tích cực trong học tập, làm quen với cách học nghiên cứu, chủ động đề xuất và nỗ lực tự mình giải quyết vấn đề. Các phương pháp giảng dạy trên lớp cần được bổ sung bằng các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, tiến hành các Xêmina (có hướng dẫn của giảng viên) nhằm huy động người học cùng tham gia nghiên cứu. Một buổi thảo luận được chuẩn bị tốt sẽ đem lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao năng lực trí tuệ và trau dồi phương pháp cho người học, giảm giờ giảng lý thuyết, tăng cường tự học và thảo luận, đối thoại là một hướng đi cần thiết trong đổi mới phương pháp, là hình thức để khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống - khâu đột phá của đổi mới hoạt động dạy học hiện đại. Việc tận dụng triệt để sự hỗ trợ của công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong giảng dạy là rất cần thiết, bởi vì công nghệ thông tin đó và đang trở thành công cụ hỗ 304
- trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý giáo dục, nghiên cứu khoa học và tuyên truyền. Hơn nữa, nguồn tư liệu lịch sử, các văn kiện đảng cả văn bản và đa phương tiện hiện nay rất phong phú và dễ tiếp cận, do vậy nếu giảng viên biết khai thác tốt sẽ giúp cho việc giảng dạy được chất lượng và hiệu quả cao. Hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy, được lưu trữ trên internet, băng đĩa rất phong phú. Những hình ảnh, các phóng sự, phim tài liệu về thực tiễn cách mạng được công bố trên các trang thông tin điện tử của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp lý như: Cổng thông tin điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận Chính trị, Tạp chí Lịch sử Đảng,… đây là nguồn tư liệu quý, góp phần giúp đội ngũ giảng viên, có thể truyền tải, giảng dạy và tuyên truyền một cách trực quan, sinh động về quá trình ra đời, tổ chức và hoạt động của đảng. Thứ ba, hướng dẫn và tổ chức cho người học cách lựa chọn, khai thác các nguồn tài liệu phát triển năng lực tự nghiên cứu. Đọc tài liệu với sinh viên là yêu cầu cấp thiết với mỗi người học, đây là một hoạt động đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ năng tư duy bậc cao. Đó không chỉ là cách đọc thông thường, thu nhận một số thông tin nào đó mà là hoạt động độc lập nghiên cứu sáng tạo. Hơn nữa, lịch sử đảng cộng sản Việt Nam là một khoa học liên quan trực tiếp tới nhận thức chính trị, tư tưởng, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tới việc hoàn thiện nhân cách, niềm tin, lý tưởng và hoài bão của sinh viên; vì vậy mỗi giảng viên cần nghiên cứu, định hướng giúp người học tiếp cận những tài liệu, những thông tin chính thống; đồng thời giúp người học có khả năng nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Sách về lịch sử đảng là dạng tài liệu, cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, đây là một kho tư liệu khổng lồ, là trí tuệ của các nhà sử học. Trước hết để sinh viên đọc sách thì giảng viên cần giao nhiệm vụ đọc sinh viên, các nội dung cần đọc, các tài liệu, các trang cần đọc và đọc ở đâu thì giáo viên cần lên kế hoach cụ thể cho phù hợp với điều kiện cơ sở dạy học và khả năng tiếp cận của sinh viên. Giảng viên cần định hướng cách đọc cho sinh viên: Trước hết xác định mục tiêu đọc, không nên đọc tràn lan. Đối với sách về lịch sử đảng thì nên đọc chậm, đọc kĩ và tích cực tư duy, ghi chú khi đọc. Để phát huy hiệu quả của việc đọc thì các bộ môn, các giảng viên cần phối hợp tốt với thư viện của trường, nắm bắt chính xác các nguồn học liệu trên internet để giao nhiệm vụ và có biện pháp đôn đốc kiểm tra kết quả đọc của người học. Thứ tư, Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh niên trong cơ sở giáo dục đại học. 305
- Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 xác định: “Tăng cường giáo dục chính trị cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, với sự tham gia, phối hợp có trách nhiệm của nhà trường, gia đình, đoàn thể và toàn xã hội. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với thế hệ trẻ, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong thanh thiếu nhi, nhất là ở các thành phố lớn và địa bàn nhạy cảm. Kịp thời đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi”[4, tr.3]. Bên cạnh việc đổi mới các phương pháp dạy và học trên lớp, cần phải tổ chức để sinh viên tham gia vào những buổi học ngoại khóa, tham quan thực tiễn tại các bảo tàng, di tích lịch sử. Các cơ sở giáo dục đại học cần có kế hoạch cụ thể vận động sinh viên tham gia, hưởng ứng tích cực các phong trào, các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động ngoại khóa; đó chính là cách tốt nhất để giúp họ gắn lý luận với thực tiễn, hiểu biết sâu sắc hơn đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, từ đó góp phần xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí tự lập, tự cường cho sinh viên. Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị xã hội của tuổi trẻ, là nơi thanh niên được bồi dưỡng rèn luyện để trở thành thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Hàng năm trung ương đoàn , tỉnh thành đoàn và đoàn trường các cấp đều xây dựng và ban hành kế hoạch hoạt động thường niên, các đơn vị, bộ môn nhất là bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần lý luận chín trị cần bám sát, phối hợp với tổ chức đoàn, lồng nghép giáo dục lý luận chính trị vào các hoạt động phong trào. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên thanh niên theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị nhằm đưa việc học tập và làm theo lời Bác trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi đoàn viên thanh niên; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị tập trung đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các thông tin xấu độc trên mạng xã hội. 3. KẾT LUẬN Giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần đổi mới giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng, lý tưởng cao đẹp, phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo cho thanh niên, sinh viên. Muốn nâng cao được chất lượng, hiệu quả giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trên. Để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của đảng, đòi hỏi các trường đại học cần có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư, tạo điều kiện về vật chất. Đối với đội 306
- ngũ giảng viên cần đảm bảo “vừa hồng vừa chuyên”, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn được đào tạo chuyên sâu, và thường xuyên được bồi dưỡng phương pháp sư phạm, có đạo đức lối sống lành mạnh. Đối với người học cần xác định đúng động cơ học tập, có phương pháp học tập khoa học phù hợp với đặc thù của môn học, chủ động tích cực học tập, rèn luyện để trở thành lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4 tháng 11 năm 2013. 3. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), tập 11, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản việt Nam, Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030. 307
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
7 p | 122 | 18
-
Đánh giá Giảng viên tại Đại học Thái Nguyên thực trạng và giải pháp
5 p | 95 | 11
-
Một số giải pháp góp phần bảo đảm an ninh chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
7 p | 50 | 7
-
Một số giải pháp đảm bảo chất lượng học phần thực hành nghiệp vụ sư phạm ở khối trường đại học sư phạm
7 p | 122 | 5
-
Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam: Những thách thức từ quá trình kép
5 p | 73 | 4
-
Một số giải pháp kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo đảm sự phát triển bền vững ở vùng biển, đảo hiện nay
6 p | 9 | 3
-
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
4 p | 9 | 3
-
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
7 p | 13 | 3
-
Quá trình đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng tại trường Đại học Tây Đô - Hiệu quả và định hướng phát triển
14 p | 71 | 3
-
Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về tự chủ tại các trường đại học công lập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
12 p | 36 | 3
-
Một số giải pháp nhằm đảm bảo an sinh cho các đối tượng yếu thế trước tác động của biến đổi khí hậu
7 p | 43 | 3
-
Một số giải pháp quản lí chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu xã hội tại thành phố Hà Nội
5 p | 53 | 3
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khiếm thính
3 p | 63 | 3
-
Một số giải pháp đảm bảo tài chính quỹ hưu trí trong bối cảnh già hoá dân số
11 p | 50 | 2
-
Phật giáo tỉnh Hải Dương với việc đảm bảo an sinh xã hội: Thực trạng và một số giải pháp
6 p | 11 | 2
-
Đánh giá chất lượng giáo dục đại học cấp cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn AUN – QA ở trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – thời cơ, thách thức và các giải pháp
7 p | 11 | 1
-
Tăng cường công tác thanh tra và đảm bảo chất lượng nội bộ của trường Đại học Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn