Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định
lượt xem 3
download
Bài viết "Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định" đưa ra một số giải pháp trong tuyển chọn và bồi dưỡng HSG bộ môn Vật lí hiện nay trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã và đang thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định
- HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TỈNH NAM ĐỊNH Vũ Đức Thọ Tổ Vật lí – Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định Mục tiêu quan trọng của trường chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Trong những năm gần đây, nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nên tổ Vật lí của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã quan tâm chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, từ khâu tuyển chọn, xây dựng kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng đến thực hiện kế hoạch và cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Chỉ tính trong 5 năm gần đây đã có 40/41 em học sinh dự thi HSG Quốc gia đạt giải, trong đó có 6 giải Nhất; 19 giải Nhì; 12 giải Ba và 3 giải KK. Thi Olympic vật lí Châu Á đạt 3 HC Bạc; 3 HC Đồng; 2 BK. Thi Olimpic vật lí Quốc tế đạt 2 HC Vàng; 4 HC Đồng Trong bản báo cáo này chúng tôi xin nêu một số giải pháp trong tuyển chọn và bồi dưỡng HSG bộ môn Vật lí hiện nay trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã và đang thực hiện. 1. Công tác tuyển chọn học sinh đầu vào. Trường chúng tôi tuyển sinh đầu vào theo quy chế của Bộ giáo dục nhưng có vận dụng khéo léo một số điểm trong quy chế để có thể tuyển chọn được nhiều học sinh tốt nhất như: Thi vào lớp 10 chuyên lí bằng 4 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Vật lí chuyên; xác định được tầm quan trọng của tư duy toán của học sinh cấp 2 nên chúng tôi cho học sinh thi bài thi môn toán cùng với các lớp chuyên toán chuyên hóa chuyên sinh gọi là bài thi toán dành cho học sinh ban tự nhiên với mức độ đề toán khó hơn các lớp chuyên khác; chúng tôi cũng áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn toán bằng với hệ số 2 của bài thi vật lí chuyên. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ và tìm giải pháp tiếp tục có thể tuyển được học sinh lớp chuyên toán (đã đỗ chuyên toán, thậm chí giỏi nhất đội tuyển toán) sang học đội tuyển Vật lí. 2. Về việc tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của giáo viên. Với phương châm giảng dạy là “Phải làm cho học sinh yêu thích môn học của mình, truyền ngọn lửa yêu thích môn học thì mới có hiệu 62
- HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 quả trong giảng dạy” vì vậy trong các bài giảng, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức, tôi còn dạy cho học sinh lối sống, kĩ năng và những ứng dụng của kiến thức được học vào thực tế cuộc sống. Hiện tại, công tác tổ chức thi học sinh giỏi đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào dạy và học của các địa phương. Qua các kì thi học sinh giỏi, chúng ta đã chọn được những học sinh xuất sắc tham gia các Olympic khu vực và quốc tế, tạo nguồn cho chiến lược đào tạo lao động chất lượng cao của đất nước. Đối với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: từ sau khi thi xong HSGQG năm trước (khoảng giữa tháng 1) và kết thúc vào cuối tháng 4, khi thi Olympics các trường vùng Duyên Hải và ĐBBB. Trong giai đoạn này, mỗi lớp chuyên 10, 11 chọn ra từ 10 đến 15 HS có khả năng học tốt ở môn chuyên, tổ chức bồi dưỡng 02 buổi chiều /tuần. Đến khi thi cụm sẽ rút 03 HS tốt nhất để thi. Sau khi thi cụm xong, các GV sẽ làm việc độc lập với các HS, giao nhiệm vụ và chủ yếu cho HS tự học. Mỗi tuần sẽ bố trí 01 buổi để HS trả bài. Giai đoạn 2: Từ khoảng đầu tháng 8 đến khi thi chọn HS vào các đội tuyển của tỉnh dự thi HSGQG (giữa tháng 10) Trong giai đoạn này chủ yếu tập trung hoàn chỉnh nội dung kiến thức cơ bản đáp ứng cho kì thi HSGQG. Giai đoạn 3: Giai đoạn tập huấn cho các đội tuyển HSG để chuẩn bị thi QG Tập trung cho việc mở rộng, nâng cao và rèn kĩ năng cho HS. Giai đoạn 4: Tập huấn cho HS thi vòng 2 chọn đội tuyển, kéo dài từ sau khi có kết quả thi HSGQG đến khi Bộ GD&ĐT gọi HS tập huấn: Tập trung hoàn thiện những nội dung kiến thức nâng cao mà chưa có trong kì thi QG. Tiếp tục hướng dẫn để HS tự nghiên cứu. Trong những năm học trước, việc chọn đội tuyển dự thi HSGQG của tỉnh Nam Định chỉ có HS LHP tham dự, các trường ngoài không tham gia, nhưng bắt đầu từ năm học 2014- 2015, GĐ sở GD&ĐT Nam Định đã yêu cầu 5 trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh cùng tham gia chọn đội tuyển, tuy nhiên kết quả thi chọn đội tuyển thì 100% HS trong các đội tuyển là của LHP. Trừ Môn Sử, Địa có HS đứng thứ 13, 14. Còn các môn KHTN thì HS của các trường ngoài đứng rất sâu. Như vậy phần nào khẳng định kế hoạch và kết quả bồi dưỡng HSG của LHP đến nay vẫn còn phù hợp. 3. Nội dung chương trình, tài liệu cho giảng dạy, phương pháp dạy học. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, căn cứ nội dung các kì thi nhà trường chỉ đạo cho các tổ chuyên môn xây dựng khung chương trình cho các khối lớp chuyên và các khối lớp. Riêng chương trình cho các lớp chuyên và các đội tuyển được xây dựng hết sức tỉ mỉ và cẩn thận, tránh sự trùng lặp giữa các GV khi dạy trên lớp cũng như khi bồi dưỡng. Hàng năm nhà trường thường chia làm 3 đợt, mỗi đợt 3 ngày cử Tổ trưởng, lãnh đội và 63
- HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 GV có kinh nghiệm để chỉnh sửa, đắp dần thịt vào khung chương trình. Đến nay chương trình giảng dạy là tương đối hoàn chỉnh. Về tài liệu cho giảng dạy: Ngoài các chuyên đề ở một số môn các giảng viên và chuyên gia viết phục vụ cho chương trình chuyên tài liệu chúng tôi dung chủ yếu là giáo trình của các trường đại học danh tiếng, các đề thi Olympic của các nước và các chuyên đề, tiểu luận, luận văn của các tác giả nước ngoài viết. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộc lộ cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó mới đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh. Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là: + Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc. + Năng lực phản biện: Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay không? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không? + Học sinh có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn: Có khả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ những người xung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ những người xung quanh. 4. Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên a. Tuyển chọn giáo viên Hàng năm, nhà trường căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng đội ngũ giáo viên tìm ra những điểm mạnh, những điểm yếu, những thuận lợi, những khó khăn… từ đó lập kế hoạch, quy trình tuyển chọn trình Sở GD&ĐT, UBND tỉnh để ra quyết định tuyển chọn giáo viên về trường, có thể là các sinh viên giỏi mới ra trường hoặc là các giáo viên giỏi của các trường phổ thông có tâm huyết trong việc dạy học sinh giỏi. Hiện nay ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thực hiện tuyển chọn gồm 2 bước: - Bước 1: Tổ chức thi tuyển giáo viên vào trường theo các nội dung: + Phương pháp giảng dạy: soạn giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, nghiên cứu khoa học. + Làm bài thi chuyên môn trong thời gian 180 phút : yêu cầu giáo viên phải nắm được những khía niệm cơ bản trong chương trình phổ thông và giải quyết được những nội dung thuộc chương trình thi HSG cấp tỉnh, cấp QG. + Thi ứng dụng CNTT trong dạy học (60 phút): yêu cầu thiết kế bài giảng, khai thác và sử dụng mạng internet, sử dụng từ 1-2 phần mềm ứng dụng cho bộ môn. + Thi ngoại ngữ chuyên ngành (60 phút) : dịch thuật tài liệu chuyên môn. 64
- HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 + Trả lời phỏng vấn trước Hội đồng trường : mục đích tìm hiểu về tính cách, về độ tự tin, khả năng thuyết trình và những khả năng khác ngoài chuyên môn. - Bước 2: Thử việc Thực tế chúng tôi thấy rằng không thể thiếu bước thử việc với người đã trúng tuyển, bởi vì khi thử việc họ được đánh giá trong thời gian dài, bằng nhiều nguồn thông tin như đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh, qua giáo án, các sinh hoạt, giao tiếp... như vậy sẽ chính xác hơn trong việc tuyển dụng. Chính vì thế các GV trúng tuyển cần phải thử việc 09 tháng, nếu đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức; kiến thức trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm thì Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng hết tập sự và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tuyển dụng chính thức về trường. b. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm Đào tạo thông qua việc xây dựng nội dung chương trình, viết bài giảng, xây dựng ngâm hàng đề thi và tổ chức nghiên cứu khoa học trong giáo viên Đào tạo thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức tốt hội thi GVDG cấp trường. Bồi dưỡng, đào tạo giáo viên thông qua các buổi hội thảo, hội học và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học cho CB, BV 5. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là con đường hiệu quả và bền vững để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường phổ thông, đồng thời tạo nền tảng để các em học sinh có khả năng tự học suốt đời. Điều này đã được xác định rõ trong thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. NCKH phải được tiến hành thường xuyên, trở thành một nội dung tất yếu, bắt buộc trong việc học của học sinh và hoạt động chuyên môn của giáo viên. a. Đối với việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh Chúng tôi cũng đã xác định NCKH là một hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà trường nhằm rèn luyện tư duy, tác phong làm việc khoa học của HS, gắn liền kiến thức nhà trường với thực tiễn đời sống, cũng là một phương pháp đánh giá kết quả học tập mới, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đặc biệt với đòi hỏi cao về năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS trường chuyên, việc học tập các bộ môn của các em học sinh tại trường chuyên LHP không bao giờ tách rời việc NCKH. Các hình thức tổ chức NCKH cho HS được nhà trường chúng tôi triển khai thường xuyên khá đa dạng, diễn ra trong suốt cả năm học. 65
- HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 + Giao các nội dung ở các bộ môn và hướng dẫn HS các lớp chuyên tự nghiên cứu và viết chuyên đề sau đó báo cáo trước tập thể lớp (điều này diễn ra trong các giờ học và cả giờ sinh hoạt lớp và do các GV bộ môn phụ trách) + Tổ chức hội thảo môn chuyên ở các khối lớp chuyên: thường diễn ra tập trung vào 02 đợt là 20/11 và 26/3. Do các GV bộ môn chuyên hướng dẫn và tổ chuyên môn chủ trì hội thảo. + Thi sáng tạo KHKT cấp trường: diễn ra hàng năm vào khoảng cuối tháng 10 và do hội đồng KH của nhà trường chủ trì. + Thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn: diễn ra vào hai đợt: đầu năm học và cuối năm học và do Đoàn trường chủ trì. + Tổ chức cho các em, đặc biệt là HS các đội tuyển giao lưu với các nhà nghiên cứu. + Viết báo cáo thu hoạch sau mỗi đợt đi trải nghiệm sáng tạo + Hàng tuần nhà trường bố trí 01 buổi chiều cho các lớp tự học, tự nghiên cứu và dưới sự kiểm tra, giám sát của BCH Đoàn trường. Đồng thời nhà trường cũng yêu cầu ở bộ môn chuyên mỗi học kì phải có ít nhất 01 điểm hệ số 2 là kết quả của việc chấm đề tài cho các em. Sản phẩm của các hoạt động này đều được nghiệm thu bởi giáo viên hướng dẫn, được lựa chọn để trình bày trước tập thể lớp và tổ chuyên môn, được phản biện và rút kinh nghiệm. Đây thực sự là phong trào, là nhu cầu của các em học sinh ở các khối lớp, bởi từ quá trình nghiên cứu này, các em đã hiểu sâu và rộng hơn về kiến thức mình quan tâm, trưởng thành về phương pháp tư duy, cách làm việc khoa học và nâng cao được kĩ năng sống. Kết quả chúng tôi đã đạt được: 100% học sinh lớp chuyên có sản phẩm chuyên đề - trong đó nhiều đề tài có chất lượng tốt được tập hợp và in thành kỉ yếu, 100% lớp chuyên tổ chức hội thảo môn chuyên; Mỗi lớp hàng năm đều có từ 1-2 đề tài tham gia thi sáng tạo KHKT cấp trường. Trong 3 năm trở lại đây, chúng tôi có 2 giải Ba, 1 giải Khuyến khích chung cuộc trong kì thi Sáng tạo KHKT toàn quốc; 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích chung cuộc trong cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cấp quốc gia dành cho học sinh trung học. NCKH đối với HS THPT rất mới, cần phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ. Muốn vậy, cả GV và HS cần có kế hoạch cụ thể đối với từng bước, từng giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh việc xác định các yếu tố về nhận thức, tâm lí, hứng thú của HS, mức độ đề tài, thời gian nghiên cứu, kinh phí thực hiện…, thì việc tổ chức hướng dẫn các em nghiên cứu là một trong các yếu tố quan trọng nhất. b. Đối với việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên Bên cạnh việc định hướng dạy học phát triển năng lực của HS, việc triển khai hoạt động NCKH còn tạo động lực thúc đẩy GV phổ thông nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng nhiệm vụ hướng dẫn học sinh NCKH, từ đó góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất của người dạy – yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo. 66
- HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 Đối với giáo viên trường THPT chuyên, NCKH là nhiệm vụ sống còn để duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi. Hoạt động này được chúng tôi tiến hành dưới nhiều hình thức như: Viết SKKN, Hướng dẫn học sinh viết chuyên đề, Hướng dẫn HS triển khai đề tài sáng tạo khoa học kĩ thuật, Thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT, Thi Dạy học tích hợp theo chủ đề cấp trường. Sản phẩm của các hoạt động đó đều phải được trình bày và phản biện qua các tổ, nhóm chuyên môn; lựa chọn các đề tài hay để báo cáo và phản biện cấp trường. Đối với GV tham gia bồi dưỡng HSG, lãnh đội các đội tuyển, yêu cầu bắt buộc hàng năm là phải Viết các chuyên đề bồi dưỡng HSG, Tự nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh để biên soạn bài giảng các môn KHTN bằng Tiếng Anh. Xác định NCKH là nhiệm vụ, là yêu cầu, đồng thời cũng là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua, nên hầu hết các GV trong đơn vị chúng tôi luôn thực hiện với tinh thần nghiêm túc, tự giác, sáng tạo. Kiến nghị: 1- Cần ra văn bản hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình, giảng dạy bộ môn chuyên, đảm bảo tính cập nhật, hiện đại và hội nhập. 2- Chương trình tổng thể của tất cả các môn học ở trường chuyên cần xây dựng riêng biệt, đồng bộ, khoa học, hoặc có một cơ chế mở cho các trường chuyên chủ động chương trình giảng dạy các môn văn hóa (chương trình hiện tại vừa thừa vừa thiếu thời lượng: đối với các môn học theo chương trình phổ thông, lượng kiến thức học trong 1h là hơi ít, trong đó lượng kiến thức cho bộ môn chuyên trong 1h học lại quá nhiều) 3- Phối hợp với các trường ĐHSP, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên phổ thông sử dụng các thiết bị thí nghiệm, đặc biệt là các thiết bị thí nghiệm hiện đại: Hiện nay, tại các trường phổ thông, trang thiết bị thí nghiệm phục vụ các môn học là tương đối đầy đủ, tuy nhiên giáo viên chuyên trách thí nghiệm là không có, phòng thí nghiệm cũng thiếu nên không thể triển khai các thí nghiệm, đặc biệt là các thí nghiệm hiện đại. 4- Các trường ĐHSP cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo cho sinh viên kĩ năng thực hành, kĩ năng làm thí nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học và đặc biệt cần chú trọng hơn việc học tin học và ngoại ngữ của sinh viên. Đảm bảo sinh viên khi ra trường có thể sử dụng tốt trong giảng dạy. 5- Trường ĐHSP, Bộ GD & ĐT cần đưa các công trình nghiên cứu, các luận văn Ths, TS lên trang thông tin để các giáo viên giảng dạy tại các trường chuyên và các học sinh có tư liệu nghiên cứu học tập. Đồng thời giúp các GV có định hướng đúng đắn cho công tác giảng dạy của mình. Trên đây chỉ là một số ý kiến ban đầu về công tác chuyên môn trong trường chuyên. Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên đề và triển khai thu thập ý kiến sớm hơn nữa để cơ sở chúng tôi có điều kiện nghiên cứu, đóng góp ý kiến được sâu sắc hơn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban tổ chức, cảm ơn những ý kiến đóng góp khác. 67
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
8 p | 154 | 10
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay
7 p | 26 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên khối ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Vinh về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên hiện nay
7 p | 105 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tự học môn Tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 109 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh không chuyên tại trường Đại học Kiên Giang
5 p | 112 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
7 p | 12 | 5
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà nội
7 p | 32 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí và khai thác Thông tin – Tư liệu tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
12 p | 130 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay
3 p | 18 | 4
-
Chất lượng giáo dục thể chất và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong giáo dục đại học
9 p | 12 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
5 p | 60 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực khai thác nguồn học liệu số của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học địa phương
7 p | 24 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
3 p | 4 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học các môn khoa học Mac - Lê nin ở trường Đại học
4 p | 90 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Dương giai đoạn hiện nay
4 p | 8 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường Đại học Văn Hiến
11 p | 116 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Đại học Huế
11 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn