Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Quảng Nam
lượt xem 7
download
Bài viết Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Quảng Nam trình bày thực trạng dạy học môn Pháp luật ở Trường Đại học Quảng Nam; Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn pháp luật ở Trường Đại học Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Quảng Nam
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Nguyễn Thị Thủy Trúc1 Tóm tắt: Giáo dục pháp luật với chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận thức của người học phù hợp với chuẩn mực xã hội là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Trường đại học Quảng Nam luôn xác định việc GDPL cho sinh viên nhằm bồi dưỡng niềm tin pháp luật, rèn luyện thói quen và hành vi tuân thủ pháp luật để các em thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà trường chú trọng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức GDPL đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được phát triển ổn định, hiệu quả và đi vào chiều sâu. Từ khóa: giáo dục pháp luật, môi trường giáo dục, chất lượng và hiệu quả GDPL. 1. Mở đầu Giáo dục pháp luật (GDPL) là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của ngành giáo dục nhằm tạo lập môi trường giáo dục toàn diện. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công tác GDPL của ngành giáo dục (Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Quyết định số 409/QĐ-TTg, Quyết định 705/QĐ- TTg, Quyết định 3957/QĐ- TTg…) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường. Thực hiện các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước về GDPL, trong thời gian qua, các Trường đại học đã chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện GDPL cho sinh viên có trọng tâm, trọng điểm gắn với các ngành nghề đào tạo đặc thù của từng trường. Cũng như các cơ sở đào tạo khác, Trường Đại học Quảng Nam đã tổ chức thực hiện công tác phổ biến, GDPL thông qua các hoạt động, chương trình giáo dục chính khóa, giáo dục ngoại khóa và đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác GDPL tại trường Đại học Quảng Nam cũng nằm trong tình hình chung của các Trường đại học không chuyên ngành luật khác. Đó là nội dung, chương trình giảng dạy chưa được hoàn thiện và qui củ; tài liệu nghiên cứu pháp luật còn hạn chế, thời lượng giảng dạy môn học quá ít. Việc trang bị kiến thức pháp luật, ý thức và thói quen chấp hành pháp luật cho sinh viên trong trường chưa đạt hiệu quả cao... Chính vì thế, Trường Đại học Quảng Nam cần có những giải pháp thực sự hiệu quả để nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho sinh viên là yêu cầu thực sự cấp bách trong tình hình mới. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng dạy học môn Pháp luật ở Trường Đại học Quảng Nam Là một Trường đại học địa phương, Đại học Quảng Nam luôn xác định việc GDPL 1 . ThS.,Trường Đại học Quảng Nam ở dưới trang 94
- NGUYỄN THỊ THỦY TRÚC cho sinh viên phải đảm bảo mục tiêu chung là hình thành và mở rộng tri thức pháp luật cho sinh viên. Giáo dục pháp luật nhằm bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho sinh viên, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho sinh viên để các em thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh việc đảm bảo yêu cầu chung về GDPL cho sinh viên, Trường Đại học Quảng Nam cũng đặt ra những mục tiêu đảm bảo vị trí việc làm đáp ứng chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo những cử nhân tương lai có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung, pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành nói riêng; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề thuộc chuyên ngành cũng như trách nhiệm “Sống và làm việc phù hợp với Hiến pháp và pháp luật”. Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện công tác GDPL cho sinh viên tại Trường Đại học Quảng Nam đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường. Các đơn vị chuyên môn trong trường tùy theo chức năng, nhiệm vụ đã nghiêm túc triển khai công tác GDPL cho sinh viên và đạt được một số kết quả nhất định. Khoa Khoa học xã hội & nhân văn phối hợp cùng phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo & Công tác sinh viên trong việc tổ chức giảng dạy, tuyên truyền cũng như các hoạt động trong tuần lễ sinh hoạt công dân đầu năm học. Hình 1. Tuần lễ sinh hoạt CD tuyên truyền pháp luật năm 2022 tại Trường ĐH Quảng Nam Việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật của nhà trường cũng tương đối đa dạng về hình thức. Với phương châm lấy người học làm trung tâm, các hình thức giáo dục pháp luật chính khóa và ngoại khóa, những nội dung pháp luật được chuyển tải đến sinh viên một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng tiếp nhận các kiến thức pháp luật một cách thoải mái và hoàn toàn chủ động. Hai năm một lần, nhà trường tiến hành rà soát để loại bỏ những nội dung lạc hậu, lỗi thời và bổ sung kịp thời những nội dung mới phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành. Nhờ vậy, pháp luật có điều kiện lan toả, dễ đi vào cuộc sống của sinh viên hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn. 95
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN... Cũng như các cơ sở đào tạo khác, trong thời gian qua, mặc dù công tác GDPL đã được chú trọng, đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, tuy nhiên hiệu quả công tác này vẫn chưa rõ nét, còn mang tính hình thức. Hình thức GDPL mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú, song nhìn chung hiệu quả còn chưa cao Nội dung giáo dục pháp luật cho sinh viên còn nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, đã định hướng cho sinh viên rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề của cuộc sống tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thực tiễn giảng dạy môn pháp luật ở Trường Đại học Quảng Nam cũng nằm trong tình hình chung của các trường đại không chuyên ngành luật khác. Đó là nội dung, chương trình giảng dạy chưa được hoàn thiện và qui củ, tài liệu nghiên cứu pháp luật còn hạn chế, thời lượng giảng dạy môn học quá ít (02 tín chỉ) trong khi nội dung cần chuyển tải lại tương đối nhiều. Trong trường chưa có (khoa/tổ) luật mà thường ghép với trong bộ môn chính trị hoặc một số môn học khác nên vị trí môn học bị xem nhẹ. Tính tích cực, tự giác trong học tập của sinh viên chưa cao. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục pháp luật cho sinh viên chưa thực sự chặt chẽ. Bên cạnh đó, công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Quảng Nam cũng gặp không ít khó khăn do sự bùng nổ các thông tin không chính thống với các nội dung phức tạp. Cơ hội tiếp cận thông tin về giáo dục pháp luật của sinh viên còn hạn chế nên cơ chế “tự vệ”, “kiểm soát” và “sàng lọc” thông tin của các em còn thấp, vì thế, các em sẽ phải hấp thụ một cách tự nhiên, dù ít hay nhiều, dù tự giác hay không tự giác các khuynh hướng thẩm mỹ tiêu cực đó. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn pháp luật ở Trường Đại học Quảng Nam Để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở Trường Đại học Quảng Nam cần kết hợp đồng bộ các giải pháp như sau: a. Phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên trong quá trình giáo dục pháp luật Chất lượng GDPL của sinh viên phụ thuộc vào tính tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng của chính sinh viên. Giáo dục cho sinh viên phát huy tính tích cực, tự giác, xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn và thường xuyên nâng cao thái độ, trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đòi hỏi giảng viên phải có kế hoạch đánh giá quá trình tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức như: trao đổi, thảo luận... và có ý kiến nhận xét kịp thời. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu, các phòng, khoa chuyên môn cần thường xuyên xây dựng kế hoạch, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên như: tuyên dương, khen thưởng cho những sinh viên tích cực, tự giác tham gia các hình thức giáo dục pháp luật chính khóa và ngoại khóa của nhà trường trong mỗi năm học. b. Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho sinh viên Nâng cao chất lượng dạy, học pháp luật trong nhà trường học là con đường đem lại hiệu quả GDPL cao. Muốn vậy cần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và hình 96
- NGUYỄN THỊ THỦY TRÚC thức ngoại khóa pháp luật. Ngoài việc hoàn thiện nội dung chương trình GDPL chính khóa, nhà trường cần xây dựng kế hoạch thực hiện GDPL ngoại khóa. Nội dung xây dựng tập trung đa dạng hóa các hình thức như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; tổ chức các hoạt động sinh viên tình nguyện tham gia các phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội; tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng; phát hành các tài liệu, tờ rơi; tập trung xây dựng chuyên trang phổ biến, GDPL trên website của nhà trường. c. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật Xuất phát từ thực trạng của công tác GDPL, chúng ta thấy rằng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên làm công tác GDPL có trình độ, có năng lực hiện nay là một việc làm rất cần thiết và cấp bách. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc mang lại hiệu quả cho công tác GDPL nên phải đảm bảo có chuyên môn, vững kiến thức, chắc nghiệp vụ sư phạm và lòng yêu nghề. Người giảng viên phải thường xuyên trau dồi giáo án, bài giảng, rèn luyện kỹ năng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học; không ngừng nâng cao tri thức chuyên môn, bổ sung tri thức thực tiễn để vận dụng vào nội dung dạy học. Bởi vì “nội dung quyết định hình thức”, chỉ khi nào giảng viên vững vàng về tri thức chuyên môn, tri thức thực tiễn và kỹ năng sư phạm thì việc đổi mới và áp dụng nhiều phương pháp dạy học sẽ dễ dàng hơn và đạt kết quả cao hơn. Trong thời gian qua, nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên pháp luật được tham dự đầy đủ các buổi tập huấn của Bộ Giáo dục & Đào tạo về giáo dục pháp luật và công tác pháp chế để giảng viên kịp thời tiếp cận các thông tin pháp lý góp phần đưa công tác giáo dục pháp luật nhà trường ngày càng ổn định và đi vào chiều sâu. d. Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục pháp luật cho sinh viên Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong giáo dục pháp luật vì đây là những môi trường cơ bản hình thành nhân cách của sinh viên. Nhà trường (thầy cô và bạn học) là người ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành tính cách của sinh viên. Môi trường nhà trường cũng là nơi sinh viên trải nghiệm nhận thức và thái độ giao tiếp với cộng đồng. Nhà trường là nơi đầu tiên sinh viên được tự do vượt ra sự che chở và điều khiển của cha mẹ, họ phải học cách tự đưa ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về các hành động của mình. Đây cũng là giai đoạn, mà theo nghiên cứu tâm lý là “đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn” và khi vượt qua được các rối loạn này, sinh viên mới có khả năng trưởng thành, độc lập, có khả năng cho/ nhận và liên kết với người khác. e. Tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục pháp luật (tăng cường tài liệu, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí …) Kinh phí và các nguồn lực là điều kiện cần để bảo đảm cho việc tổ chức và thực 97
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN... hiện GDPL cho sinh viên. Kinh phí được bảo đảm và nguồn lực dồi dào sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện công tác GDPL và hoàn thành mục tiêu giáo dục. Vì vậy, để quản lý và tổ chức thực hiện công tác GDPL cho sinh viên một cách hiệu quả, đòi hỏi Trường Đại học Quảng Nam không ngừng đẩy mạnh tăng cường kinh phí và các nguồn lực cho GDPL. Để công tác GDPL hoạt động có chiều sâu, đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng về kinh phí (gồm nguồn kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện công tác GDPL), cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ công tác này (giáo trình, sách giáo khoa; tài liệu phổ biến, GDPL, tủ sách pháp luật, thiết bị dạy học và các phương tiện vật chất khác). f. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tư pháp thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên Tăng cường phối hợp với các cơ quan tư pháp ở địa phương tổ chức cho sinh viên tham dự những phiên tòa xét xử những vụ án vị thành niên phạm tội về các nội dung như bạo lực học đường, vi phạm an toàn giao thông… Hình thức này sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người xem, nội dung theo từng vụ án cụ thể nên người xem dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu. Ngoài ra, nhà trường cần thiết lập các mối quan hệ giúp cho sinh viên thăm quan trụ sở các cơ quan hành pháp, tư pháp; giao tiếp với các luật gia, các trung tâm pháp lý… góp phần tích cực vào hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên, giúp sinh viên nâng cao tri thức pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật. g. Tăng cường tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục pháp luật Khi triển khai thực hiện công tác GDPL cho sinh viên ở Trường Đại học Quảng Nam cần chú ý đến công tác tổng kết, đánh giá, khen thưởng. Cụ thể, nhà trường nên duy trì việc xây dựng kế hoạch GDPL hàng năm, có chế tài ràng buộc trách nhiệm pháp lý cho đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo kế hoạch và có đánh giá kết quả thực hiện. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của nhà trường căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác GDPL cho sinh viên để làm căn cứ đề nghị khen thưởng cho đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ. 3. Kết luận Tóm lại, giáo dục pháp luật với chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận thức của cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội là đòi hỏi không thể thiếu trong một xã hội văn minh. GDPL trong các cơ sở giáo dục có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nội dung chương trình GDPL trong Trường Đại học Quảng Nam phải đảm bảo yêu cầu về tính liên tục, tính khoa học, có hệ thống, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Điều này đòi hỏi nhà trường và mỗi người giảng viên phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giáo 98
- NGUYỄN THỊ THỦY TRÚC dục pháp luật đáp ứng với yêu cầu thực tiễn; góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phát triển ổn định, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của mọi công dân./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021. [2] Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021”. [3] Lê Văn Thơi (2014), “Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng dạy và học môn pháp luật đại cương cho sinh viên Đại học Thủy lợi hiện nay”, Chuyên trang Hội nghị khoa học thường niên. http://phqt.edu.vn/news/Tin-tuc-Su-kien/Hoi-thao-doi- moi-phuong-phap-giang-day-mon-phap-luat-dai-cuong-va-ngoai-khoa-cho-sinh- vien-1575./ [4] ThS. Vũ Thị Hồng Vân (2011), “Phương pháp giảng dạy môn học pháp luật ở các trường không chuyên ngành luật”, Tạp chí khoa học và công nghệ, 5: 63-65. [5] ThS. Nguyễn Thị Thủy Trúc (2021), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Quảng Nam”, Đề tài khoa học cấp cơ sở. SOME SOLUTIONS TO INCREASE THE EFFICIENCY OF LAW EDUCATION FOR STUDENTS OF QUANG NAM UNIVERSITY NGUYEN THI THUY TRUC Quang Nam University Abstract: Legal education with the function of orienting and adjusting learners’ behaviors and perceptions in accordance with social standards is the responsibility of training institutions. Quang Nam University always determines the legal education for students in order to train their consciousness, habits and law-abiding behavior so that they can well perform the rights and obligations of citizens. The school focuses on innovation in content and diversity in legal education forms, so that the work of law dissemination and education in schools is developed stably, effectively and in depth. Keywords: legal education, law dissemination, effective legal education 99
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
5 p | 152 | 23
-
Hiện trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp Việt Nam thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa
11 p | 150 | 16
-
Nợ công - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại Việt Nam
7 p | 112 | 15
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 108 | 11
-
Một số giải pháp phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
7 p | 94 | 11
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
9 p | 83 | 8
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu về đất đai tại một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
11 p | 35 | 7
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiếp công dân theo Luật tiếp công dân năm 2013
6 p | 53 | 7
-
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Dương
8 p | 55 | 7
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu gói thầu EPC ở Việt Nam hậu gia nhập WTO
8 p | 94 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao tính thực thi nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ tại Bộ Khoa học và Công nghệ
14 p | 59 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự
6 p | 61 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
9 p | 10 | 5
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
20 p | 19 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
6 p | 15 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo trong hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên
6 p | 9 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến FDI sau khủng hoảng
4 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn