intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các học phần Lý luận chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả khái quát cơ sở lý luận và tóm tắt kết quả khảo sát thực tiễn về việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các học phần lý luận chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các học phần Lý luận chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ Lại Thị Hiếu Bộ môn Lý luận Chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: manhhung0102@gmail.com Tóm tắt: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học nói chung và dạy học các học phần lý luận chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nói riêng là phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực của người học, giúp người học chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả khái quát cơ sở lý luận và tóm tắt kết quả khảo sát thực tiễn về việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các học phần lý luận chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các học phần lý lận chính trị trong điều kiện thực tiễn của nhà trường. Đó là, phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên trong quá trình dạy học bằng tổ chức hoạt động nhóm đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên, tăng cường việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập như kỹ năng tự học, kỹ năng đọc, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, kỹ năng lắng nghe. Từ khóa: dạy học, hoạt động nhóm, Lý luận chính trị SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF TEAM ORGANIZATION IN TEACHING POLITICAL THEORY AT VIET TRI INDUSTRIAL UNIVERSITY Abstract: Organizing group activities in teaching in general and teaching political subjects at Viet Tri University of Industry in particular is an active teaching method, in order to promote the positivity of learners and helpers. practice, discover knowledge, practice skills. Within the scope of the article, the authors summarize the theoretical basis and summarize the results of the actual survey on the use of group activities in learning the political essay at Viet Tri University of Industry. On that, propose appropriate solutions to improve efficiency, organize group activities in the main teaching of software in the school's implementation conditions. That is, promoting the leading role of lecturers in the teaching process by organizing group activities while promoting students' initiative, enhancing the practice of necessary skills for the learning process such as self-study. learning skills, reading skills, presentation skills, searching skills, information processing, listening skills. Keywords: teaching, group activities, political theory 1. GIỚI THIỆU cho việc lựa chọn nội dung để tổ chức hoạt động nhóm. Đặc thù của phương pháp là cần nhiều thời Trong quá trình giảng dạy học các học phần lý gian chuẩn bị, đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên luận chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Một bộ phận sinh viên Trì, nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được còn chưa tích cực, chủ động. vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giảng viên, đồng thời rèn luyện những kỹ năng Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương cần thiết, nâng cao tính tích cực chủ động cho sinh pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các viên. Một trong những phương pháp dạy học tích học phần lý luận chính trị của trường, đòi hỏi phải cực đã được sử dụng rộng rãi là phương pháp tổ phân tích đánh giá thực trạng từ đó chỉ ra giải chức hoạt động nhóm. pháp phù hợp, hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này làm cho người học chủ động lĩnh hội, khám phá tri thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học vẫn còn tồn tại một số bất cập, do đặc thù của các tập và cuộc sống. Nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: học phần mang tính trừu tượng, khái quát gây khó “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 1 NĂM 2021 47
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ động nhóm trong dạy học các học phần lý luận * Một số hình thức hoạt động nhóm trong chính trị ở trương Đại học Công nghiệp Việt Trì” giảng dạy các học phần Lý luận chính trị làm đề tài nghiên cứu. - Tổ chức thảo luận chung một vấn đề tại lớp 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP - Tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia - mỗi thành 2.1. Khái lược về phương pháp hoạt động nhóm viên tìm hiểu một vấn đề rồi truyền đạt lại cho nhóm * Khái niệm nhóm và hoạt động nhóm - Tổ chức hoạt động nhóm ngoài lớp học và báo - Nhóm là tập hợp những con người có hành vi cáo sản phẩm tại lớp tương tác lẫn nhau, để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân - Tổ chức hoạt động nhóm thông qua các trò chơi [1]. 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động nhóm trong - Hoạt động nhóm trong dạy học hay còn gọi dạy học các học phần lý luận chính trị ở trường là dạy học hợp tác theo nhóm là “hình thức tổ Đại học Công nghiệp Việt Trì chức dạy học mà trong đó sinh viên dưới sự Thứ nhất, tổ chức hoạt động nhóm đã được các hướng dẫn của giảng viên làm việc cùng nhau giảng viên thường xuyên sử dụng trong quá trình trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ giảng. học tập chung. Trong hoạt động nhóm có nhiều (Bảng 1) mối quan hệ giao tiếp: giữa các sinh viên với nhau, giữa giảng viên với từng sinh viên” [1]. Bảng 1: Mức độ sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học của giảng viên bộ * Những nét đặc thù và nguyên tắc hoạt môn Lý luận chính trị động nhóm Mức độ sử dụng - Hoạt động nhóm có 4 nét đặc thù cơ bản Loại Rất Thường Thỉnh Không + Hoạt động xây dựng nhóm: luôn đòi hỏi sự giờ thường xuyên thoảng bao nỗ lực của từng cá nhân và cùng chia sẻ trách xuyên giờ nhiệm lãnh đạo nhóm, trao đổi trực diện nhau. Lý 0 3/10 7/10 0 + Có sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân: thuyết 0% 100% 70% 0% cá nhân phải nỗ lực hoàn thành phần việc của mình. Thành công của cá nhân tạo nên thành công Thảo 10/10 0 0 0 của cả nhóm. luận 100% 0% 0% 0% + Có sự ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách Tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy trong nhiệm nhóm: các thành viên cùng hỗ trợ nhau những giờ lý thuyết mức độ sử dụng còn chưa trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm và thường xuyên, chỉ có 30% số giảng viên sử dụng tự đánh giá kết quả công việc của mình, của các phương pháp này một cách thường xuyên, 70% thành viên khác. giảng viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. + Có kĩ năng hợp tác trong hoạt động học tập: sinh viên không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn Thứ hai, các hình thức hoạt động nhóm được được học, thực hành và thể hiện mình, phát triển các giảng viên vận dụng linh hoạt, nhưng vẫn còn và củng cố các kĩ năng xã hội như lắng nghe, đặt những hình thức hoạt động nhóm có nhiều ưu câu hỏi, trả lời, giảng bài cho nhau, giải quyết điểm, được sinh viên yêu thích, tạo hứng thú cho xung đột... sinh viên nhưng còn ít được giảng viên sử dụng. Kết quả khảo sát thu được, với các hình thức thảo - Nguyên tắc hoạt động nhóm luận nhóm: cả nhóm thảo luận một nội dung; Các nhà lý luận dạy học chỉ ra rằng bất kì một nhóm chuyên gia; hợp tác ngoài lớp, báo cáo kết hoạt động học hợp tác, một cấu trúc học hợp tác quả trên lớp được các giảng viên sử dụng thường nào cũng phải đảm bảo đúng 5 nguyên tắc, để việc xuyên linh hoạt với 70% giảng viên sử dụng dạy học theo phương pháp này đạt hiệu quả: Phụ thường xuyên. Riêng hình thức tổ chức trò chơi thuộc tích cực; Trách nhiệm cá nhân; Tương tác giữa các nhóm, qua khảo sát giảng viên với hình tích cực, trực tiếp; Kĩ năng xã hội; Đánh giá rút thức này có 60% giảng viên lựa chọn không sử kinh nghiệm [2]. dụng và 20% giảng viên lựa chọn hiếm khi sử ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 1 NĂM 2021 48
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ dụng, chỉ có 20% giảng viên lựa chọn thi thoảng vẫn còn 1 số biện pháp quan trọng chưa được các sử dụng. giảng viên áp dụng một cách đồng bộ, thường xuyên. Thứ ba, tổ chức hoạt động nhóm phát huy được tích chủ động sáng tạo của sinh viên, kích thích Thứ năm, Bên cạnh đó không chỉ giảng viên sinh viên tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện tinh thần hợp mà sinh viên cũng cho rằng phương pháp này mất tác, kỹ năng làm việc nhóm. Song trong quá trình nhiều thời gian cho việc tổ chức các hoạt động. tổ chức hoạt động nhóm giảng viên còn gặp một Có 90% giảng viên và 65% sinh viên được hỏi số khó khăn nhất định. (Bảng 2) cho rằng hoạt động nhóm có mức độ tiêu tốn thời Bảng 2: Những khó khăn giảng viên gặp phải khi sử gian lớn. dụng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học * Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế T Mức độ Một là, do đặc thù của phương pháp hoạt động T Nội dung nhóm, đặc thù của học phần và việc bồi dưỡng kỹ Nhiều Ít Không năng cho mỗi vị trí của sinh viên trong hoạt động 1 Trật tự lớp học ảnh 4/10 3/10 3/10 nhóm còn hạn chế. Đặc thù của các môn Lý luận hưởng đến lớp kế bên 40% 30% 30% chính trị là tính trừu tượng, tính khái quát cao. Đặc thù của phương pháp tổ chức hoạt động nhóm 2 7/10 2/10 1/10 Có hiện tượng “ăn theo, Hai là, một bộ phận sinh viên còn chưa tích tách nhóm” 70% 20% 10% cực, tự giác trong học tập, còn thiếu các kỹ năng 3 Kết quả thảo luận bị chi 7/10 3/10 0 học tập. Sinh viên chưa chủ động trong việc tham phối bởi nhóm trưởng 70% 30% 0 gia các hoạt động học tập đồng thời còn thiếu các 4 Mất nhiều thời gian tổ kỹ năng trong việc tìm kiếm, chọn lọc thông tin, 9/10 1/10 0 thiếu kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự học để chủ động chức các hoạt động để trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân sinh viên lĩnh hội được 90% 10% 0 công. một nội dung bài học 5 Sinh viên còn thiếu chủ 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt 6/10 3/10 1/10 động nhóm trong dạy học các học phần lý luận động, thiếu kỹ năng. 60% 30% 10% chính trị ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 6 Chưa đánh giá chính xác 6/10 3/10 1/10 2.3.1. Tăng cường vai trò chủ đạo của giảng được trình độ từng sinh 60% 30% 10% viên trong tổ chức hoạt động nhóm viên 7 Cách bố trí lớp học cố Thứ nhất, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt định, thiếu linh hoạt, 0 3/10 7/10 động nhóm phù hợp thiếu các phương tiện kỹ Trước hết giảng viên cần mau chóng nắm bắt thuật dạy học. 0 30% 70% tình hình sinh viên của từng lớp mà mình giảng Qua Bảng 2 có thể thấy, khó khăn nhất cho dạy để biết khả năng, trình độ của sinh viên. Đồng việc tổ chức hoạt động nhóm là để tiến hành hoạt thời nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung của bài học. động nhóm, giúp sinh viên lĩnh hội được một nội Từ đó, lựa chọn vấn đề hoạt động nhóm phù hợp. dung bài học cần nhiều thời gian trong khi thời Những vấn đề phải đảm bảo tính vừa sức, không gian của một tiết học là có hạn, với 90% giảng quá nặng tính lý luận và phải có tính thực tiễn. viên lựa chọn; khó khăn tiếp theo là hiện tượng Phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động nhóm “ăn theo” và “tách nhóm”, hoạt động của nhóm bị nhưng phải đảm bảo phù hợp với nội dung và điều chi phối bởi nhóm trưởng với 70% giảng viên lựa kiện thực tiễn. Hình thức tổ chức trò chơi giữa các chọn. Sinh viên còn thiếu chủ động, thiếu kỹ nhóm ít được lựa chọn trong các giờ giảng dạy lý năng, chưa quen hoạt động nhóm hay việc đánh luận chính trị dù có nhiều ưu điểm. Giảng viên có giá chính xác trình độ từng sinh viên cũng là thể căn cứ vào điều kiện thực tiễn để sử dụng hình những trở ngại trong tổ chức hoạt động nhóm. thức này trong các giờ thảo luận. Thứ tư, trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm Thứ hai, thường xuyên bồi dưỡng năng lực, kỹ giảng viên đã kết hợp các biện pháp khác nhau để năng ứng với mỗi vị trí khi tham gia hoạt động đảm bảo hoạt động nhóm có hiệu quả. Tuy nhiên nhóm của sinh viên ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 1 NĂM 2021 49
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Giảng viên cần phải xác định rõ vai trò cũng tinh thần hợp tác tích cực của sinh viên trong hoạt như trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. động nhóm. Đây là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến sự thành bại Trước hết sinh viên cần xác định rõ mục đích của một tập thể trong công việc. Nói rõ phận sự, của việc học, tự tổ chức quá trình học tập, tự sắp giới hạn về quyền hành và thời gian hoàn thành xếp thời gian hợp lý học tập. Khi đó sinh viên sẽ nhiệm vụ của từng vị trí thành viên trong nhóm. xác định việc học là của mình, cho mình và do Khuyến khích tính đồng đội bằng cách phân chia mình, học là để trang bị cho bản thân mình những công việc rõ ràng cụ thể. Giảng viên tăng cường phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu bồi dưỡng năng lực cho các thành viên ứng với cầu nghề nghiệp tương lai. Từ đó sinh viên sẽ nỗ những vị trí khác nhau trong nhóm. Trong đó, đặc lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tự giác ngộ biệt chú ý bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng mục đích của việc học tập, tự giác học tập. bởi nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng, người điều phối, dẫn dắt hoạt động của nhóm để Thứ hai, sinh viên phải thường xuyên rèn luyện hoàn thành nhiệm vụ chung. các kỹ năng cần thiết cho học tập và làm việc nhóm Thứ ba, tạo hứng thú cho sinh viên tham gia hoạt động nhóm Rèn luyện kỹ năng nhằm tạo ra sự thuần thục, linh hoạt của sinh viên, giúp sinh viên lĩnh hội Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm giảng được tri thức, học tập hiệu quả. Tạo ra sự hợp tác viên tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, kích thích có hiệu quả trong hoạt động nhóm và tham gia các việc trao đổi, thảo luận chia sẻ thông tin. Luôn hoạt động khác của sinh viên. Để hoạt động nhóm động viên khuyến khích trước tiến bộ của các có hiệu quả sinh viên cần phải rèn luyện nhiều kỹ nhóm, các cá nhân. Tạo không khí thi đua học tập năng, trong đó cần tập trung một số kỹ năng cơ giữa các nhóm. Giảng viên cần có thái độ cởi mở bản sau: thân thiện, ngữ điệu phù hợp để thu hút sinh viên. Trong phạm vi cho phép, giảm bớt tối đa những - Kỹ năng tự học quy tắc, luật lệ cứng nhắc, để cho các thành viên Sinh viên phải chủ động tìm kiếm kiến thức trong nhóm cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông bằng cách đọc sách, suy ngẫm, khám phá và phát tin, thoải mái khi nhận xét, góp ý. hiện, biến kiến thức tiếp thu được từ sách vở, từ Thứ tư, xây dựng phương án đánh giá khoa học cuộc sống thành kiến thức của mình. Tự học nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Việc kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể Để tự học sinh viên cần phải xây dựng kế hoạch thiếu để kiểm định các hoạt động mà cá nhân và và thực hiện kế hoạch tự học một cách phù hợp, nhóm đạt được. Do đó, giảng viên phải xây dựng khoa học. Khi lập kế hoạch tự học, sinh viên cần phương án đánh giá cụ thể, thang điểm đánh giá đặt ra những mục tiêu cụ thể, phải nỗ lực thực hiện chi tiết và phù hợp với từng hình thức hoạt động bằng được kế hoạch đã lập ra. Sau đó các em cần nhóm thì mới tạo ra sự công bằng. Giảng viên nên kiểm tra, đối chiếu giữa kết quả thực hiện được tạo điều kiện cho sinh viên tự đánh giá và đánh với mục tiêu đề ra để biết được mình đã thực hiện giá lẫn nhau. Hạn chế tối đa hiện tượng ăn theo kế hoạch đến đâu để có thể tự điều chỉnh hoạt bằng cách đề ra những tiêu chí đánh giá sự đóng động học tập của mình, hoàn thành được kế hoạch góp của mỗi thành viên vào kết quả chung của học tập. nhóm. - Kỹ năng tìm kiếm, thu thập và xử lý tài liệu, 2.3.2. Nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh thông tin viên, rèn luyện các kỹ năng cần thiết Trước tiên để rèn luyện được kỹ năng này sinh Thứ nhất, nâng cao tính tích cực chủ động viên cần phải hiểu những yêu cầu để thông tin thu trong học tập của sinh viên thập đạt chất lượng. Thông tin phải phù hợp với Đối với phương pháp học ở bậc học đại học nói mục đích sử dụng, phải chính xác phản ánh đúng chung và với hoạt động nhóm nói riêng luôn đòi nội dung, được cung cấp bởi những chủ thể đáng hỏi sinh viên phải chủ động, tích cực, tự tìm tòi, tin cậy, phải được kiểm chứng và hợp pháp, thông khám phá tri thức. Do đó, sinh viên cần tạo ra tinh tin phải đầy đủ, kịp thời, đơn giản dễ hiểu để có thần chủ động, lạc quan trong học tập, xây dựng thể dễ dàng sử dụng. Để tìm kiếm được thông tin sinh viên cần xác định chủ đề cần tìm kiếm, xác ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 1 NĂM 2021 50
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ định nguồn, địa chỉ tin cậy để cung cấp thông tin, cách diễn đạt, luyện ngữ điệu, rèn luyện cách trình chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, công cụ để thu thập bày khoa học, rèn luyện khả năng kiểm soát nét thông tin. Sau đó cần phải tiến hành xử lý thông mặt khi thuyết trình. tin để vận dụng thông tin vào bài học. Phải phân 3. KẾT LUẬN loại sắp xếp các thông tin thu thập được theo nội dung, theo vấn đề hoặc lĩnh vực một cách có hệ Thông qua các số liệu khảo sát, chúng tôi đã thống. tổng hợp, phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tổ - Kỹ năng đọc sách chức hoạt động nhóm trong giảng dạy các học Trước tiên, sinh viên phải xác định được mục phần lý luận chính trị ở trường Đại học công đích của việc đọc, từ đó có cách đọc phù hợp, đọc nghiệp Việt Trì. Từ đó, đánh giá những kết quả lướt, đọc chậm, đọc có chọn lọc, …. Khi đọc giáo đạt được, những tồn tại, hạn chế, chỉ ra những trình, tài liệu cần phải tập trung tư tưởng, chỗ nguyên nhân của tồn tại hạn chế. chưa thông, chưa nắm vững cần phải ngưng để Trên cơ sở phân tích nguyên nhân làm cho việc đọc chậm, đọc kĩ, ôn lại. Rèn luyện kỹ năng này sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm góp phần hình thành tư duy phê phán, làm tiền đề trong dạy học các học phần lý luận chính trị ở cho năng lực giải quyết vấn đề sau này. trường Đại học Công nghiệp Việt Trì chưa cao. - Kỹ năng lắng nghe Chúng tôi đề xuất giải pháp để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị Để rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sinh viên cần bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm là: lắng nghe một cách tập trung và chủ động. Trong Giảng viên phải nâng cao vai trò chủ đạo trong khi lắng nghe, sinh viên cần có thái độ tiếp cận quá trình tổ chức giảng dạy. Sinh viên phát huy thông tin một cách tích cực. Sinh viên cũng cần tính tích cực chủ động, tăng cường rèn luyện các đặt những câu hỏi về những thông tin của người kỹ năng cần thiết, làm cho sinh viên trở thành chủ nói để thẩm định được thông tin, mức độ chính thể của quá trình lĩnh hội tri thức. Cùng với đó là xác của thông tin, điều này rất cần thiết khi các sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các khoa em làm việc nhóm để đi đến kết luận chung thống quản lý sinh viên nhằm tạo ra môi trường, sân nhất của cả nhóm. chơi cho sinh viên học tập rèn, luyện kỹ năng - Kỹ năng giúp đỡ và tôn trọng người khác phục vụ cho quá trình học tập và trưởng thành của Mỗi sinh viên sẽ có những năng lực, góc nhìn sinh viên trong tương lai. và quan điểm riêng thậm chí là quan điểm trái Tài liệu tham khảo ngược nhau. Điều này đòi hỏi sinh viên phải biết 1. Đặng Thị Mai (2017), Phương pháp thảo luận tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, bám nhóm trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh theo sát quá trình hoạt động của nhóm, theo rõi, lắng định hướng phát triển năng lực ở các trường Đại nghe nắm bắt được những vướng mắc của các học, Cao đẳng hiện nay, luận án tiến sỹ, ĐHSP thành viên khác, kịp thời hỗ trợ lẫn nhau trên tinh Hà Nội. thần tôn trọng các thành viên khác để giải quyết nhiệm vụ học tập chung. 2. Nguyễn Văn Hiền (2013), “Phương pháp nhóm chuyên gia trong dạy học hợp tác”, Tạp chí giáo - Kỹ năng thuyết trình dục, số 308, 4/2013. Trong hoạt động nhóm sinh viên cần phải rèn 3. TS. Lê Văn Hảo (2017), Sổ tay phương pháp luyện kỹ năng thuyết trình để trình bày ý tưởng, giảng dạy và đánh giá, Trường Đại học Nha nội dung mình muốn thuyết phục các thành viên Trang. trong nhóm làm theo hay thuyết trình trước tập thể lớp về nội dung, sản phẩm nghiên cứu chung 4. Lê Văn Tạc (2013), “Một số vấn đề cơ sở lí của nhóm. Yêu cầu cần đạt được khi thuyết trình luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí giáo dục, số 305, đó là truyền tải được thông tin đầy đủ đến người 3/2013. nghe, và thuyết phục được người nghe bằng cảm 5. Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, xúc, tạo niềm tin đối với người nghe về những Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay thông tin, tri thức mà người thuyết trình cung cấp. của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Để rèn luyện kỹ năng thuyết trình sinh viên cần Nội. chú ý rèn luyện các yếu tố sau: Mở rộng vốn từ và ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 1 NĂM 2021 51
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0