MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ<br />
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÁC SẢN PHẨM GỖ VÀ<br />
LÂM SẢN VIỆT NAM<br />
TS. NguyÔn M¹nh Dòng<br />
<br />
I. Mở đầu<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế<br />
biến gỗ và lâm sản đã đạt được những thành tựu to lớn cả về<br />
số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, kim ngạch xuất<br />
khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Các sản phẩm gỗ chế<br />
biến đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất<br />
lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường trong<br />
nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu sang<br />
một nước thứ ba, đến nay, các sản phẩm gỗ chế biến của Việt<br />
Nam đã có mặt ổn định ở trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên<br />
toàn thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang<br />
các thị trường quan trọng.<br />
Do vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ cũng đang<br />
ngày càng tăng một cách ổn định. Nếu như năm 2000, giá trị<br />
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta chỉ mức<br />
khiêm tốn là 214 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2004 kim ngạch<br />
xuất khẩu này đã lần đầu tiên vượt mốc 01 tỷ đô la Mỹ để đạt<br />
giá trị 1,154 tỷ USD và năm 2017 kim ngạch xuất khẩu gỗ và<br />
lâm sản đã chạm mức 8 tỷ USD, tăng 10,2% so năm 2016 và<br />
về trước 3 năm so với kế hoạch đề ra trong Chiến lược phát<br />
triển ngành lâm sản giai đoạn 2006 - 2020. Việt Nam đã trở<br />
thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 thế giới với<br />
gần 5,0% thị phần thương mại đồ gỗ nội thất thế giới, thứ hai<br />
<br />
1<br />
châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác, chế<br />
biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản đã và đang trở<br />
thành một ngành kinh tế quan trọng, chủ lực trong nền kinh tế<br />
của nước ta. Đây là một ngành kinh tế không những tạo công<br />
ăn, việc làm, đem lại thu nhập cho người lao động mà còn là<br />
một trong những ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của<br />
nước ta.<br />
Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một nghịch lý là trong khi các<br />
doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đang ngày càng đẩy mạnh<br />
các hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu sang các thị<br />
trường khác nhau trên thế giới thì thị trường trong nước với sức<br />
tiêu thụ của hơn 90 triệu người dân có nhu cầu ngày càng tăng<br />
cao, ước tính khoảng 2-4 tỉ USD/năm lại đang bị bỏ ngỏ cho các<br />
doanh nghiệp nước ngoài. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt<br />
Nam (Vietfores), thị trường trong nước đang bị các sản phẩm gỗ<br />
xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan,... chiếm lĩnh. Kết<br />
quả một số cuộc điều tra, khảo sát thị trường của Vietfores gần<br />
đây cho thấy, chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong<br />
nước thuộc về các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại<br />
80% thuộc về các sản phẩm của các doanh nghiệp Malaysia,<br />
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...<br />
Các loại lâm sản ngoài gỗ như tre, nứa, song mây... (dùng<br />
để lấy sợi); thảo quả, quế, hồi... (dùng làm dược liệu) hoặc<br />
măng tre, nứa... chế biến các loại (làm thực phẩm)... cũng vẫn<br />
trong tình trạng chỉ hướng mạnh đến xuất khẩu. Kim ngạch<br />
xuất khẩu các mặt hàng mây, tre, cói, thảm thường luôn chỉ<br />
duy trì ở mức 200 - 280 triệu USD mỗi năm, chỉ cá biệt có một<br />
vài năm lên đến 400 - 500 triệu USD. Các sản phẩm hàng hóa<br />
như thảo quả, quế, hồi, nhựa thông, mật ong,... cho dù có<br />
<br />
2<br />
nhiều ưu điểm và lợi thế trên thị trường nội địa, nhưng cũng<br />
chủ yếu được chế biến dành cho xuất khẩu. Số lượng sản phẩm<br />
tiêu dùng cho thị trường nội địa hầu hết là các sản phẩm tự<br />
cung, tự cấp hoặc sản phẩm chất lượng không cao, không xuất<br />
khẩu được hoặc bị các thị trường thế giới trả về. Trong khi đó,<br />
sản phẩm chế biến từ các loại lâm sản ngoài gỗ này của nước<br />
ngoài như sữa ong chúa, sâm alipas... lại được quảng cáo, tiêu<br />
thụ trong nước lại rất rầm rộ, với giá bán khá cao.<br />
Để phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ và lâm sản<br />
tương ứng với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này, cũng<br />
như tương xứng với tiềm năng của ngành, cần có những hoạt<br />
động phù hợp điều kiện hiện tại, năng lực của các doanh<br />
nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cơ sở hạ tầng và các<br />
khâu của chuỗi cung ứng sản phẩm trên thị trường. Việc<br />
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường nội địa<br />
là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, khi cả nước đang thực<br />
hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 nói<br />
chung và ngành lâm nghiệp nói riêng theo Quyết định số<br />
1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tái<br />
cơ cấu lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản theo hướng nâng<br />
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.<br />
II. Thực trạng thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và<br />
lâm sản<br />
2.1. Thực trạng chế biến gỗ và lâm sản<br />
2.1.1. Thực trạng chế biến lâm sản ngoài gỗ<br />
Khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện tại chưa được<br />
quan tâm đúng mức. Do đó chưa hình thành được hệ thống<br />
thông tin được cập nhật thường xuyên về các hoạt động chế<br />
biến lâm sản ngoài gỗ, kể cả chế biến trong nước và nhập<br />
3<br />
khẩu. Rất khó có thể có được các số liệu cụ thể, chính xác và<br />
cập nhật trong lĩnh vực này. Các sở nông nghiệp và phát triển<br />
nông thôn địa phương do chưa quan tâm thật sự đến lĩnh vực<br />
này nên cũng hầu như không thống kê, lưu trữ các số liệu liên<br />
quan đến hoạt động chế biến lâm sản ngoài gỗ một cách có hệ<br />
thống và cập nhật.<br />
Chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện nay gồm 3 phương thức chủ<br />
yếu là sơ chế sau thu hoạch, chế biến thủ công và chế biến<br />
công nghiệp.<br />
- Sơ chế lâm sản sau thu hoạch, bao gồm những biện pháp<br />
thủ công chủ yếu như phơi khô, sấy khô, ướp muối, ngâm<br />
chua,… để hạn chế tác động của nấm mốc, mục, mọt và thuận<br />
lợi cho quá trình lưu thông.<br />
- Chế biến thủ công chủ yếu là nghề đan lát thủ công mỹ<br />
nghệ mây, tre. Tại một số địa phương đã triển khai được các<br />
công nghệ chế biến ở quy mô hợp tác xã như các công nghệ,<br />
thiết bị chưng cất tinh dầu hồi, quế… song số lượng không<br />
nhiều và chất lượng sản phẩm chưa cao.<br />
- Chế biến công nghiệp hiện tại chỉ sử dụng các lâm sản<br />
ngoài gỗ chủ yếu như tinh dầu, nhựa thông, bột giấy và một số<br />
sản phẩm cao cấp từ mây, tre.<br />
Chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện cũng đang tồn tại 03 hình<br />
thức tổ chức sản xuất là: (i) chế biến tại hộ gia đình (chiếm<br />
chủ yếu), (ii) chế biến trong các hợp tác xã, tổ sản xuất, và (iii)<br />
chế biến trong các doanh nghiệp. Số lượng hộ, cơ sở chế biến<br />
lâm sản ngoài gỗ hiện khó có thể xác định chính xác do chưa<br />
có nguồn thống kê tin cậy.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Nhìn chung, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (kể cả sơ chế và<br />
chế biến) chưa thực sự trở thành hàng hóa, trừ một số sản<br />
phẩm đặc thù thuộc nhóm cây có sợi như các sản phẩm mây<br />
tre, giang đan; sản phẩm nhóm tinh dầu, nhựa....<br />
Có thể nói, công nghệ chế biến lâm sản ngoài gỗ còn rất lạc<br />
hậu. Ngoài các doanh nghiệp chế biến tre, trúc, song, mây, dược<br />
liệu, nhựa thông... của nhà nước có quy mô tương đối lớn và tập<br />
trung, còn các doanh nghiệp chế biến lâm sản ngoài gỗ thuộc các<br />
loại hình sở hữu khác đều có quy mô nhỏ, phân tán, năng lực chế<br />
biến thấp. Chưa công bố được các tiêu chuẩn chất lượng sản<br />
phẩm đối với các sản phẩm đã và đang lưu thông trên thị trường.<br />
Chính vì vậy, nên chất lượng sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tham<br />
gia vào thị trường đều không cao. Gần đây, có khá nhiều doanh<br />
nghiệp chế biến tre thành các sản phẩm công nghiệp như ván sàn<br />
tre, tre ép khối, tre ghép thanh... đã đầu tư hệ thống dây chuyền,<br />
thiết bị khá hiện đại từ Trung Quốc nhằm sản xuất ra khối lượng<br />
sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu.<br />
2.1.2. Thực trạng chế biến gỗ<br />
Tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 3.000 doanh<br />
nghiệp chế biến gỗ và nhiều hộ gia đình, cơ sở chế biến gỗ,<br />
nhất là ở các làng nghề. Theo số liệu của Tổng cục lâm nghiệp<br />
và Vietfores, năng lực chế biến gỗ của cả nước ước đạt trên 30<br />
- 35 triệu m3/năm gỗ quy tròn. Đa phần các doanh nghiệp chế<br />
biến gỗ của nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đến 47%<br />
tổng số các doanh nghiệp có công suất thiết kế sử dụng dưới<br />
500 m3 gỗ tròn/năm. Có 21,67% tổng số doanh nghiệp có công<br />
suất thiết kế sử dụng trên 10.000 m 3 gỗ nguyên liệu một năm.<br />
Các doanh nghiệp này hầu hết là các doanh nghiệp có vốn<br />
nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất trong hệ thống phân phối<br />
5<br />
của nước ngoài (ví dụ như IKEA), các tập đoàn chế biến gỗ<br />
trong nước hoặc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dăm gỗ<br />
và các doanh nghiệp chế biến ván nhân tạo (MDF, ván<br />
dăm…). Có 11,51% doanh nghiệp có quy mô thiết kế từ 1.000<br />
- 10.000 m3 gỗ nguyên liệu một năm. Đa phần là các doanh<br />
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, được thiết kế và thành lập từ<br />
khá lâu với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Các doanh nghiệp này<br />
có quy mô thiết kế 500 - 1.000 m3 nguyên liệu một năm, chiếm<br />
19,78% tổng số doanh nghiệp chế biến cả nước.<br />
Phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ (56,1%) sản xuất<br />
nhiều dạng sản phẩm như gỗ xẻ, dăm gỗ, gỗ mỹ nghệ,… Chỉ<br />
có 8,6% tổng số doanh nghiệp chế biến tham gia chế biến ván<br />
nhân tạo như MDF, ván (gỗ) dán, ván dăm, gỗ ghép thanh…<br />
Đây là ngành chế biến gỗ có nhiều tiềm năng phát triển do tận<br />
dụng được nguồn nguyên liệu là gỗ rừng trồng, nhất là gỗ rừng<br />
trồng khai thác sớm, cũng như một số phụ phẩm của ngành chế<br />
biến và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, do<br />
là lĩnh vực chế biến mới nên cần có thời gian để các doanh<br />
nghiệp đẩy mạnh đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ và thiết bị<br />
chế biến hiện đại vào lĩnh vực này. Có 18,1% doanh nghiệp<br />
chế biến đồ gỗ nội thất và 13,7% tổng số doanh nghiệp đang<br />
chế biến đồ gỗ ngoại thất. Giá trị sản phẩm gỗ tham gia vào thị<br />
trường nội địa khoảng 2,5 tỷ USD/năm.<br />
Xét theo khía cạnh sở hữu thì có đến 81,7% tổng số doanh<br />
nghiệp là thuộc sở hữu ngoài nhà nước (doanh nghiệp dân<br />
doanh), có khoảng 14% là doanh nghiệp FDI, và 4,3% tổng số<br />
doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc sở hữu của nhà nước. Đa phần<br />
(80,3%) các doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung ở vùng Duyên<br />
hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ.<br />
<br />
6<br />
2.2. Thực trạng thị trường nội địa<br />
2.2.1 Thực trạng thị trường lâm sản ngoài gỗ<br />
Về nguyên liệu: Hằng năm, sản lượng nước ta khai thác và<br />
sử dụng khoảng 50.000 - 100.000 tấn lâm sản ngoài gỗ các<br />
loại. Trong đó, đáng chú ý là một số loại có sản lượng khai<br />
thác lớn và có tiềm năng tre, nứa, trúc... (581.000 cây/năm);<br />
song mây (8.821 tấn/năm)...; nhựa thông (15.000 - 20.000 tấn);<br />
thảo quả (3.000 - 5.000 tấn quả); quế (5.000 - 9.000 tấn); hồi<br />
(3.000 - 8.000 tấn quả); sa nhân (2.000 tấn);..<br />
Về sản phẩm chế biến: trên thị trường nội địa tre, luồng,<br />
vầu... là nhóm sản phẩm chiếm ưu thế vượt trội với khoảng từ<br />
91,11% đến 95,015 tổng lượng sản phẩm, tùy theo thời gian.<br />
Xếp thứ hai là nứa các loại với tỷ trọng khoảng 4,35% -<br />
8,07%. Các loại sản phẩm khác chỉ chiếm dưới 1,00% tổng<br />
lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. Các loại lâm sản<br />
ngoài gỗ chế biến đa phần được tiêu thụ tại địa phương sản<br />
xuất dưới hình thức tự sản, tự tiêu. Chỉ có một số sản phẩm<br />
chế biến có khối lượng lớn được tiêu thụ có tính chất hàng hóa<br />
trên thị trường như măng (măng khô, măng chua, măng ngâm<br />
dấm, măng muối ớt...) với sản lượng khoảng 200.000 -<br />
250.000 tấn/năm; colopan (chế biến từ nhựa thông) với sản<br />
lượng khoảng 1.000 tấn/năm, chủ yếu cho công nghiệp giấy và<br />
công nghiệp hóa chất và khoảng 100 tấn/năm tinh dầu thông.<br />
Ngoài ra, các loại sản phẩm mây tre đan là nhóm sản phẩm chủ<br />
đạo, chiếm khối lượng lớn trên thị trường nội địa. Các sản<br />
phẩm nhóm này rất đa dạng như các loại khay, đĩa, bình, lọ,<br />
rổ, rá, lẵng hoa, lẵng quả..., nhưng giá trị sản phẩm không cao,<br />
thị trường và mẫu mã sản phẩm lại không ổn định nên khó có<br />
<br />
<br />
7<br />
thể xác định được cơ cấu sản phẩm cụ thể tham gia vào thị<br />
trường này một cách khả thi.<br />
Về đối tượng sử dụng: Đa phần các sản phẩm mang tính<br />
chất hàng hóa đều sử dụng để xuất khẩu. Thị trường nội địa<br />
hầu hết chỉ là tự sản, tự tiêu trong các chợ truyền thống. Người<br />
sử dụng đều mang tính chất vùng, miền của nơi gây trồng, khai<br />
thác và chế biến. Các siêu thị, trung tâm thương mại lớn đều<br />
không hoặc có rất ít sản phẩm lâm sản ngoài gỗ chế biến. Thị<br />
trường đáng nói nhất đối với nhóm sản phẩm này là thị trường<br />
dành cho khách du lịch. Nguyên nhân là do các sản phẩm này<br />
đều chưa công bố được tiêu chuẩn nên không được chấp nhận<br />
tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Gần đây<br />
một số sản phẩm được phát triển trên phạm vi rộng hơn, nhất<br />
là trên thị trường thương mại điện tử không chính thức nhờ có<br />
sự can thiệp mạnh mẽ của internet, nhất là qua các mạng xã<br />
hội.<br />
2.2.2. Thực trạng thị trường sản phẩm gỗ<br />
2.2.2.1. Thị trường theo cơ cấu sản phẩm<br />
Gỗ và sản phẩm gỗ tham gia vào thị trường trong nước bao<br />
gồm một số mặt hàng chính sau:<br />
- Gỗ nguyên liệu: Bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ nhân tạo (ván<br />
dăm, ván sợi, ván dán, gỗ ghép thanh...). Các loại sản phẩm<br />
này đều đến từ hai nguồn, khai thác, chế biến trong nước và<br />
nhập khẩu. Trong đó, khai thác từ các nguồn trong nước chiếm<br />
ưu thế cao hơn. Trong giai đoạn 2012 – 2015, cả nước chỉ<br />
nhập khẩu mỗi năm khoảng 4,0 - 4,9 triệu m3 nguyên liệu gỗ<br />
tự nhiên và 400.000 m 3 ván nhân tạo MDF trong tổng số 20 -<br />
27 triệu m3 gỗ nguyên liệu sử dụng cho chế biến các loại.<br />
Trong năm 2017, theo tính toán của một số cơ quan, tổ chức,<br />
8<br />
lượng gỗ nhập khẩu đã lên đến khoảng trên 7,5 triệu m 3, kim<br />
ngạch nhập khẩu gỗ là 2,1 tỷ USD và chiếm trên 21% lượng<br />
gỗ nguyên liệu dành cho chế biến của cả nước.<br />
- Sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (bàn, ghế ngoài trời): Người<br />
tiêu dùng trong nước ít quan tâm đến các loại đồ gỗ ngoài trời,<br />
trừ một số ít địa phương khu vực phía Nam có sử dụng một vài<br />
loại sản phẩm ít phổ biến như bàn ghế để ở sân, vườn, song lại<br />
chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ lũa, gốc cây... Có thể nói<br />
đồ gỗ ngoài trời đúng nghĩa hiện chưa có mặt trên thị trường<br />
nước ta.<br />
- Đồ gỗ nội thất, bao gồm nội thất phòng ngủ (giường, tủ<br />
áo, bàn phấn, bàn trang điểm...), nội thất nhà bếp (bàn ăn, tủ<br />
bếp), nội thất phòng khách (bàn, ghế phòng khách, sofa, kệ<br />
TV, tủ gương, tủ góc...), nội thất văn phòng: Đây là các sản<br />
phẩm chủ yếu trên thị trường trong nước hiện nay.<br />
- Sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng, bao gồm một số sản phẩm<br />
chính như cốp pha, xà gồ, cột chống, khuôn cửa, cầu thang...<br />
- Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, bao gồm những sản phẩm như<br />
tượng gỗ, tranh khắc gỗ, khảm trai, tranh ghép gỗ, độc bình,<br />
đồ sơn mài, chạm khắc, các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng<br />
cáo như cốc, chén, đĩa, khay, thìa (muỗng), quạt, lọ, bình,<br />
cung, kiếm, đế lọ, guốc, bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp các<br />
loại, huy hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khung tranh, khung ảnh,<br />
phào mỹ nghệ, thuyền buồm mỹ nghệ các loại, mành trang trí,<br />
giá đỡ hàng mỹ nghệ,.... Đôi khi người ta còn xếp một số đồ<br />
nội thất phòng khách thuộc nhóm sản phẩm truyền thống, được<br />
chế biến từ các loại gỗ tốt, gỗ quý vào nhóm này như tràng kỷ,<br />
salon gỗ, tủ góc, tủ thờ, bàn thờ, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ<br />
chè, tủ chùa, tủ đồng hồ, tủ gương,... vào nhóm này do có độ<br />
9<br />
cầu kỳ, tinh xảo trong chế biến và các sản phẩm hầu hết đều<br />
được sản xuất từ các làng nghề chế biến gỗ truyền thống.<br />
Trong nhiều trường hợp nhóm sản phẩm này được biết đến<br />
dưới tên gọi là đồ gỗ cao cấp. Nếu tách riêng nhóm sản phẩm<br />
sau ra thì thị phần của nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá<br />
hạn chế. Trong khi nếu tính cả hai nhóm thì thị phần của<br />
chúng cũng khá cao, nhất là tại thị trường các địa phương phía<br />
Bắc.<br />
- Các sản phẩm gỗ khác: Nhóm sản phẩm này bao gồm các<br />
sản phẩm như nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông, vợt<br />
tennis, vợt bóng bàn, gậy chơi bi-da, gậy chăn cừu, ót giầy (cái<br />
đón gót), chân tay giả, dù cán gỗ, chổi cán gỗ, cán chổi sơn,<br />
sản phẩm gỗ mỹ nghệ kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu<br />
khác,...<br />
- Cơ cấu thị trường của nhóm sản phẩm nội thất<br />
Bàn, ghế là loại sản phẩm chiếm ưu thế trong nhóm đồ gỗ<br />
nội thất với khoảng 56,84% - 66,91% tổng lượng sản phẩm lưu<br />
thông trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này<br />
đang có xu hướng giảm, nhường chỗ cho loại sản phẩm khác.<br />
Giường, tủ là nhóm sản phẩm có tỷ trọng cao thứ hai trong<br />
nhóm (24,32% - 35,30%) và đang có xu hướng tăng dần đều<br />
trong những năm gần đây. Các sản phẩm khác như kệ các loại,<br />
ván sàn, ốp tường, ốp trần có khuynh hướng ổn định. Kệ các<br />
loại chiếm khoảng 3,46% - 3,81%. Ván sàn cũng ổn định ở<br />
mức 2,71% - 3,04% tổng lượng sản phẩm trong nhóm. Trong<br />
khi đó, tỷ trọng của ốp tường và ốp trần chỉ là 1,15% - 1,36%.<br />
- Cơ cấu thị trường của nhóm sản phẩm phục vụ xây dựng<br />
(khuôn cửa, cầu thang...).<br />
<br />
10<br />
Bảng 1: Cơ cấu thị trường theo loại hình sản phẩm<br />
Gỗ Gỗ Gỗ<br />
Gỗ<br />
ngoại thủ Gỗ chống<br />
Nă Gỗ và ván<br />
thất và công dăm và lò, cốp Tổng<br />
m nội thất nhân<br />
gỗ xây mỹ bột giấy pha và<br />
tạo<br />
dựng nghệ bao bì<br />
201<br />
2<br />
-<br />
Khối<br />
lượng 86.1 34. 9.8 28. 1.191. 321. 1.671.<br />
(m3) 86,88 171,17 53,40 315,00 607,00 442,20 575,65<br />
- Tỷ<br />
trọng (%<br />
so tổng 2,0 0,5 1,6 19,2 100,0<br />
SP) 5,16 4 9 9 71,29 3 0<br />
201<br />
3<br />
-<br />
Khối<br />
lượng 100. 43. 11. 91. 795.7 355. 1.398.<br />
(m3) 789,29 255,27 684,50 034,00 96,00 789,60 348,66<br />
- Tỷ<br />
trọng (%<br />
so tổng 3,0 0,8 6,5 25,4 100,0<br />
SP) 7,21 9 4 1 56,91 4 0<br />
201<br />
4<br />
-<br />
Khối<br />
lượng 127. 57. 13. 31. 877.8 362. 1.470.<br />
(m3) 961,29 142,77 671,20 261,00 99,10 080,10 015,46<br />
- Tỷ<br />
trọng (%<br />
so tổng 3,8 0,9 2,1 24,6 100,0<br />
SP) 8,70 9 3 3 59,72 3 0<br />
(Nguồn: Dự án điều tra thị trường gỗ và lâm sản nội địa)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Trong nhóm này, các sản phẩm nói chung đều ổn định từ năm<br />
2012 cho đến nay. Cửa các loại là loại sản phẩm có sự thay đổi<br />
đáng kể theo chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao thứ hai<br />
với 34,26% - 38,79%. Khuôn cửa các loại chiếm tỷ trọng cao<br />
nhất với 34,62% - 39,16% tổng số sản phẩm lưu thông trên thị<br />
trường, nhưng đang có chiều hướng giảm. Sự giảm sút này có lẽ<br />
do các loại khuôn cửa thường được làm từ các loại gỗ tốt, quý,<br />
hiếm mà các loại gỗ này đang bị hạn chế khai thác. Thêm vào đó<br />
là sự tăng lên đáng kể của các loại sản phẩm thay thế không sử<br />
dụng gỗ. Cầu thang gỗ chiếm tỷ trọng thứ ba một cách ổn định<br />
với 16,99% - 18,37% tổng lượng sản phẩm trong nhóm. Cuối<br />
cùng là các loại sàn phẩm ốp sàn, ốp tường, chiếm 5,00% -<br />
5,12% tổng lượng sản phẩm trong nhóm lưu thông trên thị<br />
trường.<br />
- Cơ cấu thị trường của nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ<br />
Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ là nhóm đa dạng nhất về<br />
chủng loại sản phẩm gỗ chế biến, mặc dù tỷ trọng của nhóm này<br />
không cao. Các loại giường tủ là tiểu nhóm sản phẩm có tỷ trọng<br />
cao nhất và đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, với<br />
25,45% - 29,41%. Xếp thứ hai là sản phẩm tượng gỗ với 14,31%<br />
- 14,58%. Đặc trưng của tiểu nhóm sản phẩm này là độ ổn định<br />
tương đối cao. Tiếp đó là các loại áo quan cao cấp với khoảng<br />
trên 13,00%, nhưng cho đến năm 2014, sản phẩm loại này chỉ<br />
còn chiếm khoảng 10,46%. Bàn ghế cao cấp cũng chiếm tỷ trọng<br />
khá và ổn định trong khoảng 12,82% đến 14,55%. Bàn thờ các<br />
loại cũng chiếm tỷ trọng khá với 8,00%, nhưng hiện đang giảm<br />
và chỉ còn chiếm 6,37% tổng lượng sản phẩm lưu thông của<br />
nhóm. Tranh gỗ, tủ chùa, đôn kỷ chiếm khoảng 4,8% đến 6,27%<br />
tùy loại sản phẩm và tùy theo thời gian. Tủ chè, tủ gương cũng<br />
<br />
12<br />
chỉ chiếm từ 3,32% đến 4,34% tổng lượng sản phẩm trong nhóm<br />
mỗi loại. Cuối cùng là các sản phẩm tượng gỗ, chỉ chiếm 0,18%<br />
đến 0,24% tổng lượng sản phẩm và đang có xu hướng giảm.<br />
Đáng chú ý là án thư, mặc dù là một loại sản phẩm tương đối ấn<br />
tượng trong nhóm này, song trong 3 năm gần đây đã hoàn toàn<br />
vắng bóng trên thị trường nội địa.<br />
2.2.2.2. Cơ cấu thị trường theo nguồn gốc sản phẩm<br />
Nhìn chung, trên thị trường nội địa, sản phẩm gỗ và lâm sản<br />
sản xuất trong nước chiếm ưu thế hơn các sản phẩm nhập ngoại.<br />
Đây là một kết quả trái với nhận định cảm tính của một số<br />
chuyên gia trong lĩnh vực này.<br />
Xét trên tổng số thì các sản phẩm gỗ nhập ngoại là không<br />
nhiều so với các sản phẩm gỗ sản xuất trong nước để tiêu thụ trên<br />
thị trường nội địa. Tỷ lệ sản phẩm nhập ngoại và sản phẩm gỗ<br />
sản xuất trong nước dao động trong khoảng 1,74% - 2,76%. Tỷ lệ<br />
này dao động tùy thời điểm và chưa có quy luật rõ ràng. Sản<br />
phẩm gỗ ngoại thất và gỗ xây dựng có số lượng sản phẩm ngoại<br />
nhập lớn nhất trong các nhóm đồ gỗ trên thị trường nội địa. Tỷ lệ<br />
giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước của<br />
nhóm này đang ở mức 45,89% - 54,83% và đang có chiều hướng<br />
ngày càng có nhiều sản phẩm ngoại nhập về để tiêu thụ trong<br />
nước. Nếu như tỷ lệ này là 45,89% (năm 2012) thì năm 2013 đã<br />
là 47,67% và năm 2014 tăng mạnh lên 54,83%. Một điều cần lưu<br />
ý là các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ lại có tỷ lệ sản phẩm<br />
nhập khẩu khá cao so với sản lượng sản phẩm sản xuất trong<br />
nước (đứng thứ hai) với 34,21% - 44,31%. Tuy nhiên, xu hướng<br />
nhập ngoại các sản phẩm này vào thị trường nội địa đang giảm<br />
khá mạnh từ 44,31% năm 2012 xuống còn 34,21% năm 2014.<br />
Các sản phẩm gỗ nội thất có tỷ lệ sản phẩm nhập ngoại đứng<br />
13<br />
hàng thứ ba với 7,27% - 17,61%. Tỷ lệ này đang tăng với tốc độ<br />
cao, từ 7,27% năm 2012 lên 17,61% năm 2014. Các nhóm sản<br />
phẩm gỗ còn lại hầu như không có sản phẩm ngoại nhập vào để<br />
tiêu thụ tại thị trường nội địa. Các xu hướng nhập ngoại sản<br />
phẩm đồ gỗ này chứng tỏ khả năng hội nhập cao của nền kinh tế<br />
Việt Nam vào kinh tế thế giới và cũng phần nào cho thấy sự thay<br />
đổi thị hướng của người tiêu dùng trong nước về đồ gỗ theo tốc<br />
độ hội nhập với các sản phẩm chung của thế giới.<br />
2.2.2.3. Các sản phẩm thay thế đồ gỗ<br />
Hiện đang có nhiều loại sản phẩm thay thế nguyên liệu gỗ<br />
trong chế biến sản phẩm đồ gỗ. Các sản phẩm thay thế tập trung<br />
chủ yếu vào nhóm sản phẩm xây dựng và phục vụ xây dựng.<br />
Trong đó phải kể đến các sản phẩm từ sắt, thép... thay thế cho các<br />
loại cốp pha gỗ truyền thống trong xây dựng, nhất là trong xây<br />
dựng các công trình lớn và các loại chung cư cao tầng. Nhiều loại<br />
vật liệu từ lâm sản ngoài gỗ như tre ép khối, ván sàn tre, nhôm,<br />
kính... cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi thay thế cho đồ gỗ<br />
trong việc chế tạo khuôn cửa, cánh cửa, sàn nhà... Các dạng vật<br />
liệu thay thế khác như gỗ nhựa, đồ nhựa... cũng đã và đang dần<br />
thay thế đồ gia dụng làm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ.<br />
2.2.2.4. Kênh thị trường, chuỗi cung ứng, mạng lưới, hình<br />
thức phân phối các sản phẩm gỗ và lâm sản và đối tượng<br />
tiêu thụ<br />
Khác với xuất khẩu, việc lưu thông, phân phối gỗ và sản phẩm<br />
lâm sản trên thị trường nội địa rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc<br />
vào từng địa phương và từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, có thể<br />
thấy rõ là cho đến nay trên thị trường này chưa có những kênh thị<br />
trường và mạng lưới phân phối sản phẩm lâm sản nào hoạt động<br />
có hiệu quả và có tính chất chi phối trên phạm vi cả nước. Hầu<br />
14<br />
hết các kênh thị trường và mạng lưới phân phối sản phẩm đều là<br />
tự phát, mang tính địa phương và không có khả năng chi phối<br />
một cách tự giác đến nhà sản xuất, khai thác và chế biến.<br />
Theo kết quả điều tra của Dự án “Điều tra, đánh giá thực<br />
trạng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường nội địa về<br />
sản phẩm gỗ, lâm sản toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành” do<br />
Tổng cục Lâm nghiệp làm chủ đầu tư, thực hiện năm 2015 –<br />
2016, cho đến hết năm 2014, cả nước có khoảng 36.688 - 41.660<br />
đơn vị, hộ gia đình và doanh nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở)<br />
ở các hình thức sở hữu khác nhau tham gia vào mạng lưới phân<br />
phối sản phẩm gỗ và lâm sản. Trong đó, khu vực miền Trung có<br />
số lượng lớn nhất với 18.323 cơ sở phân phối. Tiếp đến là khu<br />
vực miền Bắc với 11.652 cơ sở. Miền Nam hiện tại có 4.841 cơ<br />
sở, còn khu vực Duyên hải miền Trung có 974 và Tây Nguyên có<br />
898 cơ cở trong mạng lưới phân phối sản phẩm. Trong hệ thống<br />
phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản cả nước các hộ kinh doanh cá<br />
thể chiếm phần đa số với 88% (năm 2014) tổng số doanh nghiệp,<br />
tổ chức và cá nhân tham gia mạng lưới này. Trong khi đó, các<br />
doanh nghiệp nhà nước tham gia phân phối sản phẩm hết sức nhỏ<br />
bé với 0,1% tổng số cơ sở tham gia. Quy mô của các doanh<br />
nghiệp tham gia vào thị trường nội địa cũng hết sức nhỏ bé. Các<br />
doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư dưới một tỷ đồng chiếm số<br />
lượng lớn nhất với 61,09% - 70,04% tổng số doanh nghiệp, cơ<br />
sở. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm<br />
khoảng 21% - 27%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư càng lớn thì<br />
tỷ trọng trong hệ thống phân phối sản phẩm càng thấp. Chỉ có<br />
6,44% - 9,70% tổng số doanh nghiệp là có vốn trên 5 tỷ đồng đến<br />
dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư<br />
trên 10 tỷ chỉ là 2,08% - 2,53%.<br />
<br />
15<br />
Tính đến năm 2014, cả nước có 14.566 doanh nghiệp, cơ sở<br />
tham gia vào hệ thống phân phối theo các loại sản phẩm gỗ và lâm<br />
sản. Trong đó có 7.974 doanh nghiệp, cơ sở (54,74% tổng doanh<br />
nghiệp, cơ sở) chuyên phân phối sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất;<br />
5.343 cơ sở (36,68%) chuyên phân phối đồ thủ công mỹ nghệ; 403<br />
cơ sở (2,77%) phân phối ván dăm và bột giấy; 175 cơ sở (1,20%)<br />
phân phối ván nhân tạo; 440 cơ sở (3,02%) phân phối gỗ chống lò,<br />
cốp pha, bao bì và chỉ có 231 cơ sở (1,59%) cơ sở chuyên phân<br />
phối sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Hình thức doanh nghiệp vừa sản<br />
xuất, chế biến, vừa trực tiếp tham gia phân phối sản phẩm chiếm<br />
đa phần trong các loại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân<br />
phối sản phẩm, nhất là ở khu vực phía Bắc.<br />
Đối với gỗ nguyên liệu được khai thác trong nước (chủ yếu là<br />
gỗ rừng trồng) được tiêu thụ theo 3 kênh thị trường với đối tượng<br />
tiêu thụ chính sau:<br />
- Kênh 1: Các hộ trồng rừng bán cho các xưởng mộc tại địa<br />
phương (bán lẻ) để sản xuất các loại đồ mộc dân dụng, các đồ nội<br />
thất gia đình như giường, tủ, bàn ghế, cửa... và các sản phẩm<br />
phục vụ xây dựng như cột chống, cốp pha, xà gồ... Kênh thị<br />
trường này phần nhiều mang tính địa phương và tự cung, tự cấp.<br />
Các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp trồng và khai thác ít tham<br />
gia vào mạng lưới phân phối này.<br />
- Kênh 2: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm<br />
chí một số doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ quy mô nhỏ<br />
bán gỗ cho người thu gom (bán buôn). Người thu gom vận<br />
chuyển và bán lại cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ.<br />
- Kênh 3: Hộ gia đình, liên hộ gia đình, các hợp tác xã, thậm<br />
chí một số doanh nghiệp trồng rừng và khác thác gỗ bán gỗ cho<br />
các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ theo hợp đồng ký giữa các<br />
16<br />
bên. Các đơn vị có khối lượng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ (FSC,<br />
PEFC...) và một phần gỗ nhập khẩu thường tổ chức tiêu thụ theo<br />
kênh này.<br />
- Kênh 4: Gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên, gỗ cao su... thường<br />
được tiêu thụ thông qua các chợ gỗ, các phiên đấu giá gỗ. Hiện<br />
phần lớn gỗ cao su đại điền, gỗ nhập khẩu, gỗ rừng tự nhiên khai<br />
thác trong nước, gỗ tịch thu... được phân phối qua kênh tiêu thụ<br />
này. Hầu như các địa phương có lượng tiêu thụ gỗ nguyên liệu<br />
lớn như Bắc Ninh, Nam Định, Bình Định, Đồng Nai,... đều hình<br />
thành các chợ gỗ lớn. Một số doanh nghiệp lớn như TAVIMEX<br />
(Đồng Nai) còn tự tổ chức chợ gỗ của riêng mình nhằm phân<br />
phối gỗ (chủ yếu là nhập khẩu) cho các doanh nghiệp chế biến.<br />
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến còn trực tiếp nhập khẩu<br />
gỗ nguyên liệu từ nước ngoài về phục vụ cho hoạt động chế biến<br />
của mình. Tuy nhiên, kênh phân phối này không lớn và hoạt<br />
động không thường xuyên.<br />
Đối với sản phẩm gỗ: Có thể nói chắc chắn rằng cho đến nay<br />
trên thị trường nội địa chưa có những kênh phân phối sản phẩm<br />
đồ gỗ nào có quy mô đủ lớn, có ảnh hưởng bao phủ trong phạm<br />
vi khu vực, cũng như cả nước và có hoạt động có hiệu quả. Cũng<br />
đã hình thành một vài chuỗi phân phối sản phẩm của của doanh<br />
nghiệp lớn như “Nhà Xinh”, “Vietmay Home”... nhưng chừng đó<br />
là chưa đủ. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là dù chúng ta có nguồn<br />
cung và nhu cầu đồ gỗ rất lớn, nhưng hệ thống phân phối cho sản<br />
phẩm gỗ trong nước lại chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một<br />
số doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát... bước đầu<br />
đã có hệ thống phân phối riêng, nhưng còn nhỏ lẻ về quy mô và<br />
sản phẩm chưa phong phú.<br />
<br />
<br />
17<br />
Hình thức phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường<br />
nội địa vẫn chỉ là các hình thức phân phối truyền thống. Các hình<br />
thức phân phối sản phẩm hiện đại như chợ điện tử, phân phối sản<br />
phẩm trên mạng internet... đã bắt đầu hình thành, nhưng chủ yếu<br />
vẫn là tự phát, nhỏ lẻ và khó kiểm soát.<br />
Đối tượng tiêu thụ các lọai sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa<br />
khá đa dạng. Cư dân thành thị và tầng lớp có thu nhập cao<br />
thường có xu hướng sử dụng các loại đồ gỗ cao cấp, đắt tiển, đồ<br />
gỗ ngoại nhập,.. trong khi cư dân nông thôn và tầng lớp trung lưu<br />
trở xuống lại thường có xu hướng sử dụng đồ gỗ bình dân, đồ gỗ<br />
từ các loại ván nhân tạo, đồ gỗ chế biến trong nước... Một điểm<br />
chung duy nhất là phần lớn người tiêu dùng hiện nay đang<br />
chuyển dần sang dùng các sản phẩm thay thế đồ gỗ như các loại<br />
đồ nhựa, đồ sắt, nhôm, kính,.., hoặc các sản phẩm từ gỗ phối hợp<br />
với các loại vật liệu khác.<br />
Chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa: Chuỗi<br />
cung ứng sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa theo sơ đồ sau.<br />
<br />
Thông tin về sản phẩm<br />
<br />
<br />
Doanh Doanh<br />
Sản phẩm nghiệp/cơ sở nghiệp/cơ sở Khách<br />
cung ứng phân phối hàng<br />
<br />
<br />
Thông tin về thị trường<br />
Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
a. Về sản phẩm<br />
Theo kết quả điều tra của Dự án “Điều tra, đánh giá thực<br />
trạng, đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường nội địa về<br />
sản phẩm gỗ, lâm sản toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành” thì<br />
tổng lượng sản phẩm thị trường nội địa dao động trong khoảng<br />
1.500.000 - 3.000.000 m3 gỗ nguyên liệu quy tròn. Trong đó, sản<br />
phẩm sản xuất trong nước dao động trong khoảng 66,7% - 77,8%<br />
tổng lượng sản phẩm tham gia thị trường; phần còn lại là các sản<br />
phẩm nhập khẩu. Điều đó cho thấy, rõ ràng là các sản phẩm gỗ<br />
được sản xuất bởi các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trong nước là<br />
chủ yếu. Tuy nhiên, do đa phần nguyên liệu dùng để sản xuất,<br />
chế biến đồ gỗ tham gia thị trường trong nước là thuộc nhóm gỗ<br />
quý hiếm nên việc khai thác nguyên liệu trong nước khá hạn chế,<br />
chủ yếu là nhập nội từ các nước trong khu vực như Lào,<br />
Campuchia hay các nước thuộc châu Phi. Nhìn chung, sản xuất<br />
đồ gỗ nội địa tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng tự<br />
nhiên là chủ yếu. Việc phân phối sản phẩm gỗ nội địa đến người<br />
tiêu dùng thể hiện việc phân bổ nguồn tài nguyên quý hiếm của<br />
xã hội nói chung.<br />
b. Về thông tin<br />
Có thể nói rằng cả thông tin về đơn vị sản xuất, chế biến, thông<br />
tin về chất lượng, mẫu mã sản phẩm... từ nhà sản xuất đến người<br />
tiêu thụ (khách hàng) lẫn thông tin về thị hiếu khách hàng, về biến<br />
động thị trường,.. từ khách hàng đến đơn vị sản xuất, chế biến và<br />
cung ứng, phân phối đều không rõ ràng. Hiện chưa xác định được<br />
cơ chế, cũng như nguồn cung cấp thông tin trong lĩnh vực này.<br />
Đây là vấn để rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển<br />
thị trường nội địa một cách bền vững nên cần có sự đầu tư nghiên<br />
cứu, điều tra làm rõ để đề xuất những biện pháp phù hợp.<br />
19<br />
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ nội địa<br />
đều sản xuất theo sở trường, kỹ năng vốn có của mình mà chưa<br />
quan tâm đến nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Theo<br />
chiều ngược lại, khách hàng cũng chỉ biết mua những sản phẩm<br />
sẵn có trên thị trường mà chưa có được nhiều những tác động của<br />
mình đến nhà sản xuất hoặc cung ứng (trong trường hợp nhập<br />
khẩu). Chính vì vậy, khả năng tiêu thụ sản phẩm khá hạn chế,<br />
khả năng tạo ra đột biến trong sản xuất và về thị trường tiêu thụ<br />
sản phẩm cũng không cao. Mỗi biến động về thị hiếu của người<br />
tiêu dùng hay nhu cầu thị trường thường chậm ảnh hưởng đến<br />
đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm.<br />
Sự hạn chế về nguồn, cơ chế cung cấp thông tin khiến cho<br />
những cố gắng trong hoạch định chính sách của các cơ quan nhà<br />
nước, xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, chiến lược phát<br />
triển thị trường thường rất khó khăn do thiếu thông tin và cơ sở<br />
khoa học.<br />
c. Về các đơn vị cung ứng và phân phối sản phẩm<br />
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ nội địa, các doanh nghiệp<br />
tư nhân chiếm ưu thế với tỷ lệ từ 32,1% đến 35,2% tùy theo thời<br />
điểm. Có điều đáng suy nghĩ là trong khi nhà nước đang khuyến<br />
khích hình thành các doanh nghiệp dân doanh thì tỷ lệ các doanh<br />
nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ lại có<br />
chiều hướng giảm sút. Tỷ trọng của khối doanh nghiệp này đã<br />
giảm từ 35,2% tổng số doanh nghiệp tham gia trong chuỗi (năm<br />
2012) xuống còn 32,3% (năm 2014). Tiếp sau đó là các công ty<br />
TNHH, tỷ trọng của khối doanh nghiệp loại này chiếm 24,5% -<br />
29,2% tổng doanh nghiệp tham gia chuỗi và cũng có chiều hướng<br />
giảm theo thời gian. Các công ty tư nhân chiếm số lượng hàng<br />
thứ 3 với tỷ lệ 15,4% -16,5% và có chiều hướng tăng nhẹ. Các hộ<br />
20<br />
gia đình có tỷ trọng khoảng 10,3% - 17,0% và cũng có chiều<br />
hướng tăng nhanh theo thời gian. Các doanh nghiệp nhà nước<br />
hầu như không tham gia vào chuỗi cung ứng nhóm hàng gỗ nội<br />
địa. Tỷ trọng của khối doanh nghiêp này chỉ dưới 0,5% và đang<br />
có chiều hướng giảm.<br />
Xem xét về quy mô vốn đầu tư của các đơn vị tham gia vào<br />
chuỗi cung ứng sản phầm gỗ trên thị trường nội địa hiện nay, có<br />
thể thấy hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở tham gia đều có quy mô<br />
vốn đầu tư rất nhỏ. Tỷ lệ doanh nghiệp/cơ sở có vốn đầu tư dưới<br />
1,0 tỷ đồng chiếm đa số, dao động trong khoảng 86% - 90% tổng<br />
số đơn vị trong chuỗi. Tiếp đến là các đơn vị có quy mô vốn đầu<br />
tư từ 1,0 - 5,0 tỷ đồng, chiếm 10,2% đến 14,0% tổng số đơn vị<br />
tham gia chuỗi. Chỉ có 0,02% tổng số doanh nghiệp tham gia<br />
chuỗi có vốn đầu tư từ 5,0 tỷ đồng đến 10,0 tỷ đồng và không có<br />
doanh nghiệp nào có vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Điều này cho<br />
thấy, hầu như không thể có doanh nghiệp tham gia vào chuỗi<br />
cung ứng nhóm sản phẩm này có khả năng làm chủ, chi phối và<br />
điều tiết được hệ thống phân phối sản phẩm trong chuỗi cung ứng<br />
nhóm sản phẩm này trên thị trường nội địa.<br />
Đánh giá về các doanh nghiệp tham gia vào việc cung ứng và<br />
phân phối sản phẩm có thể thấy:<br />
- Không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ giữa các nhóm tham<br />
gia vào chuỗi cung ứng theo tính chất thị trường của mỗi nhóm,<br />
ngoại trừ nhóm doanh nghiệp chuyên môi giới tiêu thụ hàng gỗ<br />
thủ công mỹ nghệ.<br />
- Nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhất trong chuỗi cung<br />
ứng sản phẩm này là nhóm doanh nghiệp vừa cung ứng, vừa<br />
phân phối sản phẩm với 23,2% - 26,0% tổng số doanh nghiệp<br />
tham gia vào chuỗi cung ứng. Điều này phản ánh tình trạng một<br />
21<br />
cách tương đối rõ ràng tình trạng các doanh nghiệp tham gia vào<br />
chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa vừa phải lo sản xuất, vừa lo<br />
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.<br />
- Nhóm doanh nghiệp chỉ phân phối sản phẩm dưới hình thức<br />
đại lý, bán buôn, bán lẻ sản phẩm đứng thứ hai với 24,3% -<br />
25,2% tổng số doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, tương<br />
đương với nhóm doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm<br />
(20,0% - 24,6%). Tuy nhiên, có sự khác nhau về xu hướng phát<br />
triển giữa hai nhóm này. Trong khi nhóm chuyên phân phối sản<br />
phẩm có xu hướng ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp<br />
trong nhóm tăng từ 24,3% (2012) lên 25,2% (năm 2014) thì<br />
nhóm doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm lại có sự suy<br />
giảm khá rõ ràng, giảm từ 24,6% (năm 2012) xuống chỉ còn<br />
20,0% (năm 2014). Rõ ràng là có sự chuyển đổi trong chuỗi cung<br />
ứng sản phẩm hàng hóa theo hướng giảm trung gian và tăng khả<br />
năng bán sản phẩm đến người tiêu dùng.<br />
- Nhóm các doanh nghiệp bán lẻ cũng chiếm khoảng 20,4% -<br />
22,7% tổng số doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng và<br />
thấp nhất trong số các nhóm doanh nghiệp tham gia chuỗi cung<br />
ứng. Mặc dù sự khác nhau về số lượng doanh nghiệp giữa các<br />
nhóm là không lớn, song với tỷ trọng thấp nhất thuộc về nhóm<br />
bán lẻ chứng tỏ khả năng phát triển thị trường là khá hạn chế.<br />
Các tầng lớp trung gian trong chuỗi cung ứng còn khá nhiều làm<br />
hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm. Điều đáng<br />
mừng là số lượng doanh nghiệp trong nhóm bán lẻ cũng đang<br />
ngày càng tăng. Tỷ trọng nhóm doanh nghiệp này tăng đều từ<br />
20,4% (2012) lên 22,7% (năm 2014). Có thể thấy, thị trường bán<br />
lẻ đồ gỗ nội địa đã và đang có sự khởi sắc trong thời gian gần<br />
đây. Đây cũng là xu thế tất yếu của sự phát triển thị trường đồ gỗ<br />
<br />
22<br />
và lâm sản trong quá trình hội nhập quốc tế và trong tiến trình<br />
phát triển nói chung của một xã hội đang phát triển theo hướng<br />
thị trường.<br />
- Mặc dù có tỷ trọng thấp nhất trong các nhóm tham gia vào<br />
chuỗi cung ứng song nhóm các cơ sở môi giới sản phẩm đã đang<br />
tăng lên một cách đáng kể. Điều này cho thấy, thông tin giữa các<br />
thành tố trong chuỗi cung ứng, nhất là giữa các doanh nghiệp tiêu<br />
thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm đã<br />
được cải thiện.<br />
d. Về khách hàng<br />
Có thể thấy, nhóm khác hàng sản phẩm gỗ trên thị trường nội<br />
địa có một số đặc điểm sau:<br />
- Cơ hội nhận được thông tin về nhà sản xuất, cung ứng... cũng<br />
như chất lượng, thiết kế và mẫu mã sản phẩm hạn chế. Đa phần<br />
họ thực hiện mua sắm sản phẩm theo cảm tính, theo thông tin<br />
truyền tai, không chính thống, mua hàng theo tâm lý đám đông.<br />
- Cơ hội phản ánh thị hiếu, nhu cầu mua hàng hóa của mình<br />
đến các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm một<br />
cách chính thống cũng rất hạn chế, nếu không muốn nói là hầu<br />
như không có.<br />
- Nhóm khách hàng là các hộ gia đình chiếm tỷ lệ khá cao,<br />
nhất là các hộ gia đình ở khu vực nông thôn và các hộ gia đình ở<br />
tầng lớp trung lưu trở lên.<br />
- Các khách hàng là cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan nhà<br />
nước cấp địa phương cũng là nhóm khách hàng quan trọng trong<br />
mua sắm đồ gỗ. Họ luôn là đối tượng khách hàng quan trọng của<br />
các đơn vị chế biến đồ gỗ trong khu vực làng nghề. Tuy nhiên,<br />
nhóm khách hàng này chịu ảnh hưởng của các quy định mua sắm<br />
<br />
23<br />
công từ phía nhà nước, cũng như chịu ảnh hưởng từ tâm lý vốn<br />
không nhất quán, nặng cảm tính của các lãnh đạo đương thời, do<br />
vậy ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm đồ gỗ,<br />
nhất là đồ gỗ văn phòng không lớn như kỳ vọng của thị trường.<br />
- Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dân doanh thành<br />
lập trong thời gian gần đây hầu như không phải là khách hàng<br />
trong chuỗi cung ứng này. Lý do là họ chuộng những loại đồ gỗ<br />
đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi, đặc biệt là nhóm đồ gỗ ngoại nhập<br />
do đáp ứng được yêu cầu về tính tiện lợi và giá trị sử dụng cao.<br />
Trong khi nhóm sản phẩm đồ gỗ có tính thủ công mỹ nghệ lại<br />
không có được đặc điểm này.<br />
- Khách du lịch nước ngoài cũng là một trong những nhóm<br />
khách hàng khá quan trọng của đồ gỗ nội địa, đặc biệt là đối với<br />
nhóm hàng gỗ thủ công mỹ nghệ với tư cách là các hàng lưu<br />
niệm. Tuy nhiên, nhóm khác hàng này lại đang có nguy cơ sụt<br />
giảm dù lượng khách du lịch đến Việt Nam vẫn tăng do khách<br />
hàng nước ngoài, nhất là các khách hàng đến từ châu Âu, châu<br />
Mỹ hoặc từ các nước phát triển ưa chuộng các sản phẩm thủ công<br />
có hình khối, hoặc đường nét đơn giản, trong khi các sản phẩm<br />
gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lại đa phần là hàng chạm,<br />
khắc với những đường nét hoa văn cầu kỳ, nhiều nét uốn lượng<br />
nên dễ bắt bụi và dễ vướng víu khi trưng bày, sử dụng. Quan<br />
trọng hơn là nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thường ít được<br />
quan tâm thể hiện trên từng sản phẩm. Mỗi khách du lịch khi<br />
mua một sản phẩm lưu niệm rất quan tâm đến điều này bởi họ<br />
muốn gắn các kỷ niệm đó với những chuyến du lịch của họ tới<br />
những vùng đất mới, nhưng các sản phẩm hàng lưu niệm của<br />
Việt Nam, nhất là sản phẩm của làng nghề đã không thể hiện<br />
được điều đó. Nhiều sản phẩm đồ gỗ trong các làng nghề thường<br />
<br />
24<br />
gắn với những điển tích Trung Hoa và không có xuất xứ cụ thể<br />
(made in Việt Nam) nên khó thu hút khách du lịch.<br />
III. Chính sách phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ<br />
và lâm sản<br />
Chính sách của nhà nước đã có những tác động đến thị trường<br />
nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản. Định hướng phát triển thị<br />
trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản cũng đã được thể hiện<br />
qua một số nội dung cơ chế ưu đãi về lưu thông, vận chuyển sản<br />
phẩm gỗ và lâm sản; về xúc tiến thương mại và phát triển thương<br />
hiệu; về thuế và phí trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; và<br />
một số hỗ trợ ưu đãi khác (đất đai, hỗ trợ đầu tư, tín dụng ...).<br />
Tuy nhiên, những chính sách liên quan đến phát triển thị trường<br />
gỗ nội địa nói chung vẫn rời rạc, thiếu đồng bộ, nhiều chính sách<br />
có sự chồng chéo, thậm chí là mâu thuẫn nhau. Bên cạnh đó, có<br />
nhiều nội dung chính sách chưa có quy định đầy đủ về cơ chế hỗ<br />
trợ, khuyến khích các đối tượng sản xuất kinh doanh khi tham gia<br />
thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản; thiếu cơ chế đặc<br />
thù để hỗ trợ tích tụ đất đai, vốn và tín dụng và ưu đãi đầu tư.<br />
Đặc biệt là chưa có chính sách riêng biệt, có giá trị thực thi cao<br />
để tạo ra bước đột phá phát triển ngành chế biến gỗ nói chung và<br />
thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản nói riêng.<br />
Nhóm chính sách về lưu thông vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ<br />
đã xác định được các thủ tục và hồ sơ cần thiết trong quá trình<br />
lưu thông, lưu kho bến bãi; chỉ rõ được quy định về việc xác<br />
minh gỗ đang lưu thông là hợp pháp, quy định cụ thể thời gian<br />
xác minh và trả kết quả. Chính sách đã tạo hành lang pháp lý cho<br />
việc quản lý lâm sản trên thị trường. Tuy nhiên, các chính sách<br />
chưa có sự thống nhất cao trong nội dung quy định, còn sự chồng<br />
chéo nhau, khó khăn cho việc thực thi chính sách. Ngoài ra,<br />
25<br />
chính sách chưa có hướng dẫn cụ thể việc đổi mới trong quản lý<br />
lưu thông lâm sản.<br />
Trong phát triển thị trường lâm sản gỗ rừng trồng, thiếu chính<br />
sách hỗ trợ phát triển thương hiệu, chương trình xúc tiến thương<br />
mại cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt thiếu hoạt<br />
động nghiên cứu phân tích và dự báo thị trường nội địa và quốc<br />
tế của các sản phẩm gỗ rừng trồng.<br />
Nhóm chính sách về thuế, phí trong sản xuất, kinh doanh gỗ và<br />
sản phẩm gỗ đã được ban hành, triển khai và đạt được nhiều<br />
thành quả trong việc khuyến khích phát triển lâm nghiệp. Tuy<br />
nhiên, các quy định về thuế suất, nhập khẩu lâm sản đã thay đổi<br />
liên tục và có sự chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp và<br />
cơ quan thừa hành gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, bị động<br />
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.<br />
Một số chính sách hỗ trợ khác như chính sách đất đai trong<br />
trồng rừng nguyên liệu, chính sách thuế và phí sử dụng đất trồng<br />
rừng, chính sách đầu tư, tín dụng đã được quy định trong các luật<br />
và một số văn bản. Những chính sách này đã góp phần thúc đẩy<br />
các chủ rừng trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất nguyên<br />
liệu nói riêng. Tuy nhiên, các chính sách này thường ưu tiên đối<br />
với các chủ đầu tư doanh nghiệp và công ty lâm nghiệp có nguồn<br />
gốc nhà nước và các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số mà<br />
chưa có những hỗ trợ thực sự đầy đủ cho các đối tượng trồng<br />
rừng sản xuất khác.<br />
Với những khoảng trống chính sách nêu trên, đặt ra yêu cầu<br />
cấp thiết và căn cứ khoa học rõ ràng để xây dựng và ban hành<br />
một văn bản chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển thị trường nội<br />
địa các sản phẩm gỗ và lâm sản, nhằm thúc đẩy thực hiện nhiệm<br />
vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế<br />
26<br />
quốc tế hiện nay.<br />
IV. Dự báo về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm<br />
sản<br />
4.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam<br />
đến năm 2020 và 2030<br />
Dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và những tác động<br />
của chúng đến phát triển kinh tế của Việt Nam, cuối năm 2015,<br />
Trung tâm Thông tin và Dự báo Quốc gia (NCSEIF) đã xây dựng<br />
03 kịch bản kinh tế Việt Nam đến năm 2020. Đó là kịch bản<br />
trung bình, kịch bản thấp và kịch bản cao. Trong đó, kịch bản<br />
trung bình, cũng là kịch bản chủ đạo, với nhiều khả năng xảy ra<br />
nhất. Trong đó, giả thiết tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn<br />
định ở mức trung bình 4%. Đầu tư khu vực nhà nước được cải<br />
thiện hơn cả về tốc độ và hiệu quả và giữ vai trò điều tiết nền<br />
kinh tế. Điều hành chính sách có nhiều cải thiện, thủ tục pháp lý<br />
và môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng đầu tư<br />
trung bình giai đoạn tăng 7%. Mô hình kinh tế phần nào được<br />
chuyển đổi nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng dựa<br />
vào vốn và nhập siêu. Hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành<br />
chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối linh hoạt. Các hiệp ước<br />
quốc tế có hiệu lực, giúp đầu tư và xuất khẩu Việt Nam cải thiện<br />
hơn. Khi đó, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020 có<br />
thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp,<br />
khoảng 5%.<br />
4.2. Dự báo tình hình phát triển thị trường nội địa các sản<br />
phẩm gỗ và lâm sản<br />
Qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích các điều kiện phát triển<br />
kinh tế xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2020 và định hướng đến<br />
năm 2030 cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn giai đoạn 2016 -<br />
27<br />
2020 có thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức<br />
thấp, khoảng 5%. Các nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản cho chế<br />
biến luôn đảm bảo. Tuy nhiên, các loại gỗ tốt, quý hiếm phục vụ<br />
cho hoạt động chế biến đồ gỗ truyền thống, cao cấp của các làng<br />
nghề chế biến gỗ có khả năng giảm sút do chính sách đóng cửa<br />
rừng tự nhiên, hạn chế khai thác, xuất khẩu gỗ tròn, gỗ quý của<br />
nhiều nước trên thế giới, cũng như vậy sẽ kéo theo có sự hạn chế<br />
về nguồn cung. Mặt khác, do nhiều thị trường chính sách mới có<br />
hiệu lực tại các như Hoa Kỳ, EU, Ôxtrâylia... với những quy định<br />
ngày càng khắt khe hơn về việc sử dụng gỗ hợp pháp trong chế<br />
biến đồ gỗ, cùng với đó là các chính sách khuyến khích phát triển<br />
chế biến sản phẩm phục vụ thị trường nội địa nên nhiều doanh<br />
nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ sẽ chuyển dần từ hoạt<br />
động chế biến đồ ngoại thất nhằm xuất khẩu sang chế biến đồ gỗ<br />
nội thất, vừa phục vụ thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.<br />
Các hoạt động gây trồng, khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ<br />
sẽ được đẩy mạnh một cách chủ động và dài hơi theo các chiến<br />
lược phát triển được hoạch định trước. Thông tin về sản phẩm, về<br />
cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ cũng sẽ được rõ ràng, thông suốt<br />
và minh bạch hơn. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng ngày càng<br />
rõ ràng hơn. Và quan trọng hơn cả là do sự có mặt của các doanh<br />
nghiệp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị<br />
hiếu thị trường sản phẩm gỗ nội địa có thể sẽ được một số doanh<br />
nghiệp chế biến lớn cả trong và ngoài nước, chú trọng nghiên cứu<br />
và định hướng phát triển theo hướng ưu tiên sử dụng gỗ rừng<br />
trồng trong nước và trình độ công nghệ chế biến hiện có. Theo<br />
sự phát triển này thị trường nội địa sẽ khá sôi động. Cơ cấu sản<br />
phẩm gỗ và lâm sản sẽ có những sự thay đổi rõ nét. Hệ thống<br />
phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng có sự phát triển<br />
theo hướng tích cực nhờ sự đầu tư của các nước trong khu vực,<br />
28<br />
của các doanh nghiệp và sự mở cửa thị trường bán lẻ nói chung<br />
của Chính phủ Việt Nam.<br />
V. Đánh giá chung về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ<br />
và lâm sản<br />
5.1. Một số tồn tại, hạn chế<br />
- Các sản phẩm gỗ và lâm sản vẫn chỉ được sản xuất, chế biến<br />
hướng vào thị trường xuất khẩu là chủ yếu, chưa có nhiều doanh<br />
nghiệp chú ý đến thị trường nội địa nên thị trường này chưa phát<br />
triển tương xứng với tiềm năng cả về chuỗi cung ứng, mạng lưới<br />
tiêu thụ, kênh phân phối sản phẩm... lẫn số lượng và chất lượng<br />
các thành tố tham gia vào thị trường.<br />
- Hệ thống phân phối sản phẩm, các kênh phân phối sản<br />
phẩm... hầu hết là tự phát nên vừa nhỏ, lẻ, vừa không hiệu quả và<br />
khó kiểm soát, quản lý để hình thành một thị trường ổn định và<br />
có tính định hướng.<br />
- Có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào thị trường,<br />
nhưng số lượng doanh nghiệp cơ sở chuyên nghiệp và có quy mô<br />
lớn lại không nhiều. Thị trường mang nặng về tự sản, tự tiêu,<br />
nhất là đối với các loại lâm sản ngoài gỗ. Tính chuyên nghiệp của<br />
các doanh nghiệp tham gia vào thị trường không cao.<br />
- Thông tin về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản<br />
vừa thiếu, vừa yếu, nhất là các thông tin về sản phẩm, thị hiếu<br />
của người tiêu dùng và các thông tin dự báo thị trường khiến cho<br />
năng lực của doanh nghiệp sản xuất, chế biến khó thỏa mãn nhu<br />
cầu thị trường. Cơ cấu và thiết kế sản phẩm chưa thật sự hợp lý<br />
và linh hoạt theo biến đổi của thị hiếu người tiêu dùng.<br />
- Các kênh và hình thức tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu là<br />
truyền thống. Thiếu vắng các kênh, hình thức tiêu thụ sản phẩm<br />
hiện đại, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.<br />
<br />
29<br />
- Các phân khúc thị trường chưa được hình thành một cách rõ<br />
ràng và ổn định.<br />
- Thị hiếu của thị trường chưa rõ ràng, chưa được định hướng.<br />
Người tiêu dùng vẫn sử dụng sản phẩm theo tâm lý đám đông.<br />
- Chuỗi cung ứng sản phẩm chưa phát triển. Hệ thống bán lẻ<br />
quá manh mún và thiếu cả cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ<br />
thương mại.<br />
- Hệ thống xúc tiến thương mại ở mọi cấp độ đều vừa thiếu<br />
vừa yếu, lại vừa không được chú ý đầu tư, cải thiện.<br />
- Thiếu các cơ chế chính sách chung, cũng như đặc thù, nhất là<br />
các chính sách phát triển rừng trồng gỗ lớn để phát triển thị<br />
trường nội địa tương xứng tiềm năng của ngành.<br />
5.2. Một số nguyên nhân chủ yếu<br />
- Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có quy mô nhỏ, thiếu<br />
vốn và hoạt động tự phát nên chưa có chiến lược phát triển, nhất<br />
là chiến lược phát triển thị trường nội địa.<br />
- Thị trường nội địa vừa có khối lượng sản phẩm theo mỗi đơn<br />
hàng nhỏ, lại vừa không được ưu đãi về thuế, cũng như các chính<br />
sách hỗ t