intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam" đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp được nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thanh Thủy1 Tóm tắt: Trước những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 thì chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là vấn đề sống còn nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển. Thực tế những năm gần đây, quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, tuy nhiên vẫn có không ít các doanh nghiệp chưa nhận thấy sự cần thiết của quá trình chuyển đổi số, dẫn đến chậm thay đổi cũng như chưa chú trọng thực hiện chuyển đổi số một cách triệt để, vì vậy đã gặp những khó khăn và thách thức. Từ khóa: chuyển đổi số, doanh nghiệp, giải pháp, Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây… từ đó thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số nên Việt Nam đang từng bước xây dựng và áp dụng hệ thống các chính sách phù hợp với xu hướng chuyển đổi trong doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và đẩy mạnh thực thi chiến lược chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó chuyển đổi số cho doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhât, giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp được nâng cao. 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP Hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu. Theo kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19” do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như: quản trị nội bộ, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, dẫn tới các doanh nghiệp buộc phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt Học viện Tài chính 1
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 155 động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tăng nhanh so với trước đây, cụ thể như trong việc quản lý nhân sự từ xa, học trực tuyến, hội nghị trực tuyến, phê duyệt nội bộ… Đối với ngành ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, E – Zone của BIDV…) hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động. Một số ngân hàng lớn nhất Việt Nam như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra mắt ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank, là dịch vụ mới nổi bật với sự đồng nhất về trải nghiệm, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt. Ngay cả doanh nghiệp nổi tiếng truyền thông như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM) trên thị trường thẻ. Từ đó, Agribank mở rộng tới các dịch vụ ngân hàng số hiện đại như ngân hàng tự động Autobank, ứng dụng eKYC, giao dịch rút tiền không cần thẻ… dần thay thế các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả Năm 2020, theo Vinasa thì tại Việt Nam có hơn 92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đã có ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chưa có đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp. Đáng nói hơn, tại Việt Nam doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số với 97% nhưng thực trạng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ chưa đủ điều kiện để chuyển đổi số, 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số và 72% chưa biết bắt đầu từ đâu. Năm 2021, đa phần các doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối, cụ thể như: hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sản phẩm thương mại điện tử như Lazada, Shopee…; 60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm Misa; Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử; Khoảng 100.000 cửa hàng tại Viêt Nam đang sử dụng KiotViet cho hoạt động bán hàng và các kênh bán hàng và các phần mềm hỗ trợ khác cũng tương tự như vậy như Harvan, Sapo, Nhanh… Việc chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có được những cơ hội rất lớn để bứt phá trong cuộc đua công nghệ để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Các doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức đối với tầm quan trọng của chuyển đổi số. Nhiều đơn vị đã bước vào giai đoạn số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình, ứng dụng công nghệ số và tiến tới chuyển đổi số ở phạm vi rộng, đồng bộ hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những chương trình và chiến lược chuyển đổi số hỗ trợ tạo nên môi trường chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn khi các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.
  3. 156 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3. NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC Bên cạnh những thành công từ những nỗ lực thay đổi và tiếp cận với công nghệ số, thì không ít các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn còn nhiều gặp khó khăn thách thức trong hoạt động chuyển đổi số, cụ thể như sau: - Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chưa làm chủ được công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới. Trình độ kỹ thuật chuyên môn về công nghệ số còn hạn chế. Việc tiếp cận và thay đổi còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo trong khi nhu cầu của xã hội tăng cao. - Trở ngại từ nhận thức, năng lực của doanh nghiệp: Chuyển đổi số tại mỗi doanh nghiệp sẽ tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp vì vậy đó sẽ là một sự thay đổi lớn tới toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm tư duy của một bộ phận nhà quản trị trong doanh nghiệp chưa xem trọng quá trình chuyển đổi số do đó, các quá trình kinh doanh còn thực hiện mang tính truyền thống, mất nhiều thời gian, gây lãng phí về vốn. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn chịu áp lực rất lớn khi bắt đầu chuyển đổi số sao cho có hiệu quả và phù hợp với hoạt động doanh nghiệp mình. Ngoài ra, phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ. Việc có thể hiểu, hình dung và nhận thức được các thay đổi đang diễn ra sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Do đó quyết định thực hiện chuyển đổi số hay không sẽ cần đến thời gian. Ngoài ra, khi nhận thức được về vai trò, ý nghĩa thì chuyển đổi số thành công vẫn là thách thức không hề nhỏ. Sự hạn chế của doanh nghiệp xuất phát từ việc không chắc chắn về lợi nhuận đầu tư công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ trong nội bộ còn yếu, tài chính hạn hẹp và những vướng mắc về pháp lý. Theo khảo sát của ngân hàng Thế giới có trên 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ và 63% doanh nghiệp lớn của Việt Nam chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa đến 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, họ thiếu thông tin về những công nghệ hiện có, thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. - Khó khăn từ vốn đầu tư: Đầu tư chi chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, cơ sở hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thiếu vốn, nên nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn. Vì thiếu vốn nên khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thường chọn “đám mây” là công nghệ mà họ đầu tư nhiều nhất bởi công nghệ này cho phép các DNVVN mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng CNTT. Các doanh nghiệp lớn tuy không chịu áp lực lớn về tài chính cho hoạt động chuyển đổi số, tuy nhiên cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn theo kiểu mạnh ai lấy làm sẽ gây ra sự lãng phí lớn. Ví dụ, việc các ngân hàng Việt Nam hiện đang triển khai giải pháp eKYC một cách quyết liệt có thể dẫn tới tốn kém không ít chi phí cho tất cả các bên, thay vì dùng nguồn lực này để hỗ trợ khách hàng chỉ cần mở một tài khoản nhưng có thể sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng khác nhau…
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 157 - Vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin: Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc chuyển đổi số sẽ không thể thành công nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững đồng thời là xuyên suốt không thể tách rời chuyển đổi số. Vấn đề an ninh mạng đặt ra cho doanh nghiệp các thách thức của chuyển đổi số về việc trang bị các sản phẩm, phần mềm bảo mật chất lượng cao. Vấn đề bảo mật cần được thực hiện ngay từ các bước đầu của hành trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. - Khung thể chế cho chuyển đổi số ở Việt Nam còn cồng kềnh: Mặc dù Chính phủ đã tăng cường Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số theo Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021, các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở cấp tỉnh, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu vận hành, các nhiệm vụ lớn trong chương trình chuyển đổi bị dàn trải, khiến cho công tác phối hợp và triển khai chính sách gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế đối với các doanh nghiệp số hoặc doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công vẫn chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thay vì cho nâng cấp công nghệ và thương mại hóa công nghệ. 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Để tạo thuận lợi nhất cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Việt Nam, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: - Thứ nhất, giải pháp nguồn nhân lực: Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu sâu sắc về công nghệ. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải được ưu tiên và nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Trước hết, các nhân viên phải thành thạo các kỹ năng cơ bản về công nghệ máy tính, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, trau dồi bản thân, các doanh nghiệp cần có những chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở lớp huấn luyện định kỳ cho nhân viên, đồng thời coi trọng công tác tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp - Thứ hai, giải pháp từ nhận thức của doanh nghiệp: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một thách thức và khó khăn rất lớn đối với các nhà lãnh đạo. Các doanh nghiệp lớn trên thế giới chuyển đổi số thành công cho thấy, bộ phận nghiên cứu và phát triển là rất quan trọng trong doanh nghiệp, bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Do đó việc tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp ở quốc gia phát triển trên thế giới là điều cần thiết để nắm bắt những tiêu chuẩn, kỹ thuật mới. Tăng cường chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công điển hình của doanh nghiệp về chuyển đổi số. Duy trì hoạt động hiệu quả liên minh chuyển đổi số trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam để truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số, chủ động tiên phong thực hiện chuyển đổi số và tạo ra hạ tầng, nền tảng dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp khác của Việt Nam thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời tiếp cận với công nghệ, phương pháp mới cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, giữa hội, hiệp hội ngành nghề công nghệ thông tin với hội, hiệp hội chuyên ngành trong lĩnh vực khác để tạo hiệu ứng lan tỏa ra xã hội.
  5. 158 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - Thứ ba, nâng cao kỹ năng số tại doanh nghiệp: Người lao động cần có kỹ năng phù hợp để tận dụng thế mạnh của công nghệ số, việc phân bổ kỹ năng không đồng đều có thể gia tăng bất bình đẳng. Tỷ lệ người lao động có trình độ trong lực lượng lao động của Việt Nam hiện còn thấp và số lượng sinh viên tham gia các chương trình đào tạo sau đại học chưa đủ để khỏa lấp chỗ trống. Với tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự bất ổn định về yêu cầu của việc làm trong tương lai, Việt Nam có thể thực hiện các phương án sau: + Bồi dưỡng nhân tài trẻ về công nghệ số thông qua chương trình học bổng quy mô lớn để chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng trước thời đại số. + Xây dựng các chương trình chuyển đổi số quốc gia kết hợp phát triển kỹ năng liên quan đến kinh tế số với tài trợ và cố vấn của các doanh nhân số. + Thúc đẩy việc đưa công nghệ vào giáo dục từ các giai đoạn đầu + Thu hút nhân tài từ những kiều bào đang tham gia các lĩnh vực số trên thế giới + Khuyến khích phát triển kỹ năng mềm cho người lao động, như kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, truyền thông, quản lý… - Thứ tư, Có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển đổi số: Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phù hợp với tình hình của từng doanh nghiệp. Việt nam cần xây dựng các gói hỗ trợ bao gồm các chỉ dẫn giải pháp công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đơn vị tham gia được hỗ trợ tối đa 50% chi phí ứng dụng các giải pháp trên nền tảng số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình: kinh doanh, quản trị, sản xuất, công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh; xây dựng các gói hỗ trợ theo các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistic, du lịch. - Thứ năm: Ứng dụng công nghệ phù hợp: giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp trong việc quản lý, vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng…Tuy nhiên, không phải giải pháp công nghệ nào cũng phù hợp với văn hóa, định hướng phát triển phát triển của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng - Thứ sáu, Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp: Cần tập trung vào hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, internet và không gian mạng. Chú trọng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin, luật viễn thông. Rà soát sửa đổi các văn bản pháp luật dân sự, hình sự và các luật chuyên ngành theo hướng tăng nặng mức và hình phạt, cho các hành vi lừa đảo, gian lận khi giao dịch trên không gian mạng cũng như các hành vi lợi dụng, khai thác trái phép thông tin riêng, cá nhân trên mạng để người dùng an tâm khi thực hiện các giao dịch số. - Thứ bảy, Tăng cường hợp tác quốc tế, tham vấn kinh nghiệm về chuyển đổi số cho doanh nghiệp ở các quốc gia: Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan cần xây dựng chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao, triển khai các công nghệ mới ở Việt Nam. Nghiên
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 159 cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới để tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất, mô hình mới nhất trên thế giới. 5. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính, tạo nền móng vững chắc cho chuyển đổi số. Đồng thời Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần chung tay triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Đề án xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2020), Chuyển đổi số: giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid – 19 và phát triển 3. Thủ tướng chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg, Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” 4. Đỗ Mỹ Linh (2021), giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Số hóa doanh nghiệp 4.0. http://cole.vn/blog/giai-phap-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2