intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy" đi sâu vào chi tiết cụ thể của chương trình chuyển đổi số quốc gia, nêu bật các quyết định, nghị quyết quan trọng định hình chiến lược phát triển chính phủ điện tử và số hóa. kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm hiểu bối cảnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, phân loại các giai đoạn khác nhau và xác định động lực cũng như rào cản đối với doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Nguyễn Thanh Thảo1, Nguyễn Văn Dần2 Tóm tắt: Bài viết đi sâu vào chi tiết cụ thể của chương trình chuyển đổi số quốc gia, nêu bật các quyết định, nghị quyết quan trọng định hình chiến lược phát triển chính phủ điện tử và số hóa. kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm hiểu bối cảnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, phân loại các giai đoạn khác nhau và xác định động lực cũng như rào cản đối với doanh nghiệp. Mặc dù bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng, các doanh nghiệp vẫn gặp phải những thách thức như thiếu hụt kỹ năng và chi phí thực hiện cao. Bài viết kết thúc với các khuyến nghị dành cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ pháp lý, chiến lược kỹ thuật số hiệu quả phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đầu tư vào đào tạo lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số thành công trong bối cảnh Việt Nam. Từ khoá: chuyển đổi số quốc gia, doanh nghiệp chuyển đổi số 1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ Hiện nay chúng ta không còn xa lạ với thuật ngữ “chuyển đổi số”; gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, vấn đề tồn tại và phát triển của tổ chức, nó tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực của hoạt động đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh tế số: có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên đa số đều thống nhất: là nền kinh tế mà các quan hệ, các hoạt động kinh tế, tài chính được thực hiện trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, internet và công nghệ viễn thông trong hệ thống mạng lưới của chuỗi cung ứng. Nói cách khác, kinh tế số là nền kinh tế ra đời và phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ số đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành qua internet. Hiện nay, kinh tế số đang hiện hữu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền kinh tế dựa vào số hoá là cuộc đua được hầu hết các doanh nghiệp và quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia. Để thành công trong con đường này, các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức như: sự tin cậy, bảo mật và thông tin cá nhân, đầu tư nhân sự, công cụ và hạ tầng công nghệ thông tin để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Một số khái niệm về chuyển đổi số, chẳng hạn: Chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh với mục đích nhằm tạo ra cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. 1 Học viện Tài chính 2 Học viện Tài chính
  2. 124 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ hội và giá trị mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Nói cách khác là tái cấu trúc tài nguyên trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm gia tăng giá trị mới. Chuyển đổi số là tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp; làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh nhằm đem đến giá tri mới cho doanh nghiệp và khách hàng. Chuyển đổi số là sự thay đổi về văn hoá của tổ chức, đòi hỏi các tổ chức cần phải liên tục cập nhật khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiếp thu cái mới và chấp nhận những thất bại. Việt Nam, chuyển đổi số còn được hiểu là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp từ dạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, internet vạn vật, điện toán đám mây…Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hoá doanh nghiệp (Trần Thanh Toàn, 2022). Quá trình chuyển đổi số thường có ba cấp độ: một là, số hoá thông tin nhằm tạo ra dữ liệu đặc trưng cho các thực thể này; hai là, số hoá tổ chức nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạt động kinh doanh của một tổ chức để thích nghi với môi trường số hoá và tạo ra giá trị mới lớn hơn; ba là, chuyển đổi tổng thể và toàn diện tổ chức trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá…với mô hình hoạt động mới, (Nguyễn Thanh Bình, 2022). Phân biệt giữa “chuyển đổi số” và “số hoá”: Số hoá là quá trình hiện đại hoá, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hoá, từ đó áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó để tạo ra các gía trị mới. Như vậy, “số hoá” có thể được coi là một phần của “chuyển đổi số”. 2.QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM 2.1. Một số quan điểm chi đạo Tại đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng về cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nêng tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; trong đó thể hiện rõ một số quan điểm chỉ đạo về cuộc CMCN 4.0 như sau: Một là, Chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yều cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội gắn chặt với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế; Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm và bản chất của cuộc CMCN 4.0 để đổi mới tư duy và hành động, có giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội. Hai là, nắm bắt và tận dung cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của quản trị nhà nước, ứng dụng mạnh mẽ thành quả của CMCN 4.0.
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 125 Ba là, đổi mới tư duy và quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế kinh tế xã hội phù hợp. Có cách tiếp cận linh hoạt mở, tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Bốn là, phát huy tối đa, có hiệu qủa nguồn lực cho chủ động tham gia CMXN 4.0. Huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sức mạnh của toàn xã hội. 2.2. Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia Nghị quyết 52-NQ/TW đã xác định: Phát triển kinh tế số là trụ cột, là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển chuyển đổi số quốc gia cho những năm tiếp theo với mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 kinh tế số của Việt Nam chiếm khoảng 20% GDP, đến năm 2030 chiếm 30% GDP 2.3. Chương trình chuyển đổi số quốc gia Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt “chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030”. Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”. Ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ kỹ Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến 2030”. Một số nội dung cụ thể được thể hiện: Về tầm nhiều đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hinh mới; đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động điều hành và quản lý của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc, hành vi của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn trong bối cảnh hội nhập. Mục tiêu cơ bản: thực hiện mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có khả năng cạnh tranh và hội nhập. Quan điểm chỉ đạo: nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; người dân là trung tâm của chuyển đổi số; thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh chuyển đổi số; giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh mạng là khâu then chốt để thúc đẩy chuyển đổi hoá thành công và bền vững; phối hợp của toàn hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn dân là yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của chương trình. 3. VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Thế nào là chuyển đổi số trong doanh nghiệp: là quá trình tích hợp, áp dụng công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các giá trị mới cho khách hàng, đối tác (Lê Mạnh Hùng, 2023).
  4. 126 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Các mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp: Mức 0: “chưa chuyển đổi số”, ở mức này doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số. Mức 1: “khởi động”, doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số. Mức 2: “bắt đầu”, các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Ở mức độ này, chuyển đổi số đã bắt đầu mang lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp và khách hàng. Mức 3: “hình thành”, ở mức độ này, chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận và đem lại lợi ích cũng như hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cùng trải nghiệm của khách hàng. Đây là cơ sở hình thành doanh nghiệp số. Mức 4: “nâng cao”, bước này các nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu hoá nhiều hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. Ở mức độ này, các doanh nghiệp cơ bản đã trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên cơ sở của nền tảng số và dữ liệu số. Mức 5 “ dẫn dắt”, lúc này chuyển đổi số của doanh nghiệp đã đạt đến mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp lúc này thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết các phương thức kinh doanh; các mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng số, được sự dẫn dắt của nền tảng số và dữ liệu số. Các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp vệ tinh số. Lý do các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số: nói chung chuyển đổi số có vai trò quan trọng cấp thiết đối với doanh nghiệp; có thể kể đến một số lý do sau đây: Một là, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm cho phí hoạt động; Hai là, giúp các doanh nghiệp quản lý thông tin và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên của mình; Ba là, nâng cao các trải nghiệm của khách hàng; Bốn là, tối ưu hoá hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban, mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp; Năm là, tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong quản trị và điều hành doanh nghiệp; Sáu là, cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp; Bảy là, nâng cao cơ hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; Tám là, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp; Chín là, góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt hơn. Ai là người thực hiện chuyển đổi số:
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 127 Nói chung chuyển đổi số tạo nên những tác động ngày càng sâu rộng trong toàn tổ chức. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự tham gia mạnh mẽ của tất cả các cấp trong doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò đầu tầu, xác định tầm nhìn chuyển đổi số và định hướng cho toàn bộ tổ chức của mình. Các ban lãnh đạo cần phải đưa ra chính sách phù hợp để tạo dựng văn hoá số, khuyến khích toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp thử nghiệm, ứng dụng các giải pháp mới, để làm cho quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi và đem lại hiệu quả thiết thực. Các thành viên khác trong tổ chức/doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số; cung cấp các sáng kiến, ý tưởng mới sáng tạo trong chuyển đổi số. Mức độ ứng dụng giải pháp và cách thức làm việc của đội ngũ nhân sự là yếu tố quan trọng phản ánh trực tiếp kết quả của quá trình chuyển đổi số. 4. VÀI NÉT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM Nhìn chung tất cả các nước vấn đề chuyển đổi số diễn ra với tốc độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ của phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức khác nhau trong công cuộc chuyển đổi số của cuộc CMCN 4.0. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào tốp đầu khu vực; Việt Nam đang trong thời điểm dân số vàng và có khả năng tiếp cận nền công nghệ cao; Do vậy, Việt Nam là cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp tạo ra bước nhảy vọt về tăng trưởng nhờ chuyển đổi số. Kết quả báo cáo “chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á- Thái Bình Dương” của CISCO: các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đối mặt với những trở ngại trong quá trình chuyển đổi số; chẳng hạn: thiếu kỹ năng số và nhân lực chiếm 17%, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi số chiếm 16,7%, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hoá kỹ thuật số trong doanh nghiệp chiếm 15,7%, các doanh nghiệp đang bước đầu đầu tư cho công nghệ đám mây chiếm 18%, an ninh mạng là 12,7%, nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số là 10,7% (Trần Thanh Toàn, 2022). Nói chung ở Việt Nam có tới trên 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số, 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về giải pháp làm việc nội bộ; hiện nay, rào cản lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi áp dụng công nghệ số là vấn đề chi phí trong ứng dụng công nghệ số quá cao, (Trần Thanh Toàn, 2022). Theo VCCI và VNPT (2020), quan điểm và nhận thức của doanh nghiệp đối với công nghệ số được tổng hợp như sau: (1) đã ứng dụng các công nghệ số trước khi có dịch covid-19: 50,9%; (2) bắt đầu ứng dụng các công nghệ số từ khi có dịch Covid-19 và có ý định sử dụng các công nghệ này: 25,7%; (3) bắt đầu ứng dụng các công nghệ số từ khi có dịch Covid-19, nhưng sẽ quay lại cấu trúc cũ sau khi hết dịch: 3,1%; (4) vẫn chưa ứng dụng các công nghệ số, nhưng có quan tâm tới việc áp dụng công nghệ số từ khi có dịch Covid-19: 17,3%; (5) chưa áp dụng công nghệ số và cũng không có kế hoạch áp dụng trong tương lai: 3,3%.
  6. 128 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG DOANH NGHIỆP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ Các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới cần đẩy mạnh chuyển đổi số, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường thể chế, pháp lý đáp ứng yêu cầu trong điều kiện của chuyển đổi số. Chính phủ cần xây dựng và công bố chiến lược, quy hoạch ngành về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Ban hành các quy chuẩn phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo ra liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật dựa vào công nghệ thông tin. Hai là, doanh nghiệp phải có chiến lược kỹ thuật số thực sự thu hút và hấp dẫn, có chương trình hành động để điều chỉnh chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu kinh doanh, phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp. Ba là, có chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng và kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu cảu chuyển đổi số. Bốn là, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình cơ sở dữ liệu chung trong toàn tổ chức, đầu tư nghiên cứu và phát triển để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ đồng thời không ngừng nâng cấp hệ thống hiện tại, áp dụng công nghệ số mới nhằm đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho toàn bộ dữ liệu của tổ chức. Trong điều kiện phát triển của cuộc CMCN 4.0 đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt hoạt đồng của đời sống kinh tế xã hội của đất nước; các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến thì lựa chọn nền tảng công nghệ nào cho phù hợp với quy mô và nguồn lực của mỗi đơn vị là không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp cần phải lựa chọn công nghệ một cách tối ưu, hiện đại, bắt kịp xu hướng và phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vân Anh (2022), Chuyển đổi số có thể giúp các doanh nghiệp tăng gấp đôi năng suất, lợi nhuận, ICT News 2. Nguyễn Văn Bình (2019), Chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, NXB ĐHKTQD. 3. Nguyễn Thanh Bình (2022), Kinh tế số và việc vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4, “đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hoá chuỗi cung ứng”, TP Hồ Chí Minh, 05.6.2022. 4. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 5. Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4, “Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hoá chuỗi cung ứng”, TP Hồ Chí Minh, 05.6.2022. 6. Lê Mạnh Hùng (2023), Tập đoàn dầu khí Việt Nam chuyển đổi số, Hà Nội tháng 5/2023. 7. Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 03/6/2020. 8. Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”, Thủ tướng Chính phủ ký Ngày 15/6/2021.
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 129 9. Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến 2030” của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 31/03/2022. 10. Trần Thanh Toàn (2022), Ích lợi của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4, “đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hoá chuỗi cung ứng, TP Hồ Chí Minh, 05.6.2022. 11. VCCI &VNPT (2020), Chuyển đổi số: giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, NXB Thông tin và Truyền thông. 12. Đỗ Văn Viện (2021), Chuyển đổi số - hướng đi bền vững cho doanh nghiệp trong cuộc CMCN 4.0, tạp chí kinh tế và dự báo, số 17, tháng 6/2021.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2