intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi kinh tế số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi kinh tế số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam" nói về tác động của kinh tế số đến doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kinh tế số đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ mở rộng thị trường, tăng cường quản lý và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Công nghệ số cũng khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong các mô hình kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi kinh tế số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam

  1. CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ SỐ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: THỰC TRẠNG, TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Lê Bích Ngọc*, Andreas Stoffers Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) Vietnam * Tác giả liên hệ: lebichngocpdi@gmail.com, ngoc.le@freiheit.org TÓM TẮT Bài báo nói về tác động của kinh tế số đến doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kinh tế số đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ mở rộng thị trường, tăng cường quản lý và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Công nghệ số cũng khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong các mô hình kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, để tận dụng lợi ích từ kinh doanh số, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việt Nam cần thiết lập môi trường kinh doanh số tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ và nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh doanh số, xã hội số 1. Mở đầu Phát triển kinh tế số là một xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp đã từng bước tiếp cận và hội nhập với thế giới bằng việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình số, bao gồm các nội dung như kinh tế số, kinh doanh số, xã hội số. Kinh tế số đã có tác động lớn đến doanh nghiệp trên toàn cầu, từ việc tạo ra cơ hội mới cho phát triển kinh doanh đến việc thay đổi cách thức hoạt động và tương tác với khách hàng. Các doanh nghiệp ngày nay cần phải áp dụng công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động để cạnh tranh và tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phát triển không ngừng. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, dự đoán tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. (Hà Văn, 2023). Trong bảng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có điểm trung bình là 41/120, đứng thứ 55 về mức độ chuyển đổi số trên thế giới. Lợi thế to lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT để thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh với các nước trong khu vực. (FPT Digital, 2022) Trước hết, cần hiểu kinh tế số chính là sự áp dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế nhằm tạo ra giá trị và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc bất kỳ tổ chức nào. Kinh tế số thường bao gồm sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển các dịch vụ trực tuyến, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ số, và tận dụng các dữ liệu số để đưa ra các quyết định thông minh. Kinh tế số cũng bao hàm các nội dung chính như việc sử dụng và áp dụng các công nghệ số vào trong các quy trình bằng việc thu thập các hệ thống dữ liệu số hoá, thông qua các kết nối đa chiều giữa doanh nghiệp, khách hàng và mạng lưới thông tin, giúp đẩy mạnh quá trình tự động hoá để tăng năng suất lao động và sản xuất trong doanh nghiệp. Theo một định nghĩa khác, kinh tế số là tất cả các doanh nghiệp và dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua, bán sản phẩm, dịch vụ số, thiết bị hoặc cơ sở hạ tầng hỗ trợ (Le Duy Binh, 2020) Kinh doanh số là việc sử dụng các công nghệ số và dữ liệu số để phát triển và quản lý các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh số thường tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các dịch vụ trực tuyến, và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên công nghệ số. Kinh doanh số giúp doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Xã hội số (hay còn gọi là xã hội mạng) là thuật ngữ chỉ đến việc sử dụng các công nghệ số và mạng internet để tạo ra, chia sẻ và truy cập thông tin, tương tác với nhau, và tham gia vào các hoạt động xã hội trực tuyến. Xã hội số thường bao gồm các mạng xã hội trực tuyến và các diễn đàn trực tuyến khác nơi con người có thể tương tác và chia sẻ thông qua các tài khoản cá nhân. 85
  2. Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là trụ cột chính của nền kinh tế. Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam và tạo ra khoảng 50% GDP của đất nước. Đây là một phần quan trọng của nền kinh tế, góp phần vào tạo việc làm, thuế thu nhập và phát triển kinh tế. Mỗi ngành nghề có một sự thích ứng khác nhau đối với việc chuyển đổi theo mô hình kinh tế số và kinh doanh số. Theo khảo sát khoảng 1000 doanh nghiệp cả nước về tốc độ phát triển và sự thích nghi để đáp ứng được tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế số cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ chuyển đổi nhiều nhất, kế tiếp là doanh nghiệp trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Hình 1: Khảo sát các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số theo ngành Nguồn: Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), USAID Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế. Trong đó, việc áp dụng chuyển đổi số trong nền kinh tế cũng chính là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, hội nhập với thế giới. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường linh hoạt, nhanh chóng thích nghi với công nghệ mới, và có khả năng áp dụng các giải pháp số một cách linh hoạt, giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp tăng cường cạnh tranh và sáng tạo. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là động lực chính trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó tăng cường cạnh tranh và sáng tạo trong ngành kinh doanh số. Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á Nguồn: Tổng hợp 2. Thực trạng kinh tế số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Trên thế giới, đi cùng với tiến trình phát triển chung của nền kinh tế và nhận thức rất sớm việc tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trong doanh nghiệp thông qua chuyển đổi số, một số các quốc gia phát triển đã áp dụng công nghệ và đầu tư vào hạ tầng công nghệ một cách rất bài bản, từ hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp đến các cơ chế bảo mật, khả năng lưu trữ thông tin mã hoá, tăng cường cải thiện trải nghiệm người dùng để kéo gần sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Việc chuyên môn hoá các công đoạn quản lý và kinh doanh cũng như kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm số để tạo ra các giải pháp đồng bộ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 86
  3. Hiện tại, việc áp dụng chuyển đổi số cho nền kinh tế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ dưới sự hỗ trợ của Chính phủ và mạng lưới đồng hành của các doanh nghiệp lớn, cũng như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các bên liên quan đến việc chuyển đổi kinh tế số và kinh doanh số như các doanh nghiệp công nghệ và các đối tác chiến lược khác, sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển trong kinh tế số. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã xác định: Phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và tăng lên 30% vào năm 2030. Tuy nhiên, tiến trình này vẫn còn tồn tại nhiều thách thức khiến kìm hãm tốc độ phát triển và chuyển đổi của các doanh nghiệp này do nguồn lực hạn chế của Chính phủ khiến việc đầu tư chuyển đổi toàn diện cho phát triển hạ tầng để phục vụ chuyển đổi sang nền kinh tế số trong doanh nghiệp còn gặp nhiều trở ngại. Hình 1: Ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số Nguồn: Khảo sát của Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư 2022 Ngoài sự hạn chế về nguồn ngân sách, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế số ở nước ta chưa được đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của các loại hình sản phẩm, dịch vụ trong nước và trên thế giới, đồng thời các cơ sở pháp lý còn mang tính lối mòn và chưa có sự đổi mới, nên chính sách thường đi sau thực tiễn, hoặc đôi khi chính sách đã ra nhưng chưa phù hợp với thực tế, chưa đủ thời gian đánh giá tính hiệu quả. Do đó cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giám sát và quản lý các hoạt động kinh doanh trên môi trường số. Ngoài ra, giữa các cơ quan bộ ngành trong việc triển khai các chiến lược quốc gia còn chưa phối hợp đồng bộ và chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc cân bằng quyền lợi giữa người dùng số với người kinh doanh số, giữa những người kinh doanh số với nhau trong nước và trên thế giới, cần có sự quản lý chặt chẽ và một cơ sở hoàn chỉnh để tuân thủ. Nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin và kinh tế số cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình đào tạo nhân lực chất lượng cao vẫn còn nhiều lỗ hổng vì người học thiếu môi trường thực tế để thực hành cũng như thiếu giảng viên, nhân lực đào tạo tại các trường đại học. Đào tạo tràn lan nhưng thiếu tập trung và mang nặng tính lý thuyết cũng gây ra rào cản rất lớn cho người học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, tỷ lệ các trường đại học và cao đẳng trên cả nước có chương trình đào tạo công nghệ thông tin (IT) chiếm 37,5%, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên ngành IT tốt nghiệp. Chỉ có khoảng 27% nhân viên IT có khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc, còn lại 72% cần đào tạo bổ sung ít nhất 3 tháng. (Human Resource for ICT Forum, 2019) Đối với nội tại doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc bảo mật dữ liệu và an ninh thông tin trong môi trường số cũng là một rủi ro đối với doanh nghiệp. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới, theo thống kê của Kaspersky, gây thất thoát rất nhiều cho doanh nghiệp. Rò rỉ dữ liệu cá nhân khi sử dụng các giải pháp công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thận trọng để chuyển đổi số một cách toàn diện. 87
  4. Hình 2: Các rào cản và khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2021) 3. Tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Hiện nay Việt Nam đang có một số chính sách về kinh tế số đang ngày càng được quan tâm và phát triển để thúc đẩy sự chuyển đổi số trong nền kinh tế. Một số chính sách và hướng dẫn được đưa ra bao gồm: Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 đã xác định: “Phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và tăng lên 30% vào năm 2030”; Quyết định số 999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/08/2019 phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ với các mục tiêu “Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống; Đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ bao gồm người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp nền tảng; Khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số”; Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số là trọng tâm chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn tới và đặt ra các mục tiêu cụ thể đến 2025 gồm: kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quan phủ rộng trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phổ cập mạng di động 4G/5G. Tiếp theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO) đã xây dựng 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045, gồm: kịch bản truyền thống, kịch bản chuyển đổi số, kịch bản xuất khẩu số và kịch bản tiêu dùng số với một lộ trình hành động cụ thể; Ngày 03/11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 1887/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/ QĐ- TTg, ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022-2025”; Năm 2020, Bộ Công Thương và chính quyền các cấp đã tổ chức hơn 500 hội nghị xúc tiến thương mại quốc tế đa quốc gia, trên 1 triệu phiên giao dịch với những đối tác quốc tế bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến năm 2022, 22/22 các bộ, ngành và 63/63 địa phương đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo về chuyển đổi số do người đứng đầu làm Trưởng ban; 17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm; Số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới năm 2022 tăng 500 doanh nghiệp so với năm 2021 và nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ “lõi”, phát triển khoảng 40 nền tảng số “Made in Viet Nam” (Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, 2022) Các văn bản trên nhằm hiện thực hoá các kế hoạch đề ra của Chính phủ trong các Chiến lược phát triển kinh tế số, phát triển hệ sinh thái công nghệ thông tin và truyền thông cũng như khuyến khích đầu tư vào công nghệ số, bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân. Những chính sách này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi số và nâng cao năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0. Việc phát triển kinh doanh số đã và đang có những tác động lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, bao gồm: (1) mở rộng thị trường: kinh doanh số giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn trên toàn cầu thông qua việc phát triển kênh bán hàng trực tuyến và thương mại điện tử. Hiện nay các người tiêu dùng cũng dần thay đổi thói quen mua sắm từ truyền thống sang mô hình thương mại điện tử, vì vậy các doanh nghiệp phát triển hình thức kinh doanh trên nhiều nền tảng giúp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. (2) tăng 88
  5. cường quản lý doanh nghiệp: công nghệ số cung cấp các công cụ quản lý thông tin, quản lý khách hàng, quản lý sản xuất và quản lý tài chính hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tăng cường năng suất; (3) cải thiện trải nghiệm khách hàng: kinh doanh số tạo ra cơ hội cải thiện trải nghiệm mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến tiện lợi và linh hoạt; (4) khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Kinh doanh số khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh đang thay đổi; (5) tạo ra cơ hội việc làm mới: Sự phát triển của kinh doanh số tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, marketing số, dịch vụ trực tuyến và các ngành liên quan. 4. Giải pháp phát triển kinh tế số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 4.1 Đối với nội tại doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào quá trình chuyển đổi sang để phát triển kinh tế số thì doanh nghiệp sẽ phải gặp rất nhiều những trở ngại trong cả ngắn hạn và dài hạn, nhất là những doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc thiếu vốn, thiếu nguồn lực. Để chủ động nắm bắt và thích nghi với những khó khăn trên và giảm những rủi ro nhiều nhất có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tự nâng cao năng lực nội tại và kịp thời nắm bắt xu thế về chuyển đổi số để có những lộ trình và giải pháp thay đổi phù hợp, tìm hiểu và áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp, đầu tư vào đào tạo nhân lực, tạo ra chiến lược kinh doanh số phù hợp và tận dụng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức liên quan. Việc chuyển đổi không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả các bộ phận của doanh nghiệp mà có thể từng bộ phận nhỏ để đo lường khả năng chuyển đổi, tránh những rủi ro cho toàn bộ doanh nghiệp trong quá trình tiến tới phát triển kinh tế số bền vững. Nhờ đó, doanh nghiệp khi đã tăng trưởng bền vững có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, tự mở rộng thị trường và bước vào thế giới kinh doanh số đầy tiềm năng. Chuyển đổi số từng bước nhỏ, để tiến tới phát triển kinh tế số bền vững là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ. Vì vậy việc xác định mục tiêu chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng là một kế hoạch cụ thể doanh nghiệp cần xác lập để tiến tới tham gia và phát triển kinh tế số toàn diện. Bao gồm: (1) Đào tạo nhân viên về công nghệ và kỹ năng số hóa để họ có thể hiểu và áp dụng công nghệ vào công việc hàng ngày; (2) Xây dựng chiến lược số hóa: Phải có một chiến lược cụ thể và chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ áp dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh; (3) Đầu tư vào công nghệ thông tin: Doanh nghiệp cần đầu tư vào các công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình; (4) Tạo ra trải nghiệm khách hàng số: Tạo ra các trải nghiệm số hấp dẫn và thuận lợi cho khách hàng, từ việc tìm kiếm thông tin đến thanh toán và hỗ trợ sau bán hàng như các quốc gia trên thế giới đã áp dụng từ nhiều năm trước; (5) Bảo vệ dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu khách hàng và thông tin doanh nghiệp là rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, để tận dụng sức mạnh của những yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp nên liên kết với các đối tác công nghệ: Hợp tác với các đối tác công nghệ để tận dụng các giải pháp số sẵn có và nâng cao hiệu quả kinh doanh, liên tục đánh giá và tối ưu hóa quá trình chuyển đổi số để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tiến triển theo hướng đúng và hiệu quả. Xã hội số đã thay đổi cách mà con người giao tiếp, làm việc, giải trí và tiêu dùng. Nó cung cấp cho mọi người một nền tảng để chia sẻ thông tin, ý kiến, và cảm xúc, tạo ra cộng đồng trực tuyến và mở ra nhiều cơ hội mới trong việc kết nối và tương tác với nhau. Tuy nhiên, xã hội số cũng đặt ra nhiều thách thức về quyền riêng tư, bảo mật thông tin và ảnh hưởng của thông tin giả mạo. 4.2 Đối với Chính phủ Để thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, Chính phủ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây: (1) về phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tổ chức thực hiện các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số; tuyên truyền về những mô hình chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp để làm bài học kinh nghiệm, lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp. (2) bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp luật về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số. Các cơ quan quản lý của Nhà nước cần thường xuyên cập nhật các quy chế, văn bản pháp luật về khoa học -công nghệ số. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ những mô hình kinh doanh, chiến dịch quảng bá, khuyến khích phát triển dịch vụ, dòng sản phẩm, công nghệ số mang tính sáng tạo, đổi mới và khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào kinh tế số. Việc hỗ trợ tài chính, giảm thuế và các khuyến khích khác có thể giúp thúc 89
  6. đẩy đầu tư và phát triển trong lĩnh vực này. Chính phủ cũng có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính như cung cấp vốn ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, giảm thuế hoặc miễn thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Hoàn thiện chính sách, sửa đổi luật giao dịch điện tử và hoàn thiện khung pháp lý cho những loại sản phẩm mới trên thị trường. Xây dựng các chương trình đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm bắt và áp dụng công nghệ số hiệu quả, nâng cao kỹ năng của nhân lực số. Việc dành một nguồn ngân sách đủ lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo mạng lưới internet phủ sóng rộng rãi và ổn định để các doanh nghiệp có thể tiếp cận công nghệ một cách dễ dàng là một tiêu chuẩn cơ sở để tiếp bước cho các giải pháp khác sau này, giúp mật độ doanh nghiệp được đồng đều chứ không co cụm theo yếu tố địa lý. Một số giải pháp khác như đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào thị trường số; thúc đẩy việc kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các đối tác kinh doanh, cung cấp dịch vụ và khách hàng thông qua các nền tảng số; tạo ra các chương trình khuyến khích và thưởng cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ số. Tổ chức các cuộc thi, giải thưởng và chương trình khuyến mãi để khích lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Đối với người dân, Chính phủ cũng cần hỗ trợ tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng số, những người làm công việc kinh doanh cũng như thụ hưởng từ nền tảng kinh tế số. Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, Chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, tăng cường cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh số hiện nay. 4.3 Đối với người dùng Người dùng cũng là một bên liên quan quan trọng nhưng không được nhắc đến nhiều giải pháp mà chỉ được nhắc đến như là nguyên nhân và động lực để các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số. Có rất nhiều cách để hỗ trợ và ủng hộ doanh nghiệp trong quá trình thúc đẩy phát triển chuyển đổi số, kinh tế số, kinh doanh số như ưu tiên lựa chọn và ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chuyển đổi số bằng cách mua sắm sản phẩm và dịch vụ từ họ, đồng thời chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về việc áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Ưu tiên mua sắm trực tuyến và ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử và sử dụng các dịch vụ trực tuyến và ứng dụng di động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo sự khuyến khích và hỗ trợ cho họ cũng là một cách để hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao khả năng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể đưa ra các phản hồi và góp ý để doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ của mình 4. Kết luận Có thể thấy rằng sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kinh tế số và kinh doanh số đang ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay, và cần được hỗ trợ và khuyến khích để tận dụng tối đa lợi ích từ xu hướng chuyển đổi số. Nền kinh tế số đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực mới đối với tăng trưởng toàn cầu. Tại Việt Nam, kinh tế số sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong những năm tới. Là một đất nước có nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, dân số trẻ và có khả năng tiếp cận công nghệ cao, đồng thời nhận được chính sách hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Vì vậy, cần thiết phải tận dụng cơ hội để linh hoạt trong quá trình vận hành, đưa ra lộ trình hợp tác công nghệ số nhằm triển khai ứng dụng nền tảng số phù hợp để chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động truyền thống, tạo ra những đột phá nổi bật trên thị trường. Từ đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế số hàng đầu tại khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Phát triển Doanh nghiệp. (2021, 12 3). Được truy lục từ https://digital.business.gov.vn/2153-2/ 2. FPT Digital. (2022, 7 27). Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Được truy lục từ https://digital.fpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-tren-the-gioi.html 90
  7. 3. Hà Văn. (2023, 12 28). Báo Điện tử Chính phủ. Được truy lục từ https://baochinhphu.vn/kinh-te-so-viet-nam- phat-trien-nhanh-nhat-dong-nam-a-trong-2-nam-lien-tiep- 102231228144858102.htm#:~:text=B%E1%BB%99%20Th%C3%B4ng%20tin%20v%C3%A0%20Truy%E1%BB%81 n%20th%C3%B4ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20t%C3%ADnh%20t%E1%BB%B7%20tr%E1%BB%8 4. Human Resource for ICT Forum. (2019, 3 30). 5. Le Duy Binh, T. T. (2020). Kinh tế số và chuyển đổi số tại Việt Nam. Hà Nội: Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam. 6. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số. (2022, 8 08). Tài liệu phiên họp trực tuyến lần thứ ba. Hà Nội. 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2