intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số" nghiên cứu tác động của nền kinh tế số đến năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện tự động hóa tăng năng suất lao động hơn những DN không thực hiện. Tác động đó còn được thúc đẩy hơn nữa bởi cải thiện thể chế, môi trường kinh doanh. Tác động của hoạt động tự động hóa đến năng suất DNTN còn có sự khác biệt giữa qui mô doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp càng lớn thì ảnh hưởng của tự động hóa càng lớn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

  1. THÚC ĐẨY NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ Lê Thị Hồng Thúy1 Tóm tắt: Thúc đẩy năng suất lao động là mục tiêu quan trọng để tạo động lực cho tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh tự động hóa, số hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khâu sản xuất của nhiều ngành kinh tế, góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nền kinh tế số đã mở ra nhiều cơ hội và các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Sự xuất hiện của các phương thức sản xuất mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Bài viết nghiên cứu tác động của nền kinh tế số đến năng suất lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những DN thực hiện tự động hóa tăng năng suất lao động hơn những DN không thực hiện. Tác động đó còn được thúc đẩy hơn nữa bởi cải thiện thể chế, môi trường kinh doanh. Tác động của hoạt động tự động hóa đến năng suất DNTN còn có sự khác biệt giữa qui mô DN, qui mô DN càng lớn thì ảnh hưởng của tự động hóa càng lớn. Từ khóa: Doanh nghiệp tư nhân, năng suất lao động, kinh tế số 1. GIỚI THIỆU Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ở mức khá dù chịu tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những nút thắt về thể chế khiến các nguồn lực phân bổ chưa hiệu quả; chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện nhiều, khu vực DNTN vẫn gặp nhiều rào cản phát triển. Năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Năng suất thấp là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững. Thúc đẩy tăng trưởng năng suất là mục tiêu quan trọng được Việt Nam chú trọng. Đồng thời, trong bối cảnh động lực tăng trưởng hiện có đang trở nên dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện mạnh mẽ mức năng suất lao động. Tự động hóa, số hóa sẽ dần thay thế nhiều khâu trong quy trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế, góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và sử dụng ít lao động hơn. Kinh tế số tạo ra cơ hội và các động lực tăng trưởng mới cho NSLĐ tổng thể nền kinh tế. Tuy nhiên, KTS chỉ có thể đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ nếu lao động có thể được tái phân bổ đến các lĩnh vực năng suất cao hơn khi cần thiết. Sự xuất hiện của các phương thức sản xuất mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tạo ra nhiều cơ hội cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thông tin, trí thức, công nghệ tiên tiến với những đột phá giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực về trình độ lao động. Cùng với đó, cũng tạo cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài, có năng 1 Học viện Tài chính.
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 113 lực công nghệ cao, năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao, giúp các doanh nghiệp trong nước có thể được hưởng lợi lan tỏa thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DNTN VIỆT NAM Trong giai đoạn 2012-2020, số lượng doanh nghiệp nói chung có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Xét theo loại hình doanh nghiệp, khu vực DNTN chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình giai đoạn 2012-2020, tỷ trọng DNTN chiếm 92,24%, khu vực DNNN chiếm tỷ trọng bình quân 5,9%; Thấp nhất là khu vực DNFDI, bình quân giai đoạn 1,86%). Hình 1. Số lượng doanh nghiệp xét theo loại hình doanh nghiệp Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm Tốc độ tăng trưởng của DNTN có nhiều biến động trong cả giai đoạn. Số lượng DNTN năm 2020 cao gấp 2,69 lần số lượng DNTN năm 2012, và tăng 25,35% so với năm 2019. Mặc dù năm 2019, 2020 chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 nhưng vẫn chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng DNTN cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong việc hỗ trợ DN đặc biệt là DNTN vượt qua được khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn sản xuất, đứt đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Bảng 1. Số lượng DNTN Việt Nam, xét theo quy mô doanh nghiệp Năm DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn Tổng 198,620 82,871 5,727 5,928 293,146 2012 67.75% 28.27% 1.95% 2.02% 100% 255,088 89,020 5,621 4,487 354,216 2013 72.01% 25.13% 1.59% 1.27% 100% 286,720 91,425 5,845 4,669 388,659 2014 73.77% 23.52% 1.50% 1.20% 100%
  3. 114 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 319,325 96,963 6,300 5,112 427,700 2015 74.66% 22.67% 1.47% 1.20% 100% 371,155 104,564 6,634 5,814 488,167 2016 76.03% 21.42% 1.36% 1.19% 100% 442,434 107,088 6,470 5,928 561,920 2017 78.74% 19.06% 1.15% 1.05% 100% 471,621 108,097 5,955 5,795 591,468 2018 79.74% 18.28% 1.01% 0.98% 100% 509,913 103,894 6,715 8,138 628,660 2019 81.11% 16.53% 1.07% 1.29% 100% 667,802 104,886 7,463 8,837 788,988 2020 84.64% 13.29% 0.95% 1.12% 100% Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm, GSO Xét theo quy mô doanh nghiệp, có thể thấy DNTN ở Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ và siêu nhỏ (chiếm tỷ trọng lớn hơn 90%, thậm chí từ năm 2017 trở đi còn lên đến hơn 97%). Như vậy, DNTN ở Việt Nam hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường. Đây là điều rất đáng lo ngại ở Việt Nam. Các DN quy mô vừa chỉ chiếm 1,95% vào năm 2012, đến năm 2020 giảm xuống chỉ còn 0,95%. Cùng với đó, tỷ trọng DN quy mô lớn cũng càng ngày càng giảm (năm 2012: 2,02%; Năm 2020: 1,12%). Điều này báo động tình trạng lớn lên của DN do hạn chế về năng lực hoạt động, hoặc có thể gặp những khó khăn từ môi trường kinh doanh. Việc tạo môi trường thuận lợi giúp DNTN lớn dần có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi, các DN quy mô lớn sẽ thường có những lợi thế kinh tế theo quy mô để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng như hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế, cần phải giải quyết vấn đề thiếu DN có quy mô vừa và lớn. Số lượng DNTN theo vùng kinh tế Hình 2. Số lượng DNTN, phân theo vùng kinh tế Nguồn: Điều tra Doanh nghiệp hàng năm, GSO Xét theo vùng kinh tế, số lượng DNTN chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Số lượng DNTN trong hai vùng này vượt trội so với các vùng khác. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên vẫn luôn là khu vực có số lượng DNTN thấp nhất qua các
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 115 năm. Xét chung cho cả giai đoạn, số lượng DNTN tại các vùng kinh tế vẫn có sự tăng trưởng qua các năm, bình quân giai đoạn 2012-2020 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vị trí địa lý thuận lợi về nguồn nguyên liệu, về giao thông vận tải cũng như cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt. Số lượng DNTN theo ngành kinh tế Hình 3. Số lượng DNTN, phân theo ngành kinh tế Nguồn: Điều tra Doanh nghiệp hàng năm, GSO Xét theo ngành kinh tế, số lượng DNTN ở Việt Nam hoạt động ở nhiều ngành nghề, rất đa dạng, và có xu hướng tăng đều qua các năm. Hình vẽ trên cho thấy, DNTN Việt Nam hoạt động chủ yếu ở 4 ngành, đó là: ngành Công nghiệp, ngành xây dựng, ngành bán lẻ, ngành khoa học công nghệ. Trong 4 ngành này, ngành bán lẻ và ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn lớn nhất khi đạt 12,58%/năm và 12,36%/năm. Ngành khoa học công nghệ có sự tăng trưởng vượt bậc ở năm 2020 so với năm 2019 (đạt tăng trưởng 11,86%), cho thấy xu hướng công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho DN, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid19. Tuy nhiên, số lượng DNTN tập trung chủ yếu ở ngành bán lẻ, chiếm tỷ trọng trung bình cả giai đoạn 2012-2020 là 38,94% trong tổng số DNTN. Đây là ngành tiềm năng nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức đó là quy mô vốn kinh doanh của DN nhỏ, hạ tầng phục vụ thấp, tính liên kết chưa cao. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra, tiêu chuẩn hàng hóa còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy, đây là ngành hàng tiềm năng nhưng cũng chất chứa nhiều khó khăn đối với DNTN • Thực trạng về kết quả hoạt động, năng suất lao động của DNTN Doanh thu của DNTN Xét cả giai đoạn 2012-2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân tương đối thấp, ở năm 2013 còn chứng kiến tăng trưởng âm. Nhưng sau đó, kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, doanh thu của DNTN đã có sự tăng trưởng trở lại, dù còn thấp. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân DN có sự vượt bậc (đạt 21,79%).
  5. 116 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Hình 4. Doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu của DNTN, phân theo quy mô doanh nghiệp Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm, GSO Nhìn chung, bình quân mỗi DNTN đạt mức doanh thu bình quân 21,34 tỉ đồng/năm. Mức doanh thu nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu trong những năm gần đây đã ở mức tương đối được cải thiện, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid19 diễn ra phức tạp nhưng mức độ tăng trưởng vẫn cao. Điều đó cho thấy những kết quả của sự nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, đứng vững trong đại dịch và phục hồi sau đại dịch xảy ra. Giai đoạn 2012-2018, tổng doanh thu của DN quy mô nhỏ đạt mức cao nhất, bởi đây là khu vực DN có tỷ trọng tương đối lớn so với các khu vực DN. Khu vực DN siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng nhưng tổng doanh thu đạt mức rất khiêm tốn, cho thấy khu vực DN này hoạt động rất manh mún, nhỏ lẻ. Vì thế gặp nhiều dễ bị tổn thương khi có biến động kinh tế (khi đại dịch Covid19 diễn ra, năm 2019-2020, khu vực DN siêu nhỏ cùng với khu vực DN quy mô vừa đạt tổng doanh thu ở mức thấp so với khu vực còn lại, không có sự tăng trưởng so với các năm trước). Tuy nhiên, trong 2 năm 2019-2020, kết quả khả quan về tăng trưởng doanh thu được đóng góp phần lớn là ở khu vực DN quy mô lớn, với tiềm lực kinh tế mạnh có khả năng tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn dịch Covid19 diễn ra hơn là DN quy mô siêu nhỏ và DN quy mô vừa. Giá trị gia tăng Hình 5. Giá trị tăng thêm của DNTN, phân theo quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng VA bình quân doanh nghiệp Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm, GSO
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 117 Hình 5 thể hiện giá trị tăng thêm của DNTN phân theo quy mô DN. Về cơ bản, tổng giá trị tăng thêm của DNTN có xu hướng tăng lên qua các năm. Ngoài ra, bình quân giá trị tăng thêm của các DN qua các năm từ 2012-2020 cũng có xu hướng tăng. Dễ dàng nhận thấy, sự cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thông thoáng hơn tạo điều kiện tốt để DN tạo ra giá trị tăng thêm cho DN mình. Năng suất lao động NSLĐ là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định năng lực cạnh tranh của DN nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh mới, sự hạn chế về NSLĐ đã và đang trở thành rào cản, là yếu tố ngăn cản mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững và cải thiện sức cạnh tranh của các DN. Theo Sách trắng DN (2020): NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực DN năm 2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 309,9 triệu đồng/lao động, tăng 93,1% so với năm 2011. Trong đó, DNTN đạt 221,8 triệu đồng/lao động, tăng 129,3%. Trong khi DNNN đạt 735,6 triệu đồng/ lao động (tăng 105,7%); DNFDI đạt 374,8 triệu đòng/lao động (tăng 85,6%). Như vậy, Năng suất lao động của DNTN theo từng năm xét theo quy mô DN cho thấy, NSLĐ có xu hướng tăng trong cả giai đoạn nhưng mức NSLĐ so với khu vực DNNN và DNFDI thì thấp hơn. Bởi DNNN đạt mức NSLĐ cao không nhờ vào hiệu quả hay ưu việt hơn mà là nhờ những cơ chế ưu đãi về vốn, công nghệ, độc quyền thị trường, vì thế đầu ra của DNNN có giá trị tốt hơn. Ngược lại, DNTN là khu vực sở hữu lực lượng lao động khổng lồ, lớn nhất của nền kinh tế nhưng NSLĐ lại thấp nhất. Do DNTN là những DN quy mô nhỏ, nguồn lực tài chính hạn chế, khó tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Cùng với đó, năng lực quản lý và kỹ năng của người lao động thiếu chuyên nghiệp. Các DNTN cạnh tranh chủ yếu dựa trên lao động giá rẻ và chi phí nguyên liệu thấp nên NSLĐ thấp. 3. TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ SỐ ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA DNTN VIỆT NAM 3.1. Mô hình đánh giá Để đánh giá tác động của kinh tế số đến năng suất lao động của DNTN Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất mô hình thực nghiệm với hàm Cobb-Douglas không đổi theo quy mô: Hoặc (1) Trong đó: Yi là kết quả đầu ra của doanh nghiệp i; Ai là năng lực công nghệ của doanh nghiệp i (năng suất nhân tố); β1, β2 là hệ số co giãn của sản lượng đầu ra theo vốn và lao động; Ai được mô tả theo phương trình sau: (2) Trong đó, là véc – tơ đại diện cho chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thứ j đến kết quả hoạt động của DN i; Tự độngij là véc- tơ đại diện cho việc DN có thực hiện hoạt động tự động hóa không. Đây là biến giả, nhận giá trị 0 và 1; là véc-tơ của biến số kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố về đặc điểm của DNTN như qui mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, thu nhập người lao động... đã được các nghiên cứu trước đây chỉ ra như Donadelli
  7. 118 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM và cộng sự (2014); Fisman và Svensson (2007); là véc-tơ kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố khác như vùng miền; là sai số mô hình và được xem như là cú sốc năng suất ngẫu nhiên có phân phối độc lập và chuẩn hóa với trung bình bằng không và phương sai không đổi. • Biến số trong mô hình - Năng suất lao động của DN được log hóa (tính bằng giá trị tăng thêm tính bình quân cho 1 đơn vị lao động). - Nhóm biến đầu vào: Tỷ lệ vốn bình quân và tỷ lệ lao động bình quân, được log hóa (lnK, lnL) - Nhóm biến phản ánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: PCI do VCCI công bố. - Nhóm biến kiểm soát đặc trưng doanh nghiệp: vùng, ngành, tiến bộ công nghệ và thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo. - Biến giả D_tự động=1 nếu DN có thực hiện hoạt động tự động hóa và D_tự động=0 nếu DN không thực hiện hoạt động tự động hóa. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu mảng từ nguồn số liệu điều tra doanh nghiệp và số liệu PCI hàng năm. Kết quả kiểm định mô hình cho thấy mô hình Fixed effect (FE) là phù hợp. Mô hình không có khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số không đổi. 3.3. Kết quả nghiên cứu Bảng 2: Ảnh hưởng của tự động hóa đến năng suất lao động của DNTN Biến số Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3         lnkl 0.256*** 0.256*** 0.256***   (0.013) (0.013) (0.013) pci 0.033*** 0.033*** 0.033***   (0.002) (0.002) (0.002) Thu nhập lao động 0.624*** 0.624*** 0.624***   (0.018) (0.018) (0.018) D_Tự động (=1) 0.099** 0.207** 0.248**   (0.046) (0.092) (0.406) D_DN vừa -0.182*** -0.171*** -0.171***   (0.049) (0.048) (0.048) D_DN nhỏ -0.121*** -0.112*** -0.112***   (0.025) (0.025) (0.025) D_DN lớn -0.144** -0.131* -0.131*   (0.067) (0.068) (0.068) DN lớn * Tự động 0.192* 0.182*   (0.132) (0.131) DN vừa * Tự động 0.145* 0.150*
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 119   (0.153) (0.154) DN nhỏ * Tự động 0.161* 0.154*   (0.097) (0.095) PCI*tự động 0.007*   (0.007) Ngành Có Có Có Vùng Có Có Có Hằng số -1.909*** -1.914*** -1.879***   (0.320) (0.318) (0.319) Số quan sát 14,645 14,645 14,645 R-squared 0.421 0.422 0.422 Breusch and Pagan Lagrangian 4848.14*** 4848.14*** 4848.14*** Hausman test 362.92*** 362.92*** 362.92*** Modified Wald test 9.3e+31*** 9.3e+31*** 9.3e+31*** VIF 1.55 1.55 1.55 Số quan sát 14,645 14,645 14,645 R-squared 0.421 0.422 0.422 Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Điều tra doanh nghiệp, PCI (2012-2020) Tỉ lệ vốn bình quân lao động cho kết quả dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% là phù hợp lý thuyết về kinh tế. Khi doanh nghiệp tăng sử dụng vốn thì đầu tư được nhiều hơn cho công nghệ, máy móc, thiết bị, có vốn để trả lương cao hơn cho người lao động, khiến năng suất lao động tăng lên. Thu nhập bình quân lao động cho kết quả dương, cho thấy thu nhập bình quân lao động càng cao thì năng suất lao động càng cao. Vì cải thiện tiền lương sẽ khuyến khích người lao động làm việc giúp DN nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân lao động của Việt Nam còn rất thấp so với các nước khu vực và thế giới. Nhưng thị trường lao động ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trình độ thấp, lao động mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Nếu lương tăng sẽ là động lực để người lao động yên tâm cống hiến, nâng cao hiệu quả công việc. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của DNTN. Đặc biệt, nếu cải thiện môi trường kinh doanh hướng đến thúc đẩy các hoạt động tự động hóa của DN, năng suất của DN sẽ tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa (do biến tương tác PCI*Tự động cho kết quả dương và có ý nghĩa thống kê). Ảnh hưởng của biến tự động hóa cho thấy: DN thực hiện hoạt động tự động hóa thúc đẩy năng suất lao động. Ảnh hưởng đó còn phụ thuộc vào chất lượng thể chế, và quy mô DN. Cụ thể: Nếu cải thiện chất lượng thể chế, môi trường kinh doanh sẽ tác động tích cực, hỗ trợ hoạt động tự động hóa của DN, thúc đẩy tăng năng suất. Ảnh hưởng của tự động hóa đến năng suất DN còn có sự khác nhau giữa qui mô DN. Kết quả cho thấy, cùng với việc tăng 1 điểm phần trăm của biến tự động hóa, nhưng năng suất lao động của DN qui mô càng lớn sẽ càng cao.
  9. 120 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NĂNG SUẤT DNTN TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ Khuyến nghị chính sách phát triển Kinh tế số Cần phải có một bản chiến lược khung để làm nền tảng cho các định hướng và hành lang pháp lý, thể chế cho việc chuyển đổi số. Mục tiêu mà Việt Nam hướng tới là kịch bản chuyển đổi, có nghĩa là đồng bộ số hóa ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và phải bắt đầu từ hoạt động quản trị nhà nước. Để có một nền kinh tế chuyển đổi số cần phải có một nguồn lực cực lớn, không thể chỉ đến từ nguồn NSNN mà phải dựa chính vào nguồn vốn xã hội đến từ khu vực tư nhân và khu vực FDI. Vì vậy, cần tạo các điều kiện căn bản để thu hút được nguồn vốn dành cho đầu tư số hóa nền kinh tế, cụ thể là hạ tầng và dịch vụ số. Cần đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo với việc thay đổi từ cách thức quản lý giáo dục, phương pháp dạy, giáo trình dạy và cả những môn học mới gắn chặt với số hóa. Cần thực hiện các chính sách kinh tế ưu đãi về thuế, về tín dụng... đối với các DN đầu tư vào KHCN, đổi mới, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất. Cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ doanh nhân. Đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng CNTT/viễn thông, thanh toán điện tử và ngân hàng điện tử sẽ giúp các DN cải thiện sự sẵn sàng đối với kỷ nguyên công nghệ số. Ngoài ra, cần tập trung dành những ưu đãi cho việc ứng dụng công nghệ số cho ngành công nghiệp CBCT. Đây là ngành đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và NSLĐ tổng thể. Chính phủ cũng cần hỗ trợ mạnh mẽ các DN, đặc biệt là các DNNVV trong ngành CNTT-TT và KHCN. Đây là hai ngành tận dụng được công nghệ số để nâng cao NSLĐ, và cũng là những ngành tạo nên nền tảng KTS, hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Khuyến nghị chính sách phát triển các khu vực kinh tế Cần quyết liệt cải cách cơ chế sở hữu và chính sách quản lý các DN thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Cùng với đó là việc xử lý một loạt vấn đề liên quan như: (i) Giám sát và minh bạch hóa thông tin; (ii) đại diện quyền sở hữu và kinh doanh vốn nhà nước; (iii) nguyên tắc quản trị theo thông lệ tốt; và (iv) xử lý/cơ cấu lại tập đoàn, DNNN. Khu vực kinh tế tư nhân cần được coi là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Để nâng cao NSLĐ của toàn nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với khu vực này không chỉ là nâng cao NSLĐ của bản thân khu vực mà còn phải tích cực chuyển dịch lao động sang các khu vực có năng suất cao hơn. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ hiệu quả, linh hoạt trong việc lựa chọn lĩnh vực, đối tượng ưu tiên, thẩm định các dự án vay vốn, ưu tiên hỗ trợ vốn, lãi suất cho các DNTN nhập khẩu công nghệ và phát minh, sáng chế. Khu vực kinh tế FDI cần phải vừa nâng cao được NSLĐ và vừa tiếp tục hấp thụ lao động từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước dịch chuyển sang. Các cơ quan quản lý cần khẩn trương cụ thể hóa những chính sách thu hút đầu tư FDI “chất lượng”, hạn chế các dòng vốn đầu tư FDI công nghệ thấp vào Việt Nam chỉ để tận dụng nhân công rẻ hay “rửa xuất xứ”. Chỉ tiếp nhận và tạo ưu đãi đột phá đối với các dòng vốn đầu tư sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 121 trường, tạo giá trị gia tăng cao, kết nối với các DN trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Đồng thời, cần có chiến lược nâng cao năng lực của các DN trong nước để các DN trong nước đủ năng lực học hỏi công nghệ mới hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho DN FDI. Chiến lược này cần gắn kết chặt chẽ với chính sách phát triển KHCN, chính sách giáo dục và đào tạo, và chính sách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và nuôi dưỡng DNTN trong nước để các DN lớn dần và sớm đạt quy mô phù hợp. Khuyến nghị chính sách tháo gỡ rào cản tài chính đối với doanh nghiệp Thiếu vốn là vấn đề thách thức lớn nhất đối với các DN; theo đó, các DN không có khả năng du nhập công nghệ và đổi mới thiết bị và cũng không thể đầu tư lớn để cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ số. Vì vậy, cần có những giải pháp để hoàn thiện hệ thống tài chính, khơi thông thị trường vốn, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn để các DN đầu tư nhập khẩu công nghệ mới. Cần minh bạch hóa các quy định liên quan đến cấp tín dụng gồm điều kiện, thủ tục và quy trình cấp tín dụng. Các TCTD cần xây dựng lộ trình để áp dụng mô hình định giá khoản vay theo rủi ro (Rish based Pricing). Thực hiện chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời, đáp ứng nhiều mục tiêu như đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền tiết kiệm, lãi suất ưu đãi của các chương trình tín dụng trọng điểm... Cần chủ động nghiên cứu đề xuất các chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Các NHTM có thể xem xét bổ sung danh mục tài sản được chấp nhận làm tài sản đảm bảo (TSĐB), tăng tỷ lệ cho vay so với TSĐB. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua việc chấp nhận sử dụng tài sản vô hình và nhãn hiệu thương mại của DN để đảm bảo cho các khoản vay. Đồng thời, việc định giá các tài sản thế chấp phải sát với giá thị trường và tăng tỷ lệ cho vay so với giá trị TSĐB cho món vay. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cả phía các TCTD và các DN, Chính phủ cũng nên hạn chế hình sự hóa các hoạt động tín dụng đối với các hình thức này. Cần rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay Khuyến nghị với các doanh nghiệp Các DN cần có chiến lược nâng cao NSLĐ dựa vào tri thức và công nghệ, tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất và quản trị để nâng cao hiệu quả và năng suất của DN. Đẩy mạnh việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, nhất là trong việc lưu trữ, chia sẻ, phân tích dữ liệu lớn và lập kế hoạch tăng trưởng. Các DN cần nâng cao đội ngũ lãnh đạo, đổi mới tư duy để nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng KHCN, ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, DN cần có chiến lược phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động của DN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acemoglu, D. và cộng sự (2012), “Can’t We all be more like Scandinavians? Asymmetric Growth and institutions in an interdependent world”, National Bureau of economic research, No. 18441.
  11. 122 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2. Acemoglu, D. & Robinson, J. (2012), Why nations fail: The origins of Power, Prosperity, and Poverty, New York: Crown Publisher. 3. Bhaumik, S. K., Dimova, R. D., Kumbhakar. S. C & Sun, K. (2014), ‘More is better! What can Firm- Specific Estimates of the impact of Institutional Quality on Performance Tell Us’, Institute for the Study of Labor, Discussion Paper, 7886. 4. Coe, D. T, Helpman, E. & Hoffmaister, A. W. (2009), ‘International R&D spillover and institutionns’, European Economic Review, 53(7): 723-741. 5. Hausman, J. A. (1978), ‘Specification Tests in Econometrics’, Econometrica, Vol. 46:1251-1271. 6. Hoechle, D., (2007), ‘Robust Standard erroes for panel regressions with cross-sectional dependence’, Stata Journal, 7(3): 281-312. 7. Lê Thị Hồng Thúy (2021), ‘Tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Lê Thị Hồng Thúy (2022), Hoàn thiện thể chế thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb. Tài chính. 9. Phạm Thế Anh & Chu Thị Mai Phương (2015), ‘Tác động của môi trường thể chế đến kết quả hoạt động của DN FDI và DN trong nước’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 215: 20-3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2