intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế Việt Nam 2023 và những vấn đề của năm 2024

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh tế Việt Nam 2023 và những vấn đề của năm 2024" trình bày về năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây là năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Tuy nhiên, theo dự báo, năm 2024 vẫn là năm tiếp tục có nhiều khó khăn đối với kinh tế Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu, nhưng chúng ta vẫn có những yếu tố thuận lợi để phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế Việt Nam 2023 và những vấn đề của năm 2024

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 32. KINH TẾ VIỆT NAM 2023 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NĂM 2024 TS. Hoàng Xuân Hòa*, TS. Trịnh Mai Vân** SV. Hoàng Phương Linh***, SV. Trịnh Nguyễn Nhật Minh**** Tóm tắt Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây là năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân, chúng ta đã tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục là ngôi sao trong không gian kinh tế thế giới với nhiều “cơn gió ngược”. Tuy nhiên, theo dự báo, năm 2024 vẫn là năm tiếp tục có nhiều khó khăn đối với kinh tế Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu, nhưng chúng ta vẫn có những yếu tố thuận lợi để phát triển. Từ khóa: phát triển kinh tế, tăng trưởng, đầu tư, xuất nhập khẩu 1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 – NHỮNG NỖ LỰC ĐÁNG GHI NHẬN Năm 2023, trước tình hình thế giới cũng như trong nước có diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, trong đó có những yếu tố phức tạp mới, tác động khá toàn diện, kéo dài từ cuối năm 2022 do hậu quả của đại dịch Covid-19, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột Nga - Ukraine và tại Dải Gaza, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, lạm phát cao, an ninh năng lượng, an ninh lương thực gặp nhiều thách thức, thiên tai, biến đổi khí hậu… làm cho kinh tế thế giới phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế thấp, nhu cầu tiêu dùng giảm, nợ công tăng cao, trong đó có các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam, làm ảnh hưởng lớn đến phục hồi và phát triển *Văn phòng Quốc hội **,****Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ***Đại học Eötvös Loránd, Hungary 438
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI kinh tế của nước ta. Sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Trung ương Đảng, tính chủ động, tích cực, đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, sự điều hành chủ động, kịp thời, sát thực tiễn của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới.1 Theo báo cáo của các Bộ, cơ quan Trung ương, trong tổng số 77 chỉ tiêu cụ thể cho các ngành, lĩnh vực giao 15 Bộ, cơ quan Trung ương chủ trì theo dõi, đánh giá,2 đến nay có 55 chỉ tiêu vượt và đạt mục tiêu phấn đấu năm 2023; 17 chỉ tiêu không đạt; 02 chỉ tiêu không đánh giá và 03 chỉ tiêu chưa thu thập được đầy đủ số liệu hoặc chưa có cơ sở để đánh giá. Dưới đây là tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhiệm vụ chủ yếu năm 2023:3 - Tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi mặc dù không đạt mục tiêu 6,5% đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ do lạm phát tăng nhanh khiến các nền kinh tế lớn liên tục tăng lãi suất, thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ dẫn tới nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm làm ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng khá cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, đạt 5,05% (quý IV/2023 tăng 6,72%, cao hơn quý IV các năm 2012 - 2013 và 2020 - 20224, quý sau cao hơn quý trước năm 20235). - Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2023 đạt khoảng 10.221,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 430 tỷ USD). GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành đạt khoảng 101,9 triệu đồng/người (tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022)6. Với kết quả này, quy mô kinh tế Việt Nam năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Theo dự báo, nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng thì đến năm 2038, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như: Thái Lan, Singapore, Philippines để vào nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 1 Phát biểu Bế mạc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. 2 Tại Phụ lục số III kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023. 3 Thực hiện theo Kết luận số 42-KL/TW, Kết luận số 46-KL/TW; Nghị quyết của Quốc hội: Nghị quyết số 68/2022/QH15; Nghị quyết số 69/2022/QH15; Nghị quyết số 70/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15; Nghị quyết số 01/NQ-CP và các Nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ... 4 Tốc độ tăng GDP quý IV các năm 2011 - 2023 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 7,05%; 5,99%; 6,38%; 7,29%; 7,38%; 7,49%; 8,18%; 7,78%; 7,52%; 4,7%; 5,22%; 5,96%; 6,72%. 5 Năm 2023, quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%. 6 Năm 2022, quy mô GDP đạt 410,2 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 4.124 USD. 439
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo quý giai đoạn 2019 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê - Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022.1 Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Năng suất lao động theo giá so sánh tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 đạt khoảng 27%, cao hơn so với năm 2022. Thu nhập bình quân của người lao động khoảng 7,1 triệu đồng/tháng (tăng 6,9%, tăng khoảng 459 nghìn đồng so với 2022). Trong năm 2023, cả nước có khoảng 1,07 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (giảm 14,6 nghìn người so với 2022, khoảng 2,28%). 1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, cao hơn 666,5 nghìn người so với năm 2022. 440
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 3. Lực lượng lao động giai đoạn 2019 - 2023 Hình 4. Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi (triệu người) lao động, giai đoạn 2019 - 2023 (triệu người) Nguồn: Tổng cục Thống kê - Cơ cấu nền kinh tế năm 2023 nhìn chung không có nhiều sự thay đổi so với năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%.1 Trong mức tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2023 và khu vực dịch vụ có mức tăng chỉ cao hơn mức các năm 2020 và 2021. Hình 5. Cơ cấu GDP năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 6. Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1 Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%. 441
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự tăng trưởng tích cực, là điểm sáng, là trụ đỡ cho nền kinh tế trong năm 2023. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm 2022; ngành lâm nghiệp tăng 3,74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp; ngành thủy sản tăng 3,71%. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì mức cao và đạt 53 tỷ USD, xuất siêu nông sản cao nhất từ trước đến nay, đạt 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: rau quả tăng 69,2% và gạo tăng 38,4%.1 Hình 7. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2023 Nguồn: Chinhphu.vn và Tổng cục Thống kê Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2023 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 là 3,02% so với năm 2022, trong đó một số ngành tăng nhanh như: công nghiệp chế biến, chế tạo; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải; sản xuất và phân phối điện, ngành xây dựng. Hình 8. Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2023 Nguồn: Chinhphu.vn và Tổng cục Thống kê 1 Sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt 47,9 triệu tấn, tăng 790 nghìn tấn so với năm 2022, trong đó sản lượng ngô đạt 4,4 triệu tấn (giảm 4,7 nghìn tấn); diện tích rừng trồng mới tập trung khoảng 298,2 nghìn ha (giảm 2,7%) so với năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.722,3 ha (tăng 53,5%); sản lượng thủy sản đạt khoảng 9.312,3 nghìn tấn (tăng 2,2%) so với năm 2022. 442
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82% so với năm 2022. Một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như: bán buôn và bán lẻ; ngành vận tải, kho bãi; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng (tăng 9,6% so với năm 2022).1 Vận tải hành khách đạt khoảng 4.679,3 triệu lượt khách vận chuyển (tăng 12,3% so với năm 2022 và luân chuyển đạt 246,8 tỷ lượt khách.km do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại2). Vận tải hàng hóa đạt khoảng 2.344,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 15,4% so với năm trước và luân chuyển 489,7 tỷ tấn.km, tăng 10,8% so với năm 2022. Hình 9. Tình hình hoạt động dịch vụ năm 2023 Nguồn: Chinhphu.vn và Tổng cục Thống kê - Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Trong năm 2023, trước bối cảnh giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh, áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn và là đối tác thương mại của Việt Nam nhưng các cân đối lớn vẫn được bảo đảm, lạm phát vẫn được kiểm soát tốt.3 Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với với năm 2022 (thấp hơn mục tiêu đề ra khoảng 4,5%) và là năm thứ 9 liên tiếp dưới 4%. Chỉ số giá vàng bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022 và chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm 2023 tăng 1,86% so với năm 2022. 1 Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%). 2 Trong năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022 (vượt xa mục tiêu 8 triệu khách). 3 Lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm trước, thấp hơn mức 4,99% năm 2022. 443
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 10. Chỉ số giá năm 2023 so với năm 2022 Nguồn: Chinhphu.vn và Tổng cục Thống kê Hình 11. Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2013 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê - Trong thời gian qua, chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn đã được nâng cao, thể hiện ở mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.1 Năm 2023, mặc dù đóng góp của TPF vào GDP ước đạt 40 - 41% (thấp hơn năm 2022) có thể coi là khả quan, tuy nhiên, cũng vẫn chưa được được như kỳ vọng. 1 Năm 2023, cả nước hiện có khoảng 20 trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo địa phương và các trung tâm thuộc các cơ quan, đoàn thể Trung ương; hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp. Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số GII của Việt Nam năm 2023 xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2022. 444
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 12. Đóng góp của TFP vào GDP 2016 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê - Năm 2023, thị trường tiền tệ đã trải qua những bước thăng trầm do sức cầu vốn của nền kinh tế xuống thấp, năng lực doanh nghiệp giảm sút, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất nhiều biến động khiến cho hệ thống ngân hàng gặp áp lực. Trong bối cảnh áp lực mặt bằng lãi suất thế giới vẫn ở mức cao trong năm 2023, từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh giảm liên tục bốn lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5 - 2,0%/năm1 nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất, kinh doanh2. Điều này được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá là linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến ngày 21/12/2023, mặt bằng lãi suất cho vay toàn hệ thống giảm từ 1 - 2% so với năm 2022; tổng phương tiện thanh toán tăng 10,03% so với cuối năm 2022; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,85%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09% (thấp hơn so với mục tiêu 14 - 15% đề ra). Như vậy, có thể thấy rằng, tăng trưởng tín dụng vẫn còn thấp do nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng không đạt như kỳ vọng (đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng giảm dẫn đến cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp giảm theo); khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng lại không đáp ứng được điều kiện vay; thị trường bất động sản khó khăn dẫn đến khả năng hấp thụ tín dụng của lĩnh vực này giảm... 1 Cụ thể: (i) Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm; (ii) Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống 0,5%/năm, tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 6%/năm xuống 4,75%/năm; (iii) Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên giảm từ 5,5%/năm xuống 4%/năm. 2 Hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước giảm lãi suất cho vay (bình quân giảm 2%/năm so với cuối năm 2022); đồng thời, triển khai quyết liệt các chương trình, tín dụng ưu đãi (gói 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội; gói 15 nghìn tỷ đồng cho ngành lâm sản, thủy sản và các gói tín dụng tiêu dùng…), thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. 445
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Với thị trường ngoại tệ năm 2023, mặc dù từ tháng 6/2023 đến đầu tháng 11/2023, đồng Việt Nam (VND) phải chịu áp lực mất giá do đồng Đô la Mỹ (USD) tăng mạnh trở lại1 và sự chênh lệch giữa lãi suất VND với lãi suất USD, nhưng bằng sự điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN đã góp phần hấp thu hiệu quả các cú sốc bên ngoài, đồng thời cũng có các biện pháp để hạn chế các biến động lớn trong ngắn hạn của tỷ giá, hướng tới mục tiêu tổng thể ổn định nền kinh tế. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ diễn biến tương đối ổn định so với các đồng tiền trong khu vực2 (từ đầu năm đến ngày 13/12/2023, VND mất giá khoảng 2,94% so với USD), thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được NHNN đáp ứng đầy đủ3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 gặp khó khăn do quy định chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm từ kênh bán hàng qua các ngân hàng. Tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm đạt khoảng 227,1 nghìn tỷ đồng (giảm 8,33% so với năm 2022); tổng tài sản đạt khoảng 913,3 nghìn tỷ đồng (tăng 11,1%); đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 762,6 nghìn tỷ đồng (tăng 12,8%); chi trả quyền lợi bảo hiểm khoảng 86,5 tỷ đồng (tăng 31,3%)4. - Thị trường chứng khoán năm 2023 tiếp tục ghi dấu một năm nhiều thăng trầm. Xu hướng nhìn chung là hồi phục, mặc dù con đường khá trông gai. Kết thúc năm 2023, VN-Index tăng 12,2% dừng lại ở 1.129,93 điểm5. Giá trị vốn hóa của HOSE cũng theo đó tăng khoảng 14%, thêm khoảng 720.000 tỷ đồng (khoảng 30 tỷ USD) so với đầu năm 2023. Tính chung cả ba sàn, giá trị vốn hóa toàn thị trường lên đến gần 5,9 triệu tỷ đồng (khoảng 245 tỷ USD)6. Tuy tăng về mặt điểm số, thị trường chứng khoán lại có một năm sụt giảm thanh khoản. Khối lượng giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 15,2 nghìn tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2022. Ở sàn HNX, giá trị giao dịch bình quân đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, giảm 16% so với năm 2022. 1 Chỉ số USD quốc tế tăng mạnh lên mức 106 - 107, tăng hơn 6% so với mức thấp nhất vào tháng 7/2023, gây áp lực lên các đồng tiền trong đó có VND. 2 Đồng Baht Thái mất giá -2,17%; Đô la Đài Loan -2,32%; Ringgit Malaysia -6,91%; Hàn Quốc -3,78%; Trung Quốc -3,99%; Nhật Bản -9,29%. 3 Từ đầu năm 2023 đến 13/11/2023, NHNN mua được 6,63 tỷ USD từ các tổ chức tín dụng. 4 Năm 2023, các chỉ tiêu về tổng tài sản, đầu tư trở lại kinh tế, tổng dự phòng nghiệp vụ, chi trả quyền lợi bảo hiểm đều tăng từ 7% (riêng chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng hơn 30%) so với năm 2022. 5 Theo thống kê, trong năm 2023, VN-Index có đến 8 lần “đảo qua, đảo lại” mốc tâm lý quan trọng này. 6 Theo đánh giá chung, cơ bản thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có hiệu quả đầu tư tốt hơn nhiều thị trường trong khu vực như: Thái Lan (-16,6%), Trung Quốc (-4,8%), Singapore (-4,2%), Philippines (-1,3%)... 446
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 13. Diễn biến chỉ số VN-Index năm 2023 Nguồn: VietstockFinance Thị trường trái phiếu năm 2023: Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn. Tính lũy kế đến ngày 25/12/2023, đã phát hành được 296,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 74,2% kế hoạch đầu năm, kỳ hạn phát hành bình quân 12,54 năm, lãi suất bình quân 3,21%/năm. Đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nửa đầu năm 2023, thị trường khá yếu ớt, thậm chí quý I/2023 còn không có bất kỳ đợt phát hành nào và tổng giá trị phát hành chỉ đạt 42.783 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi Hệ thống giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ chính thức được đưa vào vận hành, từ ngày 19/7/2023 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã cải thiện thanh khoản cho thị trường, nâng cao sự minh bạch và khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường TPDN, thị trường đã cải thiện vượt trội. Lũy kế cả năm 2023, tổng giá trị phát hành TPDN đạt khoảng 335.721 tỷ đồng, tăng 25,6% so với cùng kỳ, trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 300.610 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ (tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ nửa cuối năm lên tới hơn 230.000 tỷ đồng, cao gấp 6,5 lần so với đầu năm 20231). Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt khoảng hơn 6.100 tỷ đồng/phiên, giảm 20,4%; khối lượng giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 bình quân đạt 237.702 hợp đồng/phiên, giảm 13% so với bình quân năm 2022.2 1 Chỉ riêng tháng 12/2023 đã có 74 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị đạt 55.762 tỷ đồng - cao hơn 30% giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nửa đầu năm 2023 và tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm 2022. 2 Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 32,23 triệu chứng quyền/phiên, giảm 0,6% và giá trị giao dịch, đạt khoảng 28,67 tỷ đồng/phiên, tăng 35,2%. 447
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 14. Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành và tỷ lệ phát hành riêng lẻ các quý từ 2021 - 2023 Nguồn: HNX, Vndirect research - Đối với hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN): Công tác quản lý thu, chi NSNN tiếp tục được đẩy mạnh; triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, kích cầu hợp lý, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Hình 15. Thu, chi NSNN năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Công tác thu NSNN năm 2023 đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; rà soát các nguồn thu trên địa bàn, quản lý thuế đối với 100% doanh nghiệp có kinh doanh, các hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; quản lý thu từ nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo đúng chính sách, quy định của pháp luật; đôn đốc thu hồi, xử lý nợ đọng thuế. Đẩy mạnh triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; đưa vào sử dụng ứng dụng thuế điện tử (eTax) cho cá nhân, hộ kinh doanh. Tổng thu NSNN năm 2023 đạt hơn 1.717,8 nghìn tỷ đồng (bằng 106% dự toán năm và giảm 5,4% so với năm 2022).1 Thu từ dầu thô năm 2023 đạt khoảng 62,8 nghìn tỷ đồng (bằng 149,5% dự toán năm và giảm 19,5% so với năm 2022) và thu cân đối ngân sách năm 2023 đạt khoảng 213.000 tỷ đồng (bằng 89% dự toán năm và giảm 25,4% so với năm 2022). 1 Thu NSNN vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026. 448
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 16. Thu NSNN năm 2023 so với dự toán Nguồn: Tổng cục Thống kê Hoạt động chi NSNN năm 2023 đã thực hiện triệt để việc tiết kiệm các khoản chi thường không cấp bách, điều hành chi chặt chẽ trong phạm vi dự toán được giao. Các nhiệm vụ chi ngân sách trong năm được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN. Tổng chi NSNN năm 2023 đạt khoảng 1.731,9 nghìn tỷ đồng (bằng 83,4% dự toán, tăng 10,9% so cùng kỳ năm 20221). Bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN thấp hơn nhiều giới hạn và ngưỡng cảnh báo. Cụ thể như sau: bội chi NSNN năm 2023 khoảng 3,7 - 3,8% GDP, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội cho phép (4,42% GDP); dư nợ công khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu NSNN khoảng 19%, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.2 Hình 17. Chi NSNN năm 2023 so với dự toán Nguồn: Tổng cục Thống kê 1 Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 79,8% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi đạt khoảng 87,6% dự toán, giảm 7,6% so cùng kỳ; chi thường xuyên đạt khoảng 90,3% dự toán, tăng 3,2% so cùng kỳ. 2 Nghị quyết số 23/2021/QH15 quy định: (i) Trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP; ngưỡng cảnh báo là 55% GDP; (ii) Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP; (iii) Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP; (iv) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu NSNN. 449
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 theo giá hiện hành đạt khoảng 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022. Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt khoảng 953,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 27,8% tổng vốn, tăng 14,6%); khu vực ngoài nhà nước đạt khoảng 1.919,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 56,1%, tăng 2,7%); khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 550,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 16,1%, tăng 5,4%).1 Hình 18. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2019 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 19. Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2019 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong bối cảnh năm 2023 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, có thể nói, đầu tư phát triển đã đạt kết quả tích cực, nhất là đầu tư công do công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công được triển khai quyết liệt, với nhiều giải pháp cụ thể được ban hành kịp thời, hiệu quả của Chính phủ đã giúp tháo gỡ khó khăn để giải ngân tối đa nguồn vốn đầu tư công cho các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội. Đồng thời, đầu tư công đã được cơ cấu lại theo 1 Mức tăng chung 6,2% thấp hơn nhiều so với mức tăng chung 11,3% của năm 2022. 450
  14. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Năm 2023, với nỗ lực giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã giúp duy trì tăng trưởng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, qua đó giúp đầu tư công trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn NSNN năm 2023 đạt khoảng 625,3 nghìn tỷ đồng (bằng 85,3% kế hoạch, tăng 21,2% so với 2022).1 - Đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp, thu hút FDI của Việt Nam là điểm sáng đáng ghi nhận. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023, bao gồm vốn đăng ký cấp mới đạt gần 20,2 tỷ USD2, vốn đăng ký điều chỉnh tăng 14%3; giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7%4. Hình 20. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam thời điểm 20/12 của giai đoạn 2019 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tính đến ngày 20/12/2023, thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 36,61 tỷ USD, tăng trên 32% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó vốn FDI thực hiện đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất từ trước đến nay cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu 1 Vốn Trung ương khoảng 113,5 nghìn tỷ đồng (bằng 85,1% kế hoạch, tăng 24,3% so với năm 2022); vốn địa phương khoảng 511,8 nghìn tỷ đồng (bằng 85,4%, tăng 20,5% so với năm 2022). Trong vốn địa phương quản lý, vốn NSNN cấp tỉnh khoảng 353,4 nghìn tỷ đồng (bằng 82,5%, tăng 26,1% so với năm 2022); vốn NSNN cấp huyện khoảng 137,8 nghìn tỷ đồng (bằng 91,1%, tăng 11,1% so với năm 2022) và vốn NSNN cấp xã khoảng 20,6 nghìn tỷ đồng (bằng 104,7%, giảm 0,2% so với với năm 2022). 2 Trong 3.188 dự án được cấp phép mới, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 15,85 tỷ USD (chiếm 78,5%), hoạt động sản xuất, phân phối điện, khí, nước và điều hòa đạt 2,09 tỷ USD (chiếm 10,4%) và các ngành còn lại đạt 2,24 tỷ USD (chiếm 11,12%), tăng so với năm 2022 khoảng 56,6% về số dự án và tăng 62,2% về số vốn đăng ký. 3 Có 1.262 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 7,88 tỷ USD. 4 Tổng giá trị góp vốn đạt khoảng 8,54 tỷ USD, tăng 65,7% so 2022 (trong đó có 1.349 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 4,05 tỷ USD và 2.102 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,49 tỷ USD). 451
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 23,5 tỷ USD (64,2%), kinh doanh bất động sản với 4,67 tỷ USD (12,7%), các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính - ngân hàng với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần); còn lại là các ngành khác. Hình 21. Tình hình vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2019 - 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam tính đến năm 2023, Singapore là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD (chiếm 18,6%) tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (tăng 5,4% so với 2022); tiếp đến là Nhật Bản với gần 6,57 tỷ USD (chiếm hơn 17,9%, tăng 37,3% so với năm 2023); đứng thứ 3 là Hồng Kông (Trung Quốc) với hơn 4,68 tỷ USD (chiếm gần 12,8%, gấp 2,1 lần so với năm 2022); sau đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Hình 22. Đối tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê 452
  16. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI - Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2023 có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 282,7 triệu USD (bằng 66,3% so với cùng kỳ); có 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 138,2 triệu USD (tăng 28,7% so với cùng kỳ). Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 420,9 triệu USD (bằng 78,8% so với cùng kỳ năm 2022). Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 16 ngành.1 Lợi nhuận chuyển về nước đạt 2 tỷ USD. Lũy kế đến ngày 20/12/2023, Việt Nam đã có 1.701 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Hình 23. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2018 - 9/2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo Quân đội nhân dân điện tử Hình 24. Top các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam đến tháng 9/2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo Quân đội nhân dân điện tử 1 Trong đó, bán buôn, bán lẻ với 41 dự án đầu tư mới và 07 lượt điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 156,9 triệu USD (chiếm 37,3% tổng vốn đăng ký). Ngành thông tin truyền thông với gần 120,6 triệu USD (chiếm 28,7%); tiếp theo là các ngành sản xuất, phân phối điện, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… 453
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tính đến hết năm 2023, có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Dẫn đầu là Canada với 01 dự án đầu tư mới và 02 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 150,3 triệu USD (chiếm 35,7%); Singapore khoảng 122,6 triệu USD (chiếm 29,1%); Lào khoảng 116,7 triệu USD (chiếm 27,7%); Cuba đạt 11,8 triệu USD (chiếm 2,8%); Israel khoảng 6,1 triệu USD (chiếm 1,4%); còn lại là các quốc gia khác. - Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 đạt xấp xỉ 30.700 tỷ USD, giảm 5% so với 2022. Trong đó, thương mại hàng hóa giảm gần 2.000 tỷ USD, tương đương mức giảm 8%, song thương mại - dịch vụ tăng khoảng 500 tỷ USD, tương đương mức tăng 7%. Theo đánh giá, năm 2024, trước những xung đột địa chính trị kéo dài, tình trạng nợ công cao ở nhiều nước đang phát triển và tăng trưởng kinh tế không ổn định lan rộng ở nhiều nền kinh tế thì thương mại toàn cầu sẽ vẫn còn nhiều bất ổn. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam suy giảm mạnh so với năm 2022, đạt khoảng 683 tỷ USD (giảm 6,6%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 đạt khoảng 355,5 tỷ USD (giảm 4,4% so với 2022)1. Mặc dù vậy, điểm sáng là cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.2 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD (giảm 8,9% so với 2022), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD (giảm 7,2%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 210,21 tỷ USD (giảm 9,8%).3 Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 xuất siêu khoảng 28 tỷ USD.4 Hình 25. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê - Hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ: Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt khoảng 19,59 tỷ USD (tăng 44,9% so với 2022).5 Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước 1 Khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD (giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD (giảm 5,8%, chiếm 73,1%). Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt khoảng 313,73 tỷ USD (chiếm 88,3%). 2 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt khoảng 96,8 tỷ USD. Xuất siêu sang: Hoa Kỳ đạt 83 tỷ USD (giảm 12,6%); EU khoảng 29,1 tỷ USD (giảm 7,6%); Nhật Bản khoảng 1,6 tỷ USD (tăng 90,3%). Nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt khoảng 307 tỷ USD, chiếm gần 94% tổng giá trị. 3 Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 111,6 tỷ khoảng USD. Nhập siêu từ: Trung Quốc khoảng 49,9 tỷ USD (giảm 17,6%); Hàn Quốc khoảng 29,1 tỷ USD (giảm 23,3%) và ASEAN khoảng 8,3 tỷ USD (giảm 37,2%). 4 Năm 2022, xuất siêu 12,1 tỷ USD. 5 Trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%, giảm 1,8%). 454
  18. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước1. Năm 2023, nhập siêu dịch vụ khoảng 9,47 tỷ USD. Có thể nói, năm 2023 cũng giống như năm 2021 và 2022, Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn và chịu nhiều tác động trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi. Mặc dù vậy, với sự quyết tâm của hệ thống chính trị, sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chúng ta cũng đã từng bước đưa kinh tế vượt khó khăn và đạt được kết quả đáng tự hào, điển hình là: kinh tế dần hồi phục, đạt kết quả tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm đạt mức khá và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp dù chịu áp lực tăng; lãi suất giảm mạnh, tỷ giá cơ bản ổn định; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng ổn định; chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được kết quả tích cực; đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân tăng trưởng ở mức khá; thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.... Bên cạnh các kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 của các ngành, các cấp vẫn còn những tồn tại, hạn chế chủ yếu như sau: ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức do bối cảnh kinh tế chính trị thế giới diễn biến phức tạp; điều hành chính sách tiền tệ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp; nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một số ngành hàng xuất khẩu đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại và các tiêu chuẩn mới về môi trường; tiềm năng của thị trường trong nước chưa được khai thác hiệu quả; sức chống chịu của các doanh nghiệp còn yếu, khả năng hấp thụ vốn giảm; thu hút đầu tư nước ngoài các dự án quy mô lớn gặp nhiều khó khăn; cơ cấu kinh tế chưa chuyển dịch mạnh; chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội... 1 Trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch, giảm 0,4%); dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%, tăng 17,3%). 455
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 Ước thực hiện năm 2023 Kế hoạch Số đã báo cáo Ước thực hiện Đánh TT Chỉ tiêu Đơn vị Quốc hội năm 2023 (thời năm 2023 giá Kỳ họp điểm tháng thứ 6 12/2022) Phấn đầu đạt mức 1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % 6,5 5,05 Không đạt cao nhất Phấn đấu đạt mức 2 GDP bình quân đầu người USD 4.400 4.284 Không đạt cao nhất Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo Phấn đấu đạt mức 3 % 23,88 Không đạt trong GDP 25,4 - 25,8 cao nhất Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 % 4,5 3,5 3,25 Vượt bình quân Phấn đấu đạt mức 5 Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội % 5,0 - 6,0 3,65 Không đạt cao nhất Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng Phấn đấu đạt mức 6 % 26,2 26,9 Vượt lao động xã hội cao nhất nhất Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 68 68 68 7 Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ % 27,5 27 - 27,5 27 Đạt 8 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị % Dưới 4 2,76 2,73 Đạt Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo 9 Điểm % 1-1,5 1,1 1,0 Đạt đa chiều) 10 Số bác sĩ trên 10.000 dân Bác sĩ 12 12,5 12,5 Vượt 11 Số giường bệnh trên 10.000 dân Giường 32 32 32 Đạt 12 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % 93,2 93,2 93,35 Vượt 13 Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới % 78 78 78 Đạt Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 14 % 95 95 95 Đạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang 15 hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập % 92 92 92 Đạt trung đạt tiêu chuẩn môi trường Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 – PHÁT HUY KẾT QUẢ, TIẾP TỤC VƯỢT KHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, là năm quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cuối năm 2023, Đảng, Nhà nước ta đã đánh giá, nhận định những điểm sáng của nền kinh 456
  20. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI tế trong năm, cùng tình hình kinh tế, chính trị thế giới năm 2024 vẫn còn tiếp tục bất ổn sẽ tác động tới phát triển kinh tế Việt Nam với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn. Và để có các chỉ đạo kịp thời, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2022 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Căn cứ theo Nghị quyết số 01/NQ-CP 2024, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo theo chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”. Bảng 2. Chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 Kế hoạch năm 2024 TT Chỉ tiêu Đơn vị Quốc hội giao 1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % 6,0 - 6,5 2 GDP bình quân đầu người USD Khoảng 4.700 - 4.730 3 Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP % Khoảng 24,1 - 24,2 4 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân % 4,0 - 4,5 5 Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân % 4,8 - 5,3 6 Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội % 26,5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % Khoảng 69 7 - Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ % Khoảng 28 - 28,5 8 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị % 1 10 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % 94,1 11 Số bác sĩ trên 10.000 dân Bác sĩ 13,5 12 Số giường bệnh trên 10.000 dân Giường bệnh 32,5 13 Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới % 80 14 Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị % 95 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý 15 % 92 nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Nguồn: Nghị quyết số 01/NQ-CP (2024) Theo Tổng cục Thống kế, kinh tế quý I/2024 của Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023, nổi bật là: kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, GDP ước tính tăng 5,66% (cao hơn đáng kể tốc độ tăng cùng kỳ trong suốt 457
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1