Thực trạng xuất nhập khẩu năm 2023 tạo đà bứt phá năm 2024
lượt xem 7
download
Bài viết "Thực trạng xuất nhập khẩu năm 2023 tạo đà bứt phá năm 2024" đi vào phân tích thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2023, những kết quả đạt được và những cơ hội thách thức để tạo đà bứt phá cho năm 2024. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng xuất nhập khẩu năm 2023 tạo đà bứt phá năm 2024
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 28. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2023 TẠO ĐÀ BỨT PHÁ NĂM 2024 ThS. Đinh Mai Hương*, TS. Đồng Thị Hà* Tóm tắt Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tổng cầu thế giới sụt giảm, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam mặc dù chưa đạt được mức tăng trở lại so với năm trước, nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 355,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 327,5 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt gần 28 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần năm 2022. Xuất nhập khẩu năm 2023 có sự hỗ trợ rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 của Việt Nam mặc dù chưa phục hồi mạnh, nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể sẽ là tiền đề hướng đến sự khởi sắc trong năm 2024. Bài viết đi vào phân tích thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2023, những kết quả đạt được và những cơ hội thách thức để tạo đà bứt phá cho năm 2024. Từ khóa: nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế, toàn cầu hóa, xuất khẩu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của các quốc gia và doanh nghiệp. Việc mở rộng thị trường và tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, cùng với đó là tạo điều kiện cho sự tăng trưởng bền vững. Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 394
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI sự phát triển của quốc gia và doanh nghiệp. Với quốc gia, xuất khẩu là một nguồn thu nhập quan trọng, tạo ra việc làm, tăng trưởng kinh tế và cải thiện dư địa thương mại. Ngoài ra, xuất khẩu cũng giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác nguồn cung ứng mới và thúc đẩy sự phát triển công nghệ, sản xuất. Đối với doanh nghiệp, xuất khẩu mang lại cơ hội mở rộng kinh doanh, tiếp cận khách hàng quốc tế, tăng doanh số và cải thiện lợi nhuận. Từ những tín hiệu tích cực của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm. Việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, việc Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện ba FTA thế hệ mới, trong đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) đã thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc cải cách, nâng tầm kinh tế đất nước để hội nhập, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Thời gian qua, việc đàm phán và ký kết thành công nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam đã mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu; đồng thời, tạo động lực đổi mới trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của Nhân dân. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, đa số các quốc gia chịu nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc. Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Điều này không chỉ giúp tăng cường quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, quảng bá, giao lưu văn hóa hữu nghị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2030 theo mục tiêu bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu và hiệu quả vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, hướng vào lõi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đa dạng thị trường xuất khẩu, đồng thời tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh lớn, có 395
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn. Nâng cao năng lực đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, quy tắc xuất xứ trong các FTA thế hệ mới. Bối cảnh trong nước với những cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa đến từ việc đẩy mạnh cải cách thể chế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục, nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn rất lớn, xu hướng gia tăng các thách thức an ninh thương mại phi truyền thống, đặc biệt là các vấn đề về xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu. Từ những tín hiệu tích cực của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng trong những năm tới. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích các thông tin, tài liệu, các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền, của các Bộ, ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; các phương pháp: thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số một số giải pháp để tạo đà bứt phá cho năm 2024. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2023 Trong 5 năm (2018 - 2022), tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân của Việt Nam đạt 11,3%/năm. Trong giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu tuy suy giảm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Dù vậy, sang năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; nhu cầu hàng hóa thế giới và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản sụt giảm; thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục thu hẹp; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng đã khiến nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến đạt 0,9% trong năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000 - 2019. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 không đạt được như kỳ vọng. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022. 396
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 1. Kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%. Cũng trong năm 2023, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%). Bảng 1. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp - chế biến đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%. Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%. Trong quý IV/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý III/2023. 397
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%. Trong năm 2023, có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%). Bảng 2. Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%. Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD. Hình 2. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 83 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất siêu sang Nhật Bản đạt 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%; 398
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI nhập siêu từ Trung Quốc: 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc: 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; nhập siêu từ ASEAN: 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%. Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2023 ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD. Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững khi cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu còn chậm chuyển dịch, cán cân thương mại song phương với một số thị trường lớn chưa hợp lý; nền kinh tế chưa khai thác hết lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Do đó, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2030 theo mục tiêu bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu và hiệu quả vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, hướng vào lõi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đa dạng thị trường xuất khẩu, đồng thời tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn. Nâng cao năng lực đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, quy tắc xuất xứ trong các FTA thế hệ mới. Bối cảnh trong nước với những cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa đến từ đẩy mạnh cải cách thể chế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục, nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn rất lớn, xu hướng gia tăng các thách thức an ninh thương mại phi truyền thống, đặc biệt là các vấn đề về xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam đã tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu. Cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu, để thấy khó khăn trong sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất chưa tăng mạnh cho thấy đơn hàng xuất khẩu dù đã phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn. 399
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Điểm sáng xuất khẩu trong năm 2023 là nhờ sự điều hành, khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc của Chính phủ và các Bộ, ngành đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, Trung Quốc trở thành thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng khoảng 8,1% trong cả năm 2023, trong khi các thị trường lớn khác đều giảm. 4. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2024 Bước sang 2024, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước. Nhìn vào những thay đổi của thị trường, việc chuyển đổi sang sản xuất xanh hóa không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc, là mệnh lệnh của thị trường. Bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng, xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… yêu cầu ở các nhà cung cấp. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải vượt qua bài toán “xanh” trong hoạt động sản xuất với nhiều tiêu chí như: xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải. Trong bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhiều thị trường ngày càng đề cao những tiêu chuẩn hàng hóa liên quan đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Xuất nhập khẩu năm 2024 có nhiều cơ hội để phục hồi và tăng trưởng khi vấn đề hàng tồn kho tại nhiều quốc gia đang dần được khắc phục. Việc nỗ lực trong đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng xuất khẩu trong thời gian tới. Năm 2024, nền kinh tế được nhận định sẽ tiếp tục phục hồi và cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa sẽ mở rộng. Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh các thị trường ngày càng siết chặt những quy định về tiêu chuẩn chất lượng. Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn. Một số quốc gia đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất của nước mình. Do đó, để xuất nhập khẩu thực sự mang lại hiệu quả tích cực nhất cho nền kinh tế và muốn xuất khẩu đóng góp thực sự vào tăng trưởng kinh tế thì phải chuyển từ nền công nghiệp gia công, lắp ráp sang nền công nghiệp nội địa hóa cao, hàm lượng công nghệ cao; cần đẩy mạnh xuất khẩu trong các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng lớn. Bên cạnh đó, cần tập trung thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông sản; đồng thời, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chất lượng. Riêng với xuất khẩu thủy sản, cần tích cực tháo gỡ thẻ vàng của Liên minh châu Âu; nếu không gỡ được sẽ kiềm chế xuất khẩu thủy sản, một trong những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến xuất khẩu xanh để tìm hướng đi bền vững hơn và hiệu quả hơn. Song song với xúc tiến thương mại, để phát triển thị trường xuất khẩu, các giải pháp triển khai thời gian tới là đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết, 400
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI liên kết thương mại mới, ký kết các FTA, hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR...) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định: CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các hiệp định. 5. TIẾP TỤC DUY TRÌ ĐÀ PHỤC HỒI VÀ TẠO ĐÀ BỨT PHÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2024 Năm 2024, Bộ Công Thương đánh giá bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đã có nhiều yếu tố tích cực hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Kết quả xuất nhập khẩu cũng bước đầu ghi nhận tín hiệu tích cực từ những tháng cuối năm 2023 khi kim ngạch đã có sự phục hồi đáng kể. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân năm 2023 duy trì ở mức tương đương năm 2022, vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng hơn 45% so với cùng kỳ. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, các nỗ lực trong đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong thời gian qua sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về bối cảnh quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô khả quan hơn khi FED đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024 để thúc đẩy tăng trưởng và tiêu dùng. Vấn đề hàng tồn kho cao tại Hoa Kỳ đang dần được khắc phục, Việt Nam cũng mới nâng cấp mối quan hệ lên Ðối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, hứa hẹn sự phát triển bền vững cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định, nhất là khi xung đột Nga - Ukraine và mới đây là Israel - Hamas chưa có dấu hiệu kết thúc. Các tổ chức quốc tế lo ngại nếu cuộc xung đột tại Israel lan rộng ra toàn khu vực Trung Ðông, kinh tế thế giới sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ tăng trưởng chậm lại. Cuộc chiến chống lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, đặc biệt là chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn. Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Quy mô nền kinh tế nước ta còn khiêm tốn nhưng độ mở lại lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế. Những yếu tố đột xuất, bất ngờ vẫn tiềm ẩn rủi ro, khó dự báo; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm khai thông thị trường xuất khẩu; trong đó có những thành tích lớn về công tác đàm phán, mở cửa thị trường. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường này, vấn đề cần chú trọng là phát triển được nguồn hàng cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định. Theo đà phục hồi của năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu những ngày đầu năm 2024 có nhiều khởi sắc. Xuất khẩu tháng 01/2024 đạt 33,5 tỷ USD, tăng 42% so với tháng 01/2023 và 6,7% so với tháng 12/2023. Các con số tương tự về nhập khẩu lần lượt là 30,6 tỷ USD, 401
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 33,3% và 4,2%. Cùng với đó là sự khởi sắc của các doanh nghiệp với nhiều đơn hàng mới, tuyển dụng thêm lao động, nhiều công ty mới được thành lập. Dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp có xe đưa công nhân về quê ăn Tết và hẹn sẽ trở lại xưởng máy sau kỳ nghỉ. Song, cũng trong những ngày đầu năm nay đã cho thấy không ít khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề cước vận tải biển tăng đột biến, sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu vừa phục hồi mong manh. Nhu cầu của các nước nhập khẩu chưa hồi phục hoàn toàn, cùng với nhiều thách thức khác ít nhiều cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Qua đó cho thấy, việc đặt mục tiêu xuất nhập khẩu cho năm 2024 là hợp lý, thể hiện quyết tâm ngăn chặn suy giảm, từ đó đẩy mạnh đà tăng trưởng, nói cách khác là “biết lượng sức mình, nhìn xa trông rộng”. Để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra, thiết nghĩ cần sử dụng một hệ các giải pháp tổng thể. Đó là cần đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác khác nhiều tiềm năng; hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng khai thác các cam kết trong các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới; chú trọng phòng vệ thương mại trước xu hướng các đối tác gia tăng dựng rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bảo đảm môi trường công bằng trong cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Cùng với đó, cần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả xúc tiến thương mại, chú tâm vào các đối tác lớn, địa bàn trọng điểm, tận dụng tối đa dư địa về xuất khẩu do các FTA mở ra. Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tranh thủ những tín hiệu tốt từ phía Trung Quốc, nâng cao hiệu quả và điều tiết tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu với đối tác này. Nhanh nhạy nắm bắt diễn biến thương trường, kịp thời phản ứng bằng các chính sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương, Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam năm 2023. 2. Nguyên Long (2023), “Thách thức xuất khẩu năm 2023: Đâu là giải pháp?”, Theo Vietstock, https://www.investing.com 3. Phạm Mơ (2023), Toàn cảnh thương mại hàng hóa Việt Nam, https://vietnambiz.vn/toan- canh-thuong-mai-hang-hoa-cua-viet-nam-nam-2023-20231230123333969.htm 4. Thanh Tùng (2023), Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 dự báo lập đỉnh 4,5 tỷ USD, https://vov.vn 5. Tổng cục Hải quan, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2023. 6. Tổng cục Thống kê, Báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu năm 2023. 7. Tổng cục Thống kê, Điểm sáng xuất nhập khẩu cuối năm 2023. 8. Yến Nhi (2023), “Việt Nam có 07 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD”, Thông tin Kinh tế và Công nghệ, Tạp chí điện tử VnMedia. 402
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI: XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
18 p | 2368 | 591
-
Thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2001- 2007
68 p | 489 | 181
-
Chuyên đề môn học: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam
42 p | 283 | 65
-
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13 p | 362 | 15
-
Dự thảo Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030
170 p | 104 | 10
-
Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
13 p | 97 | 8
-
Hạn chế trong xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc và một số khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam
8 p | 95 | 8
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
5 p | 121 | 8
-
Thương mại Việt Nam - ASEAN giai đoạn 1995 - 2015: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
8 p | 95 | 6
-
Vấn đề nhập siêu của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
13 p | 74 | 6
-
Phát triển cảng biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
8 p | 57 | 6
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2011 - 2013: Thực trạng và khuyến nghị
9 p | 86 | 4
-
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc thực trạng và giải pháp
8 p | 21 | 4
-
Tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam từ giải pháp kiềm chế nhập siêu
5 p | 91 | 3
-
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và sự tác động đến số thu thuế của Việt Nam
4 p | 81 | 2
-
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh mới
6 p | 4 | 1
-
Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam
12 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn