intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số" phân tích thực trạng của thị trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế số, đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường lao động trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số

  1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ Nguyễn Thị Tuyết1, Nguyễn Hồng Trang2, Đỗ Ngọc Khanh3, Trịnh Hoàng Tùng4 Tóm tắt: Sự phát triển của khoa học và công nghệ, mỗi nền kinh tế đều đòi hỏi một lực lượng sản xuất tương ứng và đồng bộ về trình độ, đặc biệt là về lao động. Kinh tế số đòi hỏi phải có nguồn nhân lực để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nền kinh tế một cách hiệu quả. Trong quá trình chuyển đổi đó nhiều thách thức về lao động đang nổi lên đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp và kịp thời. Bài viết phân tích thực trạng của thị trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế số, đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường lao động trong thời gian tới. Từ khóa: thị trường lao động, kinh tế số, chuyển đổi số 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có rất nhiều quan điểm, cách hiểu, khái niệm về thị trường lao động. Thị trường lao động khác biệt so với thị trường hàng hóa ở chỗ, nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế xã hội của cả xã hội và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản rằng thị trường lao động là nơi cung cấp, trao đổi hàng hoá đặc biệt (sức lao động) giữa một bên là người cần mua sức lao động (người sử dụng lao động) và một bên là người cần bán/ cung cấp dịch vụ lao động (người lao động). Có hai yếu tố cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động. Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển tri thức và hội nhập quốc tế, đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay TTLĐ vẫn đang tồn tại rất nhiều yếu kém. Theo báo cáo Giám sát việc làm trên thế giới tháng 5/2023, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định các cú sốc và rủi ro toàn cầu đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường lao động, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ Về lực lượng lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có sự sụt giảm trong giai đoạn 2018-2022, từ 55,3 triệu người năm 2018 giảm xuống còn 51,7 triệu người năm 2022, trong đó tỷ lệ lao động nam tăng dao động từ 52,2% đến 53,5% và tỷ lệ lao động nữ giảm dao 1 Học viện Tài chính 2 UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 3 Kiểm toán Nhà nước Khu vực I 4 Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm
  2. 86 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM động từ 46,5% đến 47,8%. Cơ cấu lực lực lượng lao động phân theo thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành thị có tăng nhưng nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn dao động từ 62,8% - 67,7%. Bảng 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và theo thành thị nông thôn Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2018 55388,0 28911,4 26476,6 17864,2 37523,8 2019 55767,4 29370,6 26396,8 18094,5 37672,9 2020 54842,9 28866,1 25976,8 18171,9 36671,0 2021 50560,5 27041,3 23519,2 18535,0 32025,5 Sơ bộ 2022 51704,9 27527,1 24177,8 19211,6 32493,3 Cơ cấu (%) 2018 100 52,2 47,8 32,3 67,7 2019 100 52,7 47,3 32,4 67,6 2020 100 52,6 47,4 33,1 66,9 2021 100 53,5 46,5 36,7 63,3 Sơ bộ 2022 100 53,2 46,8 37,2 62,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2022 Về thất nghiệp: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là gần 1,07 triệu người, giảm 359,2 nghìn người so với năm trước, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu dao động từ 2,17% lên 3,2%, trong đó ở thành thị và nông thôn tăng trong giai đoạn 2018-2021 và có giảm trong trong năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới thấp hơn so với nữ giới. Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu thì giai đoạn 2020-2021 tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nguyên nhân chính của tình trạng này là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó nguyên nhân dẫn tới tính trạng thất nghiệp của Việt Nam liên tục tăng còn do nhiều nguyên nhân khác như thiếu định hướng nghề nghiệp; trình độ chuyên môn kỳ thuật còn thấp, dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, với bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì lao động Việt Nam chưa đáp ứng đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, yếu về ngoại ngữ, tin học và thiếu hiểu biết về luật pháp và văn hóa; cách mạng công nghiệp lên ngôi nhiều máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người… Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 Đơn vị: % Năm Cả nước Thành thị Nông thôn Nam Nữ 2018 2,19 3,10 1,74 1,97 2,45 2019 2,17 3,11 1,69 2,09 2,26 2020 2,48 3,89 1,75 2,01 3,05 2021 3,2 4,33 2,5 3,15 3,26 2022 2,34 2,82 2,04 2,36 2,32 Nguồn: Tổng cục Thống kê
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 87 Mất cân đối cung cầu lao động: tình trạng thiếu và thừa lao động giữa các ngành nghề, khu vực, các vùng đặc biệt nghiêm trọng. Tình trạng dư thừa lao động ở các ngành nghề như nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ trong khi thiếu hụt lao động ở các ngành nghề như thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ…Tình trạng dư thừa lao động không có kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật, tay nghề phổ biến bên cạnh đó lao động tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất chủ yếu là lao động địa phương trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, chỉ một số ít qua đào tạo. Điều này gây khó khăn cho các DN trong vấn đề tuyển dụng. Về chất lượng lao động: chất lượng nguồn nhân lực đáp ưng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Thực tế cho thấy, tỷ lệ lao động chất lượng cao ở Việt Nam hiện đang ở mức thấp so với tương quan chung trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019, tại trụ cột 6 về nhân lực, kỹ năng của lao động Việt Nam chỉ đứng thứ 93 so với 140 nền kinh tế được đánh giá. Năm 2022, số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp (tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt 26,2%), chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường. Hạn chế về trình độ, kỹ năng nghề khiến lao động khó có được việc làm bền vững và chuyển dịch linh hoạt trong một thị trường lao động đang biến chuyển không ngừng. Điều này dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng. Về thu nhập của người lao động: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước. Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021). Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng). Hình 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị và nông thôn Nguồn: Tổng cục Thống kê
  4. 88 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Bảng 3 cho thấy, cơ cấu lao động của nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trong lao động nông nghiệp, lậm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trong lao động công nghiệp và dịch vụ trong giai đoạn 2018-2022. Lao động trong khu vực nông nghiệp, lậm nghiệp và thủy sản không chỉ giảm về số lượng tuyệt đối mà còn cả về tỷ trọng tương đối, từ 37,6% năm 2018 xuống còn 17,5% năm 2022. Trong khi đó, tỷ trong lao động tăng nhanh trong các ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo từ 18,4% năm 2018 lên 23,3% năm 2022. Trong nhóm ngành dịch vụ, tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ kinh doanh như bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng từ 18,4% năm 2018 lên 20,9% năm 2022. Tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ chất lượng cao như hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản cũng có xu hướng tăng. Bảng 3: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2018-2022 Đơn vị tính: % Ngành 2018 2019 2020 2021 2022 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 37,6 34,5 33,1 29,1 27,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 18,4 20,7 21,1 22,8 23,3 Xây dựng 7,9 8,4 8,8 9,3 9,2 Bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú ăn uống 18,4 18,3 18,7 19,8 20,9 Vận tải, kho bãi 3,2 3,5 3,7 3,8 3,8 Thông tin và truyền thông 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 Hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm, kinh doanh bất động sản 1,3 1,5 1,5 1,6 1,7 Hoạt động chuyên môn, khoa học – công nghệ 0,5 0,6 0,6 0,6 0,7 Các dịch vụ khác 12,1 11,9 11,9 12,4 12,3 Nguồn: Tổng cục thống kê Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế số, công nghệ thông tin là ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam. Năm 2020, tổng doanh thu từ ngành công nghệ thông tin là 124,7 tỷ USD, gấp gần 2 lần năm 2016 (67,7 tỷ USD). Ngành công nghệ phần cứng là ngành lớn nhất trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, đóng góp khoảng 89% tổng doanh thu năm 2020. Tổng số lao động trong ngành công nghệ thông tin đã tăng từ 781 nghìn người lên hơn 1 triệu người năm 2020, trong đó số lao động trong ngành công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm số lượng lớn nhất với tỷ trọng hơn 77,9% (Theo Sách trắng công nghệ thông tin 2021) Thông qua phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số tồn tại rất nhiều hạn chế như lao động phân bố không đồng đều; chất lượng lao động thấp nhất là một số ngành như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng; thu nhập của người lao động được cải thiện nhưng không đáng kể, chuyển dịch cơ cấu vẫn diễn ra chậm; các ngành trong lĩnh vực kinh tế số chưa được quan tâm…Như vậy để khắc phục những hạn chế này cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp để tạo điều kiện phát triển thị trường lao động trong thời gian tới. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hiệu quả, hội nhập
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 89 quốc tế. Tạo điều kiện theo hướng giải phóng triệt để sức lao động, phát huy cao nhất đóng góp của người lao động có kỹ năng cho tăng trưởng, phát triển kinh tế thúc đẩy tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao. Đặc biệt là tự do hóa mạnh hơn nữa để lao động nhất là lao động có kỹ năng được tự do lựa chọn việc làm, tự do di chuyển trên thị trường lao động, không bị rào cản bởi khu vực kinh tế, địa giới hành chính và nơi cư trú. Thứ hai, Nắm bắt nhu cầu, phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trong điểm đang ưu tiên hiện này như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu… Thứ ba, Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng, chuyển mạnh từ trang bị kiến thức (lý thuyết) sang phát triển kỹ năng nghề đạt tiêu chuẩn Việt Nam, từng bước đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế cho người lao động, nhất là cho lao động trẻ; phát triển đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường lao động, tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp với các mô hình đa dạng, hiệu quả nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, tính kỷ luật…để hội nhập với thị trường lao động thế giới. Thứ tư, Có chính sách khuyến khích hình thành và phát triển nhanh thị trường lao động trình độ cao (lao động có kỹ năng trình độ cao, lao động lành nghề), tạo môi trường cho lao động chất lượng cao tự do di chuyển giữa các ngành, vùng và lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế tri thức, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu và phân công lao động quốc tế. Thứ năm, Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các tổ chức quốc tế như ILO, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Ngân hàng Thế giới (WB),... và các nước phát triển, các nước ASEAN để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho xây dựng chính sách và tổ chức vận hành, quản trị hiệu quả TTLĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Dũng (2022), Phát triển thị trường Việt Nam hiện đại, đầy đủ và hội nhập quốc tế, Tạp chí cộng sản. 2. Bộ Thông tin và truyền thông (2022), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2021, NXB Thông tin và Truyền thông. 3. Niêm giám thống kê 2022. 4. Tô Thành Trung ( 2021), Năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật. 5. https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/208195/thi-truong-lao-dong-viet-nam-trong- giai-doan-hien-nay-va-nhung-van-de-dat-ra ( truy cập ngày 15/09/2023).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0