intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyển đổi số đã và đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống và nền sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài nghiên cứu "Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam" làm rõ cơ sở lý luận về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung đánh giá thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, trọng tâm là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến chế tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM Lê Thị Ngọc Bích1 Tóm tắt: Chuyển đổi số đã và đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống và nền sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung đánh giá thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, trọng tâm là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến chế tạo. Số liệu Điều tra Doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê được sử dụng để phân tích các kết quả đạt được, cũng như những tồn tại và hạn chế của doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo Việt Nam. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt đông chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Từ khóa: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, ngành chế biến chế tạo, Việt Nam 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Quá trình chuyển đổi số trong khoảng 30 năm gần đây đã tạo ra sự thay đổi lớn cho thế giới. Quá trình này cũng được đánh giá là sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá lớn trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của các hộ gia đình giống như thời kỳ cách mạng công nghiệp trước đây (Jordan và León, 2011; Katz và cộng sự, 2013). Sự xuất hiện của Internet là nguyên nhân ban đầu cho quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong suốt 30 năm qua. Khái niệm về quá trình số hóa hay chuyển đổi số được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Một cách khái quát, chuyển đổi số được hiểu là kết quả của sự kết hợp giữa quá trình phát triển của công nghệ thông tin truyền thông với thế giới vật lý (Baskerille và cộng sự, 2020). Nói cách khác, chuyển đổi số là việc sử dụng các công cụ kĩ thuật số vào giải quyết các nhu cầu và các hoạt động truyền thống của con người. Ở góc độ doanh nghiệp, phần lớn các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm cho rằng quá trình số hóa hay chuyển đổi số trong doanh nghiệp là “việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp” (Brennen và Reiss, 2016; Ross, 2017; Weil và Woerner, 2018). 1.2. Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Chuyển đổi số được coi làm một giải pháp quan trọng giúp cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, chuyển đổi số có thể tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua bốn vai trò chính như sau: Thứ nhất, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giảm chi phí liên lạc, giao dịch, bao gồm chi phí giao dịch với đối tác bên ngoài (như khách hàng, nhà cung cấp,...) và chi phí liên lạc bên 1 Học viện Tài chính
  2. 524 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM trong doanh nghiệp. Nhờ có các công cụ liên lạc kĩ thuật số, doanh nghiệp có thể liên lạc dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả với các bên liên quan. Thứ hai, chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp trong phân tích các dữ liệu về hoạt động doanh nghiệp. Thông qua các công cụ kĩ thuật số, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập và xử lý dữ liệu về hành vi của khách hàng, các đối tác trong chuỗi giá trị, hay các thông tin liên quan tới hoạt động bên trong doanh nghiệp. Các thông tin được thu thập và xử lý, hỗ trợ doanh nghiệp ra các quyết định dễ dàng và chính xác, nâng qua hiệu quả hoạt động cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba, chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động đổi mới về quy trình sản xuất và vận hàng, nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực. Thứ tư, chuyển đổi số giúp giảm chi phí gia nhập các thị trường mới, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và phát triển thị trường mới, đặc biệt là thị trường quốc tế. 1.3. Phân loại công cụ kĩ thuật số trong doanh nghiệp Căn cứ vào mức độ phức tạp của công nghệ sử dụng, Jung và Gómez-Bengoechea (2022) đã phân loại những công cụ kĩ thuật số được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp thành 3 nhóm: Nhóm công nghệ cơ bản, nhóm công nghệ trình độ cao và nhóm công nghệ hiện đại. Chi tiết các công nghệ theo từng nhóm được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1.1: Phân loại công cụ kĩ thuật số trong doanh nghiệp Mức độ Công cụ kĩ thuật số Mô tả E-mail Email giúp doanh nghiệp trao đổi với khách hàng và nhà cung cấp một cách hiệu quả. Website Website cho phép doanh nghiệp chia sẻ hình ảnh, video, audio về sản phẩm và dịch vụ, cũng như những thông tin liên lạc cơ bản. Cuộc gọi video Nền tảng cho phép các cuộc họp ảo, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các trao đổi giữa các bên, không bị cản trở bởi khoảng cách vật lý và cho phép làm việc từ xa. Cơ bản Chính phủ điện tử Cho phép các cá nhân và doanh nghiệp kết nối với cơ quan hành chính để kiểm tra thông tin, in ấn tài liệu và tiến hành các thủ tục khác nhau. Ngân hàng số Thực hiện các hoạt động ngân hàng như chuyển khoản, đầu tư, thanh toán hóa đơn... trên nền tảng số. Mạng xã hội Truyền thông thông tin và liên lạc nhanh chóng với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Thương mại điện tử Mua hàng hóa và dịch vụ thông qua các cơ chế thanh toán điện tử khác nhau. Mạng cá nhân ảo (VPN) Các mạng riêng sử dụng cơ sở hạ tầng của Internet Mạng nội bộ (Intranet) Mạng truyền thông riêng biệt và nội bộ trong một công ty, dựa trên các giao thức internet, nhưng chỉ có thể truy cập được đối với người dùng được phép Mạng nội bộ mở rộng Một hệ thống mở rộng an toàn của mạng nội bộ, cho phép kết nối với các đối tượng bên Trình độ cao (Extranet) ngoài doanh nghiệp. Hệ thống quản lý Ví dụ: Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý quy trình kinh doanh (BPM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Hệ thống tần số vô tuyến Hệ thống sử dụng sóng vô tuyến để xác định người hoặc vật thể
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 525 Máy chủ lưu trữ Máy tính cung cấp từ xa không gian lữu trữ tệp cho máy tính khác Điện toán đám mây Các dịch vụ công nghệ thông tin truyền thông có thể truy cập từ xa để sử dụng phần mềm, khả năng xử lý hoặc không gian lưu trữ. Dữ liệu lớn Các tệp dữ liệu cực lớn có thể được phân tích bằng máy tính để tăng khả năng cạnh tranh, thiết kế chiến lược, đổi mới và cải thiện trải nghiệm của khách hàng Internet vạn vật Sự kết hợp với các đối tượng vật lý của cảm biến, khả năng xử lý và phần mềm kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống khác qua internet. In 3D Cho phép doanh nghiệp cải tiến và điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng và cung cấp hàng hóa theo yêu cầu, điều này tác động tích cực tới việc quản lý hàng tồn kho. Rô bốt Cho phép doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất bằng cách tăng hiệu quả và năng suất. Rô bốt Hiện đại có thể phải đa chức năng và đa mục tiêu. Trí tuệ nhân tạo Khoa học và kỹ thuật chế tạo máy thông minh, đặc biệt vlaf máy thông tin chương trình máy tính. Thực tế ảo Công nghệ máy tính để tạo ra môi trường mô phỏng trải nghiệm mô phỏng c ó thể giống hoặc toàn toàn khác với thế giới thực. Công nghệ không dây 5G Mang lại tốc độ dữ liệu tối đa dung lượng cao hơn, đỗ trễ thấp, độ tin cậy cao hơn, dung lượng mạng lớn. Block chain Hệ thống phi tập trung gồm các khối được liên kết với nhau bằng mật mã, được sử dụng ghi lại thông tin theo cách gây khó khăn hoặc không thể thay đổi hoặc đánh cắp. (Nguồn: Jung và Gómez – Bengoechea, 2022) Nhóm công cụ kĩ thuật được xếp ở mức độ cơ bản nhất bao gồm: email, websites, cuộc gọi video, chính phủ điện tử, ngân hàng số, mạng xã hội, thương mại điện tử. Nhóm công cụ kĩ thuật được xếp ở mức độ cao hơn bao gồm: mạng cá nhân ảo, mạng nội bộ, mạng nội bộ mở, hệ thống quản lý, hệ thống tần số vô tuyến, máy chủ lưu trữ, điện toán đám mây. Nhóm công cụ kĩ thuật ở xếp ở mức độ hiện đại bao gồm: dữ liệu lớn, Internet vạn vật, công nghệ in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, thực tế áo, công nghệ không dây 5G, Blockchain. 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM 2.1. Khái quát về ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Ngành công nghiệp chế biến chế tạo được coi là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong nền sản xuất của nền kinh tế. Thực tế phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, sự thành công và phát triển của ngành này có ý nghĩa to lớn, quyết định sự thành công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến chế tạo luôn được nhấn mạnh là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2022). Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực, vẫn còn nhiều tồn tại đối với hoạt động của doanh nghiệp trong ngành này. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010-2020, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhìn chung có sự gia tăng đều, ổn định qua từng năm. Tuy nhiên, mức độ tăng về số lượng doanh nghiệp trong ngành so với tốc độ tăng chung của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế vẫn ở mức thấp hơn (Hình 2.1).
  4. 526 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Hình 2.1. Số lượng doanh nghiệp (Nguồn số liệu: Phiếu 1A/ĐTDN- DN, Tổng cục Thống kê 2010-2020) Xét về quy mô doanh nghiệp, phân tích cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong ngành này là doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ (từ dưới 10 lao động) và doanh nghiệp nhỏ (từ 11 tới 100 lao động). Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ trong nhiều năm chiếm tới trên 50% tổng số lượng doanh nghiệp. Tỉ lệ doanh nghiệp vừa (từ 101 tới 200 lao động) và doanh nghiệp lớn (trên 200 lao động) chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Quy mô doanh nghiệp đã được chỉ ra là có mối quan hệ tỉ lệ thuận với khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp trong nhiều nghiên cứu trước đây (Fabiani và cộng sự, 2005; Giunta và Trivieri, 2007; Haller và Siedschlag, 2015; Lucchetti và Sterlacchini, 2004). Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn sẽ dễ dàng áp dụng chuyển đổi số trong các hoạt động của doanh nghiệp, cũng như khai thác tối đa hiệu quả các công cụ kĩ thuật số. Chính vì thế, khi tỉ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm đa số sẽ là rào cản lớn cho doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo Việt Nam áp dụng các công cụ kĩ thuật số vào các hoạt động sản xuất. Hình 2.2. Tỉ lệ doanh nghiệp chế biến chế tạo theo quy mô lao động (Nguồn số liệu: Phiếu 1A/ĐTDN- DN, Tổng cục Thống kê 2010-2020)
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 527 Xét về nhóm ngành với trình độ công nghệ khác nhau của OECD (2005), phân tích kết quả cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến chế tạo Việt Nam thuộc nhóm ngành có trình độ công nghệ thấp. Theo phân loại này, ngành công nghệ cao bao gồm các DN sản xuất máy bay và tàu vũ trụ, dược phẩm, máy tính, máy móc văn phòng, thiết bị phát thanh, truyền hình, liên lạc, dụng cụ y tế, thiết bị quang học, thiết bị cần độ chính xác cao. Ngành công nghệ trung bình bao gồm các DN sản xuất máy móc thiết bị điện, xe có động cơ, rơ mooc, bán cơ rooc; hóa chất không bao gồm dược phẩm, thiết bị đường sắt và vận chuyển; các loại máy móc, thiết bị điện chưa được phân nhóm; đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất sản phẩm cao su và nhựa; sản xuất than cốc, các sản phẩm dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu hạt nhân; sản phẩm kim loại cơ bản và các sản phẩm kim loại chế tạo, sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác. Ngành công nghệ thấp bao gồm các DN sản xuất các sản phẩm cao su, nhựa, bột giấy, giấy, các sản phẩm từ giấy, in ấn và xuất bản; chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, các sản phẩm từ khoáng phi kim loại, dệt may, da giày và các ngành chế biến chế tạo khác không thuộc ngành công nghệ cao và trung bình. Tỉ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp chiếm xấp xỉ 50% tổng số doanh nghiệp. Đây là nhóm ngành thâm dụng lao động, chủ yếu dựa trên lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, khả năng áp dụng công nghệ trong các ngành này rất thấp. Trong khi đó, tỉ lệ doanh nghiệp trong nhóm ngành có trình độ công nghệ trung bình và cao chỉ chiếm khoảng 30 và 20% tổng số doanh nghiệp. Hình 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến chế tạo theo trình độ công nghệ (Nguồn số liệu: Phiếu 1A/ĐTDN- DN, Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010-2020) Mối quan hệ thuận chiều giữa chuyển đổi số và các nhóm ngành theo trình độ công nghệ đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Fabiani và cộng sự (2005); Teo và Tan (1998); Bayo-Moriones và Lera-López (2007); Lucchetti và Sterlacchini (2004). Theo đó, chuyển đổi số có xu hướng diễn ra mạnh mẽ nhất ở những nhóm ngành có hàm lượng công nghệ cao. Như vậy, qua phân tích khái quát về tình hình các doanh nghiệp trong ngành công nghệ chế biến chế tạo Việt Nam, có thể thấy rằng các doanh nghiệp trong ngành này vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt là ở khía cạnh quy mô và cơ cấu ngành theo trình độ công nghệ.
  6. 528 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.2. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Căn cứ theo phân loại các công cụ kĩ thuật số theo mức độ phức tạp tại Bảng 1.1 và số liệu điều tra doanh nghiệp từ Tổng cục Thống kê, có thể nói phần lớn doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các công cụ kĩ thuật số cơ bản, mức độ đơn giản trong sản xuất và truyền thông. Đối với công nghệ sản xuất, Hình 2.4 trình bày thực trạng sử dụng các công nghệ khác nhau theo từng năm. Cụ thể, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong ngành được chia thành 4 mức độ khác nhau, bao gồm: dụng cụ cầm tay cơ học, dụng cụ cầm tay sử dụng điện, máy móc do người điều khiển và máy móc do máy tính điều khiển. Hình 2.4. Tỉ lệ doanh nghiệp theo công nghệ sản xuất (Nguồn số liệu: Phiếu 1A/ĐTDN- DN và phiếu 1Am/ĐTDN-KH Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012-2018) Phân tích tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng các loại công nghệ sản xuất khác nhau cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo sử dụng máy móc do người điều khiển. Tỉ lệ này chiếm tới trên 80% và có ít sự thay đổi trong cả giai đoạn. Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng máy móc do máy tính điều khiển chiếm tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ sử dụng dụng cụ cầm tay cơ học (chiếm khoảng 1%) và tỉ lệ sử dụng dụng cụ cầm tay sử dụng điện (khoảng 4%). Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng máy móc do máy tính điều khiển trong sản xuất có xu hướng cải thiện trong giai đoạn đầu, sau đó ít có sự thay đổi trong các năm tiếp theo. Mặc dù có sự tăng lên về tỉ lệ sử dụng máy móc tự động trong sản xuất, nhưng tỉ lệ này vẫn chỉ ở mức 10%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển và thấp hơn cả một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan hay Indonesia. Đối với công nghệ truyền thông, kết quả phân tích thực trạng sử dụng các công nghệ truyền thông khác nhau của doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo được trình bày trong Hình 2.5. Theo đó, có 5 loại công nghệ truyền thông được mô tả bao gồm: điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, Internet và máy tính cá nhân. Trong đó, hai công cụ truyền thông
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 529 thường được sử dụng để xác định doanh nghiệp chuyển đổi số trong các nghiên cứu trước đây là Internet và máy tính cá nhân (Bayo-Morianes và Lera – López, 2007; Giunta và Trivieri, 2007; Haller và Siedschlag, 2015). Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ sử dụng Internet và máy tính cá nhân trong các doanh nghiệp đều cao hơn các loại hình liên lạc khác của doanh nghiệp. Tỉ lệ sử dụng hai loại hình này dao động trong khoảng từ 25-35% và có xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tỉ lệ này mặc dù có xu hướng cải thiện, nhưng nhìn chung chưa nhiều và vẫn ở mức độ thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Như vậy, đánh giá thực trạng sử dụng công nghệ trong sản xuất và truyền thông của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam cho thấy chuyển đổi số trong phần lớn doanh nghiệp ngành này mới ở giai đoạn đầu với các công cụ chuyển đổi số được phân loại ở mức đơn giản. Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng máy móc sản xuất do máy tính điều khiển và tỉ lệ sử dụng Internet và máy tính cá nhân trong hoạt động truyền thông vẫn ở mức thấp. Hình 2.5. Tỷ lệ doanh nghiệp theo công nghệ truyền thông (Nguồn số liệu: Phiếu 1A/ĐTDN- DN và phiếu 1Am/ĐTDN-KH Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012-2018) Tình trạng chuyển đổi số còn chậm trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân, xuất phát từ đặc điểm về quy mô, cơ cấu các ngành cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Thứ nhất, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Khi quy mô doanh nghiệp quá nhỏ, việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn và không đạt được hiệu quả đầu tư máy móc thiết bị. Thứ hai, cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thâm dụng lao động chiếm tỉ lệ cao, trình độ công nghệ thấp. Các doanh nghiệp trong các ngành công nghệ thấp chủ yếu tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, nhu cầu và động lực chuyển đổi số trong những ngành này không cao.
  8. 530 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Thứ ba, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực vốn và nhân lực chất lượng cao. Để làm rõ những khó khăn này, Bảng 2.1 trình bày thực trạng cảm nhận các khó khăn của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo ở các khía cạnh khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy, tỉ lệ doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam gặp khó khăn ở các khía cạnh khác nhau chiếm tỉ lệ rất cao. Phần lớn doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong các vấn đề về cơ sở hạ tầng, giao thông, hạ tầng viễn thông, tiếp cận tài chính và tuyển dụng lao động kĩ thuật chất lượng cao. Trong đó, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính và tuyển dụng lao động kĩ thuật chất lượng cao chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả giai đoạn. Tỉ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về tiếp cận tài chính luôn chiếm trên 80%. Trong khi đó, tỉ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động chất lượng cao luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại khó khăn doanh nghiệp gặp phải qua các năm, dao động trong khoảng từ 85-91%. Bảng 2.1. Tỉ lệ doanh nghiệp theo các loại khó khăn Khó khăn Khó khăn về hạ tầng Khó khăn tiếp cận tài Khó khăn về nhân Năm Khó khăn cơ sở hạ tầng giao thông viễn thông chính lực chất lượng cao 2012 82,88 81,51 78,57 89,68 90,27 2013 85,23 84,19 81,82 90,45 91,56 2014 79,57 78,92 77,02 82,84 85,19 2015 76,9 80,15 78,26 83,06 84,9 2016 80,21 81,22 79,72 84 86,11 2017 81,82 82,03 80,36 85,95 88,3 2018 81,58 81,63 80,46 85,17 87,44 (Nguồn số liệu: Phiếu 1A/ĐTDN- DN và phiếu 1Am/ĐTDN-KH Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012-2018) Kết quả phân tích thực trạng khó khăn của doanh nghiệp cho thấy những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động nói chung và quá trình chuyển đổi số nói riêng. Từ đó, gợi mở những hàm ý chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM Dựa trên phân tích thực trạng hoạt động và chuyển đổi sổ của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam, cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, một số kiến nghị, giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, cần hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong tiếp cận nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đầu tư công nghệ sản xuất, thực hiện chuyển đổi số. Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Đây là nhóm doanh nghiệp có khó khăn lớn trong tiếp cận vốn vì khó đáp ứng các yêu cầu cho vay của các tổ chức tài chính. Do đó, các chính sách hỗ trợ tài chính cho nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ cần được thực hiện một cách linh hoạt, điều chỉnh phù hợp với thực tế doanh nghiệp.
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 531 Thứ hai, hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong nâng cao năng lực quản lý, đào tạo doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, năng lực quản lý, trình độ của chủ doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển đổi số. Chủ doanh nghiệp có trình độ, năng lực quản lý tốt sẽ có xu hướng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển quy mô doanh nghiệp. Chính vì thế, các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin, nâng cao trình độ, kĩ năng quản lý cho các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, hộ gia đình là rất cần thiết để giúp các chủ doanh nghiệp này tiếp cận thông tin, xu hướng sản xuất hiện đại, mở rộng tầm nhìn phát triển doanh nghiệp. Thứ ba, phát triển nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao hiệu quả đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, đại học. Con người là yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao vẫn là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam. Vấn đề này là do tình trạng đào tạo nghề, đào tạo đại học tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập về cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo. Điều này dẫn tới lao động ngành kĩ thuật Việt Nam còn thiếu và chưa đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Việt Nam cần xác định rõ cơ cấu lao động hợp lí giữa các ngành nghề để có chiến lược phát triển, đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần nâng cao chất lượng đào tạo, có sự phối kết hợp với các doanh nghiệp để nắm bắt được nhu cầu thị trường việc làm, cải tiến chương trình đào tạo sát với thực tế. Thứ tư, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò nền tảng cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, đặc biệt là hạ tầng viễn thông. Thời gian qua, Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt về cơ sở hạ tầng cơ bản, hạ tầng giao thông và viễn thông, nhờ đó tạo ra những thuận lợi nhất định cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như quá trình chuyển đối số của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giữa các địa phương vẫn chưa có sự đồng bộ, đồng đều, đặc biệt là còn nhiều yếu kém ở khu vực miền Nam và miền núi. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nói chung và ngành chế biến chế tạo nói riêng, cần có những cải thiện về cơ sở hạ tầng, giao thông, viễn thông ở các địa phương trong cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baskerville, R. L., Myers, M. D., & Yoo, Y. (2019). Digital first: The ontological reversal and new challenges for is research. 2. Bayo-Moriones, A., & Lera-Lopez, F. (2007). A firm level analysis of determinants of ICT adoption in Spain. Technovation, 27(6–7), 352–366. 3. Brennen, J. S., & Kreiss, D. (2016). Digitalization. The international encyclopedia of communication theory and philosophy, 1-11. 4. Fabiani, S., Schivardi, F., & Trento, S. (2005). ICT adoption in Italian manufacturing: Firm level evidence. Industrial and Corporate Change, 14, 225–249. 5. Giunta, A., & Trivieri, F. (2007). Understanding the determinants of information technology adoption: Evidence from Italian manufacturing firms. Applied Economics, 39, 1325–1334. 6. Haller, S. A., & Siedschlag, I. (2011). Determinants of ICT adoption: Evidence from firmlevel data. Applied Economics, 43, 3775–3788 Jordan và León, 2011;
  10. 532 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7. Juan Jung & Gonzalo Gómez-Bengoechea, 2022. “A literature review on firm digitalization: drivers and impacts,” Studies on the Spanish Economy eee2022-20, FEDEA. 8. Katz, R., Koutroumpis, P. & Callorda, F. (2013). The Latin American path towards digitization. Info, 15(3), 6-24 9. Lucchetti, R., & Sterlacchini, A. (2004). The adoption of ICT among SMEs: Evidence from an Italian survey. Small Business Economics, 23(2), 151–168. 10. Ross, J. (2017). Don’t confuse digital with digitization. MIT Sloan Management Review (Online September 29, 2017 11. Teo, T. S. H., & Tan, M. (1998). An empirical study of adopters and non-adopters of the Internet in Singapore. Information and Management, 34, 339–345. 12. Weill, P., & Woerner, S. (2018). What is your digital business model? Six questions tohelp you build the next-generation enterprise. Cambridge (MA): Harvard Business School Press.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0