intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:545

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học "Nghiên cứu chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam" gồm các bài viết gửi về Hội thảo tập trung phân tích đánh giá, nhận định về chuyển đổi số trong nền kinh tế Việt Nam; xu hướng chuyển đổi số trong các lĩnh vực của nền kinh tế (như ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại, logistic, trong các ngành kinh tế của Việt Nam, trong ngành giáo dục, y tế...); kinh nghiệm quốc tế trong chuyển đổi số; các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
  2. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
  3. iv KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM v DANH SÁCH CÁC BAN CỦA HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP HỌC VIỆN “CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM” 1. BAN CHỈ ĐẠO STT Họ và tên Chức vụ, Đơn vị Nhiệm vụ 1 PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ Giám đốc Học viện Tài chính Trưởng ban 2 PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều Phó Giám đốc Học viện Phó Trưởng ban TT 3 PGS.TS. Trương Thị Thủy Phó Giám đốc Học viện Phó Trưởng ban 4 PGS.TS. Nguyễn Đào Tùng Chủ tịch HĐT Phó Trưởng ban 5 TS. Nguyễn Văn Bình Phó Giám đốc Học viện Phó Trưởng ban 6 PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Trưởng Ban QLKH, HVTC Ủy viên TT 7 TS. Nguyễn Đình Hoàn Trưởng Khoa Kinh tế Ủy viên 2. BAN TỔ CHỨC, NỘI DUNG, KHÁNH TIẾT STT Họ tên Chức vụ Nhiệm vụ 1 PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều Phó Giám đốc Học viện Trưởng ban 2 PGS.TS. Trương Thị Thủy Phó Giám đốc Học viện Phó Trưởng ban 3 PGS.TS. Nguyễn Đào Tùng Chủ tịch HĐT, HVTC Phó Trưởng ban 4 TS. Nguyễn Văn Bình Phó Giám đốc Học viện Phó Trưởng ban 5 PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Trưởng ban QLKH, HVTC Ủy viên TT 6 TS. Nguyễn Đình Hoàn Trưởng Khoa Kinh tế, HVTC Ủy viên TT 7 TS. Nguyễn Thị Thúy Nga Phó Trưởng ban QLKH, HVTC Ủy viên 8 TS. Đào Ngọc Hà Phó Trưởng ban QLKH, HVTC Ủy viên 9 TS. Phạm Thị Hà PhóTrưởng ban QLĐT, HVTC Ủy viên 10 GS.TS. Chúc Anh Tú Trưởng ban KT&QLCL, HVTC Ủy viên 11 PGS.TS. Nguyễn Lê Cường Chánh Văn phòng HVTC Ủy viên 12 Ths. Nguyễn Lê Mai Trưởng ban TCKT, HVTC Ủy viên 13 Ths. Nguyễn Đình Sơn Thành Trưởng Ban QTTB & ĐTXD, HVTC Ủy viên 14 TS. Phạm Văn Nghĩa Phó Trưởng ban TCCB, HVTC Ủy viên 15 Ths. Ngô Vút Bổng Phó GĐ TTTT(PT), HVTC Ủy viên 16 TS. Lưu Hữu Đức Trưởng Ban CTCTSV, HVTC Ủy viên 17 TS. Tạ Đình Hòa Bí thư Đoàn Thanh niên, HVTC Ủy viên 18 Ths.BS. Bùi Quang Việt Trạm trưởng y tế HVTC 19 Ths. Vũ Văn Khiên Phó Chánh VP, HVTC Ủy viên 20 TS. Nguyễn Phi Hùng Phó TB Ban QTTB & ĐTXD, Ủy viên 21 TS. Phạm Văn Hào Phó Bí thư Đoàn TN, HVTC Ủy viên 22 TS. Nguyễn Hồng Chỉnh Ban QLKH, HVTC Ủy viên 23 Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền Ban QLKH, HVTC Ủy viên 24 Ths. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Ban QLKH, HVTC Ủy viên 25 ThS. Trương Thị Vân Lý Giám đốc TT Ngoại ngữ Tin học Ủy viên 26 PGS.TS. Mai Ngọc Anh Trưởng khoa Kế toán, HVTC Ủy viên 27 PGS.TS. Vũ Văn Ninh Trưởng khoa TCDN, HVTC Ủy viên
  5. vi KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 28 PGS.TS. Lê Xuân Trường Trưởng khoa Thuế&HQ, HVTC Ủy viên 29 PGS.TS. Đoàn Minh Phụng Trưởng khoa NH&BH, HVTC Ủy viên 30 PGS.TS.Vũ Duy Vĩnh Trưởng khoa TCQT, HVTC Ủy viên 31 PGS.TS. Đào Thị Minh Thanh Trưởng khoa QTKD, HVTC Ủy viên 32 TS. Bùi Tiến Hanh Trưởng khoa TCC, HVTC Ủy viên 33 Ths. Phạm Minh Ngọc Hà P.Trưởng khoa HTTTKT (PT), Ủy viên 34 TS. Phạm Quỳnh Mai P.Trưởng khoa Kinh tế, HVTC Ủy viên 35 PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Nga Trưởng BM KTH, Khoa Kinh tế Ủy viên 36 TS. Lương Thu Thủy Trưởng BM KTĐTTC, Khoa Kinh tế Ủy viên 37 TS. Trần Thị Phương Dịu P.Trưởng BM KTĐTTC, Khoa Kinh tế Ủy viên 38 TS. Trần Phương Anh P.Trưởng BM KTĐTTC, Khoa Kinh tế Ủy viên 39 TS. Tô Mai Thanh Trưởng BM Luật KT, Khoa Kinh tế Ủy viên 40 TS. Phạm Thị Hồng Nhung P.Trưởng BM Luật KT, Khoa Kinh tế Uỷ viên 41 TS. Đoàn Thị Hải Yến P.Trưởng BM Luật KT, Khoa Kinh tế Ủy viên 42 ThS. Hoàng Hải Ninh Bí thư LCĐ Khoa Kinh tế Ủy viên 43 ThS. Vũ Thị Hằng Nga Phó bí thư LCĐ Khoa Kinh tế Ủy viên 44 ThS. Đậu Thị Ngọc Trang Bí thư CĐGV Khoa Kinh tế Ủy viên 45 TS. Nguyễn Thị Tuyết GVC BM KTH, Khoa Kinh tế Ủy viên 46 ThS. Nguyễn Thanh Thảo GVCBM KTĐTTC, Khoa Kinh tế Ủy viên 47 TS. Đỗ Thị Kiều Phương GVC BM Luật KT, Khoa Kinh tế Uỷ viên 48 Ths. Phan Thị Oanh Ban TCKT, HVTC Uỷ viên 49 CN. Trương Kim Thoa Ban TCKT, HVTC Uỷ viên 50 CN. Đào Thị Loan Ban CTCT&SV, HVTC Uỷ viên 51 CN. Nguyễn Văn Vịnh Ban QTTB&ĐTXD, HVTC Uỷ viên 3. TỔ THƯ KÝ STT Họ tên Chức vụ, đơn vị công tác Nhiệm vụ 1 TS. Phạm Thị Hồng Nhung P.Trưởng BM Luật KT, Khoa Kinh tế Tổ trưởng 2 TS. Nguyễn Hồng Chỉnh Ban QLKH, HVTC Tổ phó 3 Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền Ban QLKH, HVTC Tổ viên 4 Ths. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Ban QLKH, HVTC Tổ viên 5 TS. Trần Thị Phương Dịu P.Trưởng BM KTĐTTC, Khoa Kinh tế Tổ viên 6 TS. Nguyễn Thị Tuyết GVC BM Kinh tế học, Khoa Kinh tế Tổ viên 7 Ths. Hoàng Hải Ninh GV BM KTĐTC, Khoa Kinh tế Tổ viên 8 Ths. Vũ Thị Hằng Nga GV BM KTH, Khoa Kinh tế Tổ viên 9 Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh Chuyên viên VP Khoa Kinh tế Tổ viên
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................................................. 1 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ: KHÁI NIỆM, CÁC CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN Lưu Ngọc Trịnh, Lê Đăng Minh........................................................................................................................................................ 3 2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ - XU THẾ TẤT YẾU CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Đinh Văn Hải................................................................................................................................................................................... 15 3. CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM – CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Lê Minh Nhật...................................................................................................................................... 26 4. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM Hồ Thị Hoài Thu............................................................................................................................................................................... 34 5. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KINH TẾ SỐ & GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM Trịnh Văn Biển................................................................................................................................................................................ 40 6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM Lê Thị Hồng Thủy............................................................................................................................................................................ 54 7. KINH TẾ SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Lưu Huyền Trang............................................................................................................................................................................. 64 8. VAI TRÒ ĐÚNG ĐẮN CỦA CHÍNH PHỦ TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ PHÂN TÍCH TẠI VIỆT NAM Đậu Thị Ngọc Trang, Đỗ Thị Lan Anh................................................................................................................................................ 70 9. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Hoàng Hải Ninh, Nguyễn Hữu Khoa, Dương Quốc Khánh................................................................................................................ 77 10. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Hồng Trang, Đỗ Ngọc Khanh, Trịnh Hoàng Tùng.................................................................................... 85 11. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Xuân Bắc........................................................................................................................................................................... 90 12. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Đức Toàn............................................................................................................................................................................ 98 13. TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI VIỆC TĂNG TỐC CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI VIỆC LÀM Nguyễn Chiến Thắng...................................................................................................................................................................... 107 14. THÚC ĐẨY NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ Lê Thị Hồng Thúy............................................................................................................................................................................ 112 15. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Văn Dần ............................................................................................................................................ 123 16. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG SỐ CHO DOANH NGHIỆP Lương Thu Thủy.............................................................................................................................................................................. 130 17. XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI SỐ PHÙ HỢP ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Thu Ha............................................................................................................................................................................... 137
  7. viii KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 18. CHUYỂN ĐỔI SỐ KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP Đàm Thanh Tú................................................................................................................................................................................. 148 19. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thanh Thủy........................................................................................................................................................................... 154 20. THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRÊN NỀN TẢNG SỐ CỦA VIỆT NAM Lương Quỳnh Hoa........................................................................................................................................................................... 160 21. NHẬT BẢN NỖ LỰC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NHƯ THẾ NÀO? Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Thanh Thảo............................................................................................................................................... 167 22. CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ LƯU Ý Saleumxay Phommixay ................................................................................................................................................................. 179 23. CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Anh Quang; Nguyễn Ngọc Hà, Đỗ Thị Phương Tú............................................................................................................... 185 24. PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Trần Thị Phương Dịu, Lê Huy Hoàng................................................................................................................................................ 192 25. CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA Lê Thị Thanh................................................................................................................................................................................... 198 26. MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Quyên....................................................................................................................................................................... 209 27. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG HÒA GIẢI VÀ TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN Bùi Hà Hạnh Quyên......................................................................................................................................................................... 218 28. XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM– MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁP LÝ Vũ Thị Thu Hương........................................................................................................................................................................... 223 29. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Đoàn Thị Hải Yến............................................................................................................................................................................. 228 30. HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Phạm Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Việt Hà...................................................................................................................................... 233 31. AN NINH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguyễn Thị Ngọc Dung................................................................................................................................................................... 240 32. TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM Tô Mai Thanh.................................................................................................................................................................................. 246 33. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGÀNH NGÂN HÀNG Vũ Thị Hằng Nga, Dương Văn Quân................................................................................................................................................. 251 34. XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM Nguyễn Đình Hoàn, Đào Đình Thi ................................................................................................................................................... 258 35. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Thanh Thảo........................................................................................................................................................................ 263 36. PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG SỐ Phạm Thị Hồng Nhung ................................................................................................................................................................... 276 37. PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MẠNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỐI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Lê Mạnh Thắng............................................................................................................................................................................... 283 38. PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Nguyễn Đức Thạch Diễm................................................................................................................................................................. 298
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ix 39. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguyễn Thị Nhung, Hàn Ngọc Nam................................................................................................................................................. 304 40. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐIỀU HÀNH THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trần Thị Bích Thuận, Đào Quang Trường, Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Tiến Đạt, Lưu Nguyên Phú, Trịnh Quốc Hòa, Nok SOUTHIVONG ..........315 41. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Bùi Thị Điền.................................................................................................................................................................................... 320 42. ĐẨY MẠNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Nguyễn Vũ Minh............................................................................................................................................................................. 326 43. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguyễn Quỳnh Như, Đào Minh Anh................................................................................................................................................ 332 44. TIỀM NĂNG XÂY DỰNG TIỀN KỸ THUẬT SỐ PHÁP ĐỊNH Ở VIỆT NAM Nguyễn Phương Huyền................................................................................................................................................................... 339 45. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT QUI ĐỊNH VỀ TÀI SẢN SỐ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Phạm Thị Hồng Nhung, Lưu Thị Tuyết............................................................................................................................................. 351 46. NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM Vũ Hồng Nhung.............................................................................................................................................................................. 357 47. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG– GÓC NHÌN PHÁP LÝ Đỗ Thị Kiều Phương, Nguyễn Hằng Hà........................................................................................................................................... 364 48. CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH BÁN LẺ Ở VIỆT NAM Nguyễn Minh Hạnh, Đỗ Thị Thục..................................................................................................................................................... 373 49. DIGITAL TRANSFORMATION IN THE OIL AND GAS INDUSTRY Nguyen Tien Duc, Phan My Hoa...................................................................................................................................................... 380 50. ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Khánh Linh ...................................................................................................................................... 387 51. CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH LOGISTICS - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NHÂN LỰC LOGISTICS Phạm Quỳnh Mai............................................................................................................................................................................ 393 52. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VẬN DỤNG TRONG NGÀNH LOGISTICS Vũ Thu Hằng, Phạm Thị Việt Hà....................................................................................................................................................... 400 53. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH HIỆN NAY Hoàng Thị Mỹ Nhị, Nguyễn Văn Dần................................................................................................................................................ 409 54. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Huyền Trang................................................................................................................................................................. 415 55. CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Phạm Thị Thu Dung........................................................................................................................................................................ 422 56. EDUCATION’S DIGITAL TRANSFORMATION: CURRENT STATE AND PROSPECTS Do Ngoc Thanh, Le Thi Huyen.......................................................................................................................................................... 428 57. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đỗ Thị Nga...................................................................................................................................................................................... 433 58. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC KHI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP Vũ Hoàng Nam............................................................................................................................................................................... 439
  9. x KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 59. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Vũ Thị Hằng Nga, Hoàng Thanh, Nguyễn Từ Linh............................................................................................................................ 447 60. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Thị Duyên, Dương Thị Thuý Hương2, Võ Thy Trang 3........................................................................................................... 455 61. PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU KHU VỰC TÂY BẮC, VIỆT NAM Võ Thy Trang, Hà Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thị Duyên3...................................................................................................................... 465 62. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KINH TẾ VÀ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Lê Thị Quế....................................................................................................................................................................................... 476 63. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hiền....................................................................................................................................................................... 483 64. THỰC TIỄN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Nguyễn Thị Thu Hiền, Đào Quang Trường2, Phạm Tiến Đạt3, Trần Thị Bích Thuận4, Lưu Nguyên Phú5, Trịnh Quốc Hòa6, Nok SOUTHIVONG7................................................................................................................ 495 65. THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Trần Phương Anh........................................................................................................................................................................... 513 66. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM Lê Thị Ngọc Bích.............................................................................................................................................................................. 523
  10. LỜI MỞ ĐẦU T rong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là một quá trình mang tính toàn diện, tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Đến nay, chuyển đổi số đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,… Chuyển đổi số không chỉ tạo ra những đột phá trong cách thức hoạt động, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng năng suất, giảm chi phí cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; mà còn làm thay đổi tư duy, phong cách làm việc cũng như mở ra nhiều cơ hội tốt hơn cho mọi đối tượng trong xã hội. Nắm bắt xu thế chung, “Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số 749/QĐ-Ttg ngày 03/6/2020. Chiến lược xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống - làm việc của người dân. Chuyển đổi số cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Với sự quyết tâm cao của Chính phủ cũng như các Ban, ngành, thời gian qua, chuyển đổi số đã được triển khai mạnh mẽ ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây,... vào sản xuất, kinh doanh, quản trị, marketing,...; Trong lĩnh vực hành chính nhà nước, chuyển đổi số đã giúp Chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, giảm chi phí, tăng sự minh bạch, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Nhiều dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai, giúp người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện; Trong lĩnh vực xã hội, chuyển đổi số đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Nhiều ứng dụng số đã được phát triển, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, giáo dục, y tế, giải trí,... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt nam, dẫn tới nguy cơ tụt hậu, nguy cơ gia tăng khoảng cách với các nước đi trước. Nhằm làm rõ hơn về cơ sở lý luận cũng như nhận diện thực tiễn chuyển đổi số nền kinh tế Việt nam, từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho nền kinh tế, Học viện Tài
  11. 2 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM chính tổ chức hội thảo cấp Học viện với chủ đề: “Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam”. Hội thảo đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Học viện. Ban tổ chức đã lựa chọn, biên tập được 66 bài viết có chất lượng để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo. Các bài viết gửi về Hội thảo tập trung phân tích đánh giá, nhận định về chuyển đổi số trong nền kinh tế Việt nam; xu hướng chuyển đổi số trong các lĩnh vực của nền kinh tế (như ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại, logistic, trong các ngành kinh tế của Việt nam, trong ngành giáo dục, y tế…); kinh nghiệm quốc tế trong chuyển đổi số; các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt nam… Các bài nghiên cứu đều mang hàm lượng khoa học cao, thể hiện tính đa dạng trong cách tiếp cận vấn đề chuyển đổi số nền kinh tế. Hội thảo là diễn đàn trao đổi, chia sẻ thông tin, gắn kết các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý trong và ngoài Học viện, theo đó, những kết quả của Hội thảo sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, cả về lý luận và thực tiễn đối với công cuộc chuyển đổi số nền kinh tế Việt nam những năm sắp tới, nhằm đạt mục tiêu đã được đề ra trong “Chiến lược chuyển đổi số quốc gia” Kính chúc quý đại biểu, các nhà khoa học sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Chúc hội thảo thành công tốt đẹp! Xin trân trọng cảm ơn! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
  12. CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ: KHÁI NIỆM, CÁC CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN Lưu Ngọc Trịnh1, Lê Đăng Minh2 Tóm tắt: Ngoài phần mở đầu, bài viết được chia làm 4 phần: Phần 1. trình bày khái quát các quan điểm khác nhau về khái niệm “Chuyển đổi số” cũng như nêu ra một số vấn đề chủ yếu của chuyển đổi số như những khó khăn và thách thức lớn nhất và những cơ hội mà chuyển đổi số mang lại. Phần 2. cho rằng, chuyển đổi số cần phải dựa trên những công nghệ có tính đột phá như: Internet vạn vật (IoT); Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G); Điện toán đám mây (Cloud Computing); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence); và Chuỗi khối (Blockchain). Phần 3. chỉ ra những yếu tố cơ bản cần thiết như là cơ sở của chuyển đổi số nền kinh tế, như cơ sở hạ tầng số, nền tảng số, một tinh thần đổi mới sáng tạo, một nguồn nhân lực số có chất lượng, và phải đảm bảo sự an toàn, an ninh mạng trong môi trường số. Phần 4. cho rằng, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, phức tạp, thực hiện trong nhiều năm, nên để thành công cần có sự chuyển đổi về nhận thức (nhận thức số), cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số; cần xây dựng, phát triển dữ liệu số; và cần phát triển ứng dụng số hóa (hoạt động số). Từ khóa: Chuyển đổi số; nền kinh tế số; nền tảng số; số hóa; dữ liệu số. 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Trên thế giới chưa có sự thống nhất chung về định nghĩa chuyển đổi số. Mỗi quốc gia, tùy theo chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của mình, sẽ có những định nghĩa về chuyển đổi số khác nhau. Ngoài ra, quan niệm về chuyển đổi số giữa doanh nghiệp và chính phủ cũng có sự khác biệt nhất định. - Theo OECD, “Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng analogue sang dạng kỹ thuật số. Tin học hóa (ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)) là việc sử dụng công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để kết nối tạo ra kết quả mới hoặc thay đổi so với các hoạt động đang tồn tại. Chuyển đổi số là việc đề cập đến các ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội của công nghệ kỹ thuật số”. - Theo GovTech Singapore: “Việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và cung cấp doanh thu và cơ hội sản xuất giá trị mới; đó là quá trình chuyển đổi thành doanh nghiệp số”. - Theo DTA, “Kỹ thuật số” có nghĩa là sử dụng các công nghệ trực tuyến để cải thiện dịch vụ cho mọi người và doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là sử dụng dữ liệu và công nghệ để thiết kế lại cách thức hoạt động của Chính phủ. Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu và công nghệ để thiết kế lại cách thức hoạt động của Chính phủ. Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu và công nghệ để suy 1 Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 2 Đại học Công nghệ Sài Gòn
  13. 4 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM nghĩ lại về cách chúng tôi cung cấp giá trị, vận hành và củng cố văn hóa tổ chức của mình. Thông qua chuyển đổi số của mô hình kinh doanh, Chính phủ có thể trở lên: • dễ dàng thực hiện • người dân chủ động nắm được tình hình • có năng lực kỹ thuật số”. - Theo TechTarget: “Chuyển đổi số (Digital Transformation - DT hoặc DX) là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới, nhanh và thường xuyên thay đổi để giải quyết các vấn đề bằng việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, giảm sự phụ thuộc vào phần cứng do người dùng sở hữu nhưng tăng sự phụ thuộc vào các dịch vụ điện toán đám mây dựa trên cơ sở thuê bao. Một trong những giải pháp kỹ thuật số này là tăng cường khả năng của các sản phẩm phần mềm truyền thống (như Microsoft Office so với Office 365) trong khi các giải pháp khác hoàn toàn dựa trên cơ sở đám mây (như Google Docs)”. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì Chuyển đổi số không chỉ là công nghệ kỹ thuật số, mà là bước chuyển đổi trong đó công nghệ kỹ thuật số giúp cho mọi người giải quyết những vấn đề truyền thống; khi đó mọi người thường ưu tiên giải pháp số thay vì giải pháp truyền thống. Chuyển đổi số cũng có thể được định nghĩa là tác động xã hội toàn diện và tổng thể của quá trình số hóa. Bước chuyển công nghệ kỹ thuật số, quá trình số hóa và tác động chuyển đổi số có khả năng tăng tốc và định hướng cho quá trình chuyển đổi xã hội toàn cầu. Chuyển đổi số là một khái niệm mới, chưa được chuẩn hóa. - Vì vậy, việc đưa ra khái niệm chuyển đổi số là rất quan trọng, dựa trên nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng khái niệm do các cơ quan, tổ chức trên thế giới đưa ra và thực tiễn Việt Nam. Dưới góc nhìn, mô hình kinh tế và thực tiễn phát triển công nghệ tại Việt Nam, Khái niệm Chuyển đổi số bao gồm những nội hàm như sau: + Chuyển đổi số quan trọng là chuyển đổi nhận thức của người đứng đầu, của người dân, của doanh nghiệp, nó không đơn thuần chỉ là công nghệ. + Chuyển đổi số chưa có một hành lang pháp lý nào quy định chi tiết cụ thể, do đó, tiến trình chuyển đổi số phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của người đứng đầu, người đứng đầu dám cho thử nghiệm những cái mới trong một quy mô nhất định, có thể kiểm soát, từ đó đánh giá hiệu quả và tiến tới nhân rộng ra toàn xã hội thì sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và mạnh mẽ. + Chuyển đổi số sẽ phải gắn liền với thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, trong đó có những dữ liệu quan trọng, mang tính bí mật nhà nước, cũng có những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến cá nhân của người dân. Do đó, một trong những điều kiện để chuyển đổi số thành công, đó là đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Tựu chung lại, có thể tổng kết chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức của tổ chức dám chấp nhận, dám thử nghiệm cái mới mà nhanh nhất, hiệu quả nhất là ứng dụng các công nghệ số làm thay đổi toàn diện phương thức vận hành, phương thức quản lý, từ đó tạo ra những giá trị mới cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Và trong quá trình chuyển đổi nhận thức đó thì việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin luôn là một nhân tố không thể tách rời. Từ những lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại như đã đề cập ở trên, Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội để chuyển đổi số, giúp phát triển Chính phủ số, Kinh tế số và xã hội số một cách nhanh, mạnh, bền vững nhất, giúp Việt Nam có thể bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới, từ đó đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia phát triển.
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 5 - Kinh tế số, theo Ngân hàng Thế giới, được định nghĩa theo ba tầng, trong đó: 1. Tầng đầu tiên bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô giúp phát triển thương mại, thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; 2. Tầng tiếp theo là các yếu tố cốt lõi tác động đến nền kinh tế số, như: (i) Cơ sở hạ tầng truy cập, kết nối, (ii) Mức độ nhận thức người dân, (iii) Các nền tảng thanh toán điện tử, (iv) Logistics số, (v) Chính sách, chương trình, kế hoạch chuyển đổi số; 3. Tầng cuối cùng và cũng là tầng hướng tới sự phát triển sâu rộng nhất dựa trên các nền tảng cơ bản, như thương mại điện tử, chuyển đổi số sản xuất công nghiệp,... 1.2. Một số vấn đề của Chuyển đổi số 1.2.1. Khó khăn và thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là gì? Có thể nói, khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng. - Loài người đã quen với môi trường thực nhiều thế kỷ. Chuyển lên môi trường số là thay đổi thói quen. Thay đổi thói quen là việc khó. Thay đổi thói quen là việc lâu dài. Thay đổi thói quen ở một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của người đứng đầu. - Chuyển đổi số là chuyện chưa có tiền lệ, vì vậy, nhận thức đúng là việc khó. Nhận thức đúng về chuyển đổi số còn phải đặt trong bối cảnh cụ thể của một tổ chức. Chuyển đổi số là vấn đề nhận thức chứ không phải chỉ là vấn đề công nghệ, là chuyện dám làm hay không dám làm của người lãnh đạo. 1.2.2. Chuyển đổi số có gì không tốt? Chuyển đổi số cũng giống như mọi thứ khác trên đời, luôn luôn có hai mặt: Bởi vì công nghệ số là cội nguồn của những điều tốt đẹp lớn lao và cũng là nguồn gốc của những tác hại khủng khiếp tiềm tàng. Chúng ta có thể chưa hình dung hết được tất cả về những điều tốt đẹp và điều khủng khiếp đó ở thời điểm hiện nay (Ví dụ, AI,…). Việc chuyển đổi lên môi trường số đòi hỏi mỗi người dân tự trang bị cho mình những kỹ năng số cần thiết. Tương tự môi trường thực, luôn có những đối tượng yếu thế trên môi trường số, là mục tiêu nhắm đến của các đối tượng xấu. Đó có thể là người già, trẻ em hay bất kỳ ai trong chúng ta. Những hệ lụy đến từ môi trường số có thể kể ra như những chiêu trò lừa đảo, những vụ ăn hiếp, bắt nạt trên mạng, những trang của các nhóm hận thù và những trang của các nhóm khủng bố.
  15. 6 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2. CÁC CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.1. Internet vạn vật (IoT) Internet vạn vật (IoT) là một công nghệ nền tảng của cuộc CMCN 4.0. Nếu như Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh,… với nhau để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, Internet vạn vật là mạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự. Nhờ có các cảm biến thông minh và kết nối mạng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, những vật vô tri vô giác, vật dụng gia đình, như chiếc quạt điện, lò vi sóng, hay cành cây, ngọn cỏ “cất tiếng nói” và giao tiếp với nhau và với con người. Internet vạn vật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường số. Internet vạn vật là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, máy tính bảng, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay. Công nghệ IoT giúp dễ dàng kết nối vạn vật với mạng lưới và phát triển các ứng dụng để kiểm soát và quản lý chúng. - Có thể ví Internet vạn vật như là các giác quan của con người. 2.2. Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) Mặc dù tiêu chuẩn quốc tế chưa được hoàn thiện, 5G sẽ là thế hệ mạng không dây đầu tiên được hình thành phục vụ cho các công nghệ kỹ thuật số trong tương lai, trong đó hàng chục tỷ thiết bị và cảm biến được kết nối với Internet. 5G có những cải tiến lớn và đột phá so với các thế hệ mạng trước như: tốc độ cao hơn (nhanh hơn 40 lần so với 4G), truyền dữ liệu nhanh hơn (khoảng gần 10 lần so với 4G) và hỗ trợ tốt hơn cho việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số. Mạng 5G giúp con người mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Ví dụ, xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Tính năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn, làm cho chúng ta cảm thấy như đang ở trong cùng một mạng nội bộ. Các cơ quan chức năng trong thành phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm và nhu cầu tại các bãi đậu xe, do đó, có thể gửi những thông tin này đến những chiếc xe thông minh của mọi người dân theo thời gian thực. Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới IoT, trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành thử nghiệm mạng 5G, điển hình như Mỹ, Trung Quốc, Australia, Anh,… Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép cho các nhà mạng tại Việt Nam để bắt đầu thử nghiệm công nghệ 5G tại một số thành phố lớn. Việt Nam xác định sẽ không đi chậm so với các nước trong quá trình phát triển 5G. Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm sớm tiến tới thương mại hóa rộng rãi mạng 5G. Ở thời điểm hiện tại, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp viễn thông di động (Viettel, VNPT, MobiFone). Viettel đã chính thức thử nghiệm công nghệ này tại Hà Nội (tháng 5/2019), Mobifone thử nghiệm ngày 10/3/2020, VNPT thử nghiệm ngày 24/4/2020. Đặc biệt, ngày 17/01/2020, Viettel đã thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên các thiết bị Make in Viet Nam (sản xuất tại Việt Nam), đánh dấu việc làm chủ công nghệ 5G.
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7 2.3. Điện toán đám mây (Cloud Computing) Điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Với công nghệ điện toán đám mây, thay vì việc chúng ta sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay chúng ta sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và CNTT thay họ. Ví dụ, Google là doanh nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhiều nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server). Đa số người dùng Internet tiếp cận những dịch vụ đám mây của Google như e-mail, album ảnh và bản đồ số. Điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp coi là bước đi chiến lược đầu tiên khi chuyển đổi số. Điện toán đám mây thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số bằng cách cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu và chạy các ứng dụng một cách hiệu quả mà không cần xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng CNTT tại chỗ. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây để cải thiện toàn bộ quy trình kinh doanh. Tận dụng sức mạnh từ các đám mây, doanh nghiệp có thể tiến hành hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ một cách nhanh chóng và bắt đầu suy nghĩ về cách hạ tầng đó có thể phục vụ khách hàng kỹ thuật số theo những hướng mới và sáng tạo hơn. 2.4. Dữ liệu lớn (Big Data) Dữ liệu được sinh ra từ hàng tỷ điện thoại thông minh, thiết bị cảm biến kết nối vạn vật và hoạt động của con người trên môi trường mạng. Mỗi một ngày dữ liệu sinh ra có thể lên ngang với dữ liệu lưu trữ trong một tỷ đĩa DVD trước đây. Nếu công nghệ truyền thống trước kia cần một thời gian rất dài để xử lý dữ liệu như vậy, thì công nghệ số hiện nay cho phép xử lý, phân tích trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để trích rút ra thông tin, tri thức hoặc đưa ra quyết định một cách phù hợp. Nếu công nghệ trước kia xử lý dữ liệu có cấu trúc, thì công nghệ số hiện nay chủ yếu xử lý và phân tích dữ liệu phi cấu trúc. Dữ liệu phi cấu trúc chiếm tới 70- 80%, do vậy, chứa nhiều thông tin hơn dữ liệu có cấu trúc. Công nghệ phân tích dữ liệu lớn nhằm mục đích quản lý và phân tích lượng lớn thông tin thời gian thực được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp ra quyết định dễ dàng và chính xác nhờ các dữ liệu và con số thống kê trong hiện tại và tương lai. Một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, thế giới thì sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông tin một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn. - Có thể ví dữ liệu lớn như bộ não của con người. 2.5. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science), là trí tuệ do con người lập trình tạo nên nhằm giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc Lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con
  17. 8 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử. Con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lực trí tuệ của con người và gọi đó là trí tuệ nhân tạo. Xét theo nghĩa này, thì trí tuệ nhân tạo còn phải trải qua quá trình phát triển lâu dài nữa để tới gần hơn với điều đó. Nhưng xét theo nghĩa hẹp hơn, là trí tuệ nhân tạo nhằm “tăng cường năng lực trí tuệ của con người”, thì đã có những bước tiến lớn trong vòng 2 thập kỷ vừa qua. Theo đà phát triển của công nghệ, công nghệ trí tuệ nhân tạo luôn là xu hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, nó là nền tảng cốt lõi để giúp Chính phủ, doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Máy học là một nhánh của trí tuệ nhân tạo, có mục tiêu làm cho máy móc có khả năng học tập như con người. Biết học là sẽ tự có được kiến thức mới. Máy học dựa trên dữ liệu. Do dữ liệu ngày càng nhiều, năng lực tính toán ngày càng mạnh, nên đã tạo ra những phát triển đột phá trong máy học. Học sâu là một hướng phát triển lớn, đột phá, quan trọng của máy học. Học sâu dựa trên mô phỏng cấu trúc mạng nơ-ron và hoạt động của bộ não con người để xử lý, phân tích dữ liệu lớn, bao gồm cả dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc. - Có thể ví Trí tuệ nhân tạo như là hệ thần kinh của con người. 2.6. Chuỗi khối (Blockchain) Chuỗi khối, như tên gọi, là một chuỗi dữ liệu phân tán trên mạng, gồm các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Vì mã hóa nên bảo mật. Vì phân tán nên không ai có thể kiểm soát toàn bộ. Vì liên kết nên bất cứ sự sửa đổi nào đều để lại dấu vết, chống chối bỏ. Vì tất cả yếu tố như vậy nên bảo đảm sự an toàn, tin cậy và minh bạch. Với các đặc điểm như vậy, các giao dịch trong mạng chuỗi khối diễn ra tự động mà không cần bên thứ ba chứng nhận. Công nghệ chuỗi khối sẽ giảm dần và xóa bỏ vai trò của trung gian trong các giao dịch. Chuỗi khối là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Công nghệ chuỗi khối sở hữu tính năng vô cùng đặc biệt, đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống chuỗi khối tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi dấu hiệu của niềm tin. Đặc điểm quan trọng là thông tin trong công nghệ chuỗi khối là không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trong việc đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống chuỗi khối sụp đổ, những nút khác vẫn tiếp tục hoạt động và sẽ bảo vệ thông tin, giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 9 - Công nghệ chuỗi khối được coi là một trong những công nghệ mang tính đột phá của thời đại công nghiệp 4.0, sẽ làm thay đổi tận gốc tư duy và cuộc sống của con người hậu Internet. 3. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NỀN KINH TẾ 3.1. Cơ sở hạ tầng số Cơ sở hạ tầng số tuy không phải là yếu tố quyết định đối với chuyển đổi số nhưng có thể xem nó là yếu tố quan trọng nhất. Thông qua cơ sở hạ tầng số, Chính phủ, doanh nghiệp và người dân có thể tương tác với nhau trên môi trường số. Trong quá trình Chuyển đổi số, để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững cần thiết phải ứng dụng các công nghệ mới (Trí tuệ nhân tạo, blockchain, thực tế ảo/thực tế tăng cường) để xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và đưa ra những báo cáo, những bản dự báo có độ chính xác cao phục vụ cho việc ra các quyết định chỉ đạo, điều hành nền kinh tế. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số được đầu tư bài bản, quy mô lớn để có thể đáp ứng được khả năng lưu trữ, chia sẻ và xử lý dữ liệu. Các yếu tố đảm bảo cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bao gồm: Tính kết nối; Tốc độ kết nối; Cơ sở hạ tầng Internet. a. Tính kết nối (connectivity): Thị trường IoT và các thiết bị cảm biến đang tăng trưởng vô cùng nhanh chóng trong thời gian gần đây và sẽ còn tăng trưởng mạnh trong tương lai với quy mô có thể lên đến hàng chục tỷ thiết bị. Với nhu cầu kết nối số lượng thiết bị vô cùng lớn như vậy vào mạng Internet đòi hỏi mỗi quốc gia phải đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Hiện nay, các quốc gia có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thuê bao băng rộng di động có xu hướng tăng trưởng mạnh và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định. Theo International Telecommunication Union (ITU), xét trên quy mô toàn cầu, năm 2010 có 825 triệu thuê bao băng rộng di động và con số này đến năm 2017 đã lên đến 4,6 tỷ, gấp 5,5 lần, và chiếm 82% số lượng thuê bao băng rộng toàn cầu. Do đó, việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bài bản, đồng bộ, quy mô lớn để phục vụ số lượng thuê bao băng rộng di động đang tăng trưởng rất mạnh mẽ này là hết sức cần thiết. b. Tốc độ kết nối (Speed) Tốc độ luôn là yếu tố được ưu tiên trong xã hội hiện đại. Trong phát triển kinh tế thì điều đó lại càng đúng. Việc ra quyết định của một doanh nghiệp phải thật nhanh và chính xác thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi ích của chính doanh nghiệp đó. Để đáp ứng điều đó thì tốc độ kết nối luôn phải được đảm bảo ở cả 2 góc độ là: độ ổn định và tốc độ đạt mức hợp lý. Tương tự, khách hàng cũng luôn muốn được thụ hưởng những dịch vụ có tốc độ nhanh và ổn định. Sẽ không một khách hàng nào muốn chờ hàng phút chỉ để đăng nhập vào một website cung cấp dịch vụ công, hay một website thương mại điện tử. Tốc độ phản ứng của Chính phủ cũng phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kết nối. Nếu mất quá nhiều thời gian chỉ để tương tác với người dân, Chính phủ sẽ phải tăng thêm những chi phí không đáng có, sẽ làm giảm mức độ hài lòng của người dân, và vô hình chung sẽ làm cản trở sự phát triển của xã hội. Hiện nay, tốc độ tối thiểu 100 Mbps ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào chiến lược phát triển băng rộng quốc gia nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1