intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường châu Âu

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường châu Âu" cung cấp một cái nhìn toàn diện về thực trạng, thách thức và cơ hội của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Châu Âu, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị để tăng cường xuất khẩu. Nêu lên những ưu điểm và hạn chế của ngành, đánh giá tiềm năng thị trường, và đề xuất cách thức để nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường châu Âu

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU Đàm Phương Nam*, Huỳnh Chí Giỏi Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: dpn.bds@gmail.com. TÓM TẮT Bài viết này cung cấp một cái nhìn toàn diện về thực trạng, thách thức và cơ hội của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Châu Âu, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị để tăng cường xuất khẩu. Nêu lên những ưu điểm và hạn chế của ngành, đánh giá tiềm năng thị trường, và đề xuất cách thức để nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, với Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ chính. Nhu cầu tại các quốc gia EU như Hà Lan và Đức đang tăng cao, nhưng việc mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu gặp không ít khó khăn và thách thức. Để thúc đẩy xuất khẩu, bài viết đề xuất nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, kiểm định chất lượng, đào tạo nhân lực, chiến lược marketing, và hợp tác tìm kiếm đối tác tiếp thị. Bài viết này nghiên cứu thực trạng và tiềm năng của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Châu Âu, đồng thời phân tích các thách thức cụ thể mà ngành này đang đối mặt. Trọng tâm là việc nêu bật cách thức mà Việt Nam có thể nâng cao vị thế xuất khẩu của mình trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia EU như Hà Lan và Đức, nơi nhu cầu đối với hạt điều đang gia tăng. Bài viết đề xuất cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua việc nâng cao tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng, đào tạo nhân lực và phát triển chiến lược marketing hiệu quả. Ngoài ra, bài viết cũng khám phá việc tìm kiếm và hợp tác với đối tác tiếp thị nhằm mở rộng thị trường và vượt qua các rào cản hiện tại. Từ khóa: Xuất khẩu hạt điều; Thị trường Châu Âu; Thách thức khó khăn; Cơ hội giải pháp; Việt Nam. 1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu Châu Âu Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ cao và nhu cầu ngày càng tăng. Thị trường này đặc biệt ưa chuộng hạt điều chất lượng cao và có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Các quốc gia như Hà Lan, Đức, và Pháp không chỉ là những nước nhập khẩu lớn mà còn là trung tâm phân phối sang các thị trường khác trong khu vực. Thị trường EU cũng đang chứng kiến sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng với nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm bền vững và có trách nhiệm xã hội, mở ra cơ hội cho những nhà sản xuất và xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn này. EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 122,5 nghìn tấn, trị giá 734,38 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Về cơ cấu thị trường: 11 tháng năm 2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU. Trong đó, ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 63,42 nghìn tấn, trị giá 345,71 triệu USD, tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 398
  2. 4,1% về trị giá. Tương tự, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 19,4 nghìn tấn, trị giá 122,64 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá. Đức và Hà Lan hiện là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất. Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng đã khai thác tốt các thị trường thành viên EU khác như: Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan. Đây đều là những thị trường tiêu thụ hạt điều tốt. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Phần Lan tăng 625,7% về lượng và tăng 629,6% về trị giá. Như vậy, ngành điều Việt Nam đã khá thành công khi khai thác tốt thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Đức, đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường khác tại EU như Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani, Bồ Đào Nha. (Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam (2022) Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU tăng cả lượng và kim ngạch) Việt Nam hiện là quốc gia về xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu. Hiệp hội Điều Việt Nam VINACAS cho biết nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại những quốc gia EU như Hà Lan và Đức không ngừng tăng cao bởi nhu cầu lớn từ những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của người dân Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu sang Châu Âu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn sâu sắc về ngành hạt điều Việt Nam, thực trạng xuất khẩu, và các cơ hội cũng như thách thức mà ngành này đối mặt khi hướng tới thị trường Châu Âu. (Nguồn: vinacas.com.vn (2023) Hạt điều “rộng cửa” vào EU) 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: Là một phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn, nhằm hiểu sâu về các hiện tượng, nguyên nhân, và mối quan hệ một cách chi tiết và sâu sắc. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu về các vấn đề phức tạp, khó đo lường hoặc khó khăn trong việc chứng minh một cách chính xác bằng con số. Thu thập thông tin: Tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương như Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định và tìm kiếm các báo cáo từ Sở Công thương, Sở Lao động thương binh và Xã hội, cũng như từ Ủy Ban nhân dân tỉnh. Đồng thời sử dụng các nguồn thông tin từ các doanh nghiệp địa phương có hoạt động xuất khẩu hạt điều, trang web của Vinacas, cũng như các trang web địa phương, quốc gia và quốc tế để thu thập dữ liệu liên quan. 3. Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang thị trường Châu Âu Số liệu từ Bảng 1 cho thấy tổng nhập khẩu hạt điều của EU từ các thị trường ngoại khối EU: trong 10 tháng đầu năm 2022, EU đã nhập khẩu 129,2 nghìn tấn hạt điều, trị giá 842,95 triệu EUR, giảm 1,3% về lượng nhưng tăng 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Việt Nam vẫn giữ vị trí là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho EU, với 98,97 nghìn tấn, trị giá 643,91 triệu EUR. Dù lượng nhập khẩu giảm 2,5%, giá trị lại tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU cũng tăng nhẹ từ 56,36% lên 56,85%. Trong 10 tháng năm 2022, EU nhập khẩu tổng cộng trên 174 nghìn tấn hạt điều, với giá trị 1,15 tỷ EUR, giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 7,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có thể đã tạo ra những lợi thế nhất định cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hạt điều, giúp tăng cường giá trị xuất khẩu mặc dù lượng xuất khẩu có giảm. Nhìn chung, mặc dù có sự giảm nhẹ về khối lượng, nhưng giá trị tăng cho thấy sự đánh giá cao và nhu cầu ổn định của thị trường EU đối với hạt điều Việt Nam, đồng thời phản ánh ảnh hưởng tích cực từ EVFTA đối với thương mại giữa Việt Nam và EU. 399
  3. Bảng 1. Số liệu thống kê về giá trị và sản lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2021 và 2022 sang EU Thông tin 10 tháng Năm 2021 10 tháng Năm 2022 Thay đổi( % ) EU nhập khẩu Sản lượng ( nghìn tấn) 130,9 129,2 1,3 Gía trị( triệu EUR) 750,75 842,95 12,3 Gía trị ( Triệu USD) - 915,95 - Việt Nam xuất khẩu sang EU Sản lượng 101,52 98,97 2,5 Gía trị EUR 586,50 643,91 9,8 Gía Trị USD - 699,68 - Thị Phần trong EU 56,36 56,85% 0,49 (Nguồn: vinacas.com.vn (2023) Hạt điều “rộng cửa” vào EU) Hình 2. Biểu đồ lượng hạt điều xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2021-2023 (Đơn vị tính: nghìn tấn) (Nguồn: Cục Xuất Nhập Khẩu (2023) Lượng hạt điều xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2021 – 2023) Thông qua Hình 2 mô tả giai đoạn 2021 - 2023 qua các tháng xuất khẩu hạt điều đều có sự biến động liên, tăng giảm liên tục qua các tháng, trong 3 năm, những tháng xuất khẩu nhiều nhất là tháng 6, tháng 8 và tháng 10. Xuất khẩu ít nhất vào những tháng 1 tháng 2 và tháng 12 giai đoạn gần tết là giai đoạn sắp vào 1 vụ thu hoạch mới nên sản lượng xuất khẩu thấy giảm rõ rệt. Trong năm 2021, lượng xuất khẩu hạt điều theo thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, kết quả xuất khẩu điều năm 2021 đạt 577.400 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,63 tỷ USD. Đến năm 2022, lượng xuất khẩu hạt điều giảm 10,3% về lượng và 15,1% về giá trị, đạt 519.782 tấn và 3,08 tỷ USD. Và cho đến năm 2023, lượng xuất khẩu hạt điều cán đích với 644 nghìn tấn, tương ứng 3,6 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18% về kim ngạch so với năm 2022. Với kết quả này, ngành điều đã vượt 18% kế hoạch 3,05 tỷ USD. Đây cũng là kết quả cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. 400
  4. Ngành xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã cho thấy sức đề kháng và khả năng phục hồi tốt. Sự giảm sút trong năm 2022 có thể do các yếu tố như thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, biến đổi thị trường, và tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá hối đoái hoặc chính sách thương mại quốc tế. Còn sự tăng trưởng trong năm 2023 chứng tỏ ngành điều đã nhanh chóng thích nghi và tận dụng cơ hội, có thể do nhu cầu toàn cầu tăng trở lại và việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế biến hạt điều. Kết quả là không chỉ đạt được mục tiêu đề ra mà còn vượt qua kế hoạch, đặt nền móng cho một triển vọng lạc quan cho ngành hạt điều trong tương lai. 4. Những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Châu Âu 4.1 Điểm mạnh Điển mạnh về chất lượng sản phẩm: Hạt điều Việt Nam được biết đến với hương vị thơm ngon, độ giòn và chất lượng cao. Sản phẩm thường xuyên được kiểm định nghiêm ngặt. Còn về mặt dinh dưỡng ạt điều giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo không bão hòa và nhiều loại vitamin, khoáng chất. Điểm mạnh về vị thế: Việt Nam là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, cho phép cạnh tranh mạnh mẽ trên trường quốc tế. Điểm mạnh về chi phí: Nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào và chi phí lao động thấp, sản phẩm từ Việt Nam thường có giá cạnh tranh. 4.2 Điểm yếu Thuế quan và phi thuế: Các loại thuế và phí được áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp, như hạt điều, có thể làm tăng chi phí xuất khẩu. Thuế quan cao và các loại phí khác như phí kiểm dịch, phí xử lý hành chính, có thể làm giảm sức cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các quy định còn hạn chế, một số quốc gia áp dụng các quy định hạn chế về nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước, có thể tạo rào cản cho hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam. Chính sách biến động: Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quy trình xuất khẩu của Việt Nam. Sự biến động này có thể tạo ra sự không chắc chắn và làm mất ổn định trong các giao dịch thương mại, ảnh hưởng đến dự đoán và kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Yêu cầu cao về tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm: EU và các thị trường phát triển khác có những quy định rất nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn. Bảo vệ môi trường: Yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng ngày càng cao, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và chế biến hạt điều. Chứng nhận và kiểm định: Việc đạt được các chứng nhận quốc tế có thể tốn kém và mất thời gian, nhưng lại là yếu tố quan trọng để vào được thị trường EU và các thị trường khác có yêu cầu cao. Rủi ro tài chính và tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận từ việc xuất khẩu. Ngoài ra, việc quản lý rủi ro tài chính do sự chậm trễ trong thanh toán cũng là một thách thức. 4.3 Cơ hội Nhu cầu tăng cao ở EU: Liên minh Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới, với mức tiêu thụ cao và nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là hạt điều chất lượng cao. Thay đổi trong xu hướng tiêu dùng: EU đang chứng kiến sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng với nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm bền vững và có trách nhiệm xã hội. 401
  5. Vị thế của Việt Nam: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu, và thị trường Châu Âu đang là một trong những thị trường chính, với nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và tiêu dùng cuối cùng. Hạt điều Việt Nam mới chỉ ở dạng thô, ít sản phẩm chế biến: Mặc dù hạt điều Việt Nam đang chiếm thị phần đáng kể trên thị trường EU, nhưng đa số sản phẩm vẫn ở dạng nguyên liệu thô và ít có sản phẩm chế biến, đặc biệt là các loại hạt điều rang tẩm gia vị theo khẩu vị của người tiêu dùng EU. Ngày càng nhiều người tiêu dùng tại EU đang ưa chuộng các sản phẩm hạt điều chế biến, đặc biệt là các loại hạt điều tẩm gia vị, bởi đây được coi là sự thay thế lành mạnh cho các loại đồ ăn nhẹ mặn khác. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều nhà sản xuất đang phát triển công thức mới, bao gồm cả việc phủ các loại thực phẩm khác lên hạt điều như hạt điều phủ socola và các sáng tạo khác để mang lại sự đa dạng và hấp dẫn cho thị trường EU. 4.4 Thách Thức Thách thức với “cây tỷ đô” “Theo đánh giá của các chuyên gia, việc phát triển cây điều ở Việt Nam nói chung và “thủ phủ” điều Bình Phước nói riêng vẫn còn nhiều dư địa và đan xen thách thức. Theo đó, sản phẩm chế biến từ hạt điều vẫn chưa đa dạng, chủ yếu dạng thô nên giá trị gia tăng vẫn còn thấp, sức cạnh tranh một số sản phẩm vẫn còn kém; việc liên kết, hợp tác phát triển theo chuỗi giá trị còn yếu, đặc biệt là khâu xúc tiến thương mại, liên kết với các đối tác nước ngoài có thị trường tiềm năng. Cùng với đó, liên kết vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế; chỉ dẫn địa lý, phát triển thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ quốc tế cho cây điều vẫn chưa thực hiện được nhiều; kỹ thuật canh tác, chuyển giao giống điều vẫn còn những hạn chế nhất định”. “Ngành điều của nước ta hiện đang đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu là rất lớn; khả năng cạnh tranh khốc liệt khi Campuchia, các nước Tây Phi và Đông Phi có quỹ đất lớn cũng đang đẩy mạnh phát triển cây điều và ngành chế biến, xuất khẩu nhân điều” - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Trần Công Khanh nhấn mạnh. Nguồn: VietNamPlus ( 2023) Ngành điều Việt Nam trước thách thức giữ vững ngôi vị số 1 thế giới. Rào cản thương mại và quy định nhập khẩu: Các quốc gia EU thực hiện các quy định nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước của họ, điều này có thể tạo thành rào cản đối với sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu như hạt điều từ Việt Nam. Yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc và chứng nhận: Để vào được thị trường EU, các sản phẩm cần đạt được các chứng nhận quốc tế, quá trình này có thể tốn kém và mất thời gian. Đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất: Việc đáp ứng yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững của EU đòi hỏi nhà sản xuất Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất. Chiến Lược Marketing và Xây Dựng Thương Hiệu: Cần hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường mục tiêu để điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp cận. Điều này yêu cầu một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường đích, bao gồm các văn hóa, pháp luật, thị hiếu và nhu cầu cụ thể của khách hàng. Khó khăn trong việc quảng cáo marketing online và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để tăng nhận diện thương hiệu. làm sao để tạo dựng câu chuyện thương hiệu gắn liền với nguồn gốc, chất lượng và giá trị độc đáo của hạt điều Việt Nam để tạo ấn tượng mạnh mẽ và xây dựng lòng tin với khách hàng. Tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp có kinh nghiệm và mạng lưới phân phối rộng lớn để mở rộng thị trường và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. 402
  6. Rủi ro tài chính và tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận từ việc xuất khẩu. Việc quản lý rủi ro tài chính do sự chậm trễ trong thanh toán cũng là một thách thức. 5. Kiến nghị một số giải pháp cải thiện hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Châu Âu 5.1 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, bao gồm nâng cấp quy trình sản xuất: đầu tư vào công nghệ hiện đại, tự động hóa để nâng cao năng suất và giảm thiểu sai sót. Kiểm định chất lượng: Xây dựng và duy trì hệ thống kiểm định chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường EU đặt ra. Đào tạo nhân lực: Tăng cường đào tạo kỹ năng và kiến thức cho lao động, nâng cao hiểu biết về tiêu chuẩn và quy trình sản xuất, có thể thực hiện theo các bước sau: - Xác định nhu cầu đào tạo: phân tích nhu cầu kỹ năng hiện tại và tương lai của ngành để xác định các lĩnh vực cần tập trung đào tạo. - Khảo sát ý kiến từ người lao động để hiểu rõ hơn về các kỹ năng và kiến thức họ cần được cải thiện, áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến như e-learning, học qua video, và mô phỏng thực tế ảo để tăng cường hiệu quả học tập. - Cung cấp các khóa học trực tuyến cho phép người lao động học mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức các khóa đào tạo thực hành tại nơi làm việc để người lao động có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. - Thiết lập các mô hình sản xuất thử nghiệm để nhân viên có thể thực hành và học hỏi trực tiếp. - Hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, và tổ chức đào tạo chuyên nghiệp để phát triển và cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng. - Đào tạo nhân lực không chỉ giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức cho lao động mà còn góp phần tạo ra một lực lượng lao động chuyên nghiệp, sẵn sàng đáp ứng các. 5.2 Ứng dụng công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất Đầu tư vào công nghệ mới: Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến và bảo quản để tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí. Công nghệ mới có thể bao gồm máy móc tự động, phần mềm quản lý sản xuất thông minh, và hệ thống bảo quản tiên tiến. Điều này không chỉ giúp tăng cường năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, như giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm trong quá trình chế biến. Cải tiến quy trình: Liên tục cập nhật và cải tiến quy trình để nâng cao hiệu suất, giảm lãng phí nguyên liệu, nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đánh giá định kỳ các quy trình hiện hành, áp dụng các phương pháp lean manufacturing để loại bỏ lãng phí, và đào tạo nhân viên về các phương pháp làm việc mới và hiệu quả hơn. Theo dõi và phân tích dữ liệu: Sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu để theo dõi, đánh giá và tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Các hệ thống này có thể cung cấp thông tin thời gian thực về hiệu suất máy móc, chất lượng sản phẩm, và tiến độ sản xuất. Phân tích dữ liệu giúp cho việc ra quyết định trở nên dựa trên thông tin và có cơ sở, từ đó tối ưu hóa các nguồn lực và giảm thiểu chi phí. 5.3 Phát triển chiến lược maketing Vào năm 1985, Hiệp hội Marketing Mỹ đã đưa ra và chấp nhận định nghĩa chính thức về Marketing xuất nhập khẩu như sau: "Marketing xuất nhập khẩu là một quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá cả, giao tiếp và phân phối các thị trường của thế giới, sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo ra sự trao đổi để thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức" Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, vai trò của Marketing xuất nhập khẩu trở nên cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp, chủ yếu bởi quá trình quốc tế hóa sản phẩm và mở rộng thị 403
  7. trường. Đây là bước đầu tiên và thiết yếu trong việc mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu. Theo số liệu thông kê, các nước thuộc khối EU như Hà Lan, Đức, Anh, Italy đều nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam. Trong khi đó, sản lượng nhập khẩu điều Việt Nam từ các quốc gia khác thuộc khối EU chưa thật sự vượt trội. Nhận thấy tiềm năng to lớn và cơ hội mở rộng thị trường, các doanh nghiệp Bình Phước cần xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing xuất khẩu cụ thể để đạt được các mục tiêu một cách có hiệu quả. - Phân tích thị trường: Nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu để hiểu rõ về văn hóa, luật lệ, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Điều này bao gồm việc nắm bắt thông tin về cạnh tranh, quy mô thị trường, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. - Đối tác địa phương: Tìm kiếm và hợp tác với các đối tác địa phương có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về thị trường. Họ có thể giúp đỡ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và hỗ trợ trong việc phân phối sản phẩm. - Chính sách giá cả: Xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh dựa trên khả năng chi trả và mức độ cạnh tranh tại thị trường mục tiêu. - Thương mại điện tử: Tận dụng thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường. Trang web của doanh nghiệp cần hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và các phương thức thanh toán phù hợp với từng quốc gia. - Chiến lược truyền thông và quảng cáo: Phát triển nội dung truyền thông và quảng cáo phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ địa phương. Sử dụng các kênh truyền thông phổ biến trong khu vực để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng. - Xúc tiến thương mại: Tham gia vào các hội chợ thương mại và triển lãm để quảng bá sản phẩm. Các sự kiện này cung cấp cơ hội để gặp gỡ khách hàng tiềm năng và đối tác kinh doanh. - Tối ưu hóa seo địa phương: Đảm bảo rằng trang web và nội dung trực tuyến của doanh nghiệp được tối ưu hóa cho SEO địa phương, để khi khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. - Theo dõi và đánh giá: Cần có hệ thống để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, từ đó điều chỉnh chiến lược theo phản hồi và hành vi của khách hàng. - Chính sách hỗ trợ từ nhà Nước: Tận dụng các chính sách hỗ trợ từ nhà nước như giảm thuế, hỗ trợ các qũy tín dụng, tài chính, và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. - Dịch vụ sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt và chính sách hậu mãi mạnh để xây dựng uy tín và lòng trung thành của khách hàng. 5.4 Hợp tác và tìm kiếm đối tác tiếp thị Một nghiên cứu của Tambunan, T. T. H. (2021) cho thấy rằng các doanh nghiệp đạt được tỉ lệ xuất khẩu cao hơn khi có sự hợp tác với các đối tác tiếp thị. Trong đó, đối tác tiếp thị tiềm năng là các doanh nghiệp có quy mô lớn, việc lựa chọn giữa quan hệ đối tác trong nước và quốc tế sẽ phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược, nhu cầu nguồn lực và cơ hội ngoài thị trường. Vì vậy, việc tìm kiếm và hợp tác với các đối tác chiến lược là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu điều ở tỉnh Bình Phước. Mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu: đối tác chiến lược có thể giúp mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng mới, và tăng trưởng doanh thu một cách nhanh chóng. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm: Doanh nghiệp sản xuất điều ở tỉnh bình phước có thể học hỏi từ kiến thức và kinh nghiệm của đối tác, cải thiện quy trình kinh doanh và sáng tạo sản phẩm mới độc đáo phù hợp với thị hiếu của thị trường. Cải thiện năng lực cạnh tranh: Đối tác chiến lược có thể cung cấp công nghệ, chuyên môn, hoặc nguồn lực giúp cải thiện năng lực cạnh tranh. Chia sẻ rủi ro và nguồn lực: Hợp tác giúp chia sẻ rủi ro, đặc biệt trong các dự án lớn, và tận dụng hiệu quả nguồn lực của cả hai bên trong và ngoài doanh nghiệp. 404
  8. Nâng cao độ tin cậy và hình ảnh thương hiệu: Hợp tác với doanh nghiệp uy tín có thể cải thiện độ tin cậy và nâng cao hình ảnh thương hiệu. Phản ứng nhanh với thị trường: Đối tác chiến lược giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng. Mở rộng nguồn lực và cơ hội mới: Hợp tác mang lại cơ hội tiếp cận nguồn lực mới, như tài chính, công nghệ, hoặc nhân lực, và mở ra cơ hội kinh doanh mới. Xây dựng mạng lưới và quan hệ đối tác: Hợp tác giúp xây dựng mạng lưới rộng lớn, từ đó có thể mở ra nhiều cơ hội hợp tác khác. Tập trung vào sức mạnh cốt lõi: Doanh nghiệp có thể tập trung vào sức mạnh cốt lõi của mình, trong khi đối tác đảm nhận các lĩnh vực khác, tạo ra sự chuyên môn hóa và hiệu quả cao. như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ mang lại lợi ích đa chiều cho doanh nghiệp, mà còn là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài trong bối cảnh phát triển hoạt động xuất khẩu điều sang EU. 6. Kết Luận Bài báo này đã chi tiết phân tích và đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm thúc đẩy và mở rộng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Liên Minh Châu Âu (EU), một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất thế giới. Các phân tích cho thấy rằng, với các nguồn lực phong phú và vị thế ngày càng tăng trên thị trường quốc tế, Việt Nam có đủ điều kiện để mở rộng và tăng cường hiệu suất xuất khẩu hạt điều. Đầu tiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là chìa khóa quan trọng. Điều này không chỉ liên quan đến việc cải thiện quy trình sản xuất và công nghệ chế biến mà còn bao gồm việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường của EU. Việc áp dụng các chứng nhận quốc tế như HACCP, ISO, và Global GAP cũng góp phần tăng cường uy tín và chấp nhận của sản phẩm trên thị trường này. Tiếp theo, chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và mở rộng cơ sở khách hàng. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng, từ trực tuyến đến offline, sẽ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ thị trường EU. Điều này cần được hỗ trợ bởi một chiến lược truyền thông hiệu quả, nhằm thể hiện rõ ràng các giá trị và lợi ích của sản phẩm. Sự hợp tác và hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức liên quan cũng là một yếu tố quan trọng. Điều này bao gồm việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do, nhận sự hỗ trợ trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường, cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Cuối cùng, việc không ngừng cải thiện và đổi mới là yếu tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường xuất khẩu. Việt Nam cần phải liên tục cập nhật thông tin về xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng và các đổi mới công nghệ để thích ứng và phát triển sản phẩm phù hợp. Việt Nam có tiềm năng lớn để mở rộng và tăng cường xuất khẩu hạt điều sang Châu Âu, bằng việc tập trung vào chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe, và xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, từ đó Việt Nam có thể vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội trong thị trường này, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức liên quan được nhấn mạnh là yếu tố quan trọng cho sự thành công của ngành xuất khẩu hạt điều đi Châu Âu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương Việt Nam (2022). Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU tăng cả lượng và kim ngạch. 2. Tạp Chí Công Thương Điện Tử (2023). Xuất khẩu hạt điều ghi nhận mức cao kỷ lục mới. 3. Trung Tâm WTO ( 2021). Ngành chế biến và xuất khẩu điều: Vượt rào cản, xuất khẩu điều về đích. 405
  9. 4. Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2024). Xuất khẩu điều năm 2023 vượt 18% kế hoạch. 5. Cục Xuất Nhập Khẩu (2023) Lượng hạt điều xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2021 – 2023. 6. Báo Điện Tử Chính Phủ (2022) Tận dụng cơ hội từ EVFTA xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục khởi sắc. 7. VietNamPlus ( 2023) Ngành điều Việt Nam trước thách thức giữ vững ngôi vị số 1 thế giới. 8. (Thatsanadeuane Khamkeo (2020). Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Chủ Lực Của Nước Chdcnd Lào Đến Năm 2020. 9. Tambunan, T. T. H. (2021). Export of Indonesian MSEs and The Role of Partnership. JDE (Journal of Developing Economies), 6(2), 235-252 10. Capik, P., & Brockerhoff, A. (2017). The Role of Strategic Partnerships in the Internationalisation of Small Born Global Firms. Entrepreneurial Business and Economics Review, 5(3), 49-77. http://doi.org/10.15678/EBER.2017.050303. 406
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2