Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 273 - 277<br />
<br />
MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ<br />
Phạm Thị Hồng Nhung*<br />
Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cuộc sống và con người Nam Bộ đã được thể hiện một cách tài năng qua các truyện ngắn của<br />
Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt, người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế,<br />
phong cách tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông<br />
qua giọng điêu. Giọng điệu trong truyện ngắn của chị rất đa dạng: có giọng dân dã mộc mạc, có<br />
giọng buồn mênh mang, có giọng trầm tĩnh, đắng đót… Điều này góp phần tạo nên phong cách<br />
độc đáo của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.<br />
Từ khóa: Nam Bộ, giọng điệu, phong cách, sở trường ngôn ngữ, thái độ.<br />
<br />
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ*<br />
Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976, quê ở xã<br />
Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là<br />
một nữ nhà văn trẻ, quê ở đồng bằng sông<br />
Cửu Long. Chị khá nổi tiếng bởi đã liên tục<br />
cho ra đời các tác phẩm văn học và liên tục<br />
đạt những giải thưởng cao của Hội nhà văn<br />
Việt Nam. Văn của chị không chỉ thu hút độc<br />
giả mà còn thu hút sự chú ý của những nhà<br />
nghiên cứu, phê bình… Nguyễn Ngọc Tư trở<br />
thành một trong số ít những cây bút trẻ hiện<br />
nay được dư luận đặc biệt quan tâm. Có thể<br />
nói, với những truyện ngắn ở giai đoạn đầu,<br />
Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió<br />
mát” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) cho văn<br />
xuôi đương đại, trong bối cảnh văn chương<br />
hiện nay quá chú trọng vào khai thác những<br />
mảng đề tài về hiện thực cuộc sống đang diễn<br />
ra với những bụi bặm, va chạm và nóng bỏng<br />
của đời thường.<br />
Có thể nói, thành công đầu tiên của Nguyễn<br />
Ngọc Tư là tập truyện ngắn “Ngọn đèn không<br />
tắt” (2000) - tác phẩm đạt giải nhất cuộc vận<br />
động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 do Hội<br />
Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp<br />
với báo Tuổi trẻ tổ chức. Từ thành công này,<br />
Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước đi mạnh<br />
dạn hơn. Nhiều tác phẩm của chị liên tục xuất<br />
hiện, như: Ông ngoại (tập truyện thiếu nhi),<br />
2001; Biển người mênh mông (tập truyện),<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0916044507<br />
<br />
2003; Giao thừa (tập truyện), 2003 Nước<br />
chảy mây trôi (tập truyện và kí), 2004; Truyện<br />
ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện),<br />
2005…Và đặc biệt năm 2005, Nguyễn Ngọc<br />
Tư “đánh ùm” một tiếng trong làng văn Việt<br />
Nam với sự xuất hiện của “Cánh đồng bất<br />
tận”. Từ đây, cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã làm<br />
dấy lên mối quan tâm trong giới phê bình văn<br />
học và trở thành đề tài bàn luận trong các câu<br />
chuyện văn chương.<br />
Tiếp nối thành công của “Cánh đồng bất tận”,<br />
Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục ra mắt truyện Khói<br />
trời lộng lẫy (tháng 12.2010), và một lần nữa<br />
độc giả đắm mình trong không gian sông<br />
nước, cây trái, quang cảnh và lối sống của<br />
vùng đất phương Nam trù phú, mênh mông…<br />
Năm 2008, Nguyễn Ngọc Tư được Hội nhà<br />
văn đề cử là nhà văn trẻ nhất từ trước đến nay<br />
được nhận giải thưởng văn học của khối<br />
Đông Nam Á tại Thái Lan. Chị cũng được<br />
Hội Nhà văn đề cử vì những đóng góp của chị<br />
vào đời sống văn học Việt Nam khoảng 10<br />
năm gần đây. Có thể nói, các tác phẩm của<br />
Nguyễn Ngọc Tư được người đọc và giới<br />
nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao,<br />
một phần bởi những nét độc đáo trong văn<br />
phong của chị.<br />
MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN<br />
NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ<br />
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Giọng<br />
điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ<br />
tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có<br />
vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn<br />
273<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [3,<br />
tr 122].<br />
Giáo sư Trần Đình Sử trong Một số vấn đề về<br />
thi pháp học hiện đại cũng cho rằng: “Phân<br />
tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là<br />
tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc<br />
độc đáo của nhà văn”. [6, tr 27]<br />
Như vậy, giọng điệu là một yếu tố đặc trưng<br />
của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu<br />
như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng<br />
nói nhận ra con người thì trong văn học,<br />
giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả.<br />
<br />
Một giọng buồn mênh mang<br />
Có thể nói, ngay trong tập truyện Cánh đồng<br />
bất tận người đọc đã gặp một giọng<br />
buồn“mênh mang, sầu rứt” đang lan toả<br />
khắp. Buồn vì cái nghèo vẫn đang đồng hành<br />
cùng những người nông dân quanh năm “bán<br />
mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên những<br />
“cánh đồng bất tận”:<br />
“Suốt những năm tháng sống tù đọng trên<br />
đồng, tôi có biết ai ngoài những người đàn<br />
ông quê mùa cũ kỹ. Tôi biết lấy ai trong số<br />
đó?Lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt<br />
nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi<br />
nghe tiếng cạo cơm cháy của con, tiếng<br />
muổng dừa vét gạo dưới đáy thạp mà rát<br />
bỏng trong lòng? Hay tôi sẽ chọn một người<br />
chăn vịt, mê mỏi với những chuyến đi xa,<br />
sống cuộc sống hờ hửng tạm bợ, thấp thỏm<br />
với rủi ro...” [8, tr.207] .<br />
Và buồn vì những mặt trái của đô thị hoá<br />
nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn nạn tiêu<br />
cực như trong truyện ngắn Cải ơi!:<br />
“Mùa nắng quay trở lại, ngã ba Sương mọc<br />
thêm chừng chục quán nhậu nữa, muốn hay<br />
không quán công an phòng chống tệ nạn xã<br />
hội cũng phải để ý cái chòm lu bù nầy. Phía<br />
báo đài đang dòm ngó. Một bữa, họ ập vào,<br />
quay phim chụp hình búa la xua. Đám tiếp<br />
viên che mặt, ôm đầu, chỉ còn Diễm Thương<br />
là điềm nhiên trơ mắt ngó” [8 tr.12].<br />
Như vậy, buồn trước hết chính là giọng điệu,<br />
là âm hưởng chung chi phối cả hệ thống<br />
274<br />
<br />
112(12)/1: 273 - 277<br />
<br />
truyện ngắn của chị góp phần làm nên một<br />
“cái nhìn khắc khoải” về thân phận con<br />
người, về những nỗi đau, những dâu bể trong<br />
cuộc đời người dân thôn quê vùng Đồng bằng<br />
sông Cửu Long. Trong truyện ngắn của<br />
Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy con người<br />
tuy phải hứng chịu nhiều bất hạnh, oan trái<br />
nhưng trong từng lời nói và trong sâu thẳm<br />
suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm<br />
tin: những khó khăn, vất vả cùng những đau<br />
khổ nhất định rồi sẽ qua đi như: Cải ơi! , Cuối<br />
mùa nhan sắc, Làm má đâu có dễ, Biển người<br />
mênh mông, Thương quá rau răm, Nhà cổ,<br />
Một dòng suôi mải miết, Cánh đồng bất tận,<br />
Khói trời lộng lẫy, Nước như nước mắt...<br />
Nói như Trần Hữu Dũng, “Giọng buồn của<br />
Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì<br />
thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một<br />
lời thốt, lửng lơ, đứt ngang nhưng rất đủ của<br />
một người trẻ bỗng nhiên phát giác bất hạnh<br />
của cuộc đời, mà vẫn hi vọng” [2, tr10].<br />
Trong Biển người mênh mông là truyện nói về<br />
ông Sáu Đèo phải ngược xuôi tìm vợ suốt bốn<br />
mươi năm, trải qua không biết bao nhiêu là cơ<br />
cực khó khăn. Trên hành trình ấy ông tình cờ<br />
gặp được Phi- một anh thanh niên sống rất có<br />
tình nghĩa và họ xem nhau như những người<br />
tri âm, tri kỷ. Có thể thấy âm hưởng và giọng<br />
điệu chung trong truyện ngắn này là nỗi buồn<br />
của hai con người một già một trẻ tình cờ gặp<br />
nhau. Cuộc đời của họ nhìn chung đều trải<br />
qua những nỗi đau nên trong lòng cả hai đều<br />
chất chứa những tâm sự và kỉ niệm riêng mà<br />
đã lâu lắm rồi mới có dịp chia sẻ với người<br />
khác. Tuy rất buồn nhưng qua cách nói năng,<br />
giao tiếp của hai nhân vật, người đọc cảm<br />
nhận được họ đều có một sự tin yêu vào cuộc<br />
sống và con người. Ví dụ như lời của ông già<br />
Sáu Đèo tâm sự với Phi:<br />
Ông biểu,“Sống một mình thì buồn lắm, chú<br />
em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất,<br />
nếu chưa tính chuyện đó thì nuôi chó, mèo,<br />
chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cuộc<br />
rồi cũng chia ly hà, nó hay sổ lồng, chết yểu.<br />
Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà.<br />
Như qua, phò con bìm bịp này như phò bà già<br />
vợ vậy mà vui” [8, tr 100]<br />
Hay: “Ông Sáu cười,“Cha để coi, chỗ nào<br />
chưa đi thì đi, còn sống là còn tìm. Qua nhờ<br />
chú em một chuyện, chú em nuôi dùm con quỷ<br />
sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn<br />
ra chết, để con “trời vật” nầy lại không ai lo.<br />
Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng<br />
qua nghe””[8, tr 102-103]<br />
Có thể nói, trước những dâu bể thăng trầm<br />
của cuộc đời, con người không thể không<br />
buồn nhưng quan trọng hơn trước những dâu<br />
bể thăng trầm ấy, con người ta biết chấp nhận<br />
nó để có thể sống tốt hơn, để hiểu mình và<br />
hiểu đời hơn...<br />
Tóm lại, trong cái nhìn hiện thực cuộc sống,<br />
Nguyễn Ngọc Tư thường hướng cái nhìn xót<br />
xa và thông cảm đến những phận người<br />
không may trong cuộc đời. Điều này đã tạo<br />
nên một giọng buồn trong truyện ngắn của<br />
chị. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ xót<br />
xa và thông cảm, chị còn tin yêu và luôn<br />
mong mỏi cho những số phận không may ấy<br />
có được cuộc sống hạnh phúc dù là những<br />
hạnh phúc bình dị và nhỏ nhoi nhất để bù đắp<br />
cho sự độ lượng, vị tha và nghĩa khí của họ<br />
trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái nhìn<br />
mang đầy tính nhân văn của nhà văn trẻ này.<br />
Một giọng trầm tĩnh, có phần đượm chua<br />
xót đắng cay<br />
Trước hết, có thể thấy giọng điềm nhiên, trầm<br />
tĩnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được<br />
thể hiện qua nhịp điệu kể chuyện rất từ tốn,<br />
chậm rãi của nhân vật người kể chuyện.<br />
Mở đầu truyện ngắn Cải ơi! người đọc bắt gặp<br />
nhịp kể chậm rãi, từ tốn của người kể dù đang<br />
thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các<br />
nhân vật - một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và<br />
điềm tĩnh của tác giả trong quá trình phản ánh<br />
sự khốn khó của con người trong cuộc sống.<br />
Bên cạnh lối kể chuyện với nhịp điệu chậm<br />
rãi, từ tốn, thái độ trần thuật, điềm nhiên đôi<br />
khi đến lạnh lùng của Nguyễn Ngọc Tư cũng<br />
là một minh chứng cho giọng điệu trầm tĩnh<br />
của tác giả.<br />
<br />
112(12)/1: 273 - 277<br />
<br />
Khi nhập vai nhân vật kể chuyện, trước<br />
những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống hay<br />
những bi kịch trong cuộc đời của nhân vật,<br />
Nguyễn Ngọc Tư – (nhân vật kể chuyện)<br />
không dùng những từ ngữ thô tục hoặc cách<br />
nói mạt sát. Đặc biệt tác giả không chửi rủa<br />
hay tỏ ra cay cú khi đề cập đến những vấn đề<br />
tiêu cực trong cuộc sống .<br />
Nguyễn Ngọc Tư thường chọn cách nói nhẹ<br />
nhàng, mềm mại khi thuật về tình cảnh đáng<br />
thương của Sương - cô gái giang hồ sau một<br />
đêm đi “thương lượng” với “những người có<br />
trách nhiệm” của địa phương (về việc đàn vịt<br />
của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh) trong<br />
truyện ngắn Cánh đồng bất tận:<br />
“Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham<br />
muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo.<br />
Mắt ông ta lột trần chị, và toan tính một<br />
thoáng. Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức<br />
như sắp xem được một vở cải lương hay. Chị<br />
thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị<br />
ngó về phía chúng tôi, ngầm báo, cuộc<br />
thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc<br />
rồi... chị trở về khi trăng rạng rỡ trên đầu<br />
(mãi sau nầy, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu<br />
trắng ấy). Ống quần quệt vào cỏ ướt đẫm<br />
sương. Hơi rượu quyện với mùi thuốc lá làm<br />
tôi chạo chực. Nhác thấy hai chị em tôi ngồi<br />
thù lù, chị kêu lên, “trời đất, hai cưng chờ chị<br />
chi vậy”. “Chị đã làm đĩ quen rồi, mấy<br />
chuyện nầy nhằm bà gì mà mấy cưng buồn?”<br />
[8, tr.203].<br />
Có thể nói, tuy không dùng những lời lẽ đao to<br />
búa lớn, không quát tháo, không thoá mạ...<br />
nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn<br />
phê phán của Nguyễn Ngọc Tư trước những<br />
vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Đồng thời<br />
cũng cảm nhận nỗi xót xa và thương cảm, đau<br />
đớn của nhà văn dành cho số phận không may<br />
trong cuộc đời. Đây là thành công của chị<br />
trong việc sử dụng cách nói mềm mại, nhẹ<br />
nhàng, đầy nữ tính để tạo nên một giọng điệu<br />
điềm nhiên, trầm tĩnh nhằm lột tả bản chất của<br />
những sự việc mà chị phản ánh. Về điều này,<br />
nói như nhà văn Dạ Ngân, là Nguyễn Ngọc Tư<br />
có giọng “điềm đạm mà thấu đáo”. Hay như<br />
Tấn Kiệt trong “Sông nước Hậu Giang và<br />
275<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Tư” thì Nguyễn Ngọc Tư có<br />
giọng văn “... thành thật hiền hoà, không xốc<br />
táp ngang ngược; không có những kiểu nói om<br />
sòm mà rỗng tuếch”.<br />
Một điểm quan trọng nữa giúp nhận ra<br />
giọng điệu của chị chính là lối kể chuyện<br />
bình thản, có phần dửng dưng của chị.<br />
Những lúc như vậy, người đọc, nhân vật<br />
người kể chuyện có khi đứng ngoài xưng<br />
“tôi”, có khi nhập vào nhân vật nhưng thực<br />
chất trong lòng đau đớn, xót xa... Tâm trạng<br />
đó được thể hiện rõ nhất ở những câu văn<br />
mà tác giả cố tình (để cho nhân vật kể<br />
chuyện trong quá trình trần thuật) mở ngoặt<br />
đơn để “giải thích”, “chú thích” thêm một<br />
điều gì đó. Ví dụ như trong Một trái tim<br />
khô:<br />
“Hậu chỉ biết tê tái hỏi một câu, “sao anh đành<br />
đoạn giết em”,(trời đất ơi, chắc là hết chuyện<br />
nói rồi.) [8, tr.146]. Hay trong Thương quá rau<br />
răm: “Quẹo qua quẹo lại, nói đất nói trời (chỉ<br />
thiếu nói lời thương yêu), cuối cùng hai đứa ra<br />
bãi đào khoai” [8, tr.23].<br />
Theo thống kê của chúng tôi, dấu ngoặc đơn<br />
được sử dụng trong ba tập truyện với 36<br />
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là 288<br />
lượt. Cụ thể: Tập truyện Cánh đồng bất tận:<br />
115 lượt; Tập truyện Giao thừa: 95 lượt; Tập<br />
truyện Khói trời lộng lẫy: 78 lượt<br />
Có thể nói, đây là nét sáng tạo trong cách trần<br />
thuật của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần làm nên<br />
giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh rất độc đáo<br />
của chị. Chính sự xuất hiện những dấu ngoặt<br />
đơn làm cho câu chuyện thêm phần khách<br />
quan và sinh động hơn.<br />
Một giọng dân dã mộc mạc<br />
Giọng điệu dân dã mộc mạc của Nguyễn<br />
Ngọc Tư được thể hiện trong những trang văn<br />
tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống sinh<br />
hoạt của người dân Nam Bộ. Đó là những<br />
trang viết về dòng sông như một người bạn<br />
tâm tình“Đêm sông trăng, ngồi trên nhà có<br />
thể nhìn thấy một dòng chảy líu ríu, sáng<br />
loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi<br />
không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm<br />
rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách<br />
276<br />
<br />
112(12)/1: 273 - 277<br />
<br />
bụp rất đều”. Câu văn êm ả như ru, những<br />
dòng sông cuộc đời, những dòng sông thời<br />
gian thấm thía tình người, niềm đau và nỗi<br />
buồn. Những dòng sông-thơ cứ thênh thang<br />
chảy mãi từ ngôn ngữ rất riêng, rất trong trẻo,<br />
độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư.<br />
Giọng điệu dân dã, mộc mạc này xuất hiện với<br />
tần số cao trong truyện ngắn của chị, đôi khi<br />
lắng đọng ở những câu văn kể hòa trộn với<br />
tả “Bây giờ, gió chướng non xập xòe trên khắp<br />
cánh đồng bất tận. Ven các bờ ruộng, bông cỏ<br />
mực như những điền viền nhỏ liu riu làm dịu lại<br />
mảng rực vàng của lúa”. Câu văn có chất thơ,<br />
nó là khúc nhạc lòng thiên nhiên Nam Bộ dân<br />
dã, tự nhiên nhưng cũng đầy vẻ quyến rũ vút lên<br />
từ những trang văn nồng nàn tình người.<br />
Viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường gần<br />
gũi của người dân Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư<br />
đã chọn cho mình giọng điệu dân dã, mộc<br />
mạc cứ tự nhiên chảy ra từ vốn sống của nhà<br />
văn, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ cùng với<br />
niềm đồng cảm, chia sẻ. Giọng mộc mạc, dân<br />
dã ấy xuất phát từ cảm hứng của nhà văn về<br />
cuộc sống và số phận của những “nhân vật<br />
nhỏ bé”- những người nông dân nhếch nhác<br />
bùn đất và những người nghệ sỹ nghèo khổ,<br />
bất hạnh nhưng giàu lòng yêu nghề. Giọng<br />
điệu ấy được chưng cất bằng mật độ đậm đặc<br />
của ngôn ngữ Nam Bộ (như từ chỉ địa hình<br />
,sản vật gắn với một vùng sông nước; cử chỉ<br />
hoạt động, sinh hoạt, cách xưng gọi mang sắc<br />
thái Nam Bộ; tình thái từ có màu sắc Nam<br />
Bộ, cách diễn đạt kiểu Nam Bộ…) và sự ùa<br />
vào của khẩu ngữ. Điều này góp phần tạo bối<br />
cảnh cho truyện đậm đặc chất Nam Bộ từ<br />
cảnh sắc thiên nhiên tới cuộc sống sinh hoạt<br />
và tạo cho Nguyễn Ngọc Tư một phong cách<br />
độc đáo.<br />
KẾT LUẬN<br />
Như vậy, có thể thấy bên cạnh âm hưởng và<br />
giọng buồn, nhưng không chán chường ủ dột,<br />
thì sự điềm nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu<br />
chủ yếu góp phần làm nên phong cách nhà<br />
văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Nói như Trần Thị<br />
Ngọc Lang: “mỗi người một ít, như những<br />
con ong rừng gom từng giọt mật một bồi đắp<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cho văn hóa, văn học Việt Nam thêm phong<br />
phú, đa dạng, bằng cách đóng góp cho văn<br />
hóa, văn học Nam Bộ ngày càng phát triển<br />
với sắc thái riêng, phong cách riêng.”[5]<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Trọng Bình. Phong cách truyện<br />
ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện<br />
nghệ thuật con người, www. viet-studies.<br />
info/NNTu<br />
[2]. Trần Hữu Dũng. Nguyễn Ngọc Tư, Đặc sản<br />
miền Nam, www. viet-studies. info/NNTu<br />
[3]. Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc<br />
Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học,<br />
Nxb Giáo dục<br />
<br />
112(12)/1: 273 - 277<br />
<br />
[4]. Nguyễn Thị Hoa ( 2008), Giọng điệu trần<br />
thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện<br />
Cánh đồng bất tận, kỷ yếu sinh viên khoa<br />
học toàn quốc, Huế<br />
[5]. Trần Thị Ngọc Lang (2011), Phương ngữ<br />
Nam Bộ trong tác phẩm Đồng bằng sông Cửu<br />
Long, Từ điển học và Bách khoa thư, số 4.<br />
[6]. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi<br />
pháp học hiện đại, Bộ GD&ĐT. Vụ giáo<br />
viên.<br />
[7]. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Giao thừa Nxb Trẻ<br />
[8]. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cánh đồng bất tận<br />
Nxb Trẻ<br />
[9]. Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy<br />
Saigon Media & Nxb Thời đại<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
THE TONES IN NGUYEN NGOC TU’S SHORT STORIES<br />
Pham Thi Hong Nhung*<br />
College of Information and Communication Technology – TNU<br />
<br />
Nam Bo’s life and people were shown marvelously in short stories by Nguyen Ngoc Tu. Specially,<br />
readers might notice all deep thoughts, attitude, position, talented style as well as language<br />
strength and creative inspiration of the artist through her tones. The tones in her short stories are<br />
diverse: some are folk and rustic, some are immense sad, and some are calm and bitter. These<br />
contribute to the unique style of the writer Nguyen Ngoc Tu.<br />
Key words: Nam Bo, language strength, tones, style, attitude.<br />
<br />
Phản biện khoa học: Đào Thị Vân – Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN<br />
<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0916044507<br />
<br />
277<br />
<br />