See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/319877306<br />
<br />
Một số kết quả đạt được của kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam<br />
và kế hoạch triển khai trong tương lai<br />
Article · September 2017<br />
CITATIONS<br />
<br />
READS<br />
<br />
0<br />
<br />
684<br />
<br />
1 author:<br />
Cuong Huu Nguyen<br />
UNSW Sydney<br />
20 PUBLICATIONS 10 CITATIONS <br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br />
<br />
Human resource development for higher education quality assurance systems View project<br />
<br />
Investigating transnational education in Vietnamese universities View project<br />
<br />
All content following this page was uploaded by Cuong Huu Nguyen on 19 September 2017.<br />
<br />
The user has requested enhancement of the downloaded file.<br />
<br />
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT<br />
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 8, pp. 7-14<br />
This paper is available online at http://naem.edu.vn<br />
<br />
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC<br />
ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRONG TƯƠNG LAI<br />
Nguyễn Hữu Cương1<br />
Tóm tắt. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã được triển khai ở nước ta được hơn 10 năm.<br />
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn được xem như còn khá mới với xã hội và kể cả với nhiều cơ sở giáo<br />
dục đại học. Bài viết này trước hết tổng hợp một số kết quả đạt được, trọng tâm vào xây dựng các<br />
văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định cơ sở giáo dục và<br />
kiểm định chương trình đào tạo. Tiếp theo, nghiên cứu trình bày kế hoạch triển khai công tác kiểm<br />
định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.<br />
Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, giáo dục đại học, kết quả đạt được, kế hoạch<br />
triển khai.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Trong những<br />
năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hình thành hệ thống đảm bảo và KĐCLGD trong cả<br />
nước. Trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, vấn đề này ngày càng được trú trọng và quan tâm.<br />
Sau những năm chính thức triển khai thực hiện, hệ thống đảm bảo và KĐCLGD đã được triển<br />
khai trong cả nước. KĐCLGD ở Việt Nam được thực hiện từ cơ sở giáo dục mầm non đến cơ<br />
sở giáo dục đại học và bao gồm KĐCLGD cơ sở giáo dục và kiểm định chất lượng chương trình<br />
đào tạo.<br />
Bài viết tập trung trình bày về những quy định của Nhà nước liên quan đến đảm bảo và<br />
KĐCLGD đại học, kết quả KĐCLGD cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo giáo dục đại<br />
học và kế hoạch triển khai một số hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo và KĐCLGD đại học Việt<br />
Nam trong thời gian tới.<br />
<br />
2. Nội dung và kết quả nghiên cứu<br />
2.1. Kết quả xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật<br />
2.1.1. Văn bản của Quốc hội, Chính phủ<br />
Kế thừa kinh nghiệm quốc tế về KĐCLGD, ngay từ khi hình thành hệ thống KĐCLGD ở Việt<br />
Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội ban hành các chính sách<br />
Ngày nhận bài: 05/04/2017. Ngày nhận đăng: 17/06/2017.<br />
1<br />
Trường Đại học New South Wales, Australia; e-mail: cuongnh29@gmail.com.<br />
<br />
7<br />
<br />
Nguyễn Hữu Cương<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 8.<br />
<br />
về KĐCLGD, trong đó có KĐCLGD đại học. Những quy định đầu tiên về KĐCLGD đã được<br />
Quốc hội thông qua trong Luật giáo dục năm 2005, trong đó quy định “việc KĐCLGD được thực<br />
hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công<br />
bố công khai để xã hội biết và giám sát.” (Điều 17), và nhà trường có nhiệm vụ “tự đánh giá chất<br />
lượng giáo dục và chịu sự KĐCLGD của cơ quan có thẩm quyền KĐCLGD” (khoản 8 Điều 58).<br />
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn<br />
thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã khẳng định “kết quả kiểm định chương trình giáo dục,<br />
kiểm định cơ sở giáo dục là căn cứ để công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục, chương<br />
trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng.” (Điều 40).<br />
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP<br />
ngày 11/5/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số<br />
75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số<br />
điều của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học năm 2012 tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của<br />
công tác KĐCLGD. Điều 50 của Luật Giáo dục đại học đã quy định về nhiệm vụ của cơ sở giáo<br />
dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục như “thành lập tổ chức chuyên trách về bảo<br />
đảm chất lượng giáo dục đại học; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại<br />
học; tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình<br />
đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học; công bố công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng<br />
đào tạo, kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên<br />
trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện<br />
thông tin đại chúng”.<br />
Ngoài ra một số văn bản khác của Chính phủ về giáo dục cũng có những quy định liên quan<br />
đến đảm bảo và KĐCLGD. Ví dụ, Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ<br />
Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục quy định “trong quá trình hoạt<br />
động, cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt<br />
Nam có trách nhiệm định kỳ triển khai hoạt động tự đánh giá, đảm bảo chất lượng và nâng cao<br />
chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc nước ngoài. . . ” (Điều 4). Điều lệ trường đại học ban<br />
hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã quy<br />
định một số vấn đề về kiểm định chất lượng. Ví dụ, một trong các nhiệm vụ của trường đại học là<br />
“tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự KĐCLGD của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và<br />
phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất<br />
lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.” (khoản 10 Điều 5).<br />
Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính<br />
trong lĩnh vực giáo dục quy định việc xử phạt từ 4 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với các vi<br />
phạm quy định về KĐCLGD như công bố kết quả đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục không đúng<br />
thực tế hoặc tự ý thành lập tổ KĐCLGD (Điều 26).<br />
Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 của Chính phủ Quy định tiêu chuẩn phân tầng,<br />
khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học quy định một trong những tiêu chí<br />
quan trọng để phân tầng và xếp hạng là kết quả KĐCLGD (khoản 8 Điều 2). Ví dụ tiêu chuẩn liên<br />
quan đến KĐCLGD để xếp hạng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu là số lượng<br />
các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu được các tổ chức KĐCLGD khu vực, quốc<br />
tế kiểm định và công nhận; số lượng các chương trình đào tạo được tổ chức KĐCLGD trong nước<br />
8<br />
<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 8.<br />
<br />
kiểm định và công nhận; và mức độ đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học<br />
(Điều 7).<br />
<br />
2.1.2. Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
Để triển khai công tác KĐCLGD theo các quy định của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giáo dục<br />
và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng, quy<br />
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, quy định về tổ chức<br />
KĐCLGD và kiểm định viên kiểm định chất lượng. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có gần 20 văn<br />
bản trọng tâm vào đánh giá và KĐCLGD đại học được ban hành, ví dụ như:<br />
- Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.<br />
- Thông tư số 49/2012/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học<br />
phổ thông trình độ đại học.<br />
- Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định về kiểm định viên KĐCLGD.<br />
- Thông tư số 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức KĐCLGD.<br />
- Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCLGD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên<br />
nghiệp.<br />
- Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên KĐCLGD đại học và trung cấp chuyên nghiệp.<br />
- Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các<br />
trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.<br />
- Thông tư số 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại<br />
học, cao đẳng.<br />
- Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo<br />
dục đại học.<br />
Ngoài ra, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, cũng đã ban hành<br />
các văn bản hướng dẫn chi tiết về tự đánh giá, đánh giá ngoài và sử dụng tiêu chí đánh giá chất<br />
lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.<br />
<br />
2.2. Kết quả triển khai các hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học<br />
2.2.1. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học<br />
Để triển khai công tác đảm bảo và KĐCLGD, các trường đã quan tâm đến việc xây dựng hệ<br />
thống đảm bảo chất lượng bên trong, cụ thể là thành lập một đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất<br />
9<br />
<br />
Nguyễn Hữu Cương<br />
<br />
JEM., Vol. 9 (2017), No. 8.<br />
<br />
lượng (Tổ, Ban, Phòng, Trung tâm). Đến nay hầu hết các trường đại học và cao đẳng đã thành lập<br />
đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Mặc dù có tên gọi khác nhau như Phòng Khảo thí và<br />
Đảm bảo chất lượng, Ban Thanh tra, Pháp chế và Đảm bảo chất lượng hoặc Trung tâm Đảm bảo<br />
chất lượng, nhưng những đơn vị này đều có chức năng, nhiệm vụ chính là làm đầu mối xây dựng<br />
kế hoạch và triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường [8].<br />
Ngoài ra, một số Bộ, Ngành cũng đã thành lập một đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng<br />
hoặc cử cán bộ phụ trách công tác đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục thuộc các Bộ, Ngành<br />
này. Điển hình như Bộ Quốc phòng đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục<br />
thuộc Cục Nhà trường, Bộ Công an đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thuộc<br />
Cục Đào tạo. Nhiều Bộ, Ngành khác cũng đã cử cán bộ phụ trách công tác đảm bảo chất lượng<br />
giáo dục.<br />
Thực hiện những quy định liên quan đến tổ chức KĐCLGD và kiểm định viên KĐCLGD,<br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập các tổ chức<br />
KĐCLGD. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 4 tổ chức KĐCLGD, bao gồm: Trung tâm<br />
KĐCLGD - Đại học quốc gia Hà Nội (VNU-CEA), Trung tâm KĐCLGD - Đại học quốc gia Thành<br />
phố Hồ Chí Minh (VNU-HCM CEA), Trung tâm KĐCLGD - Đại học Đà Nẵng (DNU-CEA) và<br />
Trung tâm KĐCLGD - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (CEA-AVU&C). Những<br />
trung tâm kiểm định chất lượng này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép<br />
hoạt động KĐCLGD với đối tượng và các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên<br />
nghiệp; các chương trình đào tạo giáo dục đại học trình độ, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và<br />
các chương trình trung cấp chuyên nghiệp [8].<br />
Như vậy, hệ thống đảm bảo và KĐCLGD đại học Việt Nam đã được thiết lập đầy đủ theo<br />
như mô hình do Mạng lưới Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương (APQN) đề xuất, bao gồm 3 cấu<br />
phần: hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài<br />
nhà trường, và hệ thống các tổ chức kiểm định chất lượng [9].<br />
<br />
2.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học<br />
Công tác tự đánh giá của các trường đại học đã và đang được triển khai tích cực trên quy mô<br />
cả nước. Tính đến hết tháng 3 năm 2017, có 212 trường đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm<br />
và trung cấp sư phạm đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều<br />
trường đã tự điều chỉnh và cập nhật báo cáo tự đánh giá [5].<br />
Ngoài việc triển khai tự đánh giá, công tác đánh giá ngoài trường đại học cũng đã được thực<br />
hiện. Đánh giá ngoài là một cách phản ánh khách quan tình trạng của nhà trường từ các góc độ<br />
bên ngoài. Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới qua các dự án giáo dục đại học, 40 trường đại<br />
học đã được đánh giá ngoài (20 trường trong năm 2007 và 20 trường trong năm 2009). Kết quả<br />
đánh giá ngoài của các trường trong giai đoạn này tuy không được công bố công khai nhưng cũng<br />
đã giúp các trường xác định được điểm mạnh, điểm tồn tại (điểm yếu) và từ đó có kế hoạch để cải<br />
tiến chất lượng [8].<br />
Hoạt động đánh giá ngoài do các trung tâm KĐCLGD thực hiện đã được tiến hành từ cuối<br />
năm 2015. Tính đến tháng 3 năm 2017, đã có 35 trường đại học được đánh giá ngoài, trong đó có<br />
20 trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng [5].<br />
<br />
10<br />
<br />