MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỘNG CƠ<br />
TRANSPARENT PHUN NHIÊN LIỆU LPG LỎNG SỬ DỤNG<br />
BỘ ĐIỀU KHIỂN CỦA HỆ THỐNG SODEMO<br />
SOME RESEACH RESULTS OF A TRANSPARENT ENGINE USING LIQUID<br />
FUEL INJECTION WITH SODEMO SYSTEM CONTROLLERS<br />
<br />
<br />
NGUYỄN HỮU HUỆ<br />
Trường Trung học Thủy sản Thanh Hoá<br />
HỒ TẤN QUYỀN<br />
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam<br />
ĐẶNG BẢO LÂM<br />
Trung tâm Đăng kiểm Thủy bộ Quảng Nam<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trên các động cơ ô tô sử dụng hệ thống phun nhiên liệu lỏng điều khiển điện tử có thể tiết<br />
kiệm tới 11 % nhiên liệu so với động cơ dùng bộ chế hoà khí cổ điển [1].<br />
Tuy nhiên những nghiên cứu mới nhất cho thấy: Dùng hệ thống sodemo cho phép can thiệp<br />
đồng thời vào hệ thống đánh lửa và khống chế thời gian phun, do vậy đã tối ưu hoá quá trình<br />
hoà trộn hỗn hợp điều này làm tăng công suất, hiệu suất động cơ, giảm thiểu khí thải gây ô<br />
nhiễm môi trường [4].<br />
ABSTRACT<br />
Engines using liquid fuel injection system with Electronic controls can save 11 % fuel<br />
compared with the engines using classical carburator. However, recently research has shown<br />
that using SODEMO system allows us to intervene spark system and control the injection time<br />
at the same time. This will help to optimize the mixing process, increasing the power,<br />
performance and efficiency of motors and to reduce environmental pollution caused by<br />
Exhaust Gas.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hiện nay trên thế giới đã áp dụng những nghiên cứu nhằm hoàn thiện động cơ theo<br />
hướng tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu thay thế nhiên liệu truyền<br />
thống (xăng, diesel), điện tử hoá quá trình điều khiển đồng thời dùng các biện pháp, các thành<br />
tựu khoa học để giảm đến mức tối thiểu các chất độc hại có trong khí xả động cơ như: cacbua<br />
hydrro (HC), monoxyt cacbon (CO), oxyt nitơ (NOx), các hạt các bon tự do (C).v.v... Trong<br />
đó việc sử dụng nhiên liệu thay thế kết hợp với điện tử hoá quá trình điều khiển rất được quan<br />
tâm sử dụng.<br />
Hệ thống điện tử SODEMO EV9 là đại diện cho hệ thống mới của các hệ thống điều<br />
khiển quá trình phun nhiên liệu cho động cơ ở thế hệ mới góp phần đáng kể trong việc nghiên<br />
cứu và phát triển động cơ đốt trong.<br />
<br />
2. Giới thiệu hệ thống điều khiển phun điện tử-Sodemo EV9<br />
Hệ thống điện tử SODEMO EV9 gồm các thiết bị ngoại vi và bộ vi xử lý trung tâm<br />
Siemens C167 CR cho phép quản lý tất cả các đặc tính, các thông số cơ bản của động cơ bằng<br />
phần mềm SODEMO.<br />
2.1. Bộ xử lý và điều khiển trung tâm SIEMENS C167CR<br />
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và tính năng kỹ thuật được nêu trong [4]:<br />
Bộ điều khiển trung tâm tiếp nhận các tín hiệu dưới dạng tín hiệu điện do các cảm biến<br />
truyền đến, những tín hiệu này được chuyển thành tín hiệu số sau đó được xử lý theo một<br />
chương trình đã định sẵn trong phần mềm EV9. Những số liệu cần cho việc tính toán thời<br />
gian phun tp, góc đánh lửa sớm φ và độ đậm đặc của hỗn hợp Φ, đã được ghi trong bộ nhớ<br />
của máy tính dưới dạng số hoặc dạng đồ thị (cartographie).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hệ thống phun xăng điều khiển điện tử<br />
<br />
Bộ điều khiển trung tâm cho phép chúng ta xây dựng các đồ thị (cartographies) có thể<br />
chứa đến 32 điểm chế độ và 33 điểm tải trọng. Những điểm bản lề (points charnières) của các<br />
đồ thị đều là cấu hình trong việc điều khiển thời gian phun tp, góc đánh lửa sớm φ và độ đậm<br />
đặc của hỗn hợp Φ.<br />
2.2. Mô tả những cửa số của Chương trình EV9<br />
2.2.1. Cửa sổ chính<br />
Cửa sổ chính cho phép truy cập vào tất cả các lựa chọn của phần mềm. Sau khi mở<br />
cửa sổ này, toàn bộ thiết bị kết nối với chương trình EV9 đã tự động chạy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Lựa chọn phương thức hoạt động<br />
Hình 2. Cửa sổ chính của chương trình EV9 của động cơ<br />
2.2.2. Mô tả những sự lựa chọn của menu<br />
Hình 4. Các giá trị thực tế hoạt động Hình 5. Cửa sổ hiển thị cartographie<br />
của động cơ<br />
<br />
3. Nghiên cứu thực nghiệm<br />
3.1. Trang thiết bị thí nghiệm<br />
Quá trình nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Máy Nhiệt,<br />
Đại học Trung tâm Lyon, Cộng hoà Pháp.<br />
a. Động cơ thí nghiệm có các thông số như sau<br />
Động cơ thí nghiệm hiệu Lombardini Transparent<br />
- Số xy lanh: 1; - Số mô bin: 1; - Góc điểm chết trên (ĐCT): 1050; - Ngưỡng chế độ để<br />
dừng đọc sự đồng bộ: 0; - Ngưỡng phát hiện sự đồng bộ: 0; - Chế độ lớn nhất để theo dõi sự<br />
đồng bộ: 0; - Chu kỳ góc để đo tốc độ vòng (0 thực tế): 120; - Lựa chọn số răng của bánh đà<br />
thí nghiệm: 28 răng.<br />
b. Hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG/xăng cho động cơ thí nghiệm<br />
Hệ thống cung cấp nhiên liệu này cho phép cung cấp 2 loại nhiên liệu LPG/ xăng và<br />
cho phép ta định lượng chính xác lưu lượng nhiên liệu cung cấp vào động cơ trong mỗi chu<br />
trình làm việc để ta có thể thay đổi độ đậm đặc theo yêu cầu thí nghiệm.<br />
Lưu lượng khí nạp được đo theo nguyên lý Colsonique, lưu lượng khí khi đi qua ống<br />
colsonique được tính theo biểu thức sau đây:<br />
P <br />
Qkn K * S acol acol pA 2 1<br />
Tacol , (g/s) khi 1 - (4.1)<br />
pB 1<br />
: Trọng lượng riêng của LPG (=0,7168 kg/N.m3.<br />
3.2. Kết quả thí nghiệm<br />
Thí nghiệm nhằm xác định các quan hệ bằng thực nghiệm như sau: Các quan hệ về<br />
khối lượng nhiên liệu, độ mở bướm ga và thời gian phun.<br />
Điều kiện thí nghiệm:<br />
- Ổn định nhiệt độ khí nạp Ta = 200C; - Nhiệt độ nước làm mát là 500C; - Điều chỉnh<br />
áp suất khí nạp pa = p0; - Thay đổi tốc độ động cơ 1.000 vòng/phút và 2.000 vòng/phút;<br />
- Hệ thống tạo tải động cơ không đồng bộ với công suất 3 KW;<br />
- Ổn định áp suất nhiên liệu LPG trước vòi phun là 12 bars và áp suất nhiên liệu xăng<br />
là 3 bars, thông qua việc điều chỉnh nhiên liệu LPG lỏng và xăng bằng ắc quy thuỷ lực.<br />
a/ Quan hệ khối lượng nhiên liệu (kg/h) với độ mở bướm ga (% C):<br />
Tính toán lưu lượng không khí nạp thông qua công thức (4.1) theo từng độ mở bướm<br />
ga, sau đó tính toán khối lượng nhiên liệu ta chọn tỷ lệ không khí/nhiên liệu ở điều kiện độ<br />
đậm đặc là 1 (LPG = 15,5 và xăng = 15,1)<br />
Đồ thị quan hệ độ mở bướm ga với khối lượng nhiên liệu cung cấp thể hiện ở hình 6.<br />
<br />
Q (kg/h)<br />
1.6<br />
<br />
1.4<br />
<br />
1.2<br />
<br />
1 LPG-1000 vg/ph<br />
X¨n<br />
Xang-1000 vg/ph<br />
0.8<br />
LPG-2000 vg/ph<br />
0.6 X¨n<br />
Xang-2000 vg/ph<br />
g<br />
0.4<br />
<br />
0.2<br />
<br />
0 %C<br />
0<br />
5<br />
10<br />
15<br />
20<br />
25<br />
30<br />
35<br />
40<br />
45<br />
50<br />
60<br />
70<br />
80<br />
90<br />
100<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Quan hệ giữa độ mở bướm ga với khối lượng nhiên liệu với Φ =1<br />
<br />
<br />
b/ Quan hệ giữa khối lượng nhiên liệu (kg/h) với thời gian phun (Tp):<br />
Thời gian điều chỉnh thực tế được ghi nhận trên máy tính quản lý hệ thống SODEMO,<br />
giá trị QLPG được ghi nhận trên đồng hồ đo lưu lượng của hệ thống đo nhiên liệu.<br />
Kết quả thí nghiệm như bảng sau:<br />
Tp (ms) 2,5 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12<br />
QLPG (kg/h) 0,225 0,315 0,62 0,89 1,08 1,32 1,59 1,84 2,12 2,35 2,65<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa góc Hình 8. Đồ thị biểu diễn quan hệ<br />
đánh lửa sớm và chế độ của động cơ giữa thời gian phun và chế độ của động cơ<br />
4. Kết luận<br />
Các kết quả thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống thiết bị thực nghiệm cho các<br />
trường hợp phun LPG lỏng và phun xăng. Dựa vào kết quả thí nghiệm chúng ta giải quyết các<br />
vấn đề sau:<br />
1. Xác định các hệ số hiệu chỉnh và các giá trị hiệu chỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá<br />
trình cung cấp nhiên liệu nhằm hoàn thiện quá trình cháy của động cơ đốt trong.<br />
2. Xác định được đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa thời gian mở kim phun và lưu<br />
lượng phun ở áp suất LPG lỏng 12 bars. Từ đó cho phép ta tính toán chính xác thời gian phun<br />
nhiên liệu LPG lỏng khi chúng ta đo đạc được lưu lượng không khí nạp ứng với mỗi chế độ<br />
vận hành của động cơ.<br />
3. Việc sử dụng hệ thống SODEMO cho phép ta tối ưu hoá về thời gian phun, góc<br />
đánh lửa sớm và giá trị Lambda theo tốc độ vòng quay và tải trọng. Kết quả cho phép ta xây<br />
dựng chính xác các đồ thị động cơ (cartographies) trên cơ sở của động cơ thí nghiệm.<br />
4. Bộ điều khiển trung tâm cho phép quản lý các đặc tính của động cơ như: Chế độ<br />
phun nhiên liệu LPG lỏng (phun liên tục hay phun theo kỳ), thích ứng trong việc vận hành<br />
động cơ tăng tốc hay giảm tốc.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bùi Văn Ga, “Nghiên cứu sử dụng động cơ nhiên liệu khí ở Việt Nam”, đề tài trọng<br />
điểm cấp Bộ, Mã số B97-III-01TĐ, nghiệm thu tháng 11 năm 1999.<br />
[2] TOYOTA, EFI (Hệ thống phun xăng điện tử), Pub. No. TTM205VN.<br />
[3] Nguyễn Hữu Huệ, "Xe gắn máy 2 bánh chạy bằng khí dầu mỏ hoá lỏng LPG", Luận<br />
văn Thạc sỹ Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, 2000.<br />
[4] Hồ Tấn Quyền, “Ứng dụng hệ thống SODEMO để xây dựng các đồ thị động cơ<br />
(Cartographies) phun nhiên liệu LPG lỏng”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ 3, Đại<br />
học Đà Nẵng, 11-2004.<br />