Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân
lượt xem 3
download
Trong bài viết này, tác giả phân tích một số hạn chế của các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Trần Việt Dũng TÓM TẮT: Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (sau đây gọi là Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân) là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các văn bản pháp luật nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số hạn chế của các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật này. Từ khóa: Viện kiểm sát nhân dân, thực hành quyền công tố, kiểm sát, hoạt động tư pháp. ABSTRACT: The Constitution in 2013 and the Law on Organization of the People's Procuracy in 2014 (hereinafter referred to as the Law on Organization of the People's Procuracy) are an important legal basis for the organization and operation of the People's Procuracy. However, in the course of implementation, the aforementioned legal documents revealed certain limitations that affect the activities of the People's Procuracy in exercising prosecution rights and administering judicial activities. In this article, the author analyzes a number of limitations of the legal provisions on the organization and operation of the People's Procuracy, thereby giving some recommendations to amend and supplement these legal provisions. Keywords: People's Procuracy, exercise prosecution rights, prosecution, judicial activities. 1. Một số hạn chế của các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ThS. Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: dungtv@hul.edu.vn 360
- Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các văn bản pháp luật nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế như sau: 1.1. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong việc “phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp” Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền “Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp”1. Quy định này là phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, vì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về biện pháp “bắt người trong trường hợp khẩn cấp”2. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không còn quy định về biện pháp “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” nữa, mà chỉ quy định biện pháp “bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp”3 và quy định Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền “Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp”4. Như vậy những quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân về việc “Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp” là không phù hợp với với thủ tục tố tụng hình sự hiện hành, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. 1.2. Về quy định Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án quân sự trung ương là một cơ quan độc lập, không thuộc cơ cấu của Tòa án nhân dân tối cao5. Trong lúc đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, thì Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 1 Khoản 1 Điều 12 và khoản 4 Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 3 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 4 Khoản 4 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 5 Xem Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. 361
- Quy định này không phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp của Đảng được nêu ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án”.6 Mặt khác, việc việc quy định Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm cho tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở nên cồng cành, có sự chồng chéo lẫn nhau về mặt cơ cấu tổ chức. Theo đó, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hai Ủy ban kiểm sát (Ủy ban kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương), có hai loại cơ quan điều tra (Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương)… 1.3. Về tổ chức Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát quân sự trung ương Việc tổ chức Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát quân sự trung ương là không hợp lý và được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: Thứ nhất, chưa phân định rõ thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương cùng có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Theo các quy định nêu trên, chúng ta không thể phân định được thẩm quyền điều tra giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Thứ hai, có sự chồng chéo về mặt tổ chức. 6 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 362
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có nhiều bộ phận khác nhau trong đó có Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự trung ương. Trong lúc đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, trong cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự trung ương cũng có Cơ quan điều tra. Như vậy, trong cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng tồn tại 2 loại Cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Điều này dẫn đến sự chồng chéo về mặt tổ chức của các cơ quan điều tra Viện kiểm sát Thứ ba, hiệu quả hoạt động không cao Loại tội phạm được quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân xảy ra không nhiều. Do đó việc tồn tại hai loại cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra loại tội phạm này là không cần thiết, không bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mặc dù không quy định cụ thể trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, nhưng trên thực tế, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chỉ có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của các đơn vị quân đội. Tuy nhiên từ khi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2015 có hiệu lực đến nay, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương hầu như không tiến hành điều tra các loại tội phạm này. 1.4. Về việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Khi đề cập đến việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên trong đó có miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đều sử dụng cụm từ “miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên” và “cách chức chức danh Kiểm sát viên”7. Việc sử dụng các cụm từ nêu trên không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và những văn bản pháp luật khác. Sự không phù hợp đó được thể hiện cụ thể như sau: i) Khi quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước, khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện 7 Xem các Điều 86, 88, 89 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. 363
- kiểm sát nhân dân tối cao, chứ không phải “miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao”; khi đề cập đến việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên, khoản 1 Điều 108 Hiến pháp năm 2013 cũng nêu rõ việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên do luật định chứ không phải “miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm sát viên” như trong quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. ii) Hiến pháp năm 2013 và hầu hết các văn bản luật khác khi đề cập đến việc miễn nhiệm, cách chức các chức danh tư pháp như Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên... đều không sử dụng cụm từ “miễn nhiệm, cách chức chức danh…” như trong quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ví dụ, Điều 88 Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao...; Điều 83 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán; Điều 56 Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định việc miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên... 2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân 2.1. Sửa đổi một số quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân phù hợp với thủ tục tố tụng hình sự hiện hành. Như đã trình bày tại Mục 1.2, những quy định tại khoản 1 Điều 12 và khoản 4 Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân về thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong việc “Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp” không còn phù hợp với thủ tục tố tụng hiện hành được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Do đó, cần sửa đổi Khoản 1 Điều 12 và khoản 4 Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, theo đó khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn “Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp”. 2.2. Nên tổ chức lại Viện kiểm sát quân sự trung ương, theo đó Viện kiểm sát quân sự trung ương không thuộc cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Như đã trình bày ở Mục 1.4, việc quy định Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa không phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp của Đảng được nêu ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, vừa làm cho tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở nên cồng cành, có sự chồng chéo lẫn 364
- nhau về mặt cơ cấu tổ chức. Do đó nên tổ chức lại Viện kiểm sát quân sự trung ương, theo đó Viện kiểm sát quân sự trung ương không thuộc cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án là một nội dung quan trọng của chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Trong mối quan hệ này, “phạm vi thẩm quyền của từng cấp Viện kiểm sát luôn được xác định trên cơ sở thẩm quyền xét xử của từng cấp Tòa án, bảo đảm thực hiện các hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử theo nguyên tắc “ngang cấp””8. Do vậy, việc tổ chức lại Viện kiểm sát quân sự trung ương thành một cấp kiểm sát độc lập, thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử theo nguyên tắc “ngang cấp” đối với Tòa án quân sự trung ương (là một cấp xét xử độc lập) là yêu cầu tất yếu trong tiến trình cải các tư pháp ở Việt Nam. 2.3. Cần bãi bỏ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương Như đã trình bày ở Mục 1.5, việc tổ chức Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát quân sự trung ương là không hợp lý và được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: i) chưa phân định rõ thẩm quyền điều tra; ii) có sự chồng chéo về mặt tổ chức; iii) hiệu quả hoạt động không cao. Do đó việc bãi bỏ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương là rất cần thiết. Mặt khác sau khi thực hiện tổ chức lại Viện kiểm sát quân sự trung ương, theo đó Viện kiểm sát quân sự trung ương không thuộc cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (như đã trình bày ở Mục 2.4), thì việc tồn tại Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương lại càng không cần thiết. Như vậy, sau khi bãi bỏ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, trong hệ thống Viện kiểm sát chỉ còn duy nhất một cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Giải pháp này hoàn toàn phù hợp với chiến lược cải các tư pháp được nêu ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng: 8 Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/quy-dinh-cua-luat-to-chuc-vien-ksnd-nam-2014-ve-to- d10-t2928.html. Truy cập ngày 27/4/2021. 365
- “nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối”.9 2.4. Về việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Như đã trình bày ở Mục 1.6, việc Điều 86, 88, 89 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sử dụng các cụm từ “miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên” và “cách chức chức danh Kiểm sát viên” là không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và những văn bản pháp luật khác. Do đó cần sửa đổi lại quy định tại Điều 86, 88, 89 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, theo đó sử dụng các cụm từ “miễn nhiệm Kiểm sát viên” và “cách chức Kiểm sát viên” thay cho các cụm từ “miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên” và “cách chức chức danh Kiểm sát viên”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 2. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013. 3. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 4. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 5. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. 6. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. 7. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/quy-dinh-cua-luat-to- chuc-vien-ksnd-nam-2014-ve-to-d10-t2928.html. Truy cập ngày 27/4/2021. 9 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 366
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khuyến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật đất đai 2013 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1
254 p | 21 | 9
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số bất cập đối với hoạt động thương mại của thương nhân trong pháp luật thương mại hiện hành
8 p | 73 | 7
-
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật hàng hải Việt Nam
5 p | 104 | 7
-
Một số hạn chế và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng năm 2014
8 p | 74 | 6
-
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo luật tố tụng hành chính năm 2015 - một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
6 p | 35 | 6
-
Thủ tục sửa đổi hiến pháp trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
13 p | 11 | 5
-
Thực tiễn giải quyết, xét xử liên quan đến đất đai tại tòa án nhân dân, một số vướng mắc và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai
13 p | 34 | 4
-
Một số kiến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật đất đai năm 2013
14 p | 31 | 4
-
Một số định hướng và kiến nghị sửa đổi Luật Luật sư
6 p | 7 | 4
-
Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội phạm môi trường
4 p | 48 | 4
-
Một số kiến nghị sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến đại biểu hội đồng nhân dân
8 p | 78 | 3
-
Một số vướng mắc và kiến nghị áp dụng biện pháp dẫn giải
5 p | 49 | 3
-
Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
8 p | 49 | 3
-
Thực trạng quyền bảo vệ sự toàn vẹn của chương trình máy tính - một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật
6 p | 66 | 3
-
Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế: Phần 2
111 p | 61 | 3
-
Một vài phân tích và kiến nghị sửa đổi pháp luật cạnh tranh về chống định giá quá đáng
7 p | 36 | 2
-
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới trong Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Bất cập và một số kiến nghị
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn