Một số định hướng và kiến nghị sửa đổi Luật Luật sư
lượt xem 4
download
Bài viết "Một số định hướng và kiến nghị sửa đổi Luật Luật sư" trình bày một số định hướng sửa đổi Luật Luật sư và khái quát một số vấn đề chính cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Luật sư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số định hướng và kiến nghị sửa đổi Luật Luật sư
- Soá 7/2023 - Naêm thöù möôøi taùm NGHIEÂ N CÖÙ U TRAO ÑOÅ I MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI LUẬT LUẬT SƯ Đặng Kim Hoa1 Tóm tắt: Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư (sau đây gọi chung là Luật Luật sư). Bên cạnh kết quả đạt được thì một số quy định của Luật Luật sư cũng cho thấy còn bất cập, chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thực tiễn phát triển nghề luật sư ở Việt Nam. Do đó, việc sửa đổi Luật Luật sư trong bối cảnh mới về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền là cần thiết. Bài viết trình bày một số định hướng sửa đổi Luật Luật sư và khái quát một số vấn đề chính cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Luật sư. Từ khóa: Luật Luật sư; sửa đổi; bổ sung; định hướng; vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Nhận bài: 29/5/2023 Hoàn thành biên tập: 20/6/2023 Duyệt đăng: 28/6/2023. Abstract: The Law on Lawyers No. 65/2006/QH11 dated June 29, 2006 of the National Assembly, amended and supplemented by the Law No. 20/2012/QH13 dated November 20, 2012 of the National Assembly amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers (hereinafter referred to as the Law on Lawyers). In addition to achieved results, a number of provisions of the Law on Lawyers also show shortcomings, inconsistencies, lack of specificity, no longer suitable with conditions of socio-economic development, practical development of lawyer profession in Vietnam. Therefore, it is necessary to amend the Law on Lawyers in the new context of perfecting the rule of law State. The article presents some orientations for amending the Law on Lawyers and outlines some key issues to be amended and supplemented in the Law on Lawyers. Keywords: The Law on Lawyers; amend; supplement; orientation; problem to be amended. Date of receipt: 29/5/2023 Date of revision: 20/6/2023 Date of Approval: 28/6/2023. 1. Định hướng sửa đổi Luật Luật sư qua thực tiễn triển khai, Luật Luật sư cũng bộc Ngay sau khi Luật Luật sư được ban hành, lộ nhiều điểm còn bất cập, nhất là về tiêu các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi chuẩn, điều kiện trở thành luật sư, vai trò tự hành Luật Luật sư cũng được ban hành kịp quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật thời, bảo đảm hiệu quả, khả thi, đưa các quy sư, quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề định của pháp luật về luật sư vào cuộc sống, luật sư. Kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức và đáp ứng yêu cầu thực tế. Có thể khẳng định, hoạt động luật sư còn hạn chế. Trong hoạt động thể chế, pháp luật về tổ chức và hoạt động của hành nghề, luật sư vẫn còn gặp một số khó luật sư thời gian qua đã từng bước được hoàn khăn khi tham gia tố tụng. Cùng với đó, một thiện, tạo hành lang pháp lý cho luật sư và tổ số chủ trương, chính sách phát triển nghề luật chức hành nghề luật sư phát triển cả về số sư chưa được thể chế hóa hoặc chưa được triển lượng và chất lượng, trong đó có đội ngũ luật khai thực hiện đầy đủ. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sư phục vụ hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy sung Luật Luật sư là cần thiết. phát triển kinh tế - xã hội. Dịch vụ pháp lý do Việc sửa đổi Luật Luật sư dựa trên những luật sư cung cấp ngày càng đa dạng với chất định hướng cơ bản sau: lượng được nâng cao. Vị thế của luật sư, tổ Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, pháp luật về chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ngày luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam, bảo càng được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên, trải đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ 1 Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp. 3
- HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP thống pháp luật liên quan đến luật sư và hành xác định rõ các vấn đề cần quy định trong Luật, nghề luật sư; tạo điều kiện cho luật sư thực trong Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc hiện quyền hành nghề của mình, thông qua nội quy Đoàn Luật sư; nghiên cứu, rà soát đó, luật sư góp phần bảo vệ công lý, hạn chế nguyên tắc “kết hợp” quản lý nhà nước với vai các sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong đó hoạt động bổ trợ tư pháp cũng có vai của luật sư đảm bảo hiệu quả, phù hợp; quy trò phối hợp và giám sát “ngược” đối với hoạt định về kỳ thi quốc gia để cấp Chứng chỉ hành động của các cơ quan tư pháp. nghề luật sư; chú trọng và tăng cường kiểm tra, Thứ hai, phát triển nghề luật sư chất lượng thanh tra, xử lý vi phạm, bảo đảm tổ chức và và bền vững với đội ngũ luật sư đủ về số lượng, hoạt động của luật sư được thực hiện theo đúng giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo quy định của pháp luật. ngoại ngữ, có đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng; 2. Một số vấn đề cần sửa đổi bổ sung nâng cao tiêu chuẩn luật sư, chuẩn hóa điều trong Luật Luật sư kiện hành nghề luật sư, phạm vi hành nghề của 2.1. Việc đăng ký kinh doanh hoạt động luật sư; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi đại diện, tư vấn pháp luật dưỡng, tập sự hành nghề luật sư; xã hội hóa Một trong những nội dung thuộc phạm vi công tác đào tạo nghề luật sư theo lộ trình phù hành nghề luật sư đang có cách hiểu chưa hợp, đảm bảo khả thi về nguồn lực và các điều thống nhất về khái niệm “dịch vụ pháp lý” và kiện cần thiết khác; rà soát, điều chỉnh các quy “hành nghề luật sư” dẫn đến tình trạng những định đối với luật sư nước ngoài, tổ chức hành người không đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghề luật sư nước ngoài tương thích với các nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp luật sư được quy định đối với luật sư và tổ chức hành nghề cung cấp dịch vụ như luật sư. Để giải quyết luật sư trong nước. khó khăn nêu trên, Bộ Tư pháp đã làm việc với Thứ ba, tăng cường trách nhiệm pháp lý và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Thủ tướng trách nhiệm nghề nghiệp của cá nhân luật sư Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trong hành nghề, nhất là trong việc tuân thủ trạng cơ quan đăng ký kinh doanh của một số pháp luật, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật địa phương cấp đăng ký kinh doanh cho doanh hành nghề, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của nghiệp thực hiện các dịch vụ này. Bên cạnh đó, luật sư trong xã hội. các tổ chức, cá nhân không phải là luật sư, tổ Thứ tư, phát triển tổ chức hành nghề luật chức hành nghề luật sư, thậm chí có người bị sư chuyên nghiệp hơn, có khả năng, uy tín, xóa tên khỏi danh sách luật sư do vi phạm đạo năng lực cạnh tranh với hoạt động của luật sư đức nghề nghiệp, không còn đủ tiêu chuẩn là trong khu vực và quốc tế. luật sư, vẫn treo biển và cung cấp dịch vụ pháp Thứ năm, nâng cao trách nhiệm tự quản lý cho người dân, doanh nghiệp có thu phí dịch của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư vụ. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ nhất là trong việc giám sát luật sư, người tập pháp lý của luật sư, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn sự hành nghề luật sư trong việc tuân thủ pháp định về an ninh, trật tự, gây khó khăn cho công luật, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề tác quản lý luật sư và việc thực hiện các cam nghiệp của luật sư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ pháp xử lý kỷ luật đối với luật sư; tổ chức xã hội - lý mà Việt Nam tham gia ký kết. nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản theo Một số khái niệm trong Luật Luật sư cần quy định của pháp luật, dưới sự quản lý của được rà soát, sửa đổi như khái niệm về luật sư, nhà nước. dịch vụ pháp lý, kinh doanh dịch vụ pháp lý, tư Thứ sáu, tăng cường quản lý nhà nước, vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác… để tránh phân định, làm rõ hơn nội hàm và mối quan hệ cách hiểu không đúng, áp dụng pháp luật giữa quản lý nhà nước với hoạt động tự quản, không thống nhất như hiện nay. 4
- Soá 7/2023 - Naêm thöù möôøi taùm 2.2. Cần rà soát sửa đổi các quy định - Về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật nhằm nâng cao chất lượng luật sư sư: Theo quy định của Luật Luật sư (Điều 15, - Về tiêu chuẩn trở thành luật sư (Điều 10): Điều 65) thì kết quả tập sự hành nghề luật sư Từ thực trạng tổ chức và hoạt động của luật sư được đánh giá thông qua kỳ kiểm tra do Liên và kết quả tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức. Hiện nay, theo Đảng về công tác tư pháp thời gian qua, Đảng chủ trương của Đảng cần nghiên cứu việc tổ đã chỉ đạo, nghiên cứu, rà soát nâng cao tiêu chức kỳ thi quốc gia để cấp Chứng chỉ hành chuẩn chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên nghề luật sư. Do đó, cần rà soát, sửa đổi theo môn, nghiệp vụ của luật sư. Do đó, cần rà roát, hướng kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật nghiên cứu bổ sung tiêu chuẩn luật sư quy định sư là kỳ thi ở cấp quốc gia và người qua kỳ thi tại Điều 10 của Luật Luật sư. Bên cạnh đó, tiêu này sẽ được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. chuẩn luật sư phải có phẩm chất đạo đức tốt, - Việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật còn chưa rõ được nghiên cứu, sửa đổi gắn với kỳ thi quốc ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau hoặc gây gia để thực hiện theo đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo khó khăn trong quá trình xem xét tiêu chuẩn, của Đảng. Theo đó cũng cần nghiên cứu, giảm điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của bớt khâu trung gian tiếp nhận thủ tục hành Luật Luật sư. Điều kiện được miễn đào tạo chính về thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, tránh tình trạng hồ sơ đề nghị cấp nghề luật sư (Điều 13,16) còn đơn giản, chưa chứng chỉ gửi hành nghề luật sư phải gửi qua phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng cung nhiều cơ quan (Điều 17). Điều này gây khó cấp dịch vụ pháp lý. Mặc dù các trường hợp khăn cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành này có kinh nghiệm, kiến thức về pháp luật, nghề luật sư. chuyên môn trong quá trình công tác nhưng kỹ - Về thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư năng hành nghề luật sư, trách nhiệm, đạo đức (Điều 18) hiện nay quy định chưa chặt chẽ, cơ ứng xử nghề nghiệp luật sư có đặc thù riêng. quan quản lý nhà nước không có căn cứ thu hồi - Luật Luật sư quy định về chế định “người hoặc đình chỉ hiệu lực của Chứng chỉ trong tập sự hành nghề luật sư” song thực tiễn triển một số trường hợp (luật sư bị khởi tố, trong quá khai chế định này cho thấy Đoàn Luật sư, Liên trình bị điều tra…). Do đó, cần nghiên cứu, bổ đoàn Luật sư Việt Nam gặp những khó khăn sung căn cứ thu hồi Chứng chỉ sát cho phù hợp nhất định trong việc quản lý người tập sự hành thực tiễn. nghề luật sư, nhất là đối với trường hợp sau kết 2.3. Cần tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa thúc thời gian tập sự, người tập sự chưa làm quy định của Luật Luật sư với một số luật thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, gia chuyên ngành có liên quan nhập Đoàn Luật sư hoặc không đạt kỳ kiểm tra - Về hình thức hành nghề luật sư (Điều 23, kết quả tập sự. Một số quy định còn hạn chế Điều 26, Điều 49) còn gây nên cách hiểu không quyền của người tập sự, người tập sự ít cơ hội thống nhất (còn tình trạng luật sư thành cọ xát với nghề và chưa phù hợp với quy định lập/tham gia thành lập một tổ chức hành nghề của pháp luật khác (quy định về đại diện theo luật sư đồng thời làm việc theo hợp đồng lao ủy quyền của pháp luật về dân sự...). Vì vậy, động cho tổ chức hành nghề luật sư khác); chưa cần nghiên cứu theo hướng sửa đổi tên chế phù hợp với thực tiễn hoạt động của luật sư (luật định “người tập sự hành nghề luật sư” thành sư làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật theo “luật sư tập sự”, đồng thời rà soát quy định rõ, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 mở rộng hơn một số công việc luật sư tập sự của Chính phủ không được cung cấp dịch vụ được làm khi được khách hàng đồng ý và dưới pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác sự giám sát, chịu trách nhiệm của luật sư ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao hướng dẫn. động); nhiều luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý 5
- HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí nhưng cần rà soát các quy định đảm bảo chủ trương không ký hợp đồng theo quy định. của Đảng, Nhà nước về phát triển ngày càng - Luật Luật sư không có quy định cấm luật nhiều luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư sư kiêm nhiệm hành nghề khác (khoản 4 Điều trong khu vực và quốc tế. 17) là chưa bảo đảm tính thống nhất với các - Về hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép luật khác, ví dụ Điều 15 của Luật Công chứng hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài quy định về miễn nhiệm công chứng viên trong (Điều 82), Luật Luật sư quy định phải có trường hợp Công chứng viên kiêm nhiệm công Chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên, quy việc thường xuyên khác, trong đó có luật sư. định về hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề luật - Việc xác định nội hàm của dịch vụ “xác sư của mỗi nước khác nhau, có nước quy định nhận giấy tờ, các giao dịch khác” của luật sư Chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp một lần, (Điều 30 của Luật Luật sư) chưa thống nhất về có giá trị vĩnh viễn (Pháp, Đức...), có nước quy cách hiểu và áp dụng đối với các cơ quan, tổ định hằng năm luật sư được cấp lại Chứng chỉ chức do còn có sự nhầm lẫn với dịch vụ công hoặc có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác chứng, chứng thực, thừa phát lại dẫn tới việc nhận người đó vẫn đang có tư cách hành nghề thực thi pháp luật còn tùy tiện, chưa nghiêm túc. luật sư hợp pháp (Úc, Anh, Hồng Kông, - Quy định về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền, Malaysia...). Do đó, quy định hiện nay của lợi ích hợp pháp của đương sự tại Tòa án, thủ Luật Luật sư là chưa phù hợp, khó xác định tục đăng ký bào chữa (Điều 27) của Luật Luật được người đó có tư cách luật sư tại thời điểm sư về việc cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng làm thủ tục cấp Giấy phép hành nghề tại Việt cho luật sư chưa thống nhất, chưa tương thích Nam hay không, đặc biệt là đối với những với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ nước quy định cấp Chứng chỉ hành nghề luật luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính sư theo từng năm. (thông báo văn bản tố tụng) dẫn đến việc áp - Luật Luật sư quy định hình thức của tổ dụng trên thực tế có nơi, có lúc còn gây khó chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt khăn cho luật sư khi tham gia tố tụng. Nam (Điều 69), trong đó có công ty luật trách 2.4. Phát triển hoạt động của luật sư nước nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh. Trên ngoài theo hướng thu hút các luật sư, tổ chức thực tế, khi thành lập pháp nhân mới, pháp hành nghề luật sư nước ngoài có uy tín trên nhân Việt Nam cũ vẫn tồn tại và chỉ cử người thị trường quốc tế, đồng thời với việc khuyến sang công ty liên doanh, điều này là mâu thuẫn khích nội địa hóa các tổ chức hành nghề luật với quy định một luật sư chỉ được thành lập, sư nước ngoài tại Việt Nam tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật - Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện luật sư sư (khoản 4 Điều 32). nước ngoài được cấp Giấy phép hành nghề tại - Một số quy định chưa thống nhất trong Việt Nam, điều kiện thành lập tổ chức hành Luật Luật sư, chưa tương thích với văn bản quy nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam còn chưa phạm pháp luật khác như: Quy định về nghĩa chặt chẽ (Điều 74, Điều 68), có thể dẫn đến vụ của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống với nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư Việt nhất. Quy định này chưa tạo điều kiện sàng lọc Nam; quy định chi nhánh, công ty luật nước được những luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngoài thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt nước ngoài có kinh nghiệm, uy tín vào hoạt động thì được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chưa có quy nhưng thay đổi nội dung Giấy phép thành lập định tạo thuận lợi cho luật sư Việt Nam tham thì chỉ cần có văn bản chấp thuận của Bộ Tư gia là luật sư thành viên, điều hành trong các tổ pháp (Điều 80); quy định Giấy phép hành nghề chức hành nghề luật sư nước ngoài (nội địa hóa của luật sư nước ngoài có thời hạn là 05 năm, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài). Do đó, trong khi đó, cấp Giấy phép lao động tại Việt 6
- Soá 7/2023 - Naêm thöù möôøi taùm Nam cho người nước ngoài (không quá 02 năm Luật Luật sư bảo đảm có đầy đủ công cụ quản theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Lao động, lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động luật sư, Điều 10 của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày theo đó Nhà nước cần có đầy đủ công cụ để 30/12/2020 của Chính phủ...); quy định về sàng lọc các luật sư có biểu hiện tiêu cực trong điều kiện cấp Giấy phép hành nghề của luật sư hành nghề, thái độ chính trị không phù hợp với nước ngoài, Giấy phép hoạt động của tổ chức chuẩn mực của nghề luật sư, với chủ trương, hành nghề luật sư nước ngoài phải có các cam chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kết có “kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước rà soát hiệu lực, hiệu quả của công cụ thanh tra, ngoài, pháp luật quốc tế”, “cam kết tuân thủ kiểm tra, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội xử lý kỷ luật luật sư. chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng Thực tiễn triển khai Luật Luật sư cho thấy xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”, “cam kết còn thiếu quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt có 02 luật sư nước ngoài…”. động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân Do đó, cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chi sung các quy định nêu trên, bảo đảm đơn giản nhánh của tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở hóa thủ tục hành chính, phù hợp, thống nhất khác với tỉnh, thành phố nơi có trụ sở của tổ giữa các quy định của Luật Luật sư, thông lệ chức hành nghề luật sư, nên thực tế, cơ quan các nước, tạo thuận lợi cho công tác quản lý. quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật 2.5. Tăng cường quản lý nhà nước đối với sư không có cơ sở pháp lý thực hiện chức năng tổ chức, hoạt động luật sư quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động Luật Luật sư quy định nguyên tắc quản lý của các cá nhân, tổ chức này. luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện kết Do đó, cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của liên quan đến tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Trên luật sư, quản lý nhà nước nhằm bảo đảm thực thực tế, quy định này còn một số bất cập, còn hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đáp có cách hiểu, vận dụng về vị trí, vai trò của tổ ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về luật sư và chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư chưa hành nghề luật sư, nâng cao trách nhiệm tự quản đúng trong mối quan hệ với cơ quan quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. nhà nước, chưa đúng với chỉ đạo của Đảng về Việc xử lý kỷ luật luật sư là hoạt động tự việc tổ chức của luật sư thực hiện tự quản theo quản và tự chịu trách nhiệm của tổ chức xã hội quy định của pháp luật và dưới sự quản lý của - nghề nghiệp của luật sư, do đó, cần nghiên Nhà nước. Do đó, nguyên tắc quản lý luật sư và cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định vừa bảo hành nghề luật sư cần được nghiên cứu, điều đảm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban chỉnh cho phù hợp. Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong Chủ trương của Đảng là cần đề cao trách việc giải quyết khiếu nại vừa bảo đảm hiệu lực, nhiệm của các cơ quan có chức năng quản lý hiệu quả quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của luật động của luật sư. sư; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh 2.6. Nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ tra tổ chức và hoạt động luật sư; tăng cường chức xã hội nghề nghiệp luật sư quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác - Về địa vị pháp lý và chế độ, chính sách quốc tế của các tổ chức của luật sư; đồng thời, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật xây dựng pháp luật về luật sư theo hướng tăng sư, Đảng và Nhà nước đã xác định, không đặt cường quản lý nhà nước của các cơ quan chức vấn đề công nhận mới các tổ chức chính trị - xã năng, trong đó chú trọng nâng cao tiêu chuẩn hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được hưởng chế nghiệp vụ. Do đó, cần rà soát các quy định của độ như các tổ chức chính trị - xã hội - nghề 7
- HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP nghiệp; cần tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật của pháp luật... nên chưa phát huy được trách chất cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật nhiệm tự quản, còn tình trạng tùy tiện, tách sư để thực hiện tốt nhiệm vụ tự quản; việc phê khỏi sự quản lý, không bảo đảm hiệu lực, hiệu duyệt Điều lệ hội có Đảng đoàn do Thủ tướng quả quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và Chính phủ phê duyệt (hiện nay, Điều 67 của hoạt động luật sư. Luật Luật sư quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Điều phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt 86, Điều 87), Luật Luật sư quy định việc giải Nam)... Các chủ trương này cần được rà soát quyết khiếu nại đối với Quyết định kỷ luật của để quy định trong Luật Luật sư. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Ban Thường - Về thành viên của Đoàn Luật sư, Liên đoàn vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam giải quyết. Nếu Luật sư Việt Nam (Điều 60, Điều 64) quy định không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu “thành viên của Đoàn Luật sư là các luật sư”, nại của Ban Thường vụ, luật sư có quyền khiếu “thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam là các nại lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đoàn Luật sư và các luật sư”, không quy định rõ Quy định này chưa phù hợp, chưa phát huy về mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề luật sư và được trách nhiệm, vai trò tự quản. Luật Khiếu Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Điều nại (Điều 7) quy định, khi có căn cứ cho rằng này dẫn đến tổ chức xã hội - nghề nghiệp của quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái luật sư có khó khăn trong việc triển khai các pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích nhiệm vụ có liên quan đến luật sư, tập sự luật sư. hợp pháp của mình thì người khiếu nại, khiếu nại - Luật Luật sư quy định nguyên tắc chung lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính. về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền Như vậy, Luật Luật sư còn thiếu bước giải quyết hạn của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật khiếu nại lần đầu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư (từ Điều 60 đến Điều 67). Tuy nhiên trong sư, chưa bảo đảm tính tương thích, phù hợp giữa tình hình mới, Đảng đã chỉ đạo, cần phát huy các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề thời hạn giải quyết khiếu nại hiện nay là 30 ngày nghiệp luật sư nhất là trong giám sát luật sư, là chưa bảo đảm khả thi trong trường hợp giải tập sự hành nghề luật sư, giải quyết khiếu nại, quyết vụ việc phức tạp, cần thêm thời gian để tố cáo, xử lý kỷ luật, đồng thời nêu rõ, việc tổ xác minh./. chức luật sư, thực hiện tự quản theo quy định TÀI LIỆU THAM KHẢO của pháp luật và dưới sự quản lý của nhà nước. 1. Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng kết công tác Đồng thời, Luật Luật sư quy định nhiệm vụ, bổ trợ tư pháp năm 2022, phương hướng nhiệm quyền hạn của Đoàn Luật sư, trong đó có một vụ năm 2023. số quy định không khả thi, không phù hợp với 2. Bộ Tư pháp, Báo cáo số 279/BC-BTP điều kiện, năng lực thực hiện của Đoàn Luật ngày 14/11/2022, Báo cáo nghiên cứu, rà soát sư. Do đó, cần rà soát, chỉnh lý các quy định về Luật Luật sư. nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội - nghề 3. Bộ Tư pháp, Báo cáo số 05-BC/BCĐ nghiệp theo đúng chỉ đạo của Đảng, phù hợp ngày 05/12/2019, báo cáo tổng kết 10 năm với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi. thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày Bên cạnh đó, Luật Luật sư còn thiếu một 30/3/2009. số quy định nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm 4. Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện như thẩm quyền kiểm tra, phát hiện, xử lý vi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt phạm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; thiếu Nam trong giai đoạn mới. các quy định cụ thể liên quan đến thành lập, giải 5. Kết luận số 69-KL/TƯ ngày 24/4/2020 thể tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, trách tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của nhiệm pháp lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của của luật sư trong việc thực hiện các quy định Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuyên đề: Khái quát QLNN về kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN - TS. GVCC Đào Đăng Kiên
107 p | 119 | 20
-
Một số ý kiến về định hướng chính sách nhằm thu hút FDI thực sự có hiệu quả vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
3 p | 90 | 11
-
Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
8 p | 61 | 7
-
Quan điểm và định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
7 p | 85 | 7
-
Công cụ huy động nguồn lực tài chính đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
10 p | 45 | 6
-
Một số vấn đề về chia thừa kế cho đối tượng được hưởng di sản bắt buộc theo điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015
7 p | 10 | 6
-
Một số vấn đề bất cập trong quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và định hướng hoàn thiện
5 p | 20 | 5
-
Quyền khởi kiện vụ án dân sự của người chưa thành niên - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
10 p | 24 | 5
-
Quy định pháp luật có liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Một số bất cập và hướng hoàn thiện
9 p | 67 | 5
-
Một số trao đổi về xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hộ kinh doanh
10 p | 40 | 4
-
Bảo đảm quyền con người trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 - một số nhận xét và kiến nghị
6 p | 63 | 4
-
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan một phần khu lấn biển Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
7 p | 11 | 4
-
Kê biên quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Một số bất cập và hướng hoàn thiện
14 p | 67 | 3
-
Tiếp tục đổi mới chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
8 p | 96 | 3
-
Một số quan điểm và định hướng về giải pháp tạo việc làm và sử dụng lao động nông thôn trong điều kiện suy giảm kinh tế hiện nay
14 p | 77 | 3
-
Một số giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
19 p | 48 | 2
-
Một vài phân tích và kiến nghị sửa đổi pháp luật cạnh tranh về chống định giá quá đáng
7 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn